20 December 2010

Đại tiệc tứ phủ hằng niên


Hát văn : Văn công Đồng 
TRình bày : Khắc Tư - Trọng Quỳnh 
- Tháng giêng: 





+ Ngày 9/1: Tiệc Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế và Cửu Thiên Huyền Nữ Công Chúa 
+ Ngày 12/1: Tiệc Trần Triều Đệ Nhất Vương Cô Quyên Thanh Công Chúa 
+ Ngày 15/1: Đại Lễ Thượng Nguyên 

- Tháng hai:

+ Ngày Mão đầu: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông 
+ Ngày 3/2: Tiệc Trần Triều Đức Ông Đệ Tam Đông Hải Đại Vương Cửa Đông Cửa Suốt Trần Quốc Tảng 
+ Ngày 6/2: Tiệc Tứ Vị Vua Bà Đền Cờn Môn 
+ Ngày 12/2: Tiệc Mẫu Tuyên Quang 
+ Ngày 14/2: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh 
+ Ngày 15-16/2: Tiệc Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ (Chúa Bói) 
+ Ngày 21/2: Tiệc Sòng Sơn Quốc Mẫu ( tiệc Mồng 2 /2 : sửa bởi hien_dongphu )

- Tháng ba:

+ Ngày 2/3: Tiệc Trần Triều Cô Bé Cửa Suốt Tĩnh Huệ Công Chúa Cặp Tiên Linh Từ 
+ Ngày 3/3: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Phủ Dày 
+ Ngày 7/3Tiệc Cậu Bé Quận Đồi Ngang 
+ Ngày 14/3: Tiệc Chầu Đệ Tứ Khâm Sai 
+ Ngày 17/3: Tiệc Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân

- Tháng tư:

+ Các ngày trong tháng: Đại Lễ Nhập Hạ 
+ Ngày 12/4 : Tiệc Chúa Thác Bờ

- Tháng năm:

+ Ngày 5/5: Tiệc Trần Triều Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa 
+ Ngày 10/5: Tiệc Đản Nhật Chầu Lục Cung Nương Chín Tư Hữu Lũng 
+ Ngày 25/5: Tiệc Quan Lớn Tuần Tranh Ninh Giang Kì Cùng

- Tháng sáu:

+ Ngày 10/6: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Tam Thoải Cung Thác Hàn 
+ Ngày 12/6: Tiệc Mẫu Thác Đền Hàn và Đản Nhật Cô Bơ Bông 
+ Ngày 16/6: Tiệc Chúa Bà Năm Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa Cấm Giang 
+ Ngày 24/6: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Tam Thuỷ Quốc Bơ Phủ Vương Quan Lảnh Giang Xích Đằng

- Tháng bảy:

+ Các ngày trong tháng: Đại Lễ Tán Hạ 
+ Ngày 7/7: Tiệc Đản Nhật Ông Hoàng Bảy Bảo Hà 
+ Ngày 13/7: Tiệc Quan Triệu Tường Tống Sơn Thanh Hoá 
+ Ngày 17/7: Tiệc Ông Hoàng Bảy Bảo Hà

- Tháng tám:

+ Ngày 20/8: Tiệc Trần Triều Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Kiếp Bạc Linh Từ 
+ Ngày 22/8: Tiệc Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thoải Phủ Đồng Bằng Linh Từ

- Tháng chín:

+ Ngày 2/9: Tiệc Cô Bé Suối Ngang Phố Vị Lạng Sơn 
+ Ngày 9/9: Tiệc Cửu Trùng Thiên Cung Vương Mẫu và Cô Chín Giếng Sòng Sơn Linh Từ 
+ Ngày 13/9: Tiệc Cô Đôi Cam Đường 
+ Ngày 19/9: Tiệc Cô Chín Đền Sòng 
+ Ngày 20/9: Tiệc Công Đồng Bắc Lệ và Tiệc Chầu Lục Cung Nương 

- Tháng mười:

+ Ngày 10/10: Tiệc Đản Nhật Ông Hoàng Mười Nghệ An

- Tháng mười một:

+ Ngày 1/11Tiệc Trần Triều Đức Ông Điện Suý Phù Ủng Đại Vương Phò Mã Phạm Ngũ Lão 
+ Ngày 10/11Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn Thanh Tra Giám Sát

- Tháng mười hai:

+ Các ngày trong tháng (trước ngày 23 tháng chạp)Đại Lễ Tất Niên 
+ Ngày 10/12: Tiệc Đản Nhật Đức Ông Trần Triều Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn 
+ Ngày 25/12: Tiệc Chúa Đệ Tam Lâm Thao (Chúa Ót, Chúa Chữa)

Nguồn : Blog Minh Đức

28 comments:

  1. sao bài này giống bài trong blog xoay cùng cuộc sống của em thế nhỉ.....nhưng còn thiếu...
    em có thêm vài ngày tiệc nữa thế này.....
    tháng 1:
    ngày 6-1: tiệc cô đôi thượng ngàn
    ngày 10-1: tiệc quan hoàng bát nùng chi cao
    này 17-1: tiệc cô tân an
    ngày 20-1: này nhà trần ra quân

    tháng 5:
    ngày 7-5: tiệc trần trièu vương tử đệ tứ hưng trí vương
    10-5: thêm tiệc chúa đệ nhất tây thiên

    tháng 6:
    ngày 1-6: tiệc trần triều vương phụ an sinh
    ngày 26-6: tiệc quan hoàng bơ thoải cung

    tháng 7:
    ngày 12-7: tiệc quốc mẫu tuyên quang ỷ la

    tháng 8:
    ngày 3-8: tiệc trần triều vương tử đệ nhị hưng hiên vương
    ngày 6-8: tiệc quốc mẫu đền ghênh ngọc hân công chúa

    tháng 9:
    ngày 4-9: tiệc mẫu âu cơ
    ngày 28-9: tiệc trần triều quốc mẫu nguyên từ phu nhân

    đây là ý kiến của em.... còn có gì sai sót xin mọi người chỉ giáo

    ReplyDelete
  2. bài này giống bài trong blog xoay cùng cuộc sống của em....nhưng vẫn còn thiếu
    tháng 1:
    6-1: tiệc cô đôi thượng ngàn
    10-1: tiệc hoàng bát nùng chí cao tướng quân
    17-1: tiệc cô tân an
    20-1: ngày nhà trần ra quân

    tháng 5:
    7-5: tiệc trần triều vương tử đệ tứ hưng trí vương
    10-5: thêm tiệc chúa đệ nhất tây thiên

    tháng6:
    1-6: tiệc trần triều vương phụ an sinh
    26-6: tiệc quan hoàng bơ thoải cung

    tháng 7:
    12-7: tiệc quốc mẫu tuyên quang ỷ la

    tháng 8:
    3-8: tiệc trần triều vwong tử đệ nhị hưng hiến đại vương
    6-8: tiệc đản nhật quốc mẫu đền ghênh ngọc hân công chúa

    tháng 9:
    4-9: tiệc quốc mẫu âu cơ
    28-9: tiệc trần triều quốc mẫu nguyên từ phu nhân

    trên đây là bổ xung của em... có j sai xót xin mọi người chỉ giáo

    ReplyDelete
  3. cho em hỏi tiệc đản nhật và tiệc thì khác nhau ntn ạ. Em cảm ơn nhiều

    ReplyDelete
  4. theo như mình được biết thì tiệc "đản nhật" hay còn gọi là "đản sinh" là mừng ngày nhà ngài giáng sinh... còn đàn tiệc mà bạn nói là tiệc "đản hóa" là mừng ngày nhà ngài thác(qua đời) về trời....

    ReplyDelete
  5. ngày 15-8: tiệc đản nhật chầu bát tiên la

    ReplyDelete
  6. mantico oi ban nham roi ngay tiec cua Duc Ong Pho Ma Pham Ngu Lao la ngay 11 thang gieng chu ko phai mung 1 thang 11 dau ban ah vi minh la que o Phu Ung Hung Yen ma va Duc Thanh Hung Dao Dai Vuong Tran Trieu thi ko co ngay sinh nhat dau mantico ah

    ReplyDelete
  7. Phạm Ngũ Lão (chữ Hán: 范五老; 1255–1320) là tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam). Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp
    Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút có kể lại chuyện Phạm Ngũ Lão ra mắt Trần Hưng Đạo đại ý như sau: Hưng Đạo Vương cùng tuỳ tùng đi ngang qua Đường Hào thấy Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đang đan sọt. Quân lính kéo đến, dẹp lối đi. Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi thản nhiên, như không để ý đến ai cả. Quân lính cầm giáo đâm vào đùi chảy máu mà ông vẫn không nhúc nhích, thấy vậy Vương dừng lại hỏi, bấy giờ Phạm Ngũ Lão mới trả lời rằng đang nghĩ một câu trong binh thư nên không để ý. Biết người có tài, Trần Hưng Đạo cho ông ngồi cùng kiệu đưa về kinh sư. Từ đó Phạm Ngũ Lão trở thành môn khách của Trần Hưng Đạo.

    Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.

    Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, trong trận này quân nhà Trần bắt sống các tướng giặc Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi. Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.

    Phạm Ngũ Lão đã bốn lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng.

    Ông được Trần Hưng Đạo gả con gái (giả làm con gái nuôi của Trần Hưng Đạo vì nhà Trần có quy định chỉ gả con gái trong dòng tộc) là quận chúa Anh Nguyên.

    Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu.

    Không chỉ có tài về quân sự, mà ông còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Hiện nay tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài là Thuật hoài (Tỏ Lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

    Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi. Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu 5 ngày.

    Nhân dân xã Phù Ủng dựng đền thờ ngay trên nền nhà cũ của ông. Ông cũng được phối thờ tại đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương tại đền thờ Trần Hưng Đạo.
    ................................................
    Ngày 1/11 là ngày Hóa của Đức Ông Phạm Ngũ Lão. Đây cũng là một trong những ngày tiệc

    ReplyDelete
  8. Phạm Ngũ Lão (chữ Hán: 范五老; 1255–1320) là tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam). Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh. [1]
    Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút có kể lại chuyện Phạm Ngũ Lão ra mắt Trần Hưng Đạo đại ý như sau: Hưng Đạo Vương cùng tuỳ tùng đi ngang qua Đường Hào thấy Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đang đan sọt. Quân lính kéo đến, dẹp lối đi. Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi thản nhiên, như không để ý đến ai cả. Quân lính cầm giáo đâm vào đùi chảy máu mà ông vẫn không nhúc nhích, thấy vậy Vương dừng lại hỏi, bấy giờ Phạm Ngũ Lão mới trả lời rằng đang nghĩ một câu trong binh thư nên không để ý. Biết người có tài, Trần Hưng Đạo cho ông ngồi cùng kiệu đưa về kinh sư. Từ đó Phạm Ngũ Lão trở thành môn khách của Trần Hưng Đạo.

    Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.

    Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, trong trận này quân nhà Trần bắt sống các tướng giặc Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi. Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.

    Phạm Ngũ Lão đã bốn lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng.

    Ông được Trần Hưng Đạo gả con gái (giả làm con gái nuôi của Trần Hưng Đạo vì nhà Trần có quy định chỉ gả con gái trong dòng tộc) là quận chúa Anh Nguyên.

    Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu.

    Không chỉ có tài về quân sự, mà ông còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Hiện nay tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài là Thuật hoài (Tỏ Lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

    Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi. Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu 5 ngày.

    Nhân dân xã Phù Ủng dựng đền thờ ngay trên nền nhà cũ của ông. Ông cũng được phối thờ tại đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương tại đền thờ Trần Hưng Đạo.
    ..........................................
    Ngày 1/11 là ngày Hóa của Đức Ông Phạm Ngũ Lão. Đây cũng là một trong những ngày tiệc

    ReplyDelete
  9. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  10. bạn nhìn nhầm ak...ngày tiệc đức ông Diện Suý Tôn Thần trên bài ghi là 1-11 mà

    ReplyDelete
  11. De nghi Hoang Tuan Vu doc ky cac loi comment roi hay comment lai nha. Ai chang biet la o tren ghi la 1/11 la tiec Duc Ong nhung vi co mot ban thac mac noi khong phai nen nguoi ta moi phai post tieu su cua Duc Ong de moi nguoit ham khao

    ReplyDelete
  12. ban vu oi chac ban nham roi do ngay mat cua duc ong Pham Ngu Lao la ngay 11 thang gieng chu ko fai mat ngay mung 1 thang 11 dau ban ah ma minh dau co hoi tieu su cua Ngai dau vi minh la nguoi chinh que Phu Ung roi ban ah cam on ban nhe

    ReplyDelete
  13. Về điều này blog sẽ tìm hiểu chính xác thông tin bạn đưa . Chân thành cảm ơn ý kiến của bạn

    ReplyDelete
  14. Ban oi ban o que cua Duc Ong va co the que huong ban don tiec Duc Ong vao ngay 11/1 nhung minh tieu hieu tat ca cac sach lich su cua Viet Nam deu noi Duc Ong Pham Ngu Lao hoa ngay 1/11/1320

    ReplyDelete
  15. ai chẳng biết tiệc ngài hoá là 1-11.....còn trên bài ng ta nghi thiếu chứ có phải ghi nhầm đâu...ngày tiệc thì nhiều...chưa 1 ai có thể biết hết đc

    ReplyDelete
  16. 12 thang 9 moi la tiec co be suoi ngang.

    ReplyDelete
  17. tiec mau song la 24 thang 2 va tiec ong bay la 17 thang 7.de nghi cac ban nen xem lai

    ReplyDelete
  18. Theo cuốn đạo mẫu việt nam ghi chép lại thì tiệc Mẫu Sòng Sơn được tổ chức vào tháng 2 ( ngày 21 tháng 2 âm lịch ) / Tháng 3 ( Ngày 3/3 Tiệc Mẫu phủ Dầy ).

    ReplyDelete
  19. Đền Sòng Sơn xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống,Thanh Hoá, nay thuộc Phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá, là một trong những nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh - một trong Tứ bất tử của người Việt Nam từ xa xưa. Lễ hội Đền Sòng thường diễn ra từ ngày mùng 10 đến 26-2 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 25 là chính hội, đó là ngày Thánh Mẫu hạ giới.
    Ngày chính hội diễn ra từ 5 giờ sáng kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa, nhưng tất cả mọi việc phải chuẩn bị từ trước đó một tháng.
    Lễ hội Đền Sòng gồm cả phần lễ và phần hội.
    Phần lễ chính là rước Thánh Mẫu từ Đền Sòng đến Đền Chín Giếng và tế nữ quan. Thủ tục trong lễ hội không nhiều nhưng được cắt đặt chặt chẽ và theo một qui trình nhất định. Vật lễ gồm hoa quả, bánh kẹo, xôi gà, xôi thịt. Một số địa phương quanh vùng còn làm nhiều thứ bánh như bánh chưng, bánh lá răng bừa, bánh nếp, bánh mật, bánh trôi đem tới dâng lễ.
    Việc cúng lễ, theo tài liệu xưa ghi lại thuộc phụ nữ đảm nhiệm, gọi là Bà Đồng. Bà Đồng thường là những người sống độc thân từ hồi còn trẻ, tự nguyện làm nghề đồng và coi giữ ngôi đền Thánh Mẫu, hầu Mẫu, hầu Thánh bằng nhiều hình thức như lên đồng, nhảy đồng... còn đàn ông thường chỉ đánh đàn và hát chầu văn. Trong thời gian mở hội các bà đồng phải sống riêng biệt: ở ẩn và ăn chay để giữ cho lòng mình luôn thanh sạch.
    Ngày nay việc cúng tế không chỉ do phụ nữ đảm nhiệm mà thuộc về các Bản hội. Có nhiều bản hội tới tế lễ như bản hội bà Sang, bà Toàn, ông Hào.v.v... Các bản hội thường tổ chức chuẩn bị và tập luyện trước kỳ khai hội khoảng một tháng. Ngoài ra còn có bản hội ở các tỉnh, thành phố khác về hội lễ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...
    Trình tự cuộc tế lễ như sau: Già làng Cổ Đạm sau khi thắp một tuần nhang cáo yết cầu Thánh ban cho dân làng một năm an khang vật thịnh... thì bắt đầu tổ chức rước Mẫu. Tượng Thánh Mẫu được ngự kiệu từ chính tẩm rước qua cung Đệ nhị, Đệ tam và rước quanh đền. Việc rước này theo quan niệm của nhân dân là để cho Thánh Mẫu có thể quan sát lại cảnh vật, đất đai, sông núi xưa...
    Đi trước đoàn rước là chiêng, trống, rồi đến bàn thờ đặt những lễ vật và đồ tế khí (chỉ có bà đồng mới có đặc ân được gánh trên vai những thứ thiêng liêng ấy). Trên bàn thờ bày biện đồ cúng tế, hòm đựng những đồ giấy màu vàng óng ánh và tô màu sắc tượng trưng cho quần áo, hoa khăn của Thánh Mẫu, tiếp theo sau là kiệu Thánh Mẫu. Mười sáu cô gái đồng trinh trang phục quần áo sặc sỡ đi giật lùi trước kiệu của Đức Thánh Mẫu. Sau kiệu cũng có mười sáu cô gái đồng trinh giơ cao những lư hương, tung hoa, cầm tán che cho kiệu. Các cô gái được chọn tham gia tế lễ đều là những thiếu nữ tuổi từ 14 đến 16 tuổi, nết na, xinh đẹp, gia đình hòa thuận, an khang. Sau khi rước Thánh Mẫu vào chính tẩm an vị, bắt đầu vào tế nữ quan, cuộc tế kéo dài tới nửa ngày.
    Phần hội là những trò chơi như đánh vật, võ công, thi hát đối chầu văn. Trước kia các trò chơi tương đối phong phú như múa rồng, đánh cờ, đánh vật, đánh đu, leo dây, múa sư tử. Ngày nay do thời gian buổi lễ rút ngắn lại nên các trò chơi theo đó cũng giảm dần, chỉ giữ lại một số trò độc đáo.
    Sau khi được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh Đền Sòng thuộc sự quản lí của Ban văn hóa thị xã Bỉm Sơn. Lễ hội Đền Sòng được thị xã đứng ra tổ chức qui củ hơn nhằm giảm bớt chi phí không cần thiết mà vẫn đảm bảo giá trị cổ xưa của nó.

    ReplyDelete
  20. THEO MÌNH ĐƯỢC BIẾT THÌ NGÀY TIỆC ĐẢN CỦA ĐỨC PHẠM ÔNG SÚY ĐIỆN TÔN THẦN LÀ NGÀY 11 THÁNG GIÊNG ÂM LỊCH

    ReplyDelete
  21. Cuộc đời và sự nghiệp Phạm Ngũ Lão
    ------------------------------------
    Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút có kể lại chuyện Phạm Ngũ Lão ra mắt Trần Hưng Đạo đại ý như sau: Hưng Đạo Vương cùng tuỳ tùng đi ngang qua Đường Hào thấy Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đang đan sọt. Quân lính kéo đến, dẹp lối đi. Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi thản nhiên, như không để ý đến ai cả. Quân lính cầm giáo đâm vào đùi chảy máu mà ông vẫn không nhúc nhích, thấy vậy Vương dừng lại hỏi, bấy giờ Phạm Ngũ Lão mới trả lời rằng đang nghĩ một câu trong binh thư nên không để ý. Biết người có tài, Trần Hưng Đạo cho ông ngồi cùng kiệu đưa về kinh sư. Từ đó Phạm Ngũ Lão trở thành môn khách của Trần Hưng Đạo.
    Ông được Trần Hưng Đạo gả con gái (giả làm con gái nuôi của Trần Hưng Đạo vì nhà Trần có quy định chỉ gả con gái trong dòng tộc) là quận chúa Anh Nguyên.
    Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.
    Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, trong trận này quân nhà Trần bắt sống các tướng nhà Nguyên là Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi. Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.
    Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu. Một người con gái của Phạm Ngũ Lão hiệu là Tĩnh Huệ là thứ phi của vua Anh Tông[2].
    Phạm Ngũ Lão đã ba lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao vào các năm 1294, 1297 và 1301; hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành vào các năm 1312 và 1318, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng[3][4].
    Không chỉ có tài về quân sự, mà ông còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Hiện nay tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài là Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
    Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi. Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu 5 ngày.
    Nhân dân xã Phù Ủng dựng đền thờ ngay trên nền nhà cũ của ông. Ông cũng được phối thờ tại đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương tại đền thờ Trần Hưng Đạo.

    ReplyDelete
  22. theo minh khi moi nguoi comment, neu nhung quan diem thi nen dan dua dan chung ra de moi nguoi cung duoc tham khao. Vi du ban tamphu_congdong noi tiec dan cua duc ong pham ngu lao la ngay 11 thang gieng thi ban tamphu_congdong hay dua ra dan chung nguon tu lieu nao noi den hay sach vo nao noi den de moi nguoi cung duoc biet, cung duoc tham khao va gop phan lam cho blog them hoan chinh

    ReplyDelete
  23. hoặc tham khảo tài liệu :



    Ngày 24/2 (tức ngày 11 tháng Giêng âm lịch), tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi (Hưng Yên) đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 735 năm ngày tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân đánh giặc giữ nước và khai hội đền Phù Ủng.

    Lễ dâng hương tưởng niệm tướng quân Phạm Ngũ Lão đã diễn ra trang trọng, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.

    Ngày 11 tháng Giêng âm lịch là ngày tướng quân Phạm Ngũ Lão (1255-1320) ra quân đánh giặc.

    Phạm Ngũ Lão là một danh tướng xuất sắc của nhà Trần. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng (nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

    Từ một người dân thường, ông nuôi chí lớn tham gia chống giặc và đã được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn phát hiện và tiến cử, trở thành một vị tướng lừng danh được sử sách ca ngợi và trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân.

    Để tưởng nhớ vị tướng tài danh, người dân làng Phù Ủng, huyện Ân Thi đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền nhà cũ của gia đình ông.

    Hàng năm, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ công lao của vị tướng tài ba đã góp phần cùng triều đình nhà Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông.

    Trong các ngày chính hội có các nghi lễ như: đại lễ, tế nội tán, ngoại tán. Lễ hội được tổ chức sôi động với nghi thức rước cung phi Tĩnh Huệ (con gái Phạm Ngũ Lão) từ phủ chúa về lăng Phạm Tiên Công để trình ông và rước về đền Phạm Ngũ Lão để trình cha.

    Một nét đặc sắc ở lễ hội đền Phù Ủng là khi rước, nhân dân chen nhau chui qua gầm kiệu với ý nghĩa thực hiện được những điều mong muốn.

    Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có các trò chơi dân gian tương truyền hồi trẻ tướng quân Phạm Ngũ Lão đã chơi để rèn luyện sức khoẻ như: thi vật và múa rối, hát trống quân, hát chèo, hát quan họ.

    Các hoạt động thể thao, văn nghệ lành mạnh cũng được tổ chức nhằm tạo không khí vui tươi trong lễ hội. Lễ hội đền Phù Ủng đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến dâng hương, trẩy hội.

    Các ngày hội chính sẽ kéo dài đến ngày 27/2, tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch./.



    ( theo http://tintuc.xalo.vn/00-1523276761/Khai_hoi_den_Phu_Ung_tho_tuong_Pham_Ngu_Lao.html)





    theo căn cứ này thì có thể kết luân rằng ngày 11 tháng 1 là ngày ngài xuất quân ra trận chứ không phải ngày sinh,hơn nữa ngày 1 tháng 11 âm lịch chính là ngày ngài hóa ( hay còn gọi là tiệc đức phạm ông súy điện tôn thần).

    ReplyDelete
  24. tai sao trong tam,tu phu bay gio lai co ca Mau Au co va Lac Long Quan vay???????????

    ReplyDelete
  25. tai sao trong tu phu bay gio lai co mau Au co va lac long quan nua vay???kho' hieu qua

    ReplyDelete
  26. oj troj oj. co hjeu ve dao tu phu khong ma gio nay hoi mau au co

    ReplyDelete

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991