30 December 2010

Dương Xuân ( chèo / sưu tầm : Bảo Hoàng )

Dương Xuân 
Trình bày : Nghệ sĩ ưu tú Thanh Bình 

29 December 2010

Tục đón năm mới tiễn năm cũ

Tục đón năm mới tiễn năm cũ
  
Người việt nam xưa rất coi trọng việc đón năm mới mỗi khi năm mới sắp đến, họ rất bận rộn đón năm mới, tiễn năm cũ.

 Theo phong tục truyền thống, ngưới xưa tiễn năm cũ bằng cách mua lá Hoàng Bì, lá bưởi, lá quýt đem nấu nước dùng để lau sàn nhà, cột nhà và các đồ vật. Dan gian cho rằng làm như vậy sẽ trừ được ám khí của năm cũ, trừ được những cái bất lợi của năm qua như những điều khẩu thiệt, thị phi, đặc biệt đối với những nhà năm qua vừa có tang.

Cái lý của tập tục trên, được danh y Lý Thời Trân thời nhà Minh Trung Hoa cổ đại ghi trong sách Bản thảo cương mục, theo ông ba thứ lá Hoàng bì, Quýt và lá bưởi có tác dụng trừ tà, thanh độc khí cũ đã hôi ám nhưng trong sách lại nhấn mạnh đến công dụng của cành hoa đào trừ khí cũ, đón vượng khí và cát khí mới. Lý Thời Trân viết “ đào lá cây ở phương Tây. Là tinh túy của ngũ môc (5 tính mộc) đặc trưng của cây cối, nó là cây nghiêng (trắc mộc), có vị khí ác (độc, như vị đắng). cho nên hay ấp phục được tà khí chế ngự được trăm thứ quỷ, người xưa hay dùng đặt (hoa đào) trên cửa để làm bùa trấn yểm là như vậy.

Từ ý tưởng trên mà Lý Thời Trân nêu ra, trong dân gian khi năm mới về. bao giờ trong nhà cũng cắm một cành đào nhưng phải có tuổi từ ba năm trở lên mới có công hiệu trừ tà.

Đón năm mới người xưa còn kiêng không quét nhà, cho dù lúc đó có nhiều rác bẩn. Dân gian cho rằng, năm mơi vừa đến (tức là 11h đêm ngày 30 tháng chạp đến ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 tết) nếu quét nhà là hất thần tài ra ngoài. Song vì căn nhà quá bẩn không kịp dọn, cần phải quét nhà vào ngày đầu năm, phải quen hất vào trong nhà, vun rác thành đống, về điều này sách Đường Thư có viết: “Củng tảo khứ như nguyên Nghĩa là đầu năm mới trong nhà có cái gì kể cả rác bẩn để như nguyên chỗ cũ. Điều đó tượng trưng ông thần tài về đã ở nguyên trong nhà. Do vậy đón năm mới có quét dọn sắp xếp đồ vật trong nhà, nên làm đến 11h đêm ngày 30 tháng chạp.

Đón năm mới phong tục dân gian còn có tục tắm nước lá bưởi. quýt, cây mùi có quả để khử những ám khí, những điều xui xẻo của năm cũ ra ngoài cơ thể để bước vào năm mới, Trẻ nhở thì tắm và gội đầu và nước đun cuống dưa hoặc lá dưa. Họ cho rằng làm như vậy là tăng thêm sức khỏe của trẻ trong năm mới, Một cuốn sách cổ Trung Hoa có viết: “canh tư ngày mùng một (từ 5 đến 7 giờ sáng) lấy cuộng dưa đun làm thang tắm cho trẻ em thì suốt năm không bị bệnh mụn nhọt”.

Bài viết : Nhà Xuất bản văn hóa dân tộc 
Chỉnh sửa : mantico's Blog 

27 December 2010

SƠ LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ



SƠ LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ
bài viết : Soạn Giả Phúc Yên 

1. MỞ ĐẦU

          Đã từ lâu tâm linh, tín ngưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt.Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục phổ biến và có từ lâu đời. Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như Mẹ ĐấtMẹ Nước, Mẹ Lúa… đến các vị nữ anh hùng , các vị Công Chúa, Hoàng Hậu, hay bà Tổ cô của dòng họ, bà Tổ nghề của một làng nghề… trong dân gian.Các vị  nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu .Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.




       Một tín ngưỡng có sức ảnh hưởng rộng rãi ở nước ta là tín ngưỡng thờ Mẫu và tam,tứ phủ với nghi lễ đặc trưng là hầu đồng (hầu bóng, lên đồng...).Trong tín ngưỡng này, Thánh Mẫu được tôn thờ là vị thần chủ quyền năng cai quản toàn vũ trụ.Theo quan điểm đó vũ trụ được chia ra làm ba miền (ứng với tam phủ) hoặc bốn miền (ứng với tứ phủ).

2.QUAN NIỆM VỀ TAM PHỦ , TỨ PHỦ:


QUAN ĐIỂM THỨ 1 :

         A - TAM PHỦ GỒM :

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ
2.     Đệ Nhị  Địa Phủ
3.     Đệ Tam Thoải Phủ
           B - TỨ PHỦ GỒM : 

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
2.     Đệ Nhị  Địa Phủ  ( cõi đất)
3.     Đệ Tam Thoải Phủ  ( miền sông nước)
4.  Đệ Tứ Nhạc Phủ ( miền núi rừng)

QUAN ĐIỂM THỨ 2 :



    Sự sắp xếp theo thứ tự trên của các phủ ( Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc) có lẽ theo lịch sử xuất hiện của tam, tứ phủ.Theo quan điểm đó thì tam phủ có truớc và tứ phủ có sau với sự ra đời của nhạc phủ.Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc.Song song với đó quan niệm tứ phủ với một trật tự khác cũng rất phổ biến đó là Thiên ,Nhạc ,Thuỷ , Địa với danh hiệu của bốn phủ như:

          A - TAM  PHỦ GỒM 

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ
2.     Đệ Nhị  Nhạc Phủ
3.     Đệ Tam Thoải Phủ
           
B- TỨ PHỦ GỒM:

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
2.     Đệ Nhị  Nhạc Phủ ( miền núi rừng)
3.     Đệ Tam Thoải Phủ  ( miền sông nước)
4.  Đệ Tứ Địa Phủ  ( cõi đất)

       Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa kia nữa.Quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý theo mặt không gian từ cao xuống thấp.Cao nhất là tầng trời (Thiên); sau đó đến vùng cao nguyên rừng núi ( Nhạc); sau đến vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải),rồi mới đến vùng địa phủ.




      Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu : Màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ) ; Màu trắng (thoải phủ) ; Màu vàng (địa phủ). Để dễ theo dõi ta lập bảng tổng hợp sau



Tín ngưỡng thờ tam phủ tứ phủ thật diệu kỳ, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng lại không hề mâu thuẫn bởi vì chung quy lại đó đều là tôn thờ Thánh Mẫu tôn thờ toàn vũ trụ . 


3.TAM TÒA THÁNH MẪU:
   Tam tòa Thánh Mẫu được coi là ba vị Thánh Mẫu quyền năng tối cao,tương ứng với tam phủ và tứ phủ như vừa trình bày . Xét quan điểm thứ nhất, trong các khoa cúng thưởng thỉnh danh hiệu các vị Thánh Mẫu như sau: 
1.     Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
2.     Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
3.     Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
4.     Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa

Có bốn vị thánh Mẫu tương ứng với bốn phủ nhưng tam tòa Thánh Mẫu thì chỉ nói về ba trong số bốn vị Thánh Mẫu mà thôi. Chính vì vậy nên có nhiều quan điểm về thứ bậc trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Ta thường gặp 2 quan điểm sau:


Hai quan điểm này dường như giống trong quan điểm về tam phủ đã nói ở trên (thiên - địa- thoải  thiên - nhạc -thủy). Có điều Mẫu Liễu Hạnh được coi là thần chủ là khởi nguồn của tín ngưỡng này nên cả trong hai quan điểm đều có nói đến ngài. Quan điểm thứ nhất thường thấy trong các bản văn cúng, các bản chầu văn. Quan điểm thứ hai lại rất thường gặp trong việc thờ tự. Mẫu Liễu Hạnh vừa là Mẫu Địa Tiên vừa được coi là Thiên Tiên Thánh Mẫu .Thần tượng của ngài thường được tôn trí với trang phục màu đỏ và ngự bên trái là Mẫu Thượng Ngàn ( trang phục màu xanh) và bên phải là Mẫu Thoải ( trang phục màu trắng):

Nhiều nơi thờ tam tòa Thánh Mẫu là tam thế giáng sinh của Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) ứng với ba lâng giáng trần của ngài : lần đầu ở Vỉ Nhuế, Đại Yên, Nam Định lần thứ hai ở Phủ Giày, Nam Định và lần thứ ba ở Đông Thành, Kẻ Sóc, Nghệ An  ( có ý kiến cho rằng lần thứ ba Mẫu giáng là ở Nga Sơn Thanh Hóa).Cụ thể như cung Mẫu trong phủ chính Tiên Hương, cung Mẫu đền Dâu ( Ninh Bình)... đều thờ tam thế Vân Hương Thánh Mẫu. Ta cũng thường gặp nhiều nơi ban thờ đề tam tòa Thánh Mẫu nhưung chỉ tôn trí một pho tượng Mẫu mà thôi.

       Xét về mặt lịch sử có lẽ tam toà Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ tam phủ ứng với ba vị Mẫu Thiên Địa Thoải, mặc dù tín ngưỡng sau này đổi thành tứ phủ nhưng tam toà Thánh Mẫu vẫn không đổi. Tam toà không chỉ nói về số lượng ,số đếm thông thường mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ mà người xưa đã xây dựng.Số ba có thể nói là một số thiêng chúng ta thấy có Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)…Ngoài ra thì người phương đông cũng thường dùng số lẻ trong việc thờ cúng .Với quan niệm số lẻ là sự cân bằng âm dương (số lẻ là tổng của số lẻ và số chẵn)….Tam tòa Thánh Mẫu  cũng ứng với tam thân Thánh Mẫu , là biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ , Bởi lẽ, xét về tâm linh thì bốn vị Mẫu chính là đại diện cho một vị Thánh Mẫu duy nhất đó là người mẹ của tâm linh.mà cũng có thể đơn giản đó là biểu tượng của người mẹ bất diệt trong lòng người dân Việt Nam   

4.HỆ THỐNG CHƯ THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG


            Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của Phật giáo và đạo giáo (Trung Hoa) tôn thờ chư Phật , Bồ Tát... và rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương….Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khá mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình).Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa và được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:
-  Tam Bảo: Chư Phật, Bồ Tát...
-  Các vị Vua cha như Ngọc Hoàng Đại Đế.,Vua Cha Bát Hải...

-  Tam Toà Thánh Mẫu 
-  Hàng Quan Lớn 
-  Hàng Thánh Chầu 
-  Hàng Thánh Hoàng 
-  Hàng Thánh Cô 
-  Hàng Thánh Cậu 
-  Các vị Thánh khác ( không được xét vào hàng tứ phủ)


- Thanh xà, bạch xà, ngũ hổ...


      Hệ thống chư vị thánh thần trong tín ngưỡng tứ phủ đã được xây dựng từ thời xưa. Nhiều khảo cứu dẫn đến kết luận khởi đầu là việc thờ Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) từ thời Hậu Lê, sau đó là sự phát triển đưa thêm nhiều vị nữa vào thờ và đưa Mẫu Vân Hương thành ngôi vị thần chủ cao nhất ( ứng với Tam Tòa Thánh Mẫu)  .Đến ngày nay  hệ thống chư thần tứ phủ đã được xem là cố định. Các vị thánh khác được  phối hợp  thờ  cùng tứ phủ , hay thậm chí được các thanh đồng hầu bóng giá đó nhưng vẫn được coi là vị thần ngoài tứ phủ .Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đa số các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu với quan điểm “tiền Phật, hậu Mẫu” .Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ còn kết hợp thờ với các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Trần Triều, thờ các vị thần địa phương (Chủ yếu là nữ thần), thờ ngũ hổ, thanh xà bạch xà,thổ công,thần núi, ….
       Nói đến tứ phủ (cũng như tam phủ) là nói đến toàn vũ trụ.Vì thế khi nói Tứ Phủ Thánh Chầu,Tứ Phủ Thánh Hoàng….người ta liên tưởng tới toàn bộ chư thánh Chầu,Thánh Hoàng…chứ không phải đích danh chỉ một vài vị.Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn linh muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu của tín ngưỡng thờ Mẫu
       Như vậy tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ có một quan niệm rất bao quát, không chỉ thờ cố định số lượng các vị thần mà là tôn thờ toàn vũ trụ.Và tất cả cũng có khi đơn giản gần gũi đó chỉ là một vị thần ,đó là Thánh Mẫu.Thánh Mẫu là  người mẹ luôn che chở dạy dỗ, thương yêu muôn loài.Tuỳ vào căn duyên mà biến hiện ,hóa thân phù đời giúp nước.Vì thế khi đặt câu hỏi có bao nhiêu vị Thánh Mẫu thì chúng ta có thể trả lời có muôn vàn vị Thánh Mẫu, nhưng cũng có thể trả lời là chỉ có một vị Thánh Mẫu duy nhất ,đó chính là điều kỳ diệu của tâm linh, như năm chữ : vạn pháp duy tâm tạo vậy

5.CÁC NGHI LỄ TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

1- Hành hương , đi lễ cầu an tại các đền phủ.


2- Lập đàn cúng lễ các nghi lễ như Tụng kinh , dâng sao giải hạn, di cung hoán số, trả nợ tào quan, thí thực..

3- Đội bát nhang (tôn nhang bản mệnh)



5- Hầu bóng
6- Các nghi lễ khác.....

6.GIỚI THIỆU CÁC VỊ THÁNH QUA MỘT SỐ BỨC TRANH THỜ

A/Tranh Tứ Phủ Công Đồng

Tứ phủ công đồng là bức tranh thờ chung tất cả các vị thánh tứ phủ ( công: chung, đồng là cùng).Tranh vẽ các vị thánh đại diện cho các hàng bậc như sau:
- Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu ( Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện
- Hàng thứ hai :  là Đức Ngọc Hoàng thượng đế ( ngồi giữa), hai bên là hai quan hầu cận ( thường là quan nam tào, bắc đẩu) .Có nhiều nơi thờ tam phủ ba vua (ba vị vua cha) là ba vị vua ứng với tam phủ thiên ,địa ,thoải là ngọc hoàng thượng đế ( thiên phủ), Diêm vương ( địa phủ), bát hải long vương( thoải phủ) , thông thường trong tam vị vua cha thì vua cha ngọc hoàng và vua bát hải là có ghi chú thích danh hiệu còn vị vua thứ ba thường để trống và không có chú thích gì, Theo phúc yên thì vị này có thể coi là địa phủ thần vương ( diêm vương) hay nhạc phủ thần vương ( nhạc phủ) đều được. Nhiều người cho rằng các vị vua này là xuất phát từ đạo giáo bên Trung Hoa ( có người còn cho rằng tam vị vua thờ là tam thanh: thái thanh, thượng thanh, ngọc thanh) nhưng rõ ràng Tam vị Vua Cha là các vị thần ứng với tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ và đã được Việt hóa khá nhiều. Vua Động Đình Hồ Bát Hải Long Vương được thờ ở đền Đồng Bằng Thái Bình, Vua cha Ngọc Hoàng được dân gian gọi với tên dân dà là ông trời ( ông giời)....Các vị Vua cha tuy có thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu nhưng lại không có sức ảnh hưởng và ngôi vị thực sự trong tâm linh người Việt.
- Hàng thứ ba :  là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).
- Hàng thứ tư :  là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất ( áo đỏ), Quan Đệ Nhị ( áo xanh), Quan Đệ Tam ( áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)
- Hàng thứ năm :  là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất ( áo đỏ), Chầu Đệ Nhị ( áo xanh), Chầu Đệ Tam ( áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục (  phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé ( phía ngoài cùng bên trái)
- Hàng thứ sáu:  là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả ( áo đỏ), Hoàng Bơ ( áo trắng), Hoàng Bảy ( áo xanh lam đậm). Hoàng Mười ( áo vàng)
- Hàng thứ bảy :  là tứ phủ thánh cô ( bên trái) và tứ phủ thánh cậu ( bên phải).        + Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ ( áo trắng), Cô Tư ( áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn ( áo chàm xanh).
+ Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả ( áo đỏ), Cậu Bơ ( áo trắng), Cậu Tư ( áo vàng), và Cậu Bé ( áo xanh)

Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối) :
Thiên phủ ( màu đỏ hoặc hồng)
Nhạc Phủ ( màu xanh lá cây, xanh chàm..)
Thoải Phủ ( màu trắng)
Địa Phủ ( màu vàng)

Tín ngưỡng thờ Mẫu , tam, tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ toàn vũ trụ ( thiên địa thủy nhạc) có thờ cả nam thần-nữ thần;    thiên thần- nhân thần  ; Các vị hiển tích ở miền xuôi cũng như miền ngược..... Cao hơn hết là Thánh Mẫu , người mẹ của tâm linh luôn có lòng bao dung độ lượng thương xót chúng sinh. Cửa Mẫu luôn rộng mở để chờ đón chúng ta, những khi vui hãy tìm đến Mẹ, lúc ta buồn hãy mở lòng tâm sự với Mẹ, Lúc khốn khó lại tìm đến mẹ để cầu xin mẹ che chở giúp đỡ chúng ta. Hãy an tâm trong cuộc sống bởi ta đã có mẹ, luôn có mẹ và mãi mãi có Mẹ. Mẹ là tất cả:

Mỗi người mỗi nước mỗi non
Đã về cửa mẹ như con một nhà...


B / TRANH TAM PHỦ CÔNG ĐỒNG 

Trong bức tranh:
- phía trên cùng là Quán Âm Bồ Tát ( dân gian hay gọi là Phật Bà Quán Âm), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận
- hàng thứ hai là tam phủ ba vua ( tam vị đức vua, ba vị vua cha..) gồm
  + Thiên Phủ Thần Vương ( áo đỏ)
  + Nhạc Phủ Thần Vương  ( áo xanh)
  + Thoải phủ long vương ( áo trắng)
      và hai vị quan hầu cận
- hàng thứ ba là tam tòa Thánh Mẫu:
  + Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( áo đỏ)
  + Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ( áo xanh)
  + Mẫu Đệ Tam Thoải Cung ( áo trắng)

Tam phủ gồm ba phủ ( thượng thiên- thượng ngàn -thoải phủ).

C / MỘT SỐ TRANH THỜ KHÁC 


Tranh tứ phủ công đồng 


 BA VỊ TAM THANH


 Thánh Hoàng cuỡi tam đầu cửu vĩ





Cô Bơ Thoải Cung  

26 December 2010

Làng cổ đường lâm

Làng cổ Đường Lâm 


Từ Hà Nội đến thị xã Sơn Tây khoảng chừng 40 km, từ đây bạn rẽ phải, lối đi Trung Hà,đi thêm 4km thì bạn sẽ thấy ở bên trái con đường một tấm biển lớn ghi rõ : Làng cổ Đường Lâm.

Chúng tôi rẽ theo con đường nhỏ đó để vào làng.
Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.
Đây là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Khâm sai đại thần- Bộ trưởng Nội vụ-Phó Thủ tướng Phan Kế Toại, Thám hoa Kiều Mậu Hãn, Họa sĩ Phan Kế An... 
Chính vì vậy, Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua : Ngô Quyền và Phùng Hưng.
Đường Lâm gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng ở đây gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay .

Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình chúng ta sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.

















23 December 2010

Chèo : Quạt Màn

Quạt Màn là một bài hát có nguồn gốc văn học từ “ Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Bài hát này được sử dụng trong vở chèo “ Kiều” khi mà Kiều quạt màn cho Thúc Sinh ngủ. Bài hát này có tính chất êm ả, đằm thắm, tha thiết nhưng có chút ngậm ngùi, than vãn. Điệu hát này thường được dùng trong các cảnh yêu đương đằm thắm hay trong các cảnh sum họp lứa đôi. Nhưng cũng có thể dùng trong cảnh vui tưng bừng múa hát ca ngơi… Dùng cho dàn đồng ca và đơn ca đều được. Điệu hát này có cấu trúc gồm Thổ thân bài, Trổ nhắc lại 1, 2, 3, 4

Quạt Màn
trình bày : NSUT Thanh Bình

LỜI THƠ
                                                                                                                                             Trổ thân bài:
                        Quạt màn giải chiếu dắt tay lên nằm
                        Phù dung lấy muối thiếp tôi xoa chân.
            Trổ nhắc lại 1:
                        Lấy bát nước lã thanh tân vã đầu
                        Đôi tay thiếp nâng lấy bát nước thiếp tôi vã lên đầu
            Trổ nhắc lại 2:
                        Chờ cho đức anh chồng ngủ ngồi quạt hầu cho êm
                        Ban nửa đêm nâng lấy đức anh chàng lên
            Trổ nhắc lại 3:
                        Lại đặt đức anh chồng xuống hỏi có êm chăng là
                        Chén trà thang cháo đậu thiếp bưng ra
            Trổ nhắc lại 4:                        
                        Mời chàng xơi một bát gọi là của tôi
                        Thân chúng tôi phận gái thiếp tôi nuôi chồng.
Lời :  
Quạt màn thiếp í tôi / mà giải chiếu ì / i i / í i i ( xt2 ) ơi / i í dắt i / ì ì  tay í i / lên i nằm ơi / ới anh ơi í dung ì / dung / phù i dung ( xt2) dầu / mà lấy í / ơi i muối thời / thiếp i tôi / xoa / ì i chân ơi / ới anh ơi í dung ì / i dung / phù dung ( xt2 ) thời / mà lấy í / ơi ì muối thời / thiếp i tôi / xoa / ì i chân i / i ì i í / ì i (LK4)
Lấy bát này / bát nước lã ì / i i / í i i ( xt2 ) ơi / i í thanh i / ì ì tân i í i / em vã đầu ơi / ới anh ơi í tay í này / tay / thiếp tôi nâng ( xt2 ) thời / là bát i / ơi nước lã thời / thiếp i tôi / vã / lên / i đầu ơi / ới anh ơi í tay thời / tay / thiếp tôi nâng ( xt2 ) thời / là i bát i / ơi nước lã thời / này thiếp i tôi / vã lên / i ỉ đầu / i ì i ỉ / í i ì ( LK4)
Chờ cho là / anh chồng nghỉ ì / i i / í i i ( xt2 ) ơi / i i ngồi  i / í i i ỉ hầu hầu i / là một bên ơi / ới anh ơi í ban này / ban / nửa đêm ( xt2 ) thời / mà i nâng i / ới ì lấy thời / đức i anh / chồng ì i lên ơi / ới anh ơi í ban này / ban / nửa đêm ( xt2 ) thời / mà nâng i / ơi i lấy thời / đức i anh / chồng / ì i lên i / i ì i í / ì i i ( LK4 )
Đánh thức là / anh chồng dậy ì / i i / í i i ( xt2 ) ơi / i i có i / ì êm í i / chăng là ơi / ới anh ơi í thang này / thang / trà thang ( xt2 ) thời / là bát i / ới cháo đậu thời / này thiếp i tôi / dâng / ì i ra ơi / ới anh ơi í thang này / thang / trà thang ( xt2 ) thời / là bát ì / ơi cháo đậu thời / này thiếp i  tôi / dâng / ì i ra i / i ì i í / ì i i (LK4 )
Chàng sơi rồi / sơi một i bát ì / i i / í i i ( xt2 ) ơi / i í cho i / ì i qua í i / cơn rượu nồng ơi / ới anh ơi i công này / công / lênh í tôi ( xt2 ) dầu / mà này phận i / ơi ì gái thời / này thiếp i tôi / nuôi / i ỉ chồng ơi / ới anh ơi í công thời / công chứ / lênh tôi ( xt2 ) thời / mà này phận i / ơi ì gái thời / này thiếp i tôi / nuôi / i ỉ chồng ì / i ì i ỉ / í i ì

Nguồn : Bảo Hoàng ( MC )
Trình bày : Mantico's BLOG  
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991