28 January 2011

Áo dài hương sắc



Trong chiếc áo dài màu mận đỏ của nhà thiết kế Việt Hùng, cô tạo dáng nhí nhảnh trước ống kính của nhiếp ảnh gia Nguyễn Long. Xuân Mai thực hiện bộ ảnh với sự giúp đỡ của stylist Vô Thường và chuyên gia trang điểm Phú Trần

.











Áo Dài hồn xưa











Áo dài : Việt Bảo
Địa điểm : Quốc học Huế
Mẫu : Lê Giang
Photo : Tui

Sen Việt


Lấy ý tưởng từ những hoa sen trong ao hồ của người dân Việt Nam mình. ” Trong đầm gì đẹp bằng sen, gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn”. Với những cánh sen yếu ớt nhưng đầy nghị lực ấy, nhà thiết kế áo dài Minh Châu đã lấy từ những cánh sen ghép vào nhau, tạo thành những hoa sen lung linh đến thật, để tạo nên sự cao quý của người dân mình về đức tính kiên cường, cao quí mà được bạn bè khắp nơi biết đến.






Bằng phương pháp cắt xéo, nhà thiết kế biến chiếc áo dài vốn dịu dàng trở nên bay bỗng, bỡi áo dài vn là 1 sự tinh hoa của dân tộc….Và được mang tên cánh vạc bay.

Model: Trần Thị Thịnh, Bắc Linh  
Photo: Trung Sing – Makeup: Trần Vũ
Áo Dài Minh Châu
BT: Thoáng Saigon Group

Đổng Xung Thần Mẫu

Đổng Xung Thần Mẫu

Bà mẹ sinh ra đức Thánh Gióng . Khi Thánh Gióng về trời , nhân dân lập đền thờ cùng chung một phía . Đền thờ Thánh Gióng gọi là Đền Thượng . Đền thờ bà là Đền Hạ , cũng gọi là đền Mẫu , tên là Khánh Quang Điện , sau này mới tách ra thành đền riêng đặt ở thôn Ngõ Xá 

Tại xã Thị Cầu , huyện Võ Giang ( Thị Trấn Đáp Cầu ngày nay ) cũng có đền thờ bà . Thần tích kể rằng bà có thời gian sống ở hai xã Thụ Cầu và Điền Sơn , nên hai xã lập đền , tôn bà là Đổng Xung Thiên Thần Vương Mẫu

27 January 2011

Áo dài xuân mới

Phố phường rộn ràng đón xuân về nhưng chân dài Phan Như Thảo lại một mình lẻ bóng giữa dòng người nhộn nhịp.

Sau lần thử sức cùng nghệ thuật thứ bảy với bộ phim truyền hình Sắc đẹp và danh vọng, Như Thảo lại quay về với công việc quen thuộc của một người mẫu. Bình thường thì bốc lửa, cá tính là thế, nhưng khi khoác lên người tà áo dài truyền thống, Như Thảo bất chợt nền nã, dịu dàng và thật thanh thoát.

Có một thời gian khi mới vào nghề, tên tuổi Như Thảo chỉ gắn liền với những chuyện lùm xùm sau những cuộc thi. Thế nhưng, cô không mấy bận tâm tới những lời đồn thổi của dư luận. Trong một bài phỏng vấn, cô tiết lộ luôn sống theo tư tưởng mình là mình: "Con người ta như thế nào thì kệ họ, rồi mọi việc sẽ tự lắng xuống thôi".

Có lẽ chính những trắc trở trong cuộc sống gia đình đã giúp Như Thảo tự tin và mạnh mẽ hơn nhiều trước những cám dỗ của phồn hoa nơi đôi thị. Khác với những thông tin có nhà ở Phú Mỹ Hưng hay cặp kè cùng các đại gia, Như Thảo vẫn miệt mài sải bước trên sàn catwalk, chắt chiu từng đồng cát xê để trang trải cuộc sống và lo cho đứa em gái duy nhất ăn học.

Khi phố phường đã nô nức vào Tết, chân dài từng lọt vào top 10 cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt năm nào lại cô đơn chờ đón những điều tốt lành trong năm mới.















Stylist: Đỗ Long
Photographer: Lê Thiện Viễn
Make up: Huấn
Model: Như Thảo
Fashion: Áo dài ABC - 214 Hai Bà Trưng- Q.3

26 January 2011

Dọn quán bán hàng ( Dân ca quan họ Bắc Ninh )




Dọn quán í ơ cũng có a bán hàng à là- chị rằng hai ơi hơ ơi i.
Nay bên a người về ề dọn quán nay á bán hàng hì ì…

Để tôi ớ là tôi - lá à khách lí tình tang - như luống tính lính tính tang như luống tình, tình cái nỗi đi qua đàng ì…Ấy mấy chơi hi i chơi là à như vào chơi - nói cái nỗi như duyên tình sao i khéo ớ ơ duyên sao khéo bén duyên - ớ ơ đôi ba người ơi - có cái quả như nưng hời - nưng ơ hỡi(~) đôi người nưng i i i…

Mỗi i người ì mỗi i chốn mỗi í nơi ì là - chị rằng ba a ơi i i i. Mỗi i người ì mỗi i chốn - mỗi í nơi i là một nơi i i i…Gặp ớ nhau (***)- là nhau - ta à a kết lí tình tang - như luống tính - lính tính tang ứ như luống tình - tình cái nỗi như ở đời hời ì - ấy í mấy nhau (***)- nhau là như với (vời) nhau (**)- Nói cái nỗi như duyên tình - sao i khéo ớ ơ duyên sao khéo bén duyên - ớ ơ đôi ba người ơi - có cái quả như nưng hời - nưng ơ hỡi(~) đôi người nưng i i i…

Cái con bên a dao cầu (?) à là- chị rằng tư (-) ư ơi hi i. Cái con bên a dao cầu hì ì ì…Người chỉ (?) lên trên trời hì ì ì…Chúng tôi thời vạch xuống đất - lí tình tang như luống tính - lính tính tang ứ như luống tình - tình cái nỗi như thề nguyền ì…Ấy hí í mấy nhau nhau là như với(vời) nhau - nói cái nỗi như duyên tình - sao i khéo ớ ơ duyên sao khéo bén duyên - ớ ơ đôi ba người ơi - có cái quả như nưng hời - nưng ơ hỡi (~) đôi người nưng i i i…
Đã lấy i thì lấy cho đến tận già à là - chị rằng năm ơi hi i i…Đã lấy i thì lấy cho đến tận già hà ì ì…Đừng dăm ố là dăm - ba à tháng lí tình tang - như luống tính lính tính tang ứ như luống tình, Tình cái nỗi như người ta a - ấy mấy chê hê ê-chê là à như cười chê - nói cái nỗi như duyên tình - sao i khéo ớ ơ duyên sao khéo bén duyên - ớ ơ đôi ba người ơi - có cái quả như nưng hời - nưng ơ hỡi (~) i í… đôi người nưng i i i i i i…/
Lời ca gốc:

Người về dọn quán bán hàng
Để tôi là khách qua đàng vào chơi
Mỗi người mỗi chốn mỗi nơi
Gặp nhau ta kết ở đời với nhau
Con dao cầu, người chỉ lên giời
Tôi vạch xuống đất thề nguyền với nhau
Đã lấy thời lấy tận già
Đừng dăm ba tháng cho người cười chê.

Trong các tài liệu nghiên cứu, ở bài này có một số nhận xét :

1. Bố cục các khúc trong bài không cân xứng: Khúc dài, khúc ngắn, lời gọi đối tượng "Chị tư ơi, chị năm ơi..." không nằm trong tất cả mọi khúc.

2. Sau câu "mỗi người mỗi chốn mỗi nơi", nhiều nghệ nhân ở Hiên Vân còn hát:

"Gặp nhau ta kết làm đôi vợ chồng
Ước gì nghười vợ tôi chồng
Người bế con gái tôi bồng con giai".

Còn Cụ Đức và Cuh Côn ở Xuân Ái hát:

"Gặp nhau ta quyết ở đời với nhau
Đôi tay người cầm đôi dao cầu
Chỉ trời vạch đất lấy nhau đến già".

3. Sau câu " Tôi vạc xuống đất thề nguyền với nhau" và trước câu "Đã lấy thời lấy tận già..." Theo cụ Lương và cụ Sĩ, đáng lẽ còn hai câu:

"Trên trời đã có Hoàng Thiên
Ở dưới hạ giới thề nguyền lấy nhau"

Quan Họ do phổ biến và học truyền khẩu, nên mỗi làng hát lại khác nhau do có thể sau khi học về họ quên và buộc phải sáng tạo ra cho đủ câu nên thành ra như vậy. Chứ nếu các cụ ngày xưa mà có thiết bị thu âm kỹ thuật số như bây giờ thì hẳn đã không có quá nhiều sự khác nhau trong cùng một câu hát giữa các làng đến vậy. Nhưng cũng nhờ đó mà tạo ra sự phong phú trong lời ca Quan Họ

24 January 2011

LÊN ĐỒNG - Bảo tàng sống văn hóa Việt

Từ bao đời nay, trong các làng thôn, ngõ phố, trong các đền đài nghi lễ lên đồng vẫn là một nghi lễ tín ngưỡng được nhiều người thành tâm thực hiện. Nhiều nơi, dù điện đài không trang hoàng lộng lẫy, dù không có được các cung văn đàn ngọt hát hay, đồ dâng cúng cũng rất sơ sài, nhưng với sự thành tâm, một cuộc lên đồng vẫn được thực hiện, và những người dân lam lũ vẫn trong một thoáng chốc đã được hưởng cảm xúc tiên giới một cách đủ đầy.

Theo quan niệm dân gian, vũ trụ gồm tứ phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thuỷ (Thoải) phủ (miền sông nước). Mỗi một miền này có một nữ thần cai quản, thay quyền tạo hóa quản cai nhân gian. Các vị nữ thần đó là Mẫu Cửu Thiên cai quản miền trời, Địa Mẫu cai quản miền đất, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi, và Mẫu Thoải cai quản miền sông nước.

Từ bao đời nhân dân đã sống trong sự chở che của các Mẫu. Tôn vinh các Mẫu, người dân thờ phụng Mẫu ở khắp nơi, bất kể là thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi. Thờ Mẫu trở thành một nét văn hóa giàu giá trị nhân văn và độc đáo trong văn hóa Việt. Và điệu hát chầu văn cùng nghi lễ lên đồng là một sự thể hiện niềm tôn kính đó đối với các Mẫu.

Lên đồng là hình thức ca múa nhạc tín ngưỡng dân gian của Việt Nam có mục đích tôn vinh thần thánh và tạo cảm xúc, theo niềm tin tín ngưỡng, giúp con người giao tiếp với thần linh. Hiện chưa có các tài liệu khẳng định thời điểm ra đời của lên đồng - hầu bóng. Tài liệu khảo cổ duy nhất hiện biết và đáng tin cậy, với niên đại được xác định là thế kỷ XVIII, là bức chạm gỗ một cảnh lên đồng ở đình Cô Mễ, tỉnh Bắc Ninh. Tuy vậy, các nhà khoa học đều khá thống nhất cho rằng lên đồng - hầu bóng ra đời vào khoảng thế kỷ XVI, gắn với sự hiển thế / giáng sinh của Liễu Hạnh - vị nữ thần duy nhất trong Tứ Bất Tử của thần điện Việt. Dân gian còn hòa đồng Liễu Hạnh vào với Cửu Thiên Thánh Mẫu. Câu chuyện bà Liễu Hạnh giáng sinh và hoạ thơ với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan ở Lạng Sơn và Hồ Tây cho thấy sự manh nha của việc giáng bút rất phổ biến ở thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Hát chầu văn lên đồng là hát lên các bài văn bài thơ có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Tuỳ thuộc tính cách của vị thần mà nội dung lời thơ, tiết tấu giai điệu âm nhạc, điệu múa được trình diễn. Trong sự phấn khích của niềm tin và sự cộng cảm, cùng các chất men kích thích của trầu, rượu, thuốc lá, trong ánh sáng lung linh của đèn nến và mùi hương trầm thơm ngát của không gian huyền ảo, cuộc gặp gỡ của con người và các Thánh mẫu được bắt đầu. Các Mẫu giáng về, nghe lời ca tụng của các đệ tử, nghe thơ, nhạc, và nghe cả những lời thỉnh nguyện của họ. Thánh Mẫu hoan hỉ ban tài phát lộc cho “bách gia trăm họ”, và mọi người đón nhận lộc thánh với niềm hân hoan vô bờ. Tất cả mọi người đều hướng về Thánh Mẫu và thầm mong được phù hộ.

Một buổi hát chầu văn có thể được coi là cuộc hội nhập của Thi ca, Âm nhạc, Vũ đạo và Hội hoạ mang đậm phong cách dân gian thuần Việt.

Về Thi ca: Các bài thơ để hát trong lên đồng bên cạnh các thể thơ tiếp thu từ văn học cổ Trung Hoa như phú, thơ luật, là những bài sử dụng lối thơ dân gian rất quen thuộc như: lục bát, song thất lục bát, hát nói. Các bài thơ này có lời văn chau chuốt, đẹp đẽ, ca ngợi vẻ đẹp nơi tiên giới, uy linh của các vị thần tự thân đã rất ý vị và giầu nhạc tính. Các bài thơ này, khi được hát lên, theo các làn điệu khác nhau (khoảng vài trăm làn điệu), thì mang lại một xúc cảm gấp bội.

Về Âm nhạc: Nhạc khí chủ đạo của hát văn là đàn nguyệt, và bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống … Hình thành trên các lối ngâm truyền thống, có tiết tấu và cao độ rõ ràng phụ thuộc vào lời thơ, hát văn không những hình thành nên những liên khúc có khả năng thể hiện những nội dung lớn của huyền thoại một cách sinh động mà nó còn tiếp thu thâu nhập những nét đẹp của dân ca các miền để làm phong phú sự thể hiện của mình.

Về Vũ đạo: Múa trong lên đồng còn gọi là múa thiêng, thể hiện niềm kính trọng đối với các thánh mẫu và các vị thần linh. Múa thiêng lên đồng xây dựng các hình tượng thần linh và một tiên giới giữa cõi trần. Trong lên đồng, múa thiêng mang đầy đủ các hình thức thể hiện của ngôn ngữ múa như: múa tính cách (thể hiện rất rõ tính cách khá riêng biệt của từng vị thần linh), múa trang trí (chú trọng đến ngôn ngữ tạo hình, vươn lên đến cái đẹp), múa mô phỏng (cưỡi ngựa, ngã ngựa, chèo thuyền, quảy hàng), …

Về Hội hoạ: Nếu như ta đến một hội làng, ta sẽ thật phấn chấn khi gặp một không gian rực rỡ sắc màu của cờ phướn, trang phục, xe kiệu…thì ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi đến xem một buổi lên đồng. Lên đồng có bao nhiêu giá (thường lên mươi, mười lăm giá; nhưng nếu lên đầy đủ có thể lên tới hàng trăm giá), thì có bấy nhiêu trang phục và đi kèm với các trang phục này là các khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng nữa. Rồi đèn, nến, rồi lễ vật, và các trang trí nhiều khi tỏ rõ sự phô trương. Có lẽ vì thế mà các hội làng và các buổi lên đồng thường gây nhiều cảm hứng cho các họa sĩ.

Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Người Việt đã triển lãm nền văn hóa Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài. Những người tham gia hầu đồng chính là những người quản lý nhà bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hóa Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu”.(TS. Frank Proschan).
Nguyễn Xuân Diện

22 January 2011

Toàn bộ bài viết BLOG

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991