28 February 2011

Đền Mẫu Ỷ La ( Tuyên Quang )

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, Thần tích Đền Ỷ La và truyền thuyết dân gian đều kể lại :

Xưa có hai nàng công chúa con vua Hùng là Phương Dung và Ngọc Lân, một hôm theo xa giá đến bên bờ sông Lô (thuộc thôn Hiệp Thuận) đỗ thuyền. Nửa đêm trời mưa to, gió lớn, hai nàng đều hoá, nhân dân trong vùng lấy làm linh dị bèn lập đền thờ… Đến triều vua Cảnh Hưng, ngày 29 tháng 6 năm Mậu Ngọ (1738) đền được xây dựng qui mô hơn. Tiếp đến, ngày 28 tháng 10 năm Đinh Hợi (1767), nhân dân lại xây thêm một ngôi đền nữa về bờ tả sông Lô, phía thượng nguồn, thuộc chân núi Dùm đặt tên là Đền Thượng. Đền Hiệp Thuận ở hạ lưu được gọi là Đền Hạ, thờ công chúa Phương Dung (người chị), Đền Thượng thờ công chúa Ngọc Lân (người em). Truyền thuyết cho hay, hai ngôi đền có nhiều linh ứng, nên từ xa xưa hai nàng được tôn làm Thánh Mẫu.

Triều vua nhà Nguyễn, nghe tin có một đảng loạn sắp tràn vào tỉnh lỵ, dân chúng đã vác tượng Mẫu chạy vào thôn Gốc Đa xã Ỷ La. Họ vừa kịp giấu pho tượng vào rừng cây thì quân giặc tới, nhưng chúng không phát hiện ra. Sáng hôm sau, thay vào chỗ bức tượng là một đống mối đùn lớn, dân làng cho là điềm báo ứng. Giặc tan, họ cùng nhau xây một ngôi đền mới thờ Thánh Mẫu ngay trên mảnh đất đó. Trong văn bia trùng tu Đền Hiệp Thuận năm Khải Định thứ năm (1920) cũng ghi lại nguồn gốc sự kiện này, ngoài ra cũng có đoạn viết: “Than ôi! Thần Mẫu linh thiêng cùng với tạo hóa, non sông nơi đây... Duy Thần Mẫu có công to với quốc dân xã tắc, linh thiêng chở che trăm họ, khiến dân được thuần phác, khiến ai ai khi đến đứng trước đền thờ phải cung kính, sợ sệt, khuyến khích người thiện, trừng phạt kẻ ác, chính là nhờ Thần ban cho vậy…”.

Sự hình thành Đền Mẫu Ỷ LaĐền Thượng đều bắt nguồn từ Đền Hiệp Thuận, cùng thờ Thánh Mẫu. Trong quan niệm dân gian, Đền Mẫu Ỷ La là nơi “lánh nạn” cho Thần (tỵ Thần), là nơi có địa thế linh thiêng chở che Thánh Mẫu, là nơi có khả năng bảo toàn cái Thiện, cho nên lễ hội Đền Thượng và Đền Hạ không tách rời Đền Mẫu Ỷ La. Hai vị Thánh Mẫu đều được thờ phụng ở 3 ngôi đền. Nhưng Đền Mẫu Ỷ La được chọn là nơi khởi kiệu, Đền Hạ là nơi hợp tế đều có những nguyên do lịch sử và tín ngưỡng dân gian.

Hàng năm, xuân thu nhị kỳ vào trung tuần tháng 2 và tháng 7 (âm lịch), lễ rước Kiệu Mẫu bắt đầu từ Đền Mẫu Ỷ La ra Đền Hạ, rồi tiếp đến lễ rước Kiệu Mẫu từ Đền Thượng qua sông về Đền Hạ để cùng hợp tế. Nghi thức uy nghi, có đầy đủ già trẻ gái trai và khách thập phương tham dự. Người rước Kiệu Mẫu phải là những nam thanh, nữ tú xứ Tuyên. Kèm theo lễ rước là múa lân, kết hợp dàn nhạc với lời ca. Những năm Đền được vua ban cấp sắc phong, nhân dân tổ chức lễ đón nhận long trọng, đông vui. Rước Mẫu là một sinh hoạt lễ hội lớn nhất từ xa xưa kéo dài đến thời gian đầu kháng chiến chống thực dân Pháp mới chấm dứt.

60 năm sau, năm 2006 lễ rước Mẫu lại trở về với xứ Tuyên trong niềm hân hoan của nhân dân. Đền Mẫu Ỷ La, Đền Hạ, Đền Thượng vừa là nơi bái vọng, vừa là nơi nhân dân góp sức làm từ thiện. Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Mẫu Ỷ La tạo nên một không gian văn hóa độc đáo của xứ sở lâm tuyền. Song nghi thức lễ hội Đền Mẫu Ỷ La cũng có những nét riêng, ngoài việc thờ cúng Thánh Mẫu còn thờ cúng Thổ công, thờ Thành Hoàng Làng, tế các danh nhân và nạn nhân lịch sử ở địa phương, lễ cầu tự, cầu mưa... Chẳng hạn như lễ Giỗ Trận vào ngày 16 tháng Chạp hàng năm của nhân dân xã Ỷ La tưởng nhớ 86 người thiệt mạng trong một vụ thảm sát của giặc Cờ Đen ở thôn Đồng Khán cuối thế kỷ XIX. Ngoài lễ thờ Thánh Mẫu, người xưa cũng dành phần hương hoả cho hai ông họ Nguyễn có công sáng lập đền, đó là Nguyễn Thứ và Nguyễn Huy Côn.

Đền Mẫu Ỷ La còn để lại nhiều di sản vô giá. Trong đền hiện còn giữ được 2 quả chuông cổ và 16 tượng cũ, các đồ tế khí bằng đồng, sành sứ, các hoành phi câu đối, đề từ, sắc phong và thần phả. Nhưng đáng chú ý nhất là những di sản văn hóa phi vật thể. Đền còn lưu giữ được 6 bản sắc phong của 4 ông vua Triều Nguyễn như Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định phong cho Đền Mẫu Ỷ La. Nội dung các sắc phong đều đề cao công đức của Thần đã giúp nước, trợ dân sống an lành hạnh phúc và ban tặng cho các Thần những Mỹ tự cao quí. Chẳng hạnsắcphong của vua Đồng Khánh năm 1887 là “Dực Bảo Trung Hưng”; sắc phong của vua Thành Thái năm 1890 là “Tề Thục Trung Đẳng Thần”; sắc phong vua Duy Tân năm 1909 là Hiệp Thuận Trinh Ý Minh Khiết Tĩnh Quyên Nhàn Uyển Trai Thục Dực Bảo Trung Hưng Phương Anh Phu nhân trung đẳng Thần; sắc phong của vua Khải Định năm 1923 là: “Linh Thuý Trung Đẳng Thần”. Các ông vua đều đồng lòng với dân, thờ phụng các Thần và mong các Thần phù trợ cho nước thái, dân an.

Bài viết PGS.TS. Trần Mạnh Tiến
Nguồn ảnh :  mantico 's BLOG 
---------------------------------------------------------------------------
Một số hình ảnh đền Mẫu Ỷ La











27 February 2011

XEM LÊN ĐỒNG TẠI L’ESPACE ( bài viết : Đoàn Đức Thành )

XEM LÊN ĐỒNG TẠI L’ESPACE 24 TRÀNG TIỀN QUÁ ĐÔNG

doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT: Chiều nay (23-2-2011), mình đã có mặt tại L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội trước 10 phút so với giờ khai mạc ghi trong giấy mời (17h). Đề phòng bất trắc, mình mang theo cả thẻ Nhà báo, đến nơi thấy ở dưới nhà đông quá, người đứng người đi, người ngồi uống cà phê, số đông ngồi bệt dưới đất, số thì đứng kín cầu thang lên tầng 2. Mình leo lên cầu thang tầng 2, ngỡ ngàng nhìn tấm biển ghi ở dưới chân cầu thang "hội trường đã kín". Hỏi ra mới biết mọi người đến đây để xem lên đồng. Mình cố lên đến cửa hội trường thì bắt gặp rất nhiều báo hình báo viết và rất đông người cầm giấy mời trên tay. Nói thế nào thì nói, anh chàng bảo vệ kiên quyết không cho ai ra và không cho ai vào: "nội bất xuất ngoại bất nhập". Đứng cầu cạnh mãi mỏi chân rồi cũng tự rút lui. Tất cả đều quay xuống xem trên màn hình, mà đông quá muốn nghe hay xem được cũng khó.

* Ngồi ở đây chẳng biết xem vào đâu nhưng vẫn ngồi.

* Chàng bảo vệ mặt lạnh như tiền (bìa bên phải).
* Ngồi chờ xem qua màn hình.
* Xem qua màn hình cũng không dễ.
* Nhiều người đi đứng lang thang một lúc rồi về.
* Giấy mời có cũng như không.



Như vậy là người Hà Nội cũng rất quan tâm đến đạo Mẫu và lên đồng, chứ đâu phải thờ ơ? 
Tôi đã tìm đọc nhiều tài liệu về đạo Mẫu và cũng xem lên đồng nhiều lần, chủ yếu là dân gian ở các đền chùa, hôm nay muốn xem một cách "chính thống" các giá hầu đồng do các nhà nghiên cứu tổ chức xem ra sao, có gì khác không để so sánh đánh giá, mê tín hay không mê tín, nên cấm hay không cấm, dư luận đang trái chiều hiện nay, nhưng không vào xem được, ý tưởng của mình không thành. Mình cũng không hiểu sao lại tổ chức một chương trình nhiều người quan tâm đến thế vào một nơi chật như  thế ? 



Hồi mình 5-6 tuổi đã mê xem bố lên đồng rồi, ngày ấy lên đồng chỉ là một sinh hoạt văn hóa truyền thống, lộc thánh chỉ là quả táo quả ổi, cái kẹo, nhiều lắm là phong oản bột, chẳng thấy tung tiền. Bây giờ mình theo dõi thấy khác xưa nhiều lắm, mỗi giá đồng hàng chục triệu, họ quan niệm càng bỏ ra nhiều tiền càng nhiều lộc nên nhiều người đầu tư vào lên đồng quá lớn, đến khuynh gia bại sản. Cũng vì thế nên những thanh đồng đã để lại nhiều điều tiếng chê bai của người đời. 
Hôm nay mình cũng gặp vợ chồng Nguyễn Huy Thắng, cháu Nhất chủ blog Matico, gặp các cháu phóng viên ở mấy báo, toàn những người không được vào hội trường.
Đành chụp một số hình ảnh không khí bên ngoài. Đồng thời cũng ghi lại chương trình hoạt động tối nay:

“Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Người Việt đã triển lãm nền văn hóa Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài. Những người tham gia hầu đồng chính là những người quản lý nhà bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hóa Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu”.(TS. Frank Proschan).

Nội dung chương trình:

Người thuyết trình: GS. TS Ngô Đức Thịnh - Dẫn chương trình: TS. Nguyễn Xuân Diện
Sau hội thảo có minh họa diễn xướng hầu đồng.

Phần 1:Thuyết trình
GS. Ngô Đức Thịnh (GĐ Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam) sẽ nói về nguồn gốc, lịch sử và nền tảng văn hóa của Đạo Mẫu. Những đặc sắc và giá trị đặc biệt của Đạo Mẫu, cũng như những giá trị văn hóa đã lắng đọng và ngưng kết trong diễn xướng hầu đồng của Đạo Mẫu Việt Nam. Phần này, do Nguyễn Xuân Diện làm MC.

Phần 2: Minh họa diễn xướng hầu đồng
Hầu đồng. Gồm các giá đồng: 1- Ba giá Mẫu, 2- Trần Triều, 3- Quan Đệ Tam, 4- Quan lớn Tuần Tranh, 5- Chầu Đệ Nhị, 6- Chầu Bát, 7- Chầu Bé, 8- Chầu Thác Bờ, 9- Ông Hoàng Bảy, 10- Ông Hoàng Mười, 11- Cô Cam Đường, 12- Cô Bơ Thoải, 13- Cô Bé.


------------------------------------------------------------------------------
Bài viết : Nguồn từ BLOG thành viên Đoàn Đức Thành 

24 February 2011

Lịch trình cho buổi đi lễ đầu xuân


     Đầu xuân năm mới  2011 Blog kính chúc toàn thể anh chị em một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG .  
     Với mục đích để mọi người gặp gỡ và giao lưu với nhau v& cũng là du xuân đi lễ câu an đầu năm. Blog tổ chức chương trình du xuân đi lễ cầu an đầu năm . 
                                 Địa điểm: Một số đền chùa khu vục Gia Lâm - doc Sông Hồng
                                 Thời gian: 8h sáng Chủ Nhật ngày 27/02/2011
                                 Phương tiện đi lại: tự túc 
                                 Kinh phí: 100N ( bao gồm chi phí sắm sửa đồ lễ + chi phí an trưa )
         Trân trọng kính mời toàn thể anh chị em!

------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: Thông báo này thay cho giấy mời
Các bạn tham gia vui lòng comment ở cuối bài viết ( tên / số điện thoại ) hoặc  gọi điện thoại / nhắn tin về cho blog theo số : 0926919990 ) 


Lịch trình du xuân ngay 27/02/2011 :  
8h tập trung tại chân cầu Long Biên - Phía bên Gia Lâm
- Đền Ghềnh 
- Chùa Bồ Đề
- Đền Chầu Đệ Tứ
- Đền Lâm Du 
- ( Nghỉ ăn trưa : Kế hoạch là dừng chân tại Đền lâm du )
- Đền Mẫu Thoải 
- Đền Rừng 
- Đền Núi 
- Chùa Tiêu Giao 

-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Liên lạc với blog : Mantico 
Mail : giothang4@yahoo.com
Phone : 0926919990

Đền Cảnh Xanh ( Tuyên Quang )

Đền ngự trong khuôn viên khoảng 600 m2, lưng tựa vào núi, xa xa sơn thuỷ uốn khúc, long hổ ôm quanh, hồ lớn trước mặt. Kiến trúc độc đáo của ngôi đền được tạo nên bởi lớp lớp cây xanh, cành lá xum xuê, rễ buông như xà long uốn khúc. Kỳ lạ là những chiếc lá của hàng cây bốn mùa đều non tơ, xanh thẫm. Người dân trong vùng kể lại: "Ban ngày đố ai nhìn thấy chiếc lá vàng rơi rụng dưới thềm sân, hoạ chăng chỉ có về đêm...".

Theo truyền thuyết, thời Hùng Vương thứ 18, Tản Viên Sơn Thánh (con rể Hùng Vương) có một người con gái thông minh, xinh đẹp, văn võ toàn tài, huý là La Bình hay còn gọi là Cô Bé. Cô đi đến đâu, mưa tạnh, rét ngừng, muông thú ùa đến giao duyên làm bạn. Vua đã phong hiệu cho nàng là "Thượng ngàn công chúa cai quản các cõi rừng của Nam Giao". Từ đó, Cô Bé trở thành bà chúa của rừng xanh. Một hôm, Thượng Ngàn công chúa hạ giá se mây thăm thú đại ngàn. Từ trên trời cao, nàng nhìn xuống Lô giang, dòng sông khúc quanh khúc lượn, ghềnh đá chênh vênh, trăng gác đầu non hắt hiu ánh vàng trải xuống dòng sông mềm như dải lụa. Thấy phong cảnh hữu tình, nàng hạ giá nghỉ lại nơi đây. Đêm ấy, người dân trong làng đều mộng thấy có một thần nữ dung nhan ngời ngợi, đầu đội mũ xanh, thắt lưng xanh, khoác áo choàng xanh lộng lẫy giáng ngự bên hồ, muông thú khắp nơi kéo về mở hội xao động cả vùng sơn cước. Sáng ra, ai cũng kể lại giấc mộng đêm qua, rồi cùng nhau đến nơi xem xét. Lạ thay, nơi đây chỉ còn lại một cây xanh, thân rễ đan xen, cành lá rủ xuống giống như động tiên thiên hình vạn trạng. Thấy sự kỳ lạ, mọi người mang hương hoa đến vái lạy, rồi lập một am nhỏ tại gốc cây để tuần rằm nhang khói. Thời gian trôi đi, cây xanh đã phủ kín am thiêng, thấy không tiện cho việc thờ phụng lâu dài, người dân trong vùng đã dâng lễ xin Bà chúa Thượng ngàn cho lập đền thờ trong khu vực cây xanh như hiện nay...

Đền Cảnh Xanh được dựng theo hình chữ Đinh, gồm toà tiền đường và hậu cung, mái được đắp nổi rồng chầu mặt nguyệt với bốn đầu đao cong vút cánh điệu. Trong đền hiện còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị, như quả chuông đồng cổ, 3 bức đại tự bằng chữ Hán và 5 đạo sắc thời Nguyễn. Lễ chính đền vào ngày 18 tháng Giêng âm lịch; ngày mùng 3 tháng Tư lễ vào hè; ngày 3 tháng Bảy lễ ra hè; ngày 20 tháng Tám giỗ Đức Thánh Trần; ngày 10 tháng Chạp lễ tất niên.

Một số hình ảnh đền cảnh xanh BLOG ghi lại
----------------------------------------------------------------------




Nguồn : Bản đền Cô bé Minh Lương 
Photo : mantico's BLOG 
BLOG đi dự hầu đồng : Trần Thái Hoàng ( Xuân 2011 )
Mantico trân thành cảm ơn anh  Trần Thái Hoàng  đã giúp mantico có chuyến đi xa đến Đền Cô bé Minh Lương và 12 Đền Khác ở Tuyên Quang


23 February 2011

Một số hình ảnh buổi biểu diễn lên đồng tại Hà Nội

Buổi biểu diễn lên đồng công khai lần đầu tiên tại trung tâm Hà Nội (tối 23/2) đã được tổ chức một cách bài bản, khoa học và nghiêm túc, có sự tham gia của các “thanh đồng” các vùng miền quanh thủ đô.
Một tiếng trước giờ khai mạc, hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền) đã chật kín. Quan tâm đến loại hình nghệ thuật  mang nặng yếu tố tín ngưỡng dân gian này không chỉ có những người lớn tuổi mà còn hiện diện rất đông những người trẻ. 
Không gian sân khấu tái hiện buổi lên đồng với dàn ca trù, thanh đồng, con nhang, phủ thờ…
Giá Đức Trần Triều do thanh đồng Lê Văn Hưu đến từ Nam Hà trình diễn
Thanh đồng Trần Đức Hạnh biểu diễn các giá Mẫu, giá Đệ Nhị, Ông Bảy, Bà chúa Thượng ngàn, Cô Bơ
Cô đồng không còn là mình khi các con nhang cổ vũ và hú họa
Giá Ông Hoàng Mười hút thuốc nghe hát chầu văn
Giá Cô Bơ Thác Hàn múa chèo qua sông
Thanh đồng Nguyễn Tiến Bình đang trình diễn màn múa đao của giá Quan lớn Tuần Tranh
Giá Cô Chín múa thêu thùa
Giá Cô Bé cửa suốt
Một điểm đặc biệt tại giá hầu Đức Trần Triều đó là tính “saman” nặng hơn khi thanh đồng dùng thanh sắt nhọn đâm xuyên qua má và xuyên qua quả cau lúc “nhập hồn”

Thực hiện: Nguyễn Hoàng

21 February 2011

Đền Cô Bé Minh Lương ( Tuyên Quang )

Ngôi đền toạ lạc trên một quả đồi, ba phía được bao bọc bởi 2 dòng suối có tên gọi là ngòi Lịch và ngòi Cơi. Hai dòng suối trong, mát này giao nhau trước cửa đền, chảy qua cầu Cơi ở km 10 rồi hoà vào sông Lô. 

Truyền thuyết kể rằng : Vào thời nhà Trần (thế kỷ XV), ở tổng Minh Lương, thuộc xã Lang Quán ngày nay có hai vợ chồng, ông chồng là người Dao, bà vợ là người Mường tuổi đã cao mà chưa có con. Ngày ngày ông bà ra ngòi Lịch xúc tôm tép sống lần hồi. Một hôm, ông ở nhà, bà đi xúc tép như mọi ngày, nhưng xúc mãi không được con gì mà chỉ được hai quả trứng lạ. Bực mình, bà xuống hạ nguồn rồi lên tận thượng nguồn ngòi Lịch xúc vẫn chỉ được hai quả trứng ấy. Bà đành mang về thả vào chum nước dưới cầu thang. Ít lâu sau, bà mang thai và sinh ra một cô bé bụ bẫm, đặt tên là Minh Lương. Cùng lúc đó, hai quả trứng thả trong chum nước dưới cầu thang nở ra hai con rắn. Hai con rắn và cô bé Minh Lương cùng lớn lên, quấn quýt làm bạn với nhau.

Một buổi chiều, ông bà đi làm về và nhìn thấy hai con rắn quấn chết cô bé. Sẵn con dao rựa đeo bên người, ông tức giận rút dao vừa chém, vừa nói “Mày hại tao à”. Hai con rắn sợ quá chạy trốn, nhưng một con chậm hơn đã bị chém đứt đuôi. Ông đuổi hai con rắn và nói: “Cụt đi hang Mang, Khoang đi hang Đồng”. Ông bà xót thương cô bé, không nỡ chôn, nên đặt cô nằm ở trên sàn. Đến sáng đã thấy mối đùn lên đắp mộ cho cô bé. Dân làng thấy vậy đều cho là cô đã linh hoá nên lập miếu thờ. Thời kỳ giặc Cờ đen, cô bé Minh Lương đã hiển linh giúp quan quân triều đình thoát khỏi rừng rậm, sau đó dũng mãnh dẹp sạch giặc Cờ đen. Sau đó Cô còn hiển linh bốc thuốc, giúp dân chữa bệnh thoát cơn hiểm nghèo.

Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền Minh Lương nay đã khang trang, bề thế, gồm các ban thờ Cô bé, thờ Phật, thờ Đức thánh Trần. Sân đền gồm hệ thống lầu cô, lầu cậu, quan sơn thần, chân nhang bản mệnh, mẫu cửu thiên; cạnh đền có hai gian nhà sắm lễ. Xung quanh đền được bao bọc bởi rất nhiều cây xanh. Ngay trước cửa đền có hai cây thiên tuế, một cây đực, một cây cái. Điều đặc biệt là cây cái mọc lên 8 nhánh và có nhánh phụ trông giống hệt bàn tay vái thiên. Một lần, các bô lão ở làng hoa Ngọc Hà (Hà Nội) lên thăm đền đã xác định tuổi thọ cây đã trên 500 năm và khẳng định, đây là cây thiên tuế độc nhất vô nhị. Dân làng xung quanh không ai dựng nhà cửa xung quanh gò đồi.

Có thơ rằng “ Đền Cô riêng một quả đồi/ Gió lùa hiu hắt mây trôi lững lờ”… Lễ chính đền vào các ngày mùng 10 tháng Giêng; mùng 4 tháng Tư; 24 tháng Sáu; mùng 10 tháng Chạp âm lịch.

Hiện nay, ở gần cầu Bợ còn hai hang động là hang Mang và hang Đồng. Dân chài đến gần hai hang đều thắp hương cầu khấn hai ông sà phù hộ cho thuyền được thuận buồm xuôi gió.

Còn ở đền Minh Lương thì không lúc nào ngớt khách đến tham quan, cầu nguyện. Bà Lộc Thị Nguộc, 69 tuổi, thủ nhang đền gần chục năm nay cho biết: Đền thờ cô mỗi năm một đông khách đến lễ hơn. Từ tết Nguyên đán Mậu Tý đến nay, đền đã đón gần 10 nghìn khách tham quan, du lịch tâm linh. Hiện nay, đền Minh Lương nằm giữa một quần thể du lịch tâm linh của xã Thắng Quân, gồm đền Lương Quán và Đầm Mây (nơi có lễ hội Đầm Mây nổi tiếng của huyện Yên Sơn). Cách quần thể du lịch tâm linh không xa là những ngôi làng nhỏ của đồng bào dân tộc Dao, Tày luôn hết lòng với khách, tạo nên một tua du lịch văn hoá, tâm linh hấp dẫn

Hát văn : Cô bé Minh Lương 



MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỀN CÔ BÉ MINH LƯƠNG
-----------------------------------------------------------------------








Nguồn : Bản đền Cô bé Minh Lương 
Photo : mantico's BLOG 
BLOG đi dự hầu đồng : Trần Thái Hoàng ( Xuân 2011 )
Mantico trân thành cảm ơn anh  Trần Thái Hoàng  đã giúp mantico có chuyến đi xa đến Đền Cô bé Minh Lương và 12 Đền Khác ở Tuyên Quang . 

Đền Cô Bé Mỏ Than ( Tuyên Quang )










Thuộc phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang. Đền thờ cô bé rừng xanh, ngoài ra đền còn thờ Hưng Đạo Đại Vương (Trần Quốc Tuấn). Đền được dựng trên lưng chừng núi. Khi chưa dựng đền, đây là mỏ than thực dân Pháp bắt dân ta khai Thác nhưng do sự cố đã làm sập hầm. Hàng chục con người đã bị chôn vùi dưới mỏ này. Nhân dân quan niệm rằng việc khai Thác đó đã động tới lãnh địa của chúa rừng xanh cho nên đã lập ngôi đền này tại đây.

Ngày lễ của đền gồm lễ đón xuân (từ mùng Một đến mùng Ba tháng Giêng), Lễ Thượng Nguyên (mùng 6 tháng Giêng), Lễ Tất Niên (mùng 9 tháng chạp )

Mỏ Than cô bé thấp cao
Mấy tầng lộng lẫy treo vào cây xanh
Xa xưa huyền thoại chuyển mình
Linh từ chốn ấy anh linh muôn đời
Hang rùa nước đọng đầy vơi
Vết chân còn đó muôn đời về sau...
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991