27 April 2011

Hình ảnh giao lưu hát văn lần 4 ( tiếp )
















Ban tiếp tân :  Hương Nguyên ( Tuyên Quang / anh Tất Thành  )

Các bạn có thể xem trọn vẹn bộ ảnh do Sơn ( Âm Thanh ) gủi ở địa chỉ link sau :
photo :  Sơn ( Âm thanh )
Các tiết mục biểu diễn trong bài : 
- Chúa Nguyệt hồ :  biểu diễn / Chị Hương Giang 
- Chầu Lục : biểu diễn / Phúc ( Hương yên )
- Quan Hoàng Mười : biểu diễn / Lương Hương Nguyên 
Chầu bé : biểu diễn / Cô Liên ( Hưng Yên )
Cùng các thành viên chụp ảnh lưu niệm kết thúc chương trình offline 4 

Video " hát văn lên đồng lần 4 - 22.4.2011 "


video - Giao lưu hát văn lên đồng lần 4

 CHÚA NGUYỆT HỒ
Chúa Nguyệt Hồ hay còn gọi là Nguyệt Nga Công Chúa, là vị nữ thần được thờ tự tại xã Hương Vĩ, huyện Yên Thế ,tỉnh Bắc Giang. Chúa bà được tôn xưng là vị thánh ban lộc danh và tài bốc bói cho các thanh đồng mang căn mệnh ngài



CÔ BÉ
Trong các giá đồng, có thể nói giá Cô Bé Thượng Ngàn là giá đồng vui tươi, hào hứng nhất.

Riêng một thú trên ngàn thiếu lĩnh
Đỉnh non bồng một cảnh sơn trang
Xinh thay một thú Cô Bé Ngàn
Bầu Trời cảnh Phật phong quang bốn mùa
Trên bát ngát trăm hoa đua nở
Dưới cảnh rừng bầy thú dạo chơi
Chim bay chấp chới mọi nơi
Cá theo dòng nước đua bơi vẫy vùng


26 April 2011

Tản văn - Ngày giỗ mẫu




Nắng vàng vàng thì ông đồng đi làm về! Chỗm trệ trên chiếc xe tồng tộc, mồ hôi vã ra với đủ các thứ quà: hoa quả, vàng tiền, trầu cau... chuẩn bị cho ngày mai nhà có giỗ. ông đồng chào mẹ rồi vội vã đi ra giếng. Trong nhà bà mẹ nói vọng ra : Con ơi sáng nay mẹ đi chợ mua ốc, bánh đa nướng, gạo nếp cẩm rồi... còn thiếu đậu phụ, với bánh giầy thì sớm mai mua con nhỉ ? Em dâu mày nó bắt được ít cáy ở ruộng nhà, mai mẹ nấu canh cua với bún thế là có canh...

Ông đồng vẫn vội vã vồn nước giếng lên mặt cho tỉnh táo, sau một chặng đường dài từ nơi làm về cùng với cái nắng đầu hạ nồng nàn khiến trong người mệt mỏi ,  ông chỉ trả lời một câu gọn nỏn: Vâng ạ ! rồi đi mau sang sân Phủ xem mấy bác thợ còn đang cắm cúi xây tường hoa bao quanh . Giọng ông lo lắng :  Mấy chú ơi kiểu này cháu lo quá, mai đã là Giỗ Mẫu , chẳng còn mấy là hầu rồi mà mọi việc còn thế này thì ... anh cả lên tiếng: Chú cứ yên tâm cả nhà sẽ cố gắng hoàn thiện cơ bản trước khi Hầu Ngài hai ngày . Tay rót nước chè xanh mời mọi ngưòi lòng ông đồng thấy yên tâm hẳn.

Sau bữa cơm tối quyếnh quáng, ông thân lên nhà trên chuẩn bị viết sớ sách, bà thân với con dâu út cũng vội vàng sửa lễ ngày mai. ông đồng ngồi trên bực cửa hỏi mẹ : ơ thế ngày mai nhà ta có bao người vậy mẹ ?
Bà thân nhẹ nhàng : Mẹ thấy con cuối tuần trước nói lần này giỗ Mẫu nhà mình cơm canh còn tất cả đợi đến Rằm, sớm nay các bác các cô với ông Cả nhà mình có hỏi mẹ cũng bảo vậy ! Lại chỉ thấy vâng một cái nhẹ tênh, ông đồng thay đồ vòng qua sân lên Phủ.

Tiếng chuông , tiếng mõ đều đều sau khoa Phổ Môn, ông tụng kinh Địa Mẫu. Thằng Tôm cháu ông đi chơi dưới ngoại giờ mới về í ới ngoài sân Phủ , miệng vừa lạy cụ lại vừa gọi bác ngọng nghịu . Ông chỉ cười rồi lại quay vào tụng kinh tiếp , khi cô em dâu bế thằng Tôm ra ngoài miệng dịu dàng : Lạy các cụ, cháu còn nhỏ cho 
con xin.
Giọng bà thân mắng iu cháu: bố anh chỉ được cái mau chân, mau miệng thôi!
nhà ở biệt lập , mà phúc đức cho ông đồng lại có gia trung hoà thuận chứ hầu hạ Bồn Phủ đâu có dễ . Bạn bè , rồi những người đến lễ bái thường khen thế, những lúc như vậy chỉ thấy ông thoáng vui , bởi lòng ông cả trăm ngàn mối.

Năm giờ sáng ông vừa thức giấc thì đã thấy dưới nhà lịch kịch , xoong chảo , tiếng cười nói vừa nghe của mấy người đến giúp việc. Hôm qua chắc mệt quá mà bác cả ngủ quên vẫn chưa dậy bà nhỉ ? Tiếng chị Uyên hỏi bà thân: ừ, chắc thế cô ạ !

Tiếng dép lẹp kẹp , ông đồng đi xuống chào mọi người rồi đi ra vườn , mùi hoa cau , hoa bưởi... dìu dịu , ngọt ngào khiến lòng ông phấn trấn. đang lòng vòng quanh sân tiếng chuông điện thoại reo, bản văn Công đồng ông mới cài làm nhạc chờ vang lên hào khí. ông bắt máy, bên kia giọng người một người đàn ông lạ: Dạ Thầy đó ạ, con Xuân hôm rồi đến mà không có Thầy ở nhà... ông nhẹ nhàng: Vâng, nhưng tôi không phải thầy anh anh ạ, con nhà Thánh xin anh cho tôi nói thật... cuộc hội thoại tiếp tục... ông gọi ông thân: Bố ơi có anh Xuân ở Quảng Ninh xin về làm lễ ạ, bố giúp anh ấy một lá sớ cúng Mẫu nhé! ông thân trong nhà đang điền tên mấy người con nhang của phủ đáp: ừ, bố biết rồi.

Lễ nghi đã chỉnh chu , trên Công đồng bày mâm ngũ quả , trầu cau , hương hoa ly, hoa cúc , ngọc lan hoà quyện với nhang trầm, nhìn lên Tam toà ,  ông Đồng thấy thanh tâm cưòi tủm tỉm. Đài âm dương trong tay ông tung lên thành kính , gia quyến cùng con công đệ tử đồng thanh: nam mô a di đà... Tiếng mõ, tiếng kinh a Di đà lại vang vang, thánh thót... Ngày Tiệc Mẫu.

bài viết :  Phủ Triều Linh Từ
Gửi tặng : mantico blog 

25 April 2011

"Offline Hát văn 4 & diễn xướng" của Nguyễn Việt Dũng


 CHÚA NGUYỆT HỒ
Chúa Nguyệt Hồ hay còn gọi là Nguyệt Nga Công Chúa, là vị nữ thần được thờ tự tại xã Hương Vĩ, huyện Yên Thế ,tỉnh Bắc Giang. Chúa bà được tôn xưng là vị thánh ban lộc danh và tài bốc bói cho các thanh đồng mang căn mệnh ngài.  diễn xướng giá đồng “Chúa Nguyệt Hồ” do sự thể hiện của Chị Giang ( Hà Nội )


 QUAN LỚN ĐỆ TAM
Trạnh giang biên doành ngân sở Bắc
Ánh vầng hồng soi rạng Nam minh
Ngài con vua Bát Hải Động Đình
Đệ Tam Thái Tử giáng sinh đền rồng.

Quan Lớn Đệ Tam hay còn gọi là Đệ Tam Vương Quan, Bơ Phủ Vương Quan, Đệ Tam Hoàng Thái Tử…. Ngài đứng ngôi vị thứ ba trong hàng Quan Lớn Đền thờ ngài được lập ở nhiều nơi, trong đó nổi danh là: đền Lảnh Giang, Duy Tiên, Hà Nam và đền Xích Đằng, Hà Nam. Quan Lớn thường ngự về đồng với sắc phục mầu trắng, khăn áo có thêu rồng hổ, diện mạo oai phong. Bản chầu văn ca ngợi sự tích Quan Lớn, thường được hát với điệu dọc bắc và phú nói


Giá đồng : Chầu bé




 ÔNG HOÀNG MƯỜI

Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt
Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa
Vung gươm lên ngựa đề cờ
Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam

Câu hát từ thủa nào còn vang vọng, giúp ta gợi nhớ công lao người anh hùng cứu nước.
“Ông Mười trấn thủ Nghệ An
Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Giày

Đức Hoàng Mười , hay còn gọi là ông Hoàng Thập, Đệ Thập Thánh Hoàng là vị anh hùng được thờ tại Đền Mỏ Hạc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An – Đền Chợ Củi, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày mồng 10 tháng 10 là ngày giỗ trọng của Đức Hoàng Mười.



Cung văn Tham gia chương trình



MC  : A Quang  và anh Anh Tuấn
Nguồn :  Facebook   Nguyễn Việt  Dũng  
Lời dẫn :  Soạn giả Phúc Yên
Các bạn có thể xem thêm ảnh ở địa chỉ : FACEBOOK

Bộ ảnh OFFLINE 4 của anh Đoàn Kỳ Thanh tặng blog


CHẦU ĐỆ TỨ- CHẦU LỤC
Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai, hay còn gọi là Đệ Tứ Thánh Chầu, Chiêu Dung công chúa, Mai Hoa công chúa…. Ngài đứng ngôi vị thứ tư trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu. Chầu bà giá ngự về đồng với sắc phục mầu vàng. Chầu văn hát theo điệu dọc và cờn.
Chầu Lục là vị thánh người Nùng được thờ chính tại đền Lục Cung, thuộc thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn. Chầu bà thường giá ngự về đồng với sắc phục mầu xanh chàm, mầu xanh lam đậm, chầu văn hát theo điệu xá thượng.



CHẦU BÉ
Chầu Bé là vị thánh người Nùng được thờ tại đền Bắc Lệ, Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn. Thánh Chầu thường giá ngự về đồng với sắc phục mầu đen, xanh đen hoặc xanh chàm… ,chầu văn hát theo điệu xá thượng



CÔ BƠ
Dù ai buôn bán đâu đâu
Mười hai tháng sáu rủ nhau mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười hai tháng sáu thì về Ba Bông

Cô Ba Thoải hay còn gọi Cô Bơ Thoải , Cô Bơ Thác Hàn, Cô Bơ Bông là vị Thánh Cô đứng ngôi vị thứ ba trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô. Đền thờ chính của Cô là đền Ba Bông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Tiên Cô thường ngự về đồng với sắc phục mầu trắng, đầu vấn khăn vành dây. Sau khi khai quang, Tiên Cô chèo thuyền theo điệu múa đôi mái chèo.


CÔ SÁU
Cô Sáu Sơn Trang hay còn gọi là Cô Sáu Lục Cung là vị Thánh Cô thứ 6 trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô. Tiên Cô hầu cận Chầu Lục trong đền Lục Cung, tỉnh Lạng Sơn. Tiên Cô thường giá ngự về đồng với sắc phục màu xanh chàm, mầu xanh lam, hoặc mầu tím – chầu văn hát theo điệu xá thượng.


 CÔ BÉ
Trong các giá đồng, có thể nói giá Cô Bé Thượng Ngàn là giá đồng vui tươi, hào hứng nhất.
Riêng một thú trên ngàn thiếu lĩnh
Đỉnh non bồng một cảnh sơn trang
Xinh thay một thú Cô Bé Ngàn
Bầu Trời cảnh Phật phong quang bốn mùa
Trên bát ngát trăm hoa đua nở
Dưới cảnh rừng bầy thú dạo chơi
Chim bay chấp chới mọi nơi
Cá theo dòng nước đua bơi vẫy vùng


Hình ảnh : Đoàn Kỳ Thanh ( Nhà báo )
Lời dẫn : Soạn giả Phúc Yên


( ĐỂ XEM HÌNH ẢNH TỐT HƠN CÁC BẠN KÍCH TRỰC TIẾP LÊN ÀNH ) 

Lời cảm ơn ( offline 4 - 24.4.2011 )




Giá đồng : Cô Sáu Sơn trang ( photo : Đoàn Kỳ Thanh )

Để có được buổi offline thành công . BLOG xin trân thành gởi lời cảm ơn tới các bạn tham gia biểu diễn , cung văn , các bạn lên khăn áo , mạnh thường quân , các báo đài đưa tin về sự kiện này và ekip chương trình ở các vị trí Mod . Và đặc biệt blog xin gửi lời cám ơn chân thành tới GS Ngô Đức Thịnh, TS Nguyễn Xuân Diện, các thanh đồng đạo quan, các bác, các anh chị và các bạn từ mọi nơi đã đến với buổi offline. Mong rằng lần offline tiếp theo nhận được sự ủng hộ , chia sẻ và quan tâm của tất cả thành viên .

• NHỮNG VỊ TRÍ MOD THAM GIA

Nội dung :
Nhất – Admin /A. Trí Minh / Anh Hoàng
Dẫn chương trình ( MC ) :
Anh Quang / Anh Tuấn
Biểu diễn :
Bạn Phúc
Cung Văn :
Anh Tạ Hải Kình / Chị Vân (Nhị) / Bạn Trường
Âm Thanh :
Bạn Sơn
Trang trí :
Anh Tuân
Kế toán :
Chị Xuân / Huyền
Tiếp đón :
Anh Thành / Lương Hương Nguyên
Đạo cụ biểu diễn:
Quốc Bảo / Thanh Tùng
Công tác hậu cần:
Thái – tuyên quang

• CÁC TIẾT MỤC THAM GIA BIỂU DIỄN

- Chúa Nguyệt Hồ : Chị Giang – HN
- Quan Tam Phủ : Cô Nga – HN
- Chầu Đệ Tứ + Chầu Lục: Bạn Phúc – Hưng Yên
- Dâng Văn Chầu Bát
- Chầu Bé: Anh Hùng – HN
- http://www.blogger.com/img/blank.gifDâng Văn Ông Bẩy
- Ông Hoàng Mười : Bạn Nguyên – Tuyên Quang
- Cô Bơ : Bạn Thái – Tuyên Quang
- Cô Sáu: Bạn Đức Anh – HN
- Cô Bé: Cô Liên – Hưng Yên
- Tiết mục múa nón :  Hùng ( Hà Nội )

• CÁC NHÓM VÀ CÁ NHÂN THAM GIA DÂNG VĂN TẠI BUỔI OFFLIEN

- Huy – Nam Định : ( 0978512838 ) - Nguyệt / Trống phách / Hát
- Anh Quang và đồng nghiệp – Hưng Yên (0983938062) – Nguyệt / Trống phách /Hát
- Anh Hoàn và đồng nghiệp - Hưng Yên – Nguyệt / Trống phách / Hát
- Anh Điện và đồng nghiệp - Hà Nội - Nguyệt / Trống phách / Sáo / Hát
- Anh Hoan – Hà Nội - Hát
- Chị Vân - Hà Nội ( 0904114417) – Thập lục
Lã Anh Tuân và Bạn Dũng :  Hỗ trợ bên khăn áo

..................................
MẠNH THƯỜNG QUÂN

Tạ Hải Kình : 2.000.000 VND
Diệu Hoa : 1.000.000 VND
Chu Quốc Ân : 1.000.000 VND
Vũ Tất Thành : 500.000 VND
Lê Lánh ( Hà Nội ) : 200.000 VND
Đoàn Kỳ Thanh : 200.000 VND
 Huyền ( Hà Đông ) : 300.000 VND
 cô Phạm Toan ( Hưng Yên)  : 200.000 VND
Chị Vân :  200.000VND
Bùi Thị Bình :  200.000 VND
 Đặng Thiên Hùng ( Hà nội ) : 500.000VND
Phúc |( cô chín ):  tài trợ hoa quả
A Tuân ( Quảng cáo ) : tài trợ banner 4 

Rất mong lần offline tiếp theo của chúng ta sẽ thành công hơn nữa .

Nghe hát văn - xem lên đồng, offline lần thứ 4 của mantico


doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT: Tôi lại đến giao lưu với matico Hát văn lần thứ 4 để nghe hát văn và xem lên đồng. Tôi quen mọi người đến mức từ dưới nhà lên đến tầng 3, gặp ai cũng chào hỏi tôi với cái tên cúng cơm: "Chú Thành"!

Cả Hà Nội này chỉ có quán trà "Thiên Sơn" ở 88 phố Thanh Nhàn, Hà Nội tổ chức hát văn và lên đồng, một nghi lễ tâm linh mang sắc thái dân tộc truyền thống lâu đời của Việt Nam ta. Có lẽ số phận hát văn lên đồng trải qua sự tồn tại gian truân nhất từ xưa đến nay. Chỉ đến đời Nguyễn thì loại hình nghệ mang tính văn hóa tâm linh này mới sáng sủa hơn. Nhưng rồi lại trở về với nửa công khai, nửa bí mật, thậm chí được hát văn chứ không được lên đồng!- Một tín ngưỡng Tứ phủ bao giờ cũng đi song song với nhau, nhưng vừa khuyến khích vừa cấm. TS Frank Proschan từng nói: “Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Người Việt đã triển lãm nền văn hóa Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài. Những người tham gia hầu đồng chính là những người quản lý nhà bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hóa Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu”.

Thật là mừng, những người yêu thích hát văn, lên đồng lần này đông gần gấp đôi lần trước, gần 100 người. Tôi thấy có những bà cụ ở lứa tuổi U80 và cả các cháu trên 10 tuổi. Có nhiều cô mặc áo dài truyền thống, cũng có cô mặc váy ngắn như các cô chân dài hay măc.

Trong buổi giao lưu này còn có GS.TS Ngô Đức Thịnh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, nay là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam; TS Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm; KTS Đoàn Kỳ Thanh, là bộ ba tổ chức chương trình lên đồng tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại 24 Tràng Tiền Hà Nội trong tháng 2 vừa qua. Dự buổi giao lưu còn có anh Chí Minh, Hội Phật giáo. Mở đầu, mọi người nghe anh Quang cung văn ở Hưng Yên trình bày bản văn Công đồng. Tiếp đến là các cung văn và thanh đồng trình diễn. Anh chị em đã đề nghị GS.TS Ngô Đức Thịnh nói về nguồn gốc, lịch sử và nền tảng văn hóa của Đạo Mẫu, những giá trị văn hóa trong diễn xướng hầu đồng của Đạo Mẫu Việt Nam. Nhiều thanh đồng nói lên cảm nghĩ của mình khi trình diễn, nhiều người nói đã lên đồng rất nhiều làn ở đền phủ , nhưng trình diễn trước các nhà nghiên cứu thì run, không biết có đúng không ? Tuy nhiên chương trình một buổi sang như vậy là hấp dẫn và hiểu thêm nhiều vấn đề. Mọi người hy vọng không bao lâu nữa UNESCO sẽ công nhận hát văn - lên đồng là Di sản Văn hóa phi vật thể của nước ta. Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi giao lưu hát văn matico lần thứ 4.


Từ trái sang: Anh Trí Minh, KTS Đoàn Đức Thành, KTS Đoàn Kỳ Thanh, GS.TS Ngô Đức Thịnh, TS Nguyễn Xuân Diện.





Cô bơ / Thái ( Tuyên Quang ) 


Giáo sư NGô Đức Thịnh


Tiến sĩ : Nguyễn Xuân Diện ( Viện Nghiên cứu Hán Nôm )



Anh Trí Minh



Đội Cung văn tham gia OFFLINE



MC A. Quang giao  lưu với cô Nga ( Đền Lừ ) và Cô Liên ( Hưng yên )




Bài viết : Đoàn Đức Thành
Nguồn : http://my.opera.com/doanducthanh/blog/show.dml/29464202

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991