31 May 2011

Văn Quan Đệ Ngũ ( Trình bày : Xuân Đậu )



Quan Đệ Ngũ



Đệ tử con khấu đầu cung thủ
Tiến văn chầu đệ ngũ tuần tranh
Uy gia lẫm liệt tunghoành
Trừ tà sát quỷ lên danh tướng tài



Việt sử chép Hùng triều thập bát
Cảnh địa linh Bạch Hạc Phong Châu
Dựng nền xã tắc dài lâu
Nhớ ơn tiên tổ đời sau giữ gìn
Vừa gặp hội bể yên sóng lặng
Triệu bách thần gia tặng phong công
Quan Tuần Tranh lẫm liệt oai hùng
Cứu dân hộ quốc nên công hàng đầu
Giảo Long hầu khâm ban sắc tứ 
Trấn Ninh Giang thuỷ bộ chư danh
Bao phen đắp luỹ xây thành
Khắp miền duyên hải sông Tranh nức lòng
Sông Tranh ơi hỡi sông Tranh,

Non nước còn ghi trận tung hoành,
Lẫm liệt oai hùng gương tráng sĩ,
Ngàn thu ghi nhớ dấu oai linh.
Ai về qua bến sông Tranh,
Nhớ người tráng sĩ tài danh tuyệt vời.
Dẫu rằng nước chảy hoa trôi,
Sông Tranh dù cạn, ơn người còn ghi.
Loa đồng hỏi nước sông Tranh,
Long đao cứu nước, anh hùng là ai?
Sông Tranh đáp tiếng trả lời,
Có Quan đệ ngũ, chính người Ninh Giang
Tài cung kiếm sánh cùng võ tử 
Đức kinh luân ví tựa Trương Tô
Phong lưu mã thượng giang hồ
Cung cầm dưới nguyệt con đò trên sông
Chí đã quyết ngaòi vòng cương toả
Hay đâu là duyên nợ ba sinh
Buồng xuân thiếu bạn chung tình
Thoả lòng tráng sĩ tài anh phỉ nguyền
Thề non nước nên duyên kì ngộ
Bỗng đâu ngờ mắc nợ oan khiên
Tin đâu khẩn cấp ban truyền 
Quan quân tầm nã khắp miền sông tranh
Có ngờ đâu đất trời thay đổi,
Người anh hùng cổ nặng xiềng gông.
Ngài bị bắt giam ở chốn Kỳ Cùng 
Quan oan vì tuyết nguyệt, bởi lòng ái ân
Trước cung điện, triều đình tra xét,
Bắt long hầu chuyển khắp mọi nơi.
Ngài oan vì ong bướm lả lơi,
Chiết hoa, đoạt phụ tội trời không dung.
Lệnh viễn xứ sơn cùng, thuỷ kiệt,
Nỗi oan này thấu tỏ hỡi cao minh.
Hoàng bào đã nhuôm chàm xanh
Tấm thân đành nhục vinh lẽ thường
Đường thiên lý quan san bỡ ngỡ
Hỏi trăng già có tỏ cho ai
Hỏi trăng hỏi gió hỏi trời
Hỏi rằng nguyệt lão trêu người vì đâu
Hỏi cây cỏ sao mưa dầu nắng dãi,
Vẫn vươn mình há ngại phong ba.
Cỏ cây ơi có thấu tỏ lòng ta,
Sơn cùng thuỷ kiệt sương sa lạnh lùng
Thà thác vinh còn hơn sống nhục,
Sông Kỳ Cùng tắm ngọc Côn Sơn
Kiệt cùng hiu hắt trăng non
SôngCùng trong đục nước tuôn đôi dòng
Ngẫm cảnh vật lòng đau như cắt
Nợ trần hoàn quyết dứt cho xong
Lòng riêng đã quyết với lòng
Mượn dây oan nghiệt cho xong tội trời
Rừng hoa cỏ thương người đã khuất 
Bỗng đùng đùng gió giật mưa sa
Nỗi oan chuyển động đất trời
Dây oan kia biến thành đôi bạch xà


Đất Ninh Giang tìm nhà có phúc

Thử lòng người trong lúc lánh thân

Tháng hai vừa tiết trung tuần

thử lòng ông lão mộng thần ứng ngay
Tỉnh giấc mộng mới hay sự lạ
Đôi bạch xà tựa cửa hai bên
Long xà kì dị thảo hiền
Từ khi xuất hiện vui thêm cửa nhà
Ba tháng sau đàn gà đã hết
Thương rắn hiền không biết lo sao
Khó Khăn âu cũng tính liều
Ông bà nông lão sớm chiều đông tây
Bỗng một buổi tai bay hoạ rủi
Hai ông bà mắc tội cửa công
Lệnh nghiêm sấm sét đùng đùng
Tậu gà nuôi rắn không dung tội này
Lệ nuốt lệ đắng cay xiết kể
Thương rắn thần tựa thể thương con
Khấu đầu tạ trước công môn
Xin đem đôi rắn thả luôn giữa dòng
Cơn phong vũ ầm ầm nổi dậy
Sóng bạc đầu nước xoáy mênh mông
Long xà thoát xuống thuỷ cung
Nước rẽ đôi dòng cuồn cuộn chứa chan
Khắp duyên hải sấm ran từ đấy
Bóng long hầu nổi dậy nơi nơi
những phường bán nước hại nòi
Gian tà quỷ quyệt tội trời không tha
Dìm đáy nước về toà thuỷ tộc
Tội gia hình bõ lúc sai ngoa
Lẽ thường tội báo oan gia
hại nhân nhân hại sự đà không sai
Nước Văn Lang vào đời Thục Phán,
Giặc Triệu Đà có ý xâm lăng, 
Triều đình ra lệnh tiến binh,
Thuyền bè qua bên sông Tranh rợp trời.
Bỗng nổi trận phong lôi bão táp
Ba quân đều sợ hãi khiếp kinh
Hỏi ra mới biết sự tình
Thiết bày hương án lễ trình bên sông
Mời trưởng lão trong vùng thôn xóm
Khấn vừa xong gió lặng sóng yên
Uy linh sự đã hiển nhiên
lệnh truyền dân xã lập đèn bên sông
Công hộ quốc gia phong thượng đẳng,
Tước phong hầu truy tặng Đại vương, 
Bảng vàng thánh thọ vô cương
Hiếu trung tiết nghĩa đôi đường vẹn hai.
Gương anh hùng muôn đời soi tỏ,
Đất Văn Lang thiên cổ anh linh,
Bao phen đắp luỹ xây thành,
Khắp miền duyên hải, sông Tranh nức lòng.


Bản văn :  HUY ( nam định ) ST 
Photo : Mantico 
Hát văn : Quan Lớn Đệ Ngũ ( Trình bày : Xuân Đậu )



19 May 2011

Chầu văn : Nhớ Bác ( Lời mới )


Mùa trăng nhớ Bác
Tác giả: Khuyết danh
Người trình bày: Nghệ sĩ Kim Liên
Thể loại: Hát văn

12 May 2011

Đường trường tải lương ( Chèo )



Thuyền lớn quan bắt tải lương
Còn chiếc thuyền bé đưa nàng sang
Chờ nàng chả thấy nàng sang
Để anh chờ đợi sương sa lạnh lung
Đắp một dải yếm hơn chung áo mềm
Anh cầm chèo nàng ngủ đấy sao yên
Đánh thức nàng dậy ngồi bên cọc chèo
Qua Thái Sơn tới núi Cánh Diều
( Lời thơ)


Đây là lời thơ của làn điệu “ Đường trường tải lương”. Đây là làn điệu nằm trong hệ thống đường trường và là một trong những làn điệu dài và khó trong nghệ thuật chèo đòi hỏi phải có kỹ thuật cao. Làn điệu này có tính chất trữ tình, sâu lắng thiết tha đằm thắm đượm mầu trách móc, thở than. Thường được dùng để biểu hiện tâm trạng chờ đợi, nhớ nhung có thể dùng cho đơn ca nam hoặc nữ và cũng có thể dùng cho dàn đồng ca

ĐƯỜNG TRƯỜNG TẢI LƯƠNG

Bản 1 : Trình bày : Nghệ sĩ nhân dân Minh Lý

Bản 2 : Trình bày : Nghệ sĩ ưu tú Thanh Bình


Bản 3 : Trình bày : Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoài


Bản 4 : Trình bày : Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hải




KHI HÁT SẼ THÀNH

Tải i lương i / i chiếc thuyền ì / lớn i / i í nay / í i i thôi i / dậu i / i ì i í / ì i i (LK4)

Thuyền / ông i quan i (xt2) ơi / i i bắt (xt2) ới / i a a / đem đi tải í (xt2) ới / i í lương í i i ông / quan í ngài / i ì i (xt2) ơi / a bắt í i đem / đi à đi tải í (xt2) ới / i í lương i / i í i i i i í / ì i i (LK4)

Ấy í / còn ì một (xt2) a nay / dậu ìì / chiếc i thuyền ì / ì i i / i i i í / i ì (xt3) i / i ì i í i i / i / i ì / ỉ / í / i ì i / i i í / i i này / ì i í / i i (LK4)

A nay / dậu / anh mấy đưa i / i í i (xt2) ới / a a nàng này / này sang / bên quá i (xt2) ới / i í giang i / i i i í / í i i anh i (xt2) a / anh í chờ ì / cô / i i nàng (xt2) i / i i chả i / í i chả này này chả i (xt2) a / có thấy i / thấy i i í i / i i nàng (xt2) i / í i ra i / í i i ì i i i í / i i này / ì i i / í i i (LK4)

Ấy / để í anh i (xt2) a nay / dậu / anh i chờ / í / i i đợi i i i í / i ì i (xt3) i / i ì i í i i / i / i ì / ỉ / í / i ì i / i i i / í i này / ì i i / í i i (Lk4)

A nay / dậu / nó mấy sương i / i í i (xt2) ới / ì i xa này / này sương / xa cô lạnh i (xt2) ới / i ì lùng ới ới i / em ơi i / i ì đêm i (xt2) i /i í hôm í i ì / ì i qua (xt2) a / a á sương í i / sương này này sương (xt2) a / sương giá i / sương / giá cô lạnh i (xt2) í / i i lùng ì / ỉ / í / i i ì (LK4)

Ấy / đắp một i (xt2) a nay / dậu ì ì / chiếc i giải i (xt2) ì / ì i yếm i / i i i í / i ì ì (xt3) i / i ì i í i i / i / i ì / ỉ / í / i i ì / i i i í / i i này / i i i / i í i (LK4)

A nay / dậu / nó mấy hơn i / i ì í i (xt2) ới / i í chung này / này năm / tấm i áo ì ( xt2) ới / i i mềm ơi ới i / em ơi i ìanh (xt2) á / a cầm ì / í / i i chèo (xt2) i í ngủ i / í i ngủ này này ngủ í (xt2) a / a đấy i / ngủ / đấy í sao i (xt2) ới / i í yên i / i í i / i / í / ì ỉ i (LK4)

Anh / đánh thức (xt2) a nay / dậu / cô i nàng / i / i i dậy i i i í / i i ì (xt3) i / i ì i í i i / i / i ì / ỉ / í / i i ì i i i í / i i này / ì i i / í i i (LK4)

A nay / dậu i / em mấy ngồi i / i ì í i (xt2) ấy / mấy í bên này / này bên / cái i mái i (xt2) ới / i i chèo ơi ới i / em ơi i ìqua (xt2) a / qua thái i / i / i í sơn (xt2) a / à tới i / í i tới này / này tới i (xt2) a / a núi i / tới / núi i cánh i (xt2) ới / i diều ì / ỉ / í / i i ì
-----------------------------------------------------------------------------
Sưu tập: Bảo Hoàng
Trình bầy: Mantico blog

06 May 2011

Kêu gọi đóng góp ủng hộ blog nâng cấp thành web


Hiện tại chi phí để đưa blog sang thành một web động , bao gồm trang chủ và diễn đàn gồm có :

- Chi phí tên miền :  600K ( chi phí hàng năm 450. 000VND / 1 năm )
- Chi phí Host : 750.000 CND / 1 năm
- Thiết kế giao diện web : 5.000 .000 VND
------------------------------------------------------
Tổng chi phí : 6.200.000 VND

Blog rất mong nhận được sự ủng hộ phát tâm công đức của các thành viên . Các bạn có khả năng thiết kế website xin vui lòng ra mặt trợ duyên cùng blog . Mọi đóng góp  / trợ duyên của các bạn sẽ là động lực giúp blog lớn mạnh và tổ chức được nhiều sự kiện liên quan tới Tín ngưỡng tứ phủ 

Thay mặt blog
MANTICO  

MẠNH THƯỜNG QUÂN TIẾP DUYÊN CHO BLOG


Chị Diệu Hoa ( Hà Nội ) : 2.000.000 VND
Chị Giang ( Hà Nội ) :  500.000 VND
Quốc Nghĩa ( Lạng sơn ) : 100.000VND



Sửa lễ vật


Nói về tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ không thể không nói đến tập tục hành hương đi lễ cầu an tại các phủ đền miếu điện vào các ngày đầu xuân, các ngày sóc vọng (rằm, mồng một), các ngày tiệc thánh, hội đền hay bất kỳ ngày nào trong năm. Đi lễ thánh trước hết để tỏ lòng tôn kính ngưỡng phục biết ơn chư thánh đã bảo hộ cho dân an quốc thái, cho đất nước phồn hoa , sau đó là sự nguyện ước cho gia đình bản thân những điều tốt lành, bình an, may mắn. Dời cuộc sống tất bật bon chen, người ta tới cửa thánh để du ngoạn, tĩnh tâm, nương theo Phật Thánh để tu đức tích thiện làm điều có ích. Theo phong tục cổ truyền, khi đi lễ cầu an người ta thường chuẩn bị đồ lễ, sớ văn và khấn vái như sau :

 SỬA LỄ VẬT

Thông thường, các lễ vật được sắp làm các phần lễ và bày ở các ban chính ( ban công đồng, ban trần triều, ban sơn trang, ban Mẫu….) hoặc tất cả các ban thờ trong nơi thờ tự. Các lễ vật dâng tiến thường có:

1.Trầu cau:( phù lưu)

Người xưa có câu : “miếng trầu là đầu câu chuyện”.Trầu cau tuy là lễ vật đơn sơ nhưng lại rất có ý nghĩa. Thường mỗi một phần lễ lại đặt kèm một lễ trầu cau hoặc có thể chỉ đặt đại diện ở các ban đại diện ( ban công đồng). Một lễ trầu cau có thể chỉ là một quả cau - một lá trầu hoặc một nải cau (cành có nhiều quả) hay cả buồng cau. Cau trầu khi dâng lễ thường dùng loại tươi chứ ít dùng loại cau khô. Cau thì trọn quả bánh tẻ (không già mà cũng không non quá) có vỏ xanh nhẵn không có trầy xước và có râu thì càng tốt . Lá trầu chọn loại lá tươi dày, màu xanh hoặc hơi ánh vàng. Thường chọn số quả cau là số lẻ như 1, 3, 5, 9… với quan niệm số lẻ là số âm : tương ứng với sự huyền ảo linh thiêng và cũng là tổng của hai số chẵn và lẻ : sự thuận hòa âm dương, hay quan điểm cho rằng số lẻ là số phát triển và số chẵn thì không tăng thêm nữa, vậy thì sẽ không có thêm tài thêm lộc được .Cũng có khi chọn số chẵn như 12, 36 ,72… (những số này đều có thể chia ra thành ba phần ) hay số 100 (tượng trung cho sự trọn vẹn hoàn mĩ). Có một điều lưu ý là số 7 tuy là số lẻ nhưng cũng rất nhiều người kiêng vì cho rằng 7 lễ đọc theo tiếng hán là thất lễ đồng âm dị nghĩa với từ thất lễ trong nghĩa là làm không đúng lễ phép( vô lễ). Về số lượng của các lễ vật khác cũng tương tự như ở phần này nên sẽ không nói lại nữa.
Ngoài trầu và cau ta có thể đặt kèm một ống vôi hay quết một it vôi ở phần đầu của lá trầu. Vôi để dâng lễ thường là vôi đào (vôi hồng), ngoài ra còn có thể dâng thêm thuốc lào, vỏ quạch, vỏ chay.... Ngoài dâng trầu nguyên lá, cau nguyên quả, người ta còn dâng trầu têm cánh phượng đặt vào đĩa hay cắm vào các que tre vót nhọn hay cắm cùng các cành hoa nhìn cũng rất đẹp và trang trọng ( Nhưng vẫn nên có một đĩa trầu nguyên lá cau nguyên quả)


2.Các đồ lễ chay: Hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (lục cúng)
Lục cúng gồm sáu phẩm vật chay tịnh dâng cúng Phật Thánh
- Hương : ở đây nói về phần hương sống ( hương chưa đốt) để đặt vào phần lễ. Có thể dùng hương thẻ, hoặc hương vòng hay hộp hương trầm. Phần hương này thường sẽ để nhà đền thắp sau này. Phần hương đốt ( hương thắp) sẽ nói sau.
- Hoa : thường dùng loài hoa có cả hương cả sắc. Dâng hoa lễ thánh là tiến dâng vẻ đẹp ( sắc) và lòng thành tâm ( hương) tới chư vị Phật Thánh. Hoa có thể cắm vào bình, lọ hay bày vào đĩa. Hoa để dâng tiến thường không giới hạn về màu sắc. Ví như hoa màu trắng thường được ít mua về thờ tại nhà ( màu tượng trưng cho sự tang tóc buồn bã) mà thường mua hoa đỏ ( màu cát tường) hay hoa vàng ( màu phú quý..) nhưng với tín ngưỡng tứ phủ thì màu trắng lại là màu tượng trưng cho thủy phủ ( cõi sông nước) . Tại các đền thờ về thoải phủ hay vào ngày tiệc các vị thánh thoải người ta thường dâng hoa hay các lễ vật màu trắng.
- Đăng ( đèn): tượng trưng cho nguồn sáng, trí tuệ, hay sự linh thiêng. Các đền thường thắp đèn dầu hoặc đèn điện, còn người dâng lễ thường dâng nến cây hoặc nến cốc…
-Trà ( chè): có thể dâng trà gói ( trà khô) hoặc trà đã pha hay các loại nước khác như nước trắng, nước hoa quả, nước hương nhài…
- Quả : mùa nào thức ấy, dâng tiến các loại quả tùy tâm.
-Thực: các loại oản, bánh kẹo, xôi, chè kho …

3.Rượu và các đồ lễ mặn:

Người xưa có câu “vô tửu bất thành lễ” ( không có rượu không thành lễ nghi). Rượu thường được đựng trong bình nhỏ hoặc rót ra chén và bày trên ban công đồng, ban Trần triều hay ban thờ các nam thần cùng các đồ lễ mặn như các loại thịt được nấu chín như thịt gà, thịt lợn… hay chế biến thành giò, nem, chả…
Các đồ lễ như thịt sống, trứng ,gạo muối thường được bày riêng ở ban thờ hạ ban (thờ ngũ hổ, thanh xà, bạch xà). Thịt sống, trứng (vịt) được bày năm quả để dâng các quan ngũ hổ, trứng (gà) bày hai quả riêng để dâng thanh xà bạch xà.
Ngoài ra trong những dịp cần thiết người ta dâng lễ tam sinh là ba loại động vật khác nhau như : gà , ngan, cá hay gà lợn cá,……. . Các đồ lễ dâng sơn trang như cua, ốc, cá khô… cũng thuộc loại đồ lễ mặn

4. Đồ mã, tiền vàng (kim ngân minh y)

Đi lễ hành hương, người ta thường dâng các đồ mã đơn giản như nón hài, các loại giấy tiền, giấy xu, giấy vàng, hay các loại vàng tứ phủ. Vàng tứ phủ là các loại vàng được xếp từ các phong vàng nhỏ thành từng cây. Vàng tứ phủ có các màu theo tứ phủ như màu đỏ ( thiên phủ), màu xanh( nhạc phủ), màu vàng ( địa phủ), màu trắng (thoải phủ) và màu tím hay màu xanh lam đậm. Loại vàng này có các kích cỡ từ nhỏ đến lớn và dâng các vị thánh theo cấp độ tương ứng. Thí dụ như vàng dâng các quan lớn thường to và nhiều hơn vàng dâng các thánh cô.
Rượu và các đồ lễ mặn chỉ để dâng thánh không được dâng ở ban thờ Phật. Các đồ lễ khác thì có thể dâng ở tất cả các ban.

5.Bảo vật

Các cụ có câu “ tốt lễ dễ kêu”, càng dâng tiến đồ lễ chau truốt cầu kỳ tố hảo thì càng dễ kêu cầu đắc lễ đắc bái. Dâng lễ vật là để tỏ lòng thành kính ngưỡng mộ và mong cầu chư thánh bảo hộ gia ân. Bảo vật ở đây là đồ lễ quý báu cao sang, nó quý hơn cả vàng bạc kim cương. Đó chính là tâm bảo. Phật Thánh tại tâm. Những đồ lễ giới thiệu ở trên cũng xuất phát từ lòng thành tâm ngưỡng mộ Phật Thánh. Tùy vào điều kiện mà mỗi người có thể sắm sửa các đồ lễ phù hợp. Không nên quá chú trọng vào đồ lễ vật chất mà cần thiết hơn cả là tâm bảo – đồ lễ quý giá mà một người đi lễ nên có

Bài viết : Soạn Giả Phúc Yên 
Đăng : mantico
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991