Showing posts with label Chầu văn. Show all posts
Showing posts with label Chầu văn. Show all posts

04 October 2018

VĂN CA THÁNH MẪU CD

https://youtu.be/fMCk9xtDcjo

30 September 2018

Sự kiện : CHẦU VĂN MỘT THỜI VẮNG BÓNG



Hát Chầu Văn gắn liền với tục lên Đồng hay còn gọi thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt, có một thời bị hiểu nhầm là mê tín dị đoan, là "tàn dư văn hóa độc hại của chế độ phong kiến".

Theo đó hàng loạt địa điểm thực hành tín ngưỡng, tổ chức Hát Văn bị cấm hoạt động hoặc phá bỏ. Môi trường diễn xướng không còn, các hình thức sinh hoạt cổ truyền của Hát Văn cũng dần biến mất khỏi đời sống xã hội.

Cho đến thập niên cuối thế kỷ XX, khi tín ngưỡng Tứ phủ được phục hồi, hình thức sinh hoạt hầu bóng bắt đầu hồi sinh thì các giá trị đích thực của Hát Văn cổ truyền đã mai một khá nhiều. Phần lớn mọi người chú trọng vào phần Lên Đồng và xem nhẹ phần Hát Văn chỉ như một phần phụ trợ của buổi thực hành tín ngưỡng.

Sự đứt gãy về thời gian và môi trường diễn xướng làm cho Hát Văn cổ truyền dần mai một theo năm tháng. Và, rất nhiều giá trị đã ra đi theo các bậc cung văn cao tuổi. Cũng thêm phần vì tính chất đặc thù của Hát Văn là loại âm nhạc phi văn bản, hệ thống các giá trị nghệ thuật được lưu truyền qua phương thức truyền miệng, truyền ngón nghề trực tiếp. Nếu không có trò theo học thì tất nhiên các giá trị trong người thầy rồi sẽ cùng ông về nơi chín suối.

Hát Văn Thi và Hát Văn Thờ cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Lần tổ chức Hát Văn Thi của giới cung văn Việt Nam diễn ra gần nhất cách đây đã được 24 năm, vào năm 1994 tại đền Sòng Vọng phố Tôn Đức Thắng, thành phố Hà Nội.

Năm 2018, Sở Văn Hóa và Thể Thao Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long tổ chức chương trình “ Về Nguồn – Trải nghiệm cùng di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội”. Đây là hoạt động giới thiệu, truyền dạy nhằm giúp cho đông đảo người dân yêu thích, quan tâm tâm tới các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Hà Nội. Thông qua đó, góp phần khơi dậy ý thức tự hào dân tộc, tình yêu Tổ quốc và trách nhiệm gìn giữ phát huy vốn văn hóa quý báu của cha ông để lại.

Trong khuôn khổ chương trình là số trải nghiệm “Nghệ thuật Hát Chầu Văn”, bộ môn nghệ thuật gắn liền với di sản Văn hóa thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt, vừa được Unessco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Chương trình gồm ba phần chính phần chính là  Tọa Đàm, Truyền Dậy và Thực Hành “ Hát Văn Thi-Một Thời Vang Bóng”

Khách mời của chương trình :

1) Lão nghệ nhân Hoàng Trọng Kha 94 tuổi đến từ Tp Hà Nội.
2) Lão nghệ nhân Nguyễn Văn Tuất 85 tuổi đến từ Tp Hà Nội.
3) Lão nghệ nhân Đinh Công Ru 84 tuổi đến từ Thái Bình.
4) Nghệ nhân Nguyễn Hà Cân -Trưởng pháp văn Phủ Tây Hồ -Tp Hà Nội.
5) Nghệ nhân Hồng Văn Chén – thủ nhang đền cây Quế-Tp Hà Nội.
6) Nghệ nhân Lê Tuấn Việt đến từ Tp Hải Dương.
7) Nghệ nhân Phạm Văn Ty – trưởng pháp văn đền Dâu 64 Hàng Quạt-HN
8) Nghệ nhân Vũ Ngọc Châu Tp Hà Nội
9) Nghệ nhân Lương Trọng Quỳnh.
10 Nghệ nhân Đinh Công Mạnh.
11 Nghệ nhân Xuân Tĩnh.
12 CLB Hát Văn Xứ Đoài
13 CLB Văn Ca Miền Bắc
14 CLB Hát Văn Thăng Long
15 CLB Hát Văn Việt Nam

Chương trình miễn phí tham dự cho các bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Ấn tham gia sự kiện
Bước 2: Đăng kí vào link :https://goo.gl/forms/3lTPGSmM0m4lfxeI3
Bước 3: Tag tên 3 người bạn cũng muốn tham gia kèm status viết cảm nhận của bạn khi biết đến chương trình.
Bước 4: Chia sẻ sự kiện lên facebook của bạn, để ở chế độ công khai
Bước 5: Đợi tin nhắn xác nhận.
Mọi thông tin hỗ trợ truyền thông xin liện hệ hotline 0915.803.882 (Ms Quyên)

26 September 2018

LỜI NGỎ CHẦU VĂN


“Ở Việt Nam có lẽ không có một tôn giáo nào mà sức hấp dẫn lại mạnh như Tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại sao nó lại hấp dẫn như vậy, có lẽ bởi tất cả mọi người đều cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ khi tham gia thực hành, tính linh hoạt và tính mở của nó rất lớn. Cá nhân tôi không phải là người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu nhưng tôi cảm thấy rất thích thú mỗi lần được dự các hoạt động của cộng đồng này.”

Ông Phạm Sanh Châu – Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Đặc phái viên của Chính phủ về các vấn đề UNESCO, Tổng thư ký ủy ban UNESCO Việt Nam chia sẻ.

HÁT VĂN LÀ GÌ ?



Hát văn còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam.

Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Người hát chầu văn xưa được gọi là Thầy Văn, hay Cung Văn theo cách gọi thời nay.

Cung văn ngồi một bên mé trong khi người hầu bóng (gọi là thanh đồng) ngồi trước bàn thờ. Hai bên cung văn là nhạc công tấu nhạc cùng ban phụ họa hát theo.

HÁT VĂN CÓ TỪ BAO GIỜ?


HÁT VĂN CÓ TỪ BAO GIỜ?

Hiện các tài liệu ghi chép về hát chầu văn còn rất ít, nhưng các tài liệu đều thống nhất: Hát chầu văn có lịch sử hình thành lâu dài, ra đời sớm hơn so với các loại hình dân ca khác. Trong sách “Kiến văn tiểu lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784) có ghi: “Thời Trần (1225 – 1400) có lối hát trước mặt Đế Vương, gọi là hát Chầu”.

Từ thế kỷ XVII, chầu văn phát triển mạnh ở Nam Định cùng với quá trình hình thành quần thể các di tích trọng điểm ở Nam Định như phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản), phủ Quảng Cung (xã Yên Đồng, huyện Ý Yên), đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc), đền Cố Trạch (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định)…, sau đó phát triển ra các vùng lân cận như Hà Nam, Thái Bình và ngày càng lan tỏa ra nhiều vùng trên cả nước.

Giai đoạn cuối triều Nguyễn (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) là thời kỳ thịnh vượng nhất của nghi lễ hát chầu văn của người Việt nói chung, ở Nam Định nói riêng, có sự tham gia của các quan lại địa phương và triều đình.

Từ năm 1954, hát văn dần dần bị mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Từ năm 2000 đến nay, cùng sự phát triển của kinh tế xã hội, với các chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, Nghi lễ này được khôi phục, phát triển trở lại và nay còn được sân khấu hoá, trình diễn để phục vụ đời sống đương đại.

01 July 2012

Hà Nội và nghệ thuật Hát Văn thờ



Nguồn: Tạp chí VHNT số 301

1. Theo dòng thời gian

Tại Hà Nội, sinh hoạt hát văn thờ từng diễn ra khá sôi động vào nửa đầu TK XX. Các địa điểm thường xuyên tổ chức hát văn thờ là đền Quán Thánh, điện Mẫu trong chùa Huyền Thiên (phố Hàng Khoai), phủ Tây Hồ, đền Dâu (phố Hàng Quạt), điện Mẫu chùa Vĩnh Trù (phố Hàng Lược), Đền thờ bà Lý Chiêu Hoàng (phố Hàng Bún)... Theo lời kể của nghệ nhân Lê Bá Cao, bên cạnh hát văn thờ, hát văn thi vẫn được tổ chức cho đến những năm 1949, 1950. Hàng năm vào ngày tiệc, người ta thường lấy bản văn sự tích đền ra làm nội dung cho hát văn thi. Có thể nói, hát văn thi chính là động lực để đem đến sự tồn tại và phát triển cho hát văn thờ.

Thời điểm đó, hát văn thờ luôn được các cung văn chú trọng, và cũng tại đây, đã xuất hiện nhiều cung văn nổi tiếng như Đào Văn Sinh (Sinh lớn), Nguyễn Văn Sinh (Sinh con), Phạm Kim Lân, Lê Văn Phụng, Tư Quất, Phạm Văn Khiêm… Với lòng nhiệt thành yêu vốn cổ, một vài người còn sáng tác các bản văn phụng thờ thánh, tiêu biểu là ông Phạm Văn Khiêm viết bản Giáng tiên kỳ lục kể sự tích Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Tây Hồ, Giảo long hầu về quan đệ ngũ Tuần Tranh. Bài bản của hát văn thờ vốn là khuyết danh, thì đến thời điểm này đã ghi nhận thêm một số tác phẩm có tên người sáng tác.

Từ những năm 50 đến 80 TK XX, sinh hoạt hát văn nói chung, hát văn thờ nói riêng khá ảm đạm. Các hoạt động lên đồng giảm bớt, nhưng không hoàn toàn mất đi. Nhiều ông, bà đồng vẫn tiếp tục tổ chức lên đồng với quy mô nhỏ ở những nơi hẻo lánh, vào buổi tối muộn, gọi là hầu vụng, thậm chí để đảm bảo bí mật, trong khi hát người ta không dùng nhạc cụ, gọi là hầu vo. Hát văn hầu dù bị cấm đoán gắt gao vẫn len lỏi tồn tại, nhưng hát văn thờ và hát văn thi là những sinh hoạt khá quy mô của tín ngưỡng Tứ phủ thì hoàn toàn không được tổ chức.

Sau những năm 80 TK XX, hát văn cùng nhiều thể loại âm nhạc tín ngưỡng khác được phục hồi. Đáng tiếc là, nếu đầu TK XX còn có đủ ba hình thức hát văn thờ, văn hầu, văn thi, thì nay chỉ thấy sự thống lĩnh của hát văn hầu (phục vụ cho nghi thức hầu bóng), còn hát văn thờ (dâng bản văn sự tích để ca ngợi công đức của vị thánh hoặc hát bản văn Công đồng để thỉnh các vị thần về chứng giám) lui vào hậu trường và hát văn thi (thường tổ chức vào những ngày lễ lớn để so tài cung văn) thì mất hẳn.

Âm nhạc hát văn ngày trước thanh tao, chặt chẽ, nay có biểu hiện phát triển tùy tiện kể cả bài bản cũng như phong cách. Trước đây, cung văn phải đi theo thầy nhiều năm, vừa phụ việc, vừa học đầy đủ chữ Nho, khoa cúng, hát văn thờ, hát văn hầu mới có thể trình làng; nay chỉ học vài tháng, thậm chí học qua băng cassette, giọng hát chưa ngọt, tiếng đàn chưa tinh, đã khăn áo tới các đền phủ hành nghề. Hát văn đã trở thành kế sinh nhai cho nhiều người. Bởi vậy, nếu cho rằng hát văn hầu ở giai đoạn này đang trên đà phát triển, thì đó chỉ là cách đánh giá bề nổi nhìn vào số lượng, còn chất lượng rất đáng lo ngại. Đó cũng là điều trăn trở của nhiều cung văn tâm huyết.

Cuộc hồi sinh của tín ngưỡng Tứ phủ chưa thực sự đến với hai hình thức hát văn thờ và hát văn thi. Tại Hà Nội chỉ còn hai địa điểm có hát văn thờ là đền Dâu (phố Hàng Quạt) và phủ Tây Hồ. Người quản lý đền Dâu - ông Trang Công Thịnh - vẫn tổ chức hát văn thờ theo đúng nghi thức xưa và, nhờ kế sách chiêu hiền đãi sĩ mà ông đã quy tập được một số nghệ nhân thường xuyên tới hát. Với mong muốn tre già măng mọc, các nghệ nhân Hoàng Trọng Kha (1922), Phạm Quang Đạt (1928 - 2006), Trang Công Tấu (1927), Nguyễn Văn Tuất (1934) đã và đang trao lại trách nhiệm bảo vệ số phận của hát văn thờ cho thế hệ cung văn kế cận như Hồng Văn Chén (1952), Phạm Văn Ty (1958), Lê Thanh Hà (1966), Nguyễn Hà Cân (1976).

2. Hát văn thờ

Buổi lễ có hát văn thờ là sinh hoạt linh thiêng của tín ngưỡng Tứ phủ, được ấn định tổ chức vào những thời điểm nhất định trong năm như ngày tiệc, ngày tứ quý hoặc hát mở đầu trong những buổi hầu bóng có quy mô lớn. Ngày tiệc là ngày quy hóa của vị thánh mà đền là nơi thờ chính hoặc thờ vọng, như tiệc Mẫu Liễu Hạnh (3-3), tiệc Cô Bơ (12-6), tiệc Quan Tam Phủ (24-6), tiệc Ông Hoàng Bảy (17-7), tiệc Đức Trần Triều (20-8), tiệc Đức Vua Cha (22-8), tiệc Ông Hoàng Mười (10-10), tiệc Quan Đệ Nhị (11-11)…

Tứ quý là bốn vấn chính trong một năm: thượng nguyên (tháng giêng), nhập hạ (tháng tư), tán hạ (tháng bảy) và tất niên (tháng mười hai). Việc thờ cúng vào ngày tứ quý của tín ngưỡng Tứ phủ có ảnh hưởng từ nghi lễ của nhà Phật. Vấn thượng nguyên quan trọng nhất vì là lễ trình, lễ cúng đầu tiên trong năm. Vấn nhập hạ để cầu chư thần chư thánh giải bệnh tật cho mùa hè. Vấn tán hạ là hết mùa hè, cảm tạ thần linh phù hộ cho qua ba tháng hè và cầu cho ba tháng mùa thu được yên lành. Lễ tất niên là lễ tạ chuẩn bị bước sang năm mới. Nghi thức cúng của bốn vấn nhìn chung giống nhau, riêng lễ thượng nguyên gồm cúng sao giải hạn và lễ nhập hạ có cúng quan ôn quan dịch để giải trừ dịch bệnh, vì mùa hè là mùa nhiều bệnh tật nhất trong năm.

Buổi lễ có hát văn thờ thì không chỉ duy nhất có một loại hình này, mà còn tùy vào mục đích của từng buổi lễ có thể còn nhiều nghi thức khác. Trong buổi hầu bóng có quy mô lớn, mở đầu thường là một khoa cúng Mẫu, sau đó đến hát văn thờ bản văn Công đồng để mời các vị thánh về chứng giám, cuối cùng là hát văn hầu phục vụ cho nghi thức hầu bóng. Trong ngày tiệc, ngày tứ quý, các nghi thức diễn ra khá thống nhất, hát văn thờ thường là nghi thức cuối cùng. Đền nào không thờ vọng Phật thì chỉ làm một khoa cúng Mẫu, cúng chúng sinh và hát văn thờ. Còn đền thờ vọng thì có riêng một khoa cúng Phật, tụng kinh, sau đó vào khoa cúng Mẫu (hoặc có thể gộp vào một khoa cúng Phật - Mẫu) rồi tụng kinh, cúng chúng sinh và hát văn thờ.

Hát văn thờ là nghi thức cuối cùng trong buổi lễ. Bằng tiếng đàn, giọng hát, người cung văn đại diện cho bản đền, cho các con nhang đệ tử dâng lên thần linh tấm lòng thành kính. Tùy theo mục đích và quy mô của buổi lễ vào ngày tiệc, ngày tứ quý mà bài bản hát văn thờ có thay đổi. Trong những buổi lễ hầu bóng trịnh trọng, sau khi cúng Mẫu, cúng chúng sinh, người ta đề nghị các thầy cho thêm một bản văn Công đồng. Trong khi các thầy dâng văn thờ, quan khách ngồi lễ thì người ngồi đồng sẽ thay xiêm áo. Không nhất thiết phải kết bản văn Công đồng mới được hầu bóng, có khi cung văn hát chưa hết bản đã chuyển sang hát văn hầu ngay. Khi ông, bà đồng cầm khăn đỏ phủ diện vái, cung văn chuyển sang điệu dọc là điệu vui, đánh dịp nâng bóng trên mặt trống. Vái xong, ông bà đồng thưa: “A di đà Phật, xin phép vị đồng đền, xin phép các thầy cho hát văn hầu Mẫu”. Cung văn chuyển sang đánh trống kiều và vào hát văn hầu. Hát văn thờ trong buổi hầu bóng khác với ngày tiệc hoặc ngày tứ quý ở chỗ, người cung văn không ngồi chính giữa mà ngồi bên trái hoặc bên phải ban thờ.
Vào ngày tứ quý, cung văn hát bản văn Công đồng và Chầu thủ đền - đây là những bản văn chung ở các đền. Văn Công đồng để thỉnh mời toàn bộ vị thần trong điện thờ về chứng giám cho buổi lễ. Chầu thủ đền là bản văn tạ, bởi có câu “Sám hối chầu đại xá cho đồng”, để nói buổi lễ có điều gì sơ xuất, mong được lượng thứ.
Vào ngày tiệc, đền thờ phụng vị thánh nào thì hát bản văn sự tích ca ngợi công đức vị thánh đó. Hiếm khi người ta hát bản văn Công đồng, vì riêng bản văn sự tích đã quá dài. Cho tới nay, những bản văn sự tích lưu truyền tại Hà Nội không nhiều, có thể kể tới: Địa tiên Thánh Mẫu, Cảnh thư đường, Bóng giăng loan (thờ Mẫu Liễu Hạnh), bản văn Mẫu Thoải (thờ Mẫu đệ tam), văn Nhị vị Bồ tát (thờ Nhị vị Bồ tát tại đền Ninh Xá, Hà Nội), văn Sự tích bà Lý Chiêu Hoàng (thờ Lý Chiêu Hoàng tại đền thờ bà ở phố Hàng Bún, Hà Nội)…
Làn điệu được coi là linh hồn của âm nhạc trong hát văn thờ. Để chuyển tải phần lời ca dài, hát văn thờ vận dụng một hệ thống làn điệu phong phú, lên tới 14 điệu, gồm bỉ, miễu, thổng, phú bình, phú chênh, phú dầu, phú nói, đưa thư, vãn, dọc, cờn, hãm, kiều dương, dồn. Những bản văn bằng chữ Nôm lưu lại tới nay còn ghi rõ làn điệu của mỗi đoạn lời ca. Làn điệu được viết bằng chữ Nôm gọi là cách. Ở đây để đảm bảo tính thống nhất, chúng tôi gọi là làn điệu hoặc điệu hát.

Thứ tự sắp xếp các điệu hát trong một bản văn được gọi là bố cục làn điệu. Một số bản văn thờ tiêu biểu như văn Công đồng, Mẫu Thoải, Cảnh thư đường, Nhị vị Bồ tát đưa tới bố cục làn điệu khá thống nhất. Văn Công đồng gồm các làn điệu theo thứ tự: bỉ, miễu, thổng, phú bình, phú nói, dọc, đồn. Văn Mẫu Thoải với: bỉ, miễu, thổng, phú bình, phú chênh, phú dầu, phú nói, đưa thư, vãn, dọc, cờn, hãm, kiều dương, dồn. Văn Cảnh thư đường với: bỉ, miễu, thổng, phú bình, phú chênh, phú dầu, phú nói, dọc, cờn, kiều dương, dọc, hãm, dồn. Văn Nhị vị Bồ tát với: bỉ, miễu, thổng, phú bình, phú chênh, phú dầu, phú nói, đưa thư, vãn, dọc, cờn, hãm, dồn.

Mở đầu bản văn thờ bao giờ cũng là ba điệu hát được coi là lề lối: bỉ, miễu, thổng. Ba làn điệu này chỉ sử dụng trong hát văn thờ hoặc hát văn thi mà không dùng trong hát văn hầu.

Sau cặp bộ ba lề lối này là tới các điệu hát phú, thường theo thứ tự: phú bình, phú chênh, phú dầu, phú nói. Tên gọi cũng nói lên được tính chất của mỗi lối hát. Theo nghệ nhân giải thích, thì cung đàn của điệu thổng chỉ chuyển sang phú bình là hợp, nên không ai hát phú chênh, phú dầu, phú nói trước phú bình.

Điệu hát đưa thư thường xuất hiện giữa bản văn. Tùy vào nội dung lời ca của mỗi bản hát văn thờ mà người ta có dùng lối hát này hay không. Ví dụ, lời ca trong văn Mẫu Thoải hay Nhị vị Bồ tát có bức thư gửi vua cha, nên bắt buộc phải hát điệu đưa thư, nhưng trong văn Công đồng hay Cảnh thư đường thì không có.

Sau điệu đưa thư, các lối hát xuất hiện linh hoạt hơn với vãn, dọc, cờn, hãm, kiều dương. Thường điệu vãn xuất hiện ngay sau điệu đưa thư nên trong văn Công đồng, Cảnh thư đường vì không có điệu đưa thư nên không xuất hiện điệu vãn. Hệ thống làn điệu cờn khá phong phú với cờn xuân mang màu sắc tươi sáng đối lập với cờn oán mang sắc thái trầm tư, còn cờn luyện thì câu cuối được nhắc lại hai lần.

Sự có mặt của điệu kiều dương trong bản văn thờ phụ thuộc vào khả năng của người cung văn, bởi hát một bản văn thờ thường mất hơn một tiếng đồng hồ, khi ấy người cung văn khá tốn sức mà điệu kiều dương lại ở âm khu cao nên không phải khi nào cũng đủ hơi để hát. Trong bố cục bốn bản văn trình bày ở trên, thì điệu kiều dương chỉ xuất hiện trong văn Mẫu Thoải, văn Cảnh thư đường, điều đó chứng tỏ nó không phải là một sự bắt buộc. Nghệ nhân kể rằng, trong hát văn thi, ban giám khảo thường ra thêm điệu kiều dương, vì đây là điệu khó hát, để đánh giá trình độ của thí sinh.

Dồn là làn điệu cuối cùng không thể thiếu trong một bản văn thờ. Nhạc của hát văn nói chung, hát văn thờ nói riêng cùng có chung quy luật: vào đầu hát chậm, sau nhanh dần, về cuối càng giục giã để kết. Nghệ nhân giải thích rằng, điệu dồn xuất phát từ điệu phú nói. Nếu phú nói hát nhấn nhá từng chữ thì điệu dồn cũng theo dịp ba nhưng hát gấp và cuốn lên. Điệu dồn không có trong hát văn hầu.

Trừ bản văn Công đồng để thỉnh mời toàn bộ vị thánh Tứ phủ, còn các bản văn khác thường kể lại cuộc đời nhân vật hiển thánh. Do vậy, lời ca văn Công đồng ngắn hơn nhiều so với các bản văn khác. Số lượng điệu hát trong văn Công đồng chỉ là 7, trong khi văn Mẫu Thoải là 14, Cảnh thư đường là 13 (không có làn điệu đưa thư, vãn, nhưng điệu dọc xuất hiện hai lần), Nhị vị Bồ tát là 13 (không có điệu kiều dương). Bản văn Công đồng mà chúng tôi thu thanh được có điệu dọc, nhưng theo nghệ nhân thì bố cục làn điệu của bản văn trước đây hát theo thứ tự: bỉ, miễu, thổng, phú bình, phú chênh, phú nói, dồn. Văn Công đồng được coi như một khoa cúng, nên những điệu trên được đánh giá là chủ chốt trong hát văn thờ.

Như vậy, ba điệu hát lề lối mở đầu bỉ, miễu, thổng, chính là dấu hiệu giúp người nghe phân biệt giữa hát văn thờ với hát văn hầu. Các điệu hát phú với sự đĩnh đạc, chững chạc của nó cũng được đề cao trong bố cục hát văn thờ. Hệ thống làn điệu trong hát văn thờ còn ghi nhận sự góp mặt của các điệu vãn, dọc, cờn, hãm, kiều dương tạo cho âm nhạc thêm phần sinh động và hấp dẫn.

Hát văn thờ thường do ba cung văn thực hiện. Một người đánh đàn nguyệt, một người đảm nhiệm các nhạc cụ gõ gồm phách, cảnh, trống ban và một người đánh trống cái. Ba người này có thể luân phiên nhau hát. Không sử dụng thanh la trong thành phần bộ gõ là điểm khác biệt giữa hát văn thờ và hát văn hầu.
Đàn nguyệt là nhạc cụ đi giai điệu chủ chốt trong dàn nhạc hát văn thờ. Đàn nguyệt hay còn gọi là đàn song vận (đàn 2 dây), nguyệt cầm (cây đàn hình mặt trăng), đàn kìm (từ miền Trung trở vào) là một trong những nhạc cụ đặc sắc của người Việt đã gắn bó với lịch sử dân tộc từ khá sớm. Theo các nghệ nhân, đàn nguyệt trong hát văn thờ phổ biến lên dây theo hai kiểu chính là dây bằng (dây quãng 5) và dây lệch (dây quãng 4). Dây bằng thường sử dụng khi hát các làn điệu thổng, phú bình, phú chênh, phú dầu, phú nói, đưa thư, vãn, dọc, hãm, kiều dương, dồn. Dây lệch dùng với các làn điệu bỉ, miễu, cờn. Như vậy, kiểu dây bằng chiếm ưu thế trong âm nhạc hát văn thờ.

Bộ ba nhạc cụ gõ không định âm gồm phách, cảnh, trống ban là một kết hợp tiêu biểu của hát văn thờ. Nếu so sánh nhịp điệu bộ gõ trong hát văn hầu với nhịp một, nhịp đôi, nhịp ba, nhịp trống kiều, nhịp trống sai, thì nhịp điệu bộ gõ trong hát văn thờ khá khiêm tốn với ba kiểu đại diện là nhịp dồn phách, nhịp đôi và nhịp ba. Những nhạc cụ này chỉ do một người cung văn đảm nhiệm.

Phách là nhạc cụ được làm bằng gỗ hoặc tre già, dài khoảng 25-30cm, rộng khoảng 4-6cm. Cảnh có hình dáng như một chiếc đĩa nhỏ, bằng đồng, đường kính khoảng 10-15cm. Trống ban là loại trống nhỏ, hai mặt bịt da, đường kính khoảng 25-30cm, cao 7-10cm. Cung văn đảm nhiệm các nhạc cụ gõ này thường sử dụng 3 dùi. Trong đó, tay phải đánh 2 dùi cùng một lúc trên cảnh và phách, tay trái đánh 1 dùi trên phách hoặc điểm trên trống ban. Trong hát văn thờ không sử dụng thanh la (bằng đồng có kích thước to hơn cảnh) là nhạc cụ thường dùng cho những làn điệu sôi nổi, rộn ràng (xá, nhịp một), hoặc đệm cho múa trong hát văn hầu.

Trống cái có đường kính khoảng 30cm, cao 45cm, hai mặt bịt da bò, tang trống làm từ gỗ mít. Trống cái trong hát văn thờ chỉ đánh điểm ba tiếng ở giữa hoặc cuối trổ hát gọi là trống xuyên tâm. Trước đây, trong hát văn thi, chánh hoặc phó chủ khảo thường đánh trống để thưởng hay phạt điểm. Không tham gia trực tiếp vào việc diễn tấu nhịp điệu, ngoài vai trò chấm câu, tiếng trống còn mang ý nghĩa khen chê, giúp người xung quanh biết đâu là những câu hát hay, câu đàn ngọt. Hiện tượng này tương tự như ở ca trù của người Việt.

Nguồn: Tạp chí VHNT số 301

Chúa Ba Nàng , Bà là ai ?

Hôm qua mình đi lễ tại Đền Công đồng bắc lệ,được nghe các bác quản lý đền và Bác thầy cúng tại đền có nói về Chúa ba nàng tại Bắc Giang như sau:

Thời kỳ chiến tranh biên giới 1979,nhân dân các tỉnh phía Bắc nước ta đi sơ tán.Các đền phủ thuộc tỉnh Lạng sơn cũng sơ tán,trong đó có Đền Quan Giám sát,vị thủ nhanh đồng đền có rước Tượng Ngài về một cái hang tại làng có tên là Ba Nàng cho tiện việc sáng chiêu chiều mộ,hương khói.Lúc đó ban thờ cũng rất chi là sơ sài,tại ngôi làng đó có 3 chị em gái (theo như bác thầy cúng kể) có dị tật bẩm sinh,vì không muốn ăn bám cha mẹ nên 3 cô gái đó quyên sinh .Cái hang mà có tượng của vị đồng đền kia hàng ngày mọi người đi qua đi lại mỗi người thắp nén hương nên cũng bắt đầu đông đông.Và từ đó một câu chuyện được vị thủ nhang kia kết hợp với 3 chị em nhà nọ quyên sinh nên khoảng hơn chục năm gần đây mới xuất hiện nên ngôi đền Ba Nàng cùng tên với Ngôi làng ở đó.

Sau đó còn xuất hiện thêm 1 ngôi đền nữa là Đền Cô Chí Mìu.
Thầy tôi cũng xác nhận là ngày trước Ông có đi lễ tại vùng này (cách đây khoảng hơn 20 năm)không nghe thấy tên 2 ngôi đền trên.

Vậy kính mong các anh chị em và các cháu ai có thông tin gì xin được chỉ giáo.Cám ơn nhiều.
(ở đây là mình được nghe lỏm câu chuyện trên thôi nếu có gì không đúng mong mọi người hoan hỷ cho).

19 May 2011

Chầu văn : Nhớ Bác ( Lời mới )


Mùa trăng nhớ Bác
Tác giả: Khuyết danh
Người trình bày: Nghệ sĩ Kim Liên
Thể loại: Hát văn

07 April 2011

Chầu tám bát nàn - Hát văn ( traditional music)




Chầu là vị chầu bà giáng sinh dưới thời nước ta còn trong ách đô hộ của nhà Đông Hán, tên thật của bà là Vũ Thị Thục Nương, con gái thầy thuốc Vũ Chất, nguyên quán ở Phượng Lâu, Bạch Hạc (nay thuộc Vĩnh Phúc).Tương truyền, gia đình họ Vũ vốn thuộc dòng hào phú, một hôm ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ, thấy ngôi miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được lập từ thời thượng cổ, nay hoang tàn đổ nát, ông thành tâm liền huy động nhân dân quanh vùng góp tiền của công sức để tu sửa lại ngôi đền khang trang hơn. Khi về đến nhà chợt nằm mộng thấy có người tiên nữ đến xin làm con để trả ơn đã sửa đền. Liền đó, vợ ông thấy gió thu thổi, rồi có bóng người tiên nữ hiện ra trong làn hoa rơi trước cửa, kế đến thái bà thụ thai, đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh được chầu bà. Bà là người con gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm. Thái Thú Giao Châu lúc bấy giờ là Tô Định đem lòng si mê, muốn cùng bà kết duyên nhưng bà không chịu. Hắn bèn sai người giết hại cha bà cùng với lang quân của bà là Phạm Danh Hương. Thù nhà nợ nước, bà bèn tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa.

Vào năm 40 (SCN), chầu cùng với Hai Bà Trưng đánh đuổi được quân xâm lược Đông Hán (trong tích này còn lưu truyền câu chuyện, khi dấy binh ở Tiên La thì chầu bà đã nghe tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu, nhưng còn băn khoăn chưa biết có nên tập hợp nghĩa quân cùng Hai Bà không, thì vào đêm đó, chầu nằm mơ thấy nữ thần vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trao cho chầu bà lá cờ thần (cờ xan) và khuyên chầu nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc, và Chầu Bát đã làm theo ý trời, về Mê Linh tụ nghĩa), chầu được Bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân (còn có cách giải thích là chầu đã giúp dân thoát khỏi tám nạn của quân đô hộ nên có danh “Bát Nàn Tướng Quân” là do đọc chệch từ “bát nạn”), giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh Thiên Công Chúa) trấn giữ miền duyên hải (từ Hải Phòng đến Thái Bình).

Năm 43 (SCN), sau ba năm nước nhà độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta, bà cùng với Hai Bà Trưng kiên cường đánh trả, nhưng do thế yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, quân giặc đã dùng kế hiểm, biết binh sĩ ta toàn nữ giới, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vào, các bà không chống đỡ nổi phải rút lui), cuối cùng chầu cũng theo gương hai bà, trẫm mình để bảo toàn khí tiết (có tài liệu còn ghi lại khi bà kéo quân về đến ngã ba Nông thì đột nhiên có dải lụa hồng từ đâu bay tới, thế là quân giặc liền hò réo để bao vây bà, thi thể của bà xẻ làm tám mảnh, trôi về đâu, hiển ở đấy để nhân dân lập đền thờ).

Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng (nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về đền chầu). Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.

Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở rất nhiều nơi: nổi tiếng nhất có Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (tại đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu cũng là nơi di thể chầu trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La, nên cũng có khi gọi là Chầu Bát Tiên La), tại đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện: khi Chầu Bát đã thác ở trên ngàn, chầu còn hóa phép đốn cây rừng, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền. Tiếp đến là Đền Đồng Mỏ, thuộc thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hóa), ngoài ra còn có Đền tiên la ở Dốc Lã thuộc tỉnh Hưng Yên (là nơi chầu đóng quân) và Đền Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (cũng là nơi di hài chầu trôi về, tại đây bà còn được tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, và còn rất nhiều đền khác trong tỉnh Thái Bình và nơi quê nhà của bà ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày tiệc của Chầu Bát là ngày 17/3 âm lịch (là ngày chầu hóa).
----------------------------------------------------------------------bài viết : Duongminhduc






--------------------------------------------------------------------
Hát văn : Chầu Tám bát Nàn Trình bày : Đình Cương
--------------------------------------------------------------------


Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991