20 November 2010

Chầu Mười Đồng Mỏ

Chầu Mười Đồng Mỏ. Chầu Mười vốn là người Tày, dưới thời Lê Thái Tổ Trung Hưng khởi binh chống giặc Minh. Chầu sinh quán trong một gia đình có truyền thống đao cung ở đất Mỏ Ba (Đồng Mỏ), Lạng Sơn. Sau này, chầu trở thành vị nữ tướng tài ba, tập hợp quân dân các dân tộc ở đất Đồng Mỏ, giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh. Vua rất tin tưởng, giao cho chầu trấn giữ các châu, nơi cửa ải Chi Lăng. Trong trận quyết chiến Chi Lăng, Xương Giang, chầu đã lập chiến công, chém cụt đầu tên tướng giặc là Liễu Thăng. Kháng chiến thắng lợi, bà được vua phong công, giao cho cai quản vùng Mỏ Ba, Đồng Mỏ, trấn giữ ải Chi Lăng. Tại vùng Mỏ Ba, ba giúp dân lập xóm ấp làng bản, dạy dân làm ăn, được già trẻ xa gần ai ai cũng mến phục. Đến cuối mùa thu thì chầu về tiên.

Chầu Mười thường hay về ngự đồng trong các dịp tiệc vui hoặc các cửa đền ở đất Lạng Sơn. Khi ngự đồng, chầu thường mặc áo vàng, một múa kiếm, tay kia múa cờ lệnh (hoặc mồi) là khi chầu xông pha nơi trận mạc.

Đền Chầu Mười được lập ngay sát cửa ải Chi Lăng, nơi bà trấn giữ năm xưa, chính là Đền Chầu Mười Đồng Mỏ hay Đền Mỏ Ba, lập tại xã Mỏ Ba, thị trấn Đồng Mỏ, Lạng Sơn, lập trên ngọn núi cao. Khi chầu ngự đồng, văn thường hát rằng:



----------------------------------------------------------------
Văn Chầu Mười 

Trình bày : Xuân Hinh ( trích album : Văn ca thánh mẫu )

----------------------------------------------------------------



“Ai lên Đồng Mỏ Chi Lăng
Nhớ người nữ kiệt cứu dân tiền triều
Nước non gặp vận hiểm nghèo
Chầu Mười Đồng Mỏ sớm chiều xông pha
Vốn dòng sinh quán Mỏ Ba
Cần lao nối dõi việc nhà đao cung
Gặp thời Thái Tổ Trung Hưng
Theo vua dẹp giặc Liễu Thăng hàng đầu”



Hay khi nói về cảnh chầu xông pha nơi chiến trận:


“Canh ba giờ Tí hiện ra
Áo vàng phấp phới khăn hoa dịu dàng
Vua ban kiếm bạc cờ vàng
Cưỡi trên mình ngựa hiên ngang oai hùng
Đêm thanh bẻ lái giữa dòng...” 



VĂN CHẦU MƯỜI
-------------------------------------
Trích lời văn từ : Lục cung linh từ
-------------------------------------
Ai lên Đồng Mỏ Chi Lăng
Nhớ người nữ kiệt cứu dân tiền triều
Nước non gặp vận hiểm nghèo
Chầu Mười Đồng Mỏ sớm chiều xông pha
Vốn người sinh quán Mỏ Ba
Cần lao nối dõi việc nhà đao cung
Gặp thời Thái Tổ Trung Hưng
Giúp vua dẹp giặc Liễu Thăng hàng đầu
Vua sai Chầu trấn các châu
Khắp vùng xứ Lạng địa đầu giang san
Giặc Minh quen thói bạo tàn
Mưu đồ xâm chiếm biên cương địa đầu
Lệnh truyền hiệu triệu các châu
Sơn trang tám tướng nghe chầu ra binh
Mười đông chiến lược tung hoành
Dẹp tan giặc dữ triều đình phong công
Rước Chầu trở lại sơn trung
Giúp dân lập ấp lên vùng Mỏ Ba
Đức tài đã dậy gần xa
Bản mường cao lũng trẻ già đội ơn
Cuối thu mạn hạn về tiên
Nhân dân kỉ niệm lập đền Mỏ Ba
Người gần cho chí người xa
Rủ nhau trảy hội mỏ ba sớm chiều
Đường lên khuất khúc cheo leo

Mỏ Ba phong thủy họa đồ
Suối trong uốn lượn đền thờ trang nghiêm
Long xà hổ phục chim muông
Vượn dâng trái chín ngát hương hồng đào
Nghe chim gõ mõ sớm chiều
Phượng hoàng tung cánh mĩ miều họa ca
Canh ba giờ tí hiện ra
Áo vàng phấp phới khăn hoa dịu dàng
Lưng đeo kiếm bạc cung vàng
Cưỡi trên mình ngựa hiên ngang oai hùng
Đêm thanh bẻ lái giữa dòng
Lạng Giang ,Bản Kí ,Kì Cùng Lạng Sơn
Dừng thuyền bái yết chùa tiên
Thoát thôi Chầu trở về miền Tam Thanh
Dạo chơi Bắc Địa Long Thành
Sông Hương , núi Ngự như tranh họa đồ
Tháp chùa Thiên Mụ nhấp nhô
Sài Gòn , Gia Định chơi chùa Vĩnh Nghiêm
Bạch Đằng bến Nghé Thủ Thiêm
Chơi thôi chầu lại về miền Cốc Giang
Lăng Ông cổ tích danh lam
Khi chơi Đà Lạt lúc sang Vũng Tàu
Khắp hòa tam thập lục châu
Kon Tum Đắc Lắc một bầu sơn trung
Rừng già Chầu đã từng sang
Rừng Buôn Mê Thuột tiên nàng đón đưa
Chôm chôm soài cát rừng dừa
Trăm hoa ngàn quả tiễn đưa chân người
Bắc Nam trung một bầu trời
Dâng hương khấn nguyện Chầu Mười giáng lâm
Chữ rằng sở nguyện tòng tâm
Tấm lòng đệ tử nhất tâm một đời
Hôm nay văn hát mấy lời
Vun trồng công đức ngàn năm vững 


Chầu bé Bắc lệ ( Lạng Sơn )

Chầu Bé vốn gốc người Nùng, dưới thời Lê Thái Tổ, chầu giáng sinh xuống miền Bắc Lệ, Lạng Sơn. Chầu cũng là vị có công giúp dân, giúp nước. Có tài liệu cho rằng Chầu Bé tuy là một vị chầu bà người Nùng trên Lạng Sơn, nhưng chầu lại chính là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, giúp vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, và sau này được vua phong là Lê Mại Đại Vương. Vậy nên đôi khi Chầu Bé cũng được đồng nhất với Bà Chúa Sơn Trang. Chầu dạo chơi khắp chốn thắng cảnh hữu tình, dạy dân chúng trồng trọt chăn nuôi, lên rừng làm ruộng bậc thang, xuống sông suối đánh bắt cá tôm. Tương truyền, Chầu Bé có phép thần thông do Đức Thái Tổ ban quyền có thể lay núi chuyển ngàn, đôi lúc rong chơi chầu lấy tàu lá giả làm hàng bán để trêu đùa người trần gian. Tuy đành hanh sắc sảo nhưng chầu cũng hết sức nhân hậu, có việc dữ lành chầu đều mách bảo cho người trần.

Chầu Bé cùng với Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục, là một trong ba vị Chầu Bà trên Thượng Ngàn hay về ngự đồng nhất. Tuy thứ bậc chầu gần như là cuối cùng trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà nhưng không một ai hầu mà chầu không ngự đồng. Chầu ngự về đồng thường hay mặc áo đen (hoặc xanh chàm, còn trước đây chầu chỉ mặc quầy và áo ngắn đến hông), chân đi xà cạp, trên vai đeo gùi hoa, chầu về đồng thường khai quang rồi múa mồi. Đôi khi Chầu Bé có thể giống như Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục: chầu về chứng tòa Sơn Trang trong đàn mở phủ, sang khăn cho tân đồng hoặc chứng mâm giầu trình.


Đền thờ chính của Chầu Bé là ngôi đền nhỏ bên cạnh đền Bắc Lệ ở xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn với ngày tiệc chầu thì có nơi nói là 12/9 âm lịch, có nơi nói là 19/9 âm lịch. Ngoài Chầu Bé Bắc Lệ ra thì ở một số bản đền có các Chầu Bé cũng trên Thượng Ngàn, là Chầu Bé coi giữ ở đền đó và chỉ khi về chính đền, các vị đó mới ngự. Đó là:

a.Chầu Bé Đông Cuông ền Đông Cuông, Yên Bái)
b. Chầu Bé Đồng Đăng( Đền Đồng Đăng, Lạng Sơn)
c. Chầu Bé Tam Cờ (ở Đền Tam Cờ, Tuyên Quang)
d. Chầu Bé Đền Ghềnh (ở Đền Ghềnh, Hà Nội)

Nhưng thông thường, người ta chỉ hay hầu về Chầu Bé Bắc Lệ (cũng bởi vì có khi người ta coi các vị Chầu Bé kia cũng chỉ là Chầu Bé Bắc Lệ, giáng hiện ở khắp nơi, được phụng thờ ở đền đó làm Chầu Bé bản đền nên mang các tên gọi khác nhau). Khi chầu ngự, văn thường hát rằng:







“Ai lên tới Lạng Sơn châu thổ

Hỏi thăm đền Chầu Bé nơi nào
Hỏi thăm Bắc Lệ mà vào
Đền thờ Chầu Bé thấp cao mấy tầng”








Hay khi nói về những cuộc dạo chơi nơi non bồng nước nhược, nơi cảnh trí hữu tình của chầu:

“Thường dạo cảnh Bảo Hà Thác Cái
Đền Đông Cuông đức đại tối linh
Tuyên Quang cảnh trí hữu tình
Núi Giùm Mẫu ngự thác ghềnh nguy nga
Vào rừng cấm một tòa bích động
Đền Ỷ La lồng lộng ngôi cao
Cây Xanh chầu mắc võng đào
Mỏ Than chầu ngự thấp cao mấy tầng
Cảnh núi rừng đèo heo hút gió
Thú lâm sơn hoa cỏ tốt tươi
Minh Lương suối lượn quanh đồi
Chầu thường dạo cảnh khắp nơi hữu tình
Lai Châu, Suối Rút, Hòa Bình
Đỉnh non Bắc Kạn một mình cheo leo
Hài xanh đủng đỉnh lưng đèo
Trên dòng sông Vị mái chèo đua bơi
Khi về xứ Lạng rong chơi
Nức danh Chầu Bé nơi nơi phụng thờ
Đền Ghềnh cảnh đẹp nên thơ
Chầu lên Hương Tích hái mơ đem về”


Hay khi nói về sự tích và vẻ đẹp của Chầu Bé, văn cũng hát rằng:





“Chầu Bé vốn người Nùng chính gốc
Quả áo lam, khăn lục vấn đầu
Đai xanh kiềng bạc túi chầu
Một bên dao quắm che tàu lá gai
Chân hài xảo đầu cài trâm nhím
Vòng kim cương tam khí lồng tay
Hây hây mặt nước vơi đầy
Như bông hoa nở giữa ngày đầu xuân
Tuổi Chầu Bé đương tuần trăng độ
Trên Sơn Lâm Thái Tổ ban quyền
Phép tiên lay núi chuyển ngàn
Bẻ ba tàu cọ làm hàng bán chơi”






-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lời Văn Chầu Bé / Trích : Lục cung linh từ
Hát Văn : Khắc Tư ( Album - văn ca Thánh Mẫu )
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Núi xếp núi mấy tầng cao thấp
Cây xen cây tràn ngập màu lam
( Ngôi Đền thờ chầu bé trên ngàn )x2
Có con suối nhỏ vắt ngang sườn đồi

Đàn cá lội đua bơi rẽ sóng
Nước lung linh in bóng trăng thu
( ngàn thông vang cất tiếng hát ru )x2
Hoa thơm trái ngọt bốn mùa ngát hương

Chầu bé Thượng vốn Nùng chính gốc
Áo tứ thân khăn thắm đội đầu
( Đai xanh kiềng bạc túi trầu )x2
Tay cầm dao quắm , vác bầu nước khe

Dận hải sảo , đầu cài trâm trí
Vòng kim cương tam khới lồng tay
( Hây hây mặt nước vơi đầy )x2
Chầu bé xinh đẹp như hoa nở trước ngày đầu xuân

Tuổi Chầu bé đương tuần trăng độ
Phép sơn trang đức tổ ban quyền
Có Phép tiên biến lá làm thuyền
Bẻ ba tàu cọ giả hàng bán chơi .

Bạn Thổ Mán nơi nơi tìm đến
Vượt cửa ngàn cung tiến quả hoa 

Tử Long Bảo Lạc Tam Cờ
Sông Thao sông Cả sông Bờ sông Dâu

Khắp đâu đâu nức danh Chầu Bé
Tự cổ triều quốc sử còn ghi
Danh thơm Nam Bắc trung Kỳ
Giúp dân hộ quốc độ trì bốn phương

Sắc phong tặng đại vương trường trị
Trên Bắc Lệ ngàn tú khí danh lam
Chim kêu vượn hót trên ngàn
Tả thời bạch hổ hữu thời thanh long

Dòng bích lãng nước trong leo lẻo
Dải sông Tô uốn éo xinh ghê
Thông reo trúc mọc tứ bề
Đền thờ cao ngất trông về Bắc Ninh
Vẻ tinh tú bên ghềnh vị thuỷ
Chầu giáng đền trấn trị yêu ma
Chầu về trắc giáng điện tòa
Khuông phù đệ tử vinh hoa thọ trường


















Ông Hoàng Mười



Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, sau làm đến nguyên thần tam triều Lê gia, phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân. Lại có một dị bản khác cho rằng ông giáng xuống trần là Uy Minh Vương Lí Nhật Quang, con trai Vua Lí Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An. 
Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện: Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân, truyện kể rằng có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mội người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời. 



Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là Ông Mười Củi) không chỉ vì ông là con trai thứ mười của Vua Cha (như một số sách đã nói) mà còn vì ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (“mười” mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn), không những ông xông pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương, không chỉ nơi trần thế mà các bạn tiên trên Thiên Giới ai cũng mến phục, các nàng tiên nữ thì thầm thương trộm nhớ. Sau các triều đại đã sắc tặng Ông Mười tất cả là 21 sắc phong (tất cả đều còn lưu giữ trong đền thờ ông).

Cùng với Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười cũng là một trong hai vị Ông Hoàng luôn về ngự đồng, cũng bởi vì ông còn được coi là người được Vua Mẫu giao cho đi chấm lính nhận đồng (khác với Ông Bảy, những người nào mà sát căn Ông Mười thì thường hay hào hoa phong nhã, giỏi thi phú văn chương). Khi ngự về đồng Ông Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim. Ông ngự về tấu hương rồi khai quang, có khi ông múa cờ xông pha chinh chiến, có khi lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ, có khi ông lại cầm dải lụa vàng như đang cùng người dân lao động kéo lưới trên sông Lam (quan niệm cho rằng đó cũng là ông kéo tài kéo lộc về cho bản đền) và ông cũng cầm hèo lên ngựa đi chấm đồng như Ông Bảy, người ta cũng thường dâng tờ tiền 10.000đ màu đỏ vàng để làm lá cờ, cài lên đầu ông. Khi ông ngự vui, thường có dâng đọi chè xanh, miếng trầu vàng cau đậu, thuốc lá (là những đặc sản của quê hương ông) rồi cung văn tấu những điệu Hò Xứ Nghệ rất mượt mà êm tai.

Đền thờ Ông Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, chính là nơi năm xưa di quan ông trôi về và hóa, qua cây cầu Bến Thủy, bên sông Lam, núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (cũng chính là nơi quê nhà của Ông Mười). Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt bút sách ... để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông. 
Khi thỉnh Ông Mười, văn hay hát rằng:



Giá : Hoàng mười
Thanh đồng : Diệu Hoa
Bản Đền : Hàn Sơn Linh Từ
-------------------------------------------------------------------
“Ông Mười trấn thủ Nghệ An
Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Dày”



Văn : Ông Hoàng Mười
Trình bày : Xuân Hinh / Album : Văn Ca thánh mẫu CD2


Hay nói về tài đức của ông cũng có đoạn (cả trong hát văn và những câu hò xứ Nghệ):

“Gươm thiêng chống đất chỉ trời
Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung
Hai vai nặng gánh cương thường
Sông Lam sóng cả buồm giương một chèo”
“Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt
Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa
Cung gươm lên ngựa đề cờ
Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam”
“Chí anh hùng ra tay cứu nước
Đi tới đâu giặc bước lui ngay
Việt Nam ghi chép sử dày
Cung cao điện ngọc đêm ngày khói nhang”
“Năm cửa ô tới Đô Thành
Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười”




Rồi có cả đoạn thơ hát khi Ông Hoàng Mười “tái đáo Thiên Thai”:

“Hoa đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Ngõ hạnh suối đào xa cách mãi
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng soi
Đá mòn rêu nhạt nước chảy hoa trôi
Ước cũ duyên xưa có thế thôi”

Hay khi dâng ông miếng trầu têm, văn thường hát:

“Đất lề quê thói Nghệ An
Miếng trầu cau đậu dâng Quan Hoàng Mười”

Và có cả khi văn tấu điệu hò Nghệ Tĩnh để ông vỗ gối ban thưởng:

“Muối đã mặn ba năm còn mặn
Gừng đã cay chín tháng vẫn cay
Ghế ông tình nặng nghĩa dày
Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng”
“Xứ Nghệ vui nhất Chợ Vinh
Đẹp nhất Bến Thủy, anh linh Ông Mười”


Tích - Quan Lớn Triệu Tường trong tín ngưỡng Việt



Ông Hoàng Đôi (thường gọi tắt là Ông Đôi) hay còn gọi là Ông Triệu Tường: là con trai Đức Vua Cha. Ông theo lệnh, giáng sinh lên cõi trần gian, làm con trai thứ hai nhà họ Nguyễn, sau đó ông trở thành danh tướng, có công giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Dẹp Mạc”, ông là người đã đem quân truy đuổi họ Mạc đến tận đất Cao Bằng, rồi ông được vua Lê phong công, giao cho kéo binh đóng ở đất Tống Sơn, Triệu Tường, Thanh Hóa.

Ông Đôi cũng khá ít khi ngự đồng, nếu có ngự về, ông mặc áo như Ông Hoàng Cả (nhưng màu xanh), chỉ có ở Hà Nội là hay thỉnh ông về nhưng lại thỉnh ông như một vị Quan Lớn (gọi là Ông Lớn Triệu Tường), ngự sau giá Quan Điều Thất, ông về tấu hương, khai quang rồi múa cờ lệnh (cờ lệnh đại, vuông, ngũ sắc).
Đền thờ Ông Hoàng Đôi được lập ở nơi mà xưa kia ông đã kéo binh vê đóng ở đó gọi là Đền Triệu Tường (hay còn gọi là Đền Quan Triệu) ở đất Tống Sơn, núi Triệu Tường, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa, ngoài ra ở Hà Nội cũng có một ngôi đền gọi là Đền Quan Triệu (hay tên thường gọi là Đền Hoàng). Khi thỉnh ông về ngự văn háy hát rằng:


BLOG dự hầu anh Phong ( Date : 14.11.2010 )




Dự hầu : Date 14.11.2010

Thanh Đồng : Nguyễn Hồng Phong 

Địa điểm : Chùa Tứ kỳ 

Hình ảnh : mantico's Blog 

Thành viên tham gia : chú Đoàn Đức Thành ( Hà Nội ), CHị Vân ( Nhị ) , Tuấn Anh , Anh Khởi ( Hải phòng ) , Hoàng ( MC , Huyền ( Hà Đông ) , NGọc Lâm ( blog ) , Phúc ( cô chín ) , Phúc bé (Chúa thác offline 2 ),Hùng ..............


Tìm hiểu sâu hơn " Tín ngưỡng văn hóa hầu đồng " cách đơn giản và dễ nhớ nhất là trực tiếp đến tham gia một buổi lên đồng . Đó cũng là điều mà mantico muốn làm dành cho các thành viên tham gia blog sau buổi offline 1 và 2 vừa qua . ( viết tiếp sau ..............)


.










19 November 2010

Trình đồng trong tín ngưỡng thờ TỨ PHỦ


Các ông đồng bà cốt giỏi về soi xét căn mạng Bốn phủ theo kinh nghiệm của chúng tô phải là người có căn giá Quan Lớn Tam phủ ( Bơ phủ). Bởi nhà ngài là cha cai bản mệnh của các thanh đồng - những người căn cao số nặng( Đây nói về người có khả năng soi xét), còn các căn giá khác ( Chúa Nguyệt, Ông Bẩy, Cô Chín) không thể làm được việc này, mà thông thường chỉ xem bói: nhà cửa, đất cát, mồ ả, gia sự… Nhiều nhà đồng hiện nay lại cho mình được lộc Ông Mười, Cô Đôi, Cô Bé…ngồi xem bói? Nhà Thánh cũng mỗi ngài một phép, không lẫn lộn như ta thường nghĩ.


Người phải trình đồng , mở phủ theo tôi thiển nghĩ là thấy rõ ràng mà ngay bản thân người đó cảm nhận được là phải làm việc đó? Bởi một lẽ dĩ nhiên là, khi nhà Thánh bắt đồng thông thường các bạn sẽ nhận được lệnh ( cái này phải qua chiêm bao của chính người đó là chính xác nhất). Trong giấc mộng của mình bạn có thể được các cấp (36 cấp trong Tứ phủ) linh ứng cho chiêm diện (nhìn thấy nhà ngài) hoặc trong mơ đi thăm các đền, phủ những sự kiện này được diễn ra nhiều lần trước khi các bạn cần mở phủ. Ngoài ra trong trường hợp bị bắt sát các bạn vừa được báo mộng ( báo âm), vừa có tâm lý mong muốn đi lễ bái Đền phủ- nếu không đi được trong lòng như có lửa, lúc nào cũng thấy bồn chồn, thúc dục. Khi đến Đền phủ thường được nhà ngài “ốp bóng” giáo hóa. Nhưng nhớ rằng sự giáo hóa của nhà Thánh không phải là sự quát nạt, đe dọa, đập bàn, đầu tóc rũ rượi, thuốc lá hút cả bao… nếu ai bị như vậy cần nghin cứu lại âm đức nhà mình có bị oan gia nghiệp chướng, hay âm theo hay không? Riêng bóng Thánh lúc nào cũng trang nghiêm, đĩnh đạc, chuẩn mực mà rộng lòng thương hơn thế nhà ngài chỉ thoáng qua không giáo hóa nhiều. Có người ngồi trong nhà giữa ban ngày mà nhìn thấy nhà ngài đến ban lệnh, đó cũng là cái duyên đ• tới phải làm ngay. Nhưng nhớ là nhà ngài dậy ta phải làm thì mới làm, còn không thì thôi (trong trường hợp này chỉ cần tôn một lô nhang bản mệnh là ‘sở nguyện Mẫu sẽ cho như ý mà sở cầu Mẫu cũng cho được tòng tâm’). Các bạn có thể hiểu nôm na rằng: đó là cái quyết định sẽ được trao tận tay người có căn đồng số lính. Và cũng cho các bạn một khoảng thời gian để thực hiện quyết định đó. Nếu làm ngược sẽ bị cưỡng chế mà nguời ta hay nói nôm là bị hành.
Trước khi bạn trình đồng bạn phải biết cha cai đầu đồng, mẹ cai bản mệnh của mình là ai? Việc này thường phải nhờ đến đồng thầy xem xét.

Với lối sống hiện đại, việc trình đồng mở phủ ngày nay cũng được rút gọn đi nhiều. Nếu theo lối cổ là 3 ngày ( ngày đầu thiết lập đàn tràng cung nghinh Phật Thánh, thí thực, phóng sinh…, ngày thứ hai Đồng Thầy làm lễ hầu mở phủ ( thông thường thì hầu từ Tam Tòa đến giá Chầu Đệ nhị hoặc Chầu Lục thì sang khăn cho Tân Đồng, Tân Đồng Hầu khoảng 7 đến 9 giá nhưng không hầu Cậu), ngày thứ 3 đồng thầy hầu tạ, tán đàn ( chỉ có Đồng Thầy được hầu Cậu cho đến hết tạ lễ 100 ngày). Trước khi làm các lễ này th¬ờng có lễ trả nợ tào quan, phả độ gia tiên. Có thể làm Đại Đàn ( mở đủ các cung, các cửa Tam phủ thục mệnh, Tứ phủ tiến căn, và các tòa sơn lâm, sơn trang, nhà Trần) nhưng cũng có thể làm tiểu đàn dâng tiến Tứ phủ cũng được. Có nơi làm giản tiện hơn, một mảnh vải đỏ với một mâm Trầu trình cũng đủ cho một lễ trình đồng ( nhất tâm thỉnh Phật, thật tâm trình Thánh ắt được chứng minh). Chứ không nhất thiết phải thiết lập đàn tràng nguy nga, lộng lẫy, tiền tung như mưa mà Tân Đồng được chính quả?

Hiện nay lễ trình đồng thường diễn ra trong một ngày, nhanh gọn kể cả thiết lập đại đàn nhưng cũng đủ các nghi lễ như lối cổ. Nhưng theo thiển nghĩ của riêng tôi, các bạn Tân đồng không lên mở ngay tất cả các cung, các cửa mà chỉ lên mở Tam phủ thục mệnh, Tứ phủ trình đồng là hơn cả. Bởi lẽ khi mới trình đồng mở phủ, các Tân đồng còn non nớt chưa thật vững về các phép tắc, nghi thức hầu ông Thánh, hơn nữa việc hầu nhà Trần và một số căn giá như Chúa Đệ Tam( Chúa ót), Ngũ Hổ… đòi hỏi phải vững tay ấn, tay quyết, có đủ tuổi đồng mới có đủ nhân duyên để hầu các giá này. Theo tôi, các giá này lên tạ phủ 3 năm các bạn mới lên hầu là tốt nhất!

Việc hầu Thánh kể cũng lắm nỗi niềm! Người thì lo vì khó khăn về kinh tế ( để thiết lập một lễ mở phủ hiện nay nhiều nơi có giá nhiều triệu), người lo không tìm được Thầy có tâm ( cái lo này là sự thật bởi nhiều người ngày nay sống bằng nghề buôn thần bán thánh), người băn khoăn về địa điểm mở phủ: lên mở ở nhà Thầy hay nhờ đền to phủ lớn, Đền ua Cha Bát Hải, Đền Quan Lớn Tam Phủ Lảnh Giang, Quan Tuần… hay nhất thiết phải về Phủ Bóng Nam Định?... nhiều câu hởi, nhiều lỗi lo cho một người muốn ra mở phủ. 

Nhiều bạn gọi điện, gửi tin nhắn hoặc đích thân đến hỏi người viết đều trả lời: tùy vào “hoàn cảnh” nhưng cái cần hơn mọi thứ là “cái tâm, cái đức với nhà Thánh”, ở chính bản thân bạn và người Đồng thầy của bạn. Hai yếu tố này mà không gặp nhau bạn sẽ không thể đắc quả tu được. Riêng về địa điểm mở phủ do liên quan đến căn số và việc tạ khóa, vậy lên, nếu có đủ khả năng bạn mở ở chính nơi mà nhà ngài cai giữ căn mạng của bạn là tốt nhất không nhất thiết phải về Phủ Bóng.

Qua đây tôi muốn bàn một chút về những ông bà đồng được gọi là Đồng thầy. Nói có vẻ như giáo điều nh¬ng thực sự là thầy của ta bạn phải cảm nhận được cái tâm của họ trong sáng, bạn có thể soi mình vào đó mà học tập, học đao, học phép nhà thánh. Người sẽ daỵ bạn về nghi lễ, lời ăn tiếng nói, đi đứng tác phong khi đăng đàn cũng như hàng loạt những vấn đề liên quan đến hầu Thánh, tâm đức con nhà bốn phủ…. Nhiều ông bà đồng ngày nay sao mà họ ngạo nghễ đến thế: ăn nói bốp chát, hầu hạ thì rối loạn (Giá các quan thì quát ầm ầm, ông Chín Cờn môn đeo kính râm như dân chợ búa, hầu giá các bà các cô thì lườm nguýt, nhảy múa câng câng…), làm cho những người tham dự có am hiểu nhất định cũng phải ái ngại. Để làm được Đồng thầy ngoài cái Tâm trong sáng, phải có đủ tuổi đồng (ít nhất bạn phải tạ phủ 12 năm- Một giáp thử thách), có khả năng soi xét căn mạng cho con nhang đệ tử, nhất là những người mà bạn cho là phả “mở phủ”.

Hiện nay, với sự cho phép tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo lên các cơ sở thờ tự được phát triển trong đó có hệ thống các Đền, Phủ, Điện thờ Tứ phủ, từ đó các ông đồng bà cốt cũng nhiều lên như nấm mọc sau mưa. Làm cho không ít người quan ngại, việc trình đồng mở phủ như một mốt của nhiều người, nhiều nhà ( có gia đình cả nhà là Thanh đồng). Sự thật ấy nhiều khi tác giả nghĩ mà thấy băn khoăn, lo lắng!

Vậy lên, việc trình đồng mở phủ là một công việc mang tính tâm linh sâu sắc, tôi mong các bạn cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Một số ý kiến chia xẻ, hẳn còn nhiều sai xót mong các Thanh đồng đạo quan, con cháu bốn phủ cảm thông cho cánh Đồng cua, đồng ốc- nhà quê chúng tôi, xin vui lòng nhận mọi lời góp ý, chia xẻ của bạn đọc.

Bài viết : Phủ Triều Linh Từ 







PM : mantico trân thành cảm ơn những viết những đóng góp của tất cả các bạn từ khắp nơi gởi về . Những bài viết về Tín ngưỡng thờ Tứ Phủ sẽ được mantico chỉnh sửa phù hợp đưa lên blog . Rất mong nhận được ý kiến chia sẻ từ các bạn . 

Ý tưởng của bạn cho buổi offline 3 ?



DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH ( HỌP MẶT LẦN 3 )
bài viếtkevildavis@yahoo.com
1 . Chuẩn bị :

- Địa điểm : 88 Thanh Nhàn
- Thời gian : 8h sáng ngày : ………,
- Khăn áo : sẽ nhờ anh Phong giúp
- Trang trí : sẽ nhờ sự trợ giúp một số bạn gái cắm hoa ( bàn ghế sẽ kê sát vào trong tường tạo khoảng không ở giữa , các bàn sẽ kê sát nhau trên mỗi bàn có một vài bát hoa , it bánh kẹo . Khoảng không ở giữa sẽ là khgu vưc trình diễn văn nghẹ và MC đứng )
- Âm thanh : sẽ đăng ký chuẩn bị
- Văn nghệ : sẽ có đăng ký hạn châm nhất là thứ 6

2 . NỘI DUNG chính :
- 8h đến 8h25 giao lưu với các thành viên mới , và hỏi thăm các thành viên cũ , giới thiệu cung văn
-8h25 đến 8h30 : Một đoạn trích trong 36 giá trầu . bằng cung văn
-8h30 đến 8h45 : sé là phát biểu của anh Nhất
- 8h45 đến 9h10 : giới thiệu sơ bộ về hát văn ( do một thành viên nào đó )
- 9h10 đến 9h15 : sẽ là một bài hát quan họ hay hát văn
- 9h15 đến 9h35 : là giải đáp thắc của mọi người
- 9h 45 đén 10 h là văn thỉnh TAM TÒA THÁNH MẪU
10 0h đến 11h3: các tiêt mục văn nghệ , mở đàu bao h cũng sẽ có sự giới thiệu sơ bộ về giá chầu , sau đó là lời cảm ơn của thanh đồng
-11h30 đến 11h45 là phát biểu cảm ơn mọi người
Sau đó mọi người sẽ nghỉ ngơi và ăn trưa cung nhau ăn nhẹ : xôi hay bánh mỳ cùng nước
Sauk hi ăn trưa mọi ngwoif có thể nghỉ ngơi và chia sẻ cũng như sẽ cùng nhau đi lễ PHẬT , THÁNH

 
Trên đây là vài ý kiến của em mong anh chị xem xét và cho ý kiến ạ …

18 November 2010

Đệ Nhất Tôn Ông


Văn : Đệ Nhất Tôn Ông

Trình bày : Khắc Tư ( Trích : văn ca Thánh Mẫu vol 1 )
---------------------------------------------------------------


Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên. Hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Ông. Quan lớn vốn là con trai cả của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, được coi là Ông Lớn cai quản Thượng Thiên. Tương truyền ông là Tôn Quan Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung, được sắc phong ngôi Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu, quản cai tam giới đình thần văn võ. Nhưng ông không giáng trần.


Quan Đệ Nhất cũng ít khi về ngự đồng, chỉ những dịp có đại sự như: mở phủ, tạ phủ, hầu xông đền xông điện thì quan mới về ngự đồng. Khi ngự đồng, ông mặc áo đỏ thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp trạng mã. Thông thường khi khai đàn mở phủ, người ta phải thỉnh Quan Đệ Nhất về để pháp sư tuyên sớ điệp sau đó quan phê sớ, phú huý, công cứ rồi tuyên bố khai đàn mở phủ, hoặc quan lớn ngài còn “điểm dấu thánh” (lấy nén hương đã đốt, chấm một dấu nhỏ vào áo công đồng và khăn phủ diện của đồng tân, coi như khăn áo đã được quan lớn đánh dấu là khăn áo của con cái Tứ Phủ, khăn áo đã được “điểm dấu thánh” là của riêng thanh đồng đó, không ai được dùng chung cũng như hạn chế việc thay đổi), cũng có khi Quan Đệ Nhất chỉ về biên sớ sau đó truyền cho các quan sau mở phủ nhưng cũng có khi chính quan lớn về khai giếng mở hồ Thiên Phủ (tức mở phủ Thượng Thiên) gồm: bóc trứng, đập chĩnh, kéo cầu,…và khai quang mã đàn, hình nhân bản mệnh (hồng) và Thiên Phủ (đỏ).

Do không giáng trần nên Quan Lớn Đệ Nhất không có đền (trước đây) và ngày tiệc chính, nhưng ở trong bất cứ đền nào cũng có tượng ông, ngồi giữa trong Năm Tòa Ông Lớn, mặc áo bào đỏ, đội mũ cánh chuồn. Hiện giờ đền thờ Quan Lớn Đệ Nhất mới được xây dựng và hoàn thành, thuộc quần thể di tích đền Đức Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng, cách đền Đồng Bằng khoảng 500m, thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Bài viết : duongminhduc
-------------------------------------
Ngũ vị tôn quan :

- Quan lớn đệ nhất thượng thiên
- Quan Lớn đệ nhị Thượng ngàn
- Quan Lớn đệ tam thoải phủ
- Quan lớn đệ Tứ Khâm Sai
- Quan Lớn đệ Ngũ Tuần Tranh

BLOG Dự hầu Thanh đồng : Chương Nguyên Phúc ( Khoái châu )
















Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991