22 January 2011

Chùa BỒ ĐỀ ngày cuối năm

Chùa Bồ Đề còn có tên gọi là Thiên Sơn tự. Chùa toạ lạc tại thôn Phú Yên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ Bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về hướng Nam, nay thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nữ và cũng là mái ấm tình thương đùm bọc, cưu mang trẻ mồ côi.

Tương truyền chùa được xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi vua bao vây thành Đông Quan năm 1472. Các tài liệu lịch sử còn ghi lại là: "Vua làm lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Báo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu quan sát vào trong thành xem giặc làm gì". Dinh được gọi tên là dinh Bồ Đề vì lúc ấy trong khuôn viên có hai cây bồ đề to. Tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ "Đại công đức Bồ Đề" của vua Lê Thái Tổ.

Thế nhưng, cũng có nhiếu ý kiến cho rằng chùa được xây từ cuối đời nhà Trần, trên một gò đất cao gọi là Núi Trời (nên còn có tên gọi là Thiên Sơn). Sau này, do bị chiến tranh tàn phá nên năm 1614, chùa được trùng tu tôn tạo trên nền chùa cũ và công đức khắc in vào hai quyển Pháp Hoa kinh để lưu hành. Đến giữa thế kỉ XVIII, chùa lại tiếp tục bị chiến tranh huỷ hoại.

Năm Giáp Tuất đời Tự Đức 27 (1874), đại sư Thích Nguyên Biểu, tự hiệu Nhất Thiết đại sư (1835 - 1906) đến trụ trì và ngài đã trùng tu, tôn tạo trên nền chùa cũ gồm thượng điện rộng 5 gian, cho thỉnh thêm tượng Phật mới, chùa Hộ, nhà Thiêu hương, nhà Pháp bảo và cửa Tam quan.

Đầu thế kỉ XX, chùa Bồ Đề trở thành trung tâm đào tạo tăng ni của thành phố Hà Nội, trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Trí Hải đảm trách. Năm 1946, Pháp trở lại gây chiến, trung tâm đã dời đi nơi khác.

Năm 1951, thành phố bị lũ lụt lớn, chùa bị sạt lở, chỉ còn lại toà thượng điện. Năm 1971, chùa một lần nữa được trùng tu như kê kích lại toàn bộ thượng điện và xây dựng lại hậu cung phía sau, nâng cao nền chùa. Năm 1986, chùa được trùng tu nhà Tổ, hậu liêu, nhà khách, nhà Tăng, nhà bếp cũng như khu vực nhà ở của hơn 50 cô nhi đang được nuôi dạy tại chùa. Năm 1999, chùa tiếp tục xây lầu bát giác và tôn trí tượng Bồ Tát Quan Thế Âm cao 3,2m.

Hiện nay, chùa là mái ấm tình thương dành cho các em bé mồ côi, cơ nhỡ, đồng thời cũng là điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

------------------------------------------------------------------------------
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHÙA BỒ ĐỀ BLOG GHI LẠI CUỐI NĂM 2010
( Chùa đang trong giai đoạn xây dựng nên hình ảnh các bạn thấy ở blog về cách sắp xếp tượng có phần hơi khác . Hy vọng khi khánh thành chùa BLOG sẽ lại đến và tìm hiểu nhiều hơn về nơi này )









Bài viết : Sưu Tầm 
Photo : Mantico's BLOG 

20 January 2011

Sinh nhật Chị Thanh thành viên BLOG


Thêm một tuổi mới Chúc chị và Gia Đình luôn gặp nhiều may mắn - hạnh phúc - thành công trong công việc 
Chúc chị hay ăn chóng lớn để chung tay cùng blog một gia đình BLOG lớn mạnh hơn nữa nhiều thành viên hơn nữa 





Tham gia : Vân ( Nhị ) / Lưu Công Anh Quân ( Đàn Nguyệt ) / Chị Thanh ( Giá cậu bé ) / Lê Ngọc Lâm ( Hà Nội ) /  Admin ( mantico )

18 January 2011

Đền Chầu bà Đệ Tứ ( Gia Lâm )


(  Cổng ngoài mới được xây lại )



 ( Chầu đệ Tam  )


(  Cung cấm thờ Chầu Đệ Tứ  )

(  Tượng Thờ Chầu Lục )



Các đền thờ  Chầu Đệ Tứ 
------------------------------------------------------------------------------
01 - Đền Chầu Đệ tứ ( Đền chính ) : Làng Kim Cốc xã Hoàng Diệu huyện Chương Mỹ 
Bản tích : Theo tài liệu thì tại xã Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang xưa (nay là xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội ) có ông tù trưởng tên là Đặng Công Thành kết duyên cùng bà Lý Thị Ngọc. Ông bà vốn là người tu nhân tích đức, luôn làm việc phúc cho nhân dân trong vùng. Ông bà sinh được 5 người con trai. Sau khi chồng mất bà ở vậy một mình nuôi dạy các con trưởng thành.Sống trong chế độ tàn bạo của quân nhà Hán, bà sớm nuôi ý chí yêu nước và truyền dạy tấm lòng yêu nước cho các con. Khi các con đã khôn lớn, mẹ con bà đã vận động nhân dân trong vùng xây dựng đồn binh, ngày đêm luyện tập quân sỹ, tích luỹ quân lương. Khi nghe tin Thái thú Tô Định đem quân về đàn áp bà đã cùng các con lãnh đạo quân sỹ chiến đấu tiêu diệt hàng trăm quân giặc. Do không cân sức mẹ con bà đã phải lui quân về chùa Hương, khôi phục lại lực lượng.

Nghe tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, bà cùng các con cất quân về tụ nghĩa. Thấy mẹ con bà có khí phách phi thường thì Hai Bà Trưng mừng lắm và phong cho bà là Lý Thị Ngọc Ba – ý muốn tôn sùng lãnh tụ khởi nghĩa đứng đầu là Trưng Trắc, sau là Trưng Nhị và thứ ba là Lý Thị Ngọc Ba.
Sau khi tế cờ ở Hát Môn, Hai Bà Trưng xung trận, các đạo quân đều tả xung hữu đột, chống trận vang trời, quân Tô Định bị bại trận, nghĩa quân Hai bà thu phục được 65 thành.
Trưng Trắc xưng vua, Trưng Nhị được phong là Bình Khôi Công chúa và bà Lý Thị Ngọc Ba được phong là Chiêu Dung Công chúa. Sau chiến thắng, bà được Hai Bà Trưng thưởng tiền và phong cho vùng đất Kim Cốc làm đất thang mộc.

Từ đó, bà cùng các con tổ chức cho nhân dân trong vùng làm ăn xây dựng quê hương. Tương truyền, vào một hôm (ngày 6 tháng chạp) trời đất bỗng mây mù kéo đến, gió cuộn lên cả một vùng sông Đáy, người ta thấy mẹ con bà xuống thuyền. Khi sóng yên, gió lặng chờ mãi không thấy mẹ con bà trở về, biết mẹ con bà đã hoá, Hai Bà Trưng vô cùng cảm kích nên lệnh cho dân trong vùng lập miếu, xây đình để thờ phụng mẹ con bà.

Kể từ đó, để tưởng nhớ đến công lao của bà và các con nhân dân trong vùng lấy ngày mùng 6 tháng chạp hàng năm là ngày giỗ cùng là ngày hội của dân làng Kim Cốc. Dưới thời Lê Trung Hưng, vua đã từng cử đại thần về đây làm lễ dâng hương để tưởng nhớ công lao của bà và các con.

02 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Phủ Dầy ) : Đền ở Phủ Dày cũng ko phải là quê hương của bà
 mà là ngài làm Khâm Sai trong tứ phủ thánh chầu nên đền thờ riêng được lập gần Phủ Giầy
04 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Gia Lâm - Hà Nội )
05 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Thuộc Hà Trung - Thanh Hóa ) : Nơi chầu Đánh giặc
-----------------------------------------------------------------------------  
Date : 15.01.2011
Tham gia : admin / Thái ( Tuyên Quang )
photo : mantico
-----------------------------------------------------------------------------
Các bạn có tư liệu về đền chầu vui lòng PM lại cho blog nhé 
Chân thành cảm ơn 

17 January 2011

Căn số và Hầu Đồng


Căn số và hầu đồng 

1- Tìm hiểu về chữ căn

Căn vốn có nghĩa là gốc rễ (rễ cây),nó còn có nghĩa để chỉ căn do (nguyên nhân) của sự vật hiện tượng.Số là số mệnh,số phận của con người.Quả là kết quả có được theo Luật Nhân quả.Dân gian cho rằng số mệnh con người do con tạo xoay vần,do thiên cơ định sẵn ,nghĩa là do trời định.Đạo Phật không có quan niệm số mà chỉ có quan niệm về luật nhân quả :gieo nhân nào gặt quả đó, không có chuyện số phận do một thế lực siêu nhiên nào tạo ra.Thông thường người Việt Nam vẫn tin cả số mệnh và luật nhân quả.Vậy căn số có thể hiểu là số phận con người không phải ngẫu nhiên mà đã được định trước bị chi phối bởi quy luật nhân quả ( người ta còn gọi là căn quả). Luật nhân quả xét tới cả tiền kiếp và hậu kiếp. Khi xem xét tam kiếp (ba sinh): tiền kiếp-hiện kiếp- hậu kiếp (kiếp trước , kiếp này và kiếp sau gọi chung là ) Phật giáo giải thích được chuyện có người ăn ở lương thiện mà vẫn nghèo khổ, xui xẻo ,kẻ phá bĩnh làm việc ác mà vẫn sung sướng chưa bị quả báo là do họ vẫn còn nghiệp báo từ kiếp trước và quả báo chưa hiện ra trước mắt nhưng chắc chắn sẽ hiện ra

2 -  Căn đồng số lính, căn tứ phủ..

Căn đồng số lính có thể hiểu là số phận của 1 người đã được định sẵn là phải ra hầu thánh để làm lính,làm đồng bốn phủ.dĩ nhiên điều đó cũng tuân theo quy luật nhân quả:gieo nhân nào thì gặp quả đấy,dĩ nhiên cũng như gieo hạt giống thì đến lúc hạt nẩy mầm thành cây cây ra hoa kết quả thì cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh vào tay người chăm sóc,Hạt giống đc chọn để gieo tuy ko phải giống tốt nhưng ngày nay bạn chăm sóc tốt cây vẫn có thể ra trái ngon và ngược lại.Bạn nghĩ xem nói về căn đồng số lính cũng có thể có trường hợp 1 người kiếp trước báng bổ thần thánh, phá hoại đền chùa ,không tin vào nhân quả,không thành tâm biết ơn các vị thần thánh..hay chế giễu những người đi lễ thành tâm nơi cửa thánh,cũng có thể họ thấy nam giới đi lễ họ chê cười thì kiếp này có thể họ lại phải đèn hương phụng sự,ra bắc ghế hầu thánh,.Điều gì cũng có thể sảy ra .Cũng có thể tiền kiếp tuy ta nhất tâm phụng sự cửa thánh nhưng chưa trọn vẹn thì kiếp này ta lại tiếp tục phụng sự.Và còn muôn ngàn căn do khác mà ta ko biết dc.Nhưng như mình đã nói dù hạt giống ko tốt nhưng nếu kiếp này ta sống tốt chăm sóc tốt cho cây của chúng ta thì nó cũng có thể ra hoa thơm quả ngọt.

3 -  Mở phủ:


Mở là mở đầu, phủ là nói về tín ngưỡng thờ tam tứ phủ. Tín ngưỡng thờ tam tứ phủ đặc trưng bởi nghi thức hầu đồng. Mở phủ chính là nghi lễ mở đầu để cho một người trở thành một đồng tử (con đồng).Thưc tê vẫn có những người mở phủ mà không hầu và không mở phủ nhưng vẫn hầu.Nhiều người làm lễ trình đồng tiễn căn, tức là trình lên tứ phủ để xin thần thánh xem xét về căn đồng của mình và xin tiễn căn ( thải đồng) hay nói nôm na là trả nợ tứ phủ rồi và xin trở lại là người bình thường không có đồng bóng gì nữa.Kết luận: căn mở phủ, căn đồng cũng có nghĩa như nhau

4 -Vị thánh cai đầu đồng và cầm bản mệnh .

Người ta cho rằng mỗi người có một vị thần cai quản số mệnh của mình ( vị thần cầm bản mệnh). Mỗi tín ngưỡng, tôn giáo..lại có những vị thần khác nhau. Có thể vị thần cầm bản mệnh lại là chư Phật và Bồ Tát, hay các vị thần trong đạo giáo trung hoa như ngọc hoàng, nam tào tinh quân.....Cũng nhiều sách viết về vị thần cầm bản mệnh nhưng lại nói danh hiệu về các loài hoa như quế hoa công chúa, mai hoa công chúa..Trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ các vị thần cầm bản mệnh hiển nhiên là các vị thần thuộc hệ thống tam tứ phủ.Các vị đó gồm quan lớn, chầu bà, thánh hoàng,thánh cô, thánh cậu...Các vị thánh Mẫu được coi là thần chủ của tín ngưỡng này và với hình tượng uy nghi các ngài được quan niệm là không cai bản mệnh của ai cả ( mặc dù thực tế vẫn có số ít các thầy bói phán căn mệnh của một người là căn Thánh Mẫu , hay có người tự nhận là căn Mẫu được Mẫu báo mộng này nọ...).Các vị thần cầm bản mệnh là cai quản căn số của một người. Các vị chấm đầu đồng cũng có vai trò tương tự nhưng là cai quản về căn đồng số lính của một đồng tử. Chấm đồng cũng giống như chấm lính bắt lính. Hình dung một người được các quan lại thời xưa chấm lính ( biên tên vào sổ đi lính) rồi sau đó đến thời hạn các quan lại bắt lính.Về đồng bóng các cụ xưa có câu:

Chấm đồng từ thủa mười ba
Đến năm mười bảy phải ra trình đồng

Các con số có tính chất thí dụ không mang tính cố định, người ta có thể hát khác đi như:

Chấm đồng từ thủa lên ba
đến năm muời tám phải ra trình đồng

Nhiều người quan niệm về mối liên hệ giữa vị thánh căn mệnh của mình và số phận bản thân mình.Những quan niệm đó đa phần là truyền miệng và cũng không thuyết phục. Thí dụ như ghế cô bơ thì tình duyên trắc trở, căn ông bảy thì mê cờ bạc, căn chầu bé thì tính đành hanh, căn ông mười thì đỗ đạt làm quan to...

Nếu xét về luật nhân quả thì quan niệm trên không đúng. Nhưng thưc tế rất nhiều người sau khi đi xem bói nghe nói mình căn ông bảy thì bắt đầu tập hút thuốc, căn cô chín thì muốn học tử vi để sau này bói, căn chầu lục thì tập ăn trầu... Mọi người đều muốn chững tỏ mình là căn vị thánh đó. Nhiều người nói là họ đua đòi là kệch cỡm. Nhưng xét cho cùng con nào cũng muốn giống mẹ giống cha. Nếu một người mộ một vị thánh nào đó thì cũng rất có thể vị thánh đó là vị thần cầm bản mệnh của họ, bởi lẽ đó cũng là nhân duyên.Mọi người rất muốn biết vị thánh căn mệnh của mình.Có người được mơ thấy thần thánh, đi xem bói, được người ngồi đồng phán bảo, xem trong sách, hay tự cảm nhận...Đối với riêng tôi để tìm vị thánh bản mệnh nên tìm hiểu hai chữ tâm linh có tâm thì ắt có linh

5 -  Chữ đồng: Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ( tôi không dùng từ đạo Mẫu) thì nghi lễ hầu đồng ( hầu bóng, hầu thánh, lên đồng...)

là một nghi lễ quan trọng và mang tính đặc trưng. Từ đồng thường được viết dưới dạng chữ hán nôm là :. Có nhiều cách giải thích về chữ đồng ( trong đồng bóng) và hầu hết đều cho rằng đồng là người được bóng thánh (hoặc linh hồn) ốp vào .Giải thích chữ đồng ở đây giống chữ đồng trong từ chỉ đứa trẻ con là vì khi hầu đồng thì người ngồi đồng giống như chiếc ghế để thánh ngồi ( từ cốt có nghĩa là xác, có thể quan niệm khi hầu thánh người ngồi đồng chỉ là xác để chư thánh điều khiển ).Khi đó người ngồi đồng không còn là chính mình nữa mà mang hình bóng của thần thánh (không quan niệm hồn thần thánh nhập vào và chỉ quan niệm bóng thánh ảnh vào mà thôi). Người ngồi đồng giống như đứa trẻ con thơ ngây trong sáng , quên đi cái tôi của mình mà hóa nhập vào hình bóng thần thánh.

6 - Các nghi lễ :Tôn nhang bản mệnh -Trình đồng tiễn căn- Trình đồng mở phủ ( còn có trình đồng rồi khất một khỏag thời gian rồi mới ra hầu)

Việc tôn nhang bản mệnh có thể làm với tất cả mọi người, những ai muốn tôn thờ vị thần bản mệnh để vị đó che chở có thể làm nghi lễ này. Cuốn lục thập hoa giáp có ghi vị thần bản mệnh theo 60 hoa giáp. Ứng với mỗi người tra năm sinh thì sẽ ra và không phân biệt hay ghi chú về việc có căn đồng hay không. Hơn nữa chữ đồng đâu liên quan khi một người tôn nhang bản mệnh.
Thông thường khi làm lễ mở phủ người ta cũng làm lễ tôn nhang bản mệnh cho tân đồng, thường có một bát nhang để tân đồng mang về hương khói hoặc có thể gửi ở đền , điện..Nhưng cũng có người mở phủ mà không làm lẽ tôn nhang- họ cho rằng mở phủ là đã tôn thờ huơng khói tất cả chư vị tiên thánh rồi. Về căn đồng nhiều người giải thích là nợ tứ phủ và phải ra trình đồng để giả nợ. Nôm na là nợ đồng thì phải trình đồng. Có người trình đồng mở phủ và có người trình đồng tiễn căn. Trình đồng tiễn căn áp dụng với những người có đồng nhưng không có điều kiện để mở phủ ( vì sau lễ mở phủ người ta còn phải hầu đồng tiếp) hoặc không muốn mở phủ, hay quan niệm về nhẹ căn nhẹ số nên có thể không cần phải hầu còn người nặng căn nặng số thì bắt buộc phải ra.

Trình đồng mở phủ xong thì người đó được gọi là tân đồng sau ba năm thì được coi là một thanh đồng thật sự thường thì trong ba năm đầu người ta có thể thay thầy đổi chủ, và khi đủ ba năm kể từ ngày mở phủ thì có thể coi là yên ổn và không nên mở phủ lại nữa. Các cụ có câu ba năm thử lính chín năm thử đồng có lẽ vì vậy mà sau mười hai năm ( một giáp đồng) thì người có khả năng hay gọi là có căn số làm quan thầy có thể làm một buổi lễ nhận sắc ấn để làm thầy thiên hạ.
Nghi lễ trình đồng mở phủ và trình đồng tiễn căn tương đối giống nhau.Người ta thường bày bốn chum nước có dán giấy 4 màu đỏ xanh trắng vàng , tương ứng với bốn phủ thiên nhạc thủy địa ( dán vào thân chum hoặc nắp chum) .Lễ mở phủ thì có mở nắp chum còn lễ tiễn căn
( bài viết : Soạn giả Phúc Yên )
mantico's blog

16 January 2011

Đền Ghềnh ( Gia Lâm - Hà Nội )



Đền ghềnh linh từ ở thôn Ái Mộ xã Bồ Đề , Gia Lâm , bên bờ sông Hồng mênh mông trời nước - Đền thờ đủ các chư vị đức ông , thánh mẫu và ba vị nữa thần  - Đó là ba bà Chúa :

Bà Chúa Liễu Hạnh , từ thượng giới xuống và lưu lại cõi trần , vân du khắp nơi trừ ác cứu độ chúng sinh , nhiều nơi đã thờ bà như Đền Sòng , Phủ Dầy , phủ Tây Hồ , Phố Cát .....

Bà Chúa An Bình ( mantico sửa : La Bình ) là mẫu thương Ngàn , con thần Tản Viên . Bà đã có công âm phù các đời Lý , Trần , Lê đánh thắng các giặc Tống , Nguyên và Minh . Tại các núi non , hang động linh thiêng đều đã thờ bà 

Công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông và bà Chúa Nành ở làng Nành - Tiên SƠn - Bắc Ninh . Bà là bắc cung Hoàng Hậu vua Quang Trung .


Năm Kỷ tỵ ( 1799 bà mất ngày 8 tháng 11 ở tuổi 30

Tiếp hai năm sau , con trai bà đã đều chết ở Phủ Xuân khi nhà Tây Sơn đổ , Thân mẫu của bà đã vào phủ Xuân tìm được mộ con và hai cháu chuyển về an táng tại quê nhà và kín đáo xây miếu thờ 

Bốn mươi năm sau triều đình nhà Nguyễn biết đã trị tội quan sau sở tại và người coi miếu , ra lệnh triệt phá miếu khai quật hài cốt đem thả tận bên sông Hồng

Tương truyền hôm thi hành lệnh khắc nghiệt này , thuyền quan quân đang xuôi sông Hồng , bỗng nổi con bão lớn , Đến đoạn thuộc làng Ái Mộ , sông hồng cuộn sóng như thác ghềnh , thuyền không vượt được phải dạt vào bờ vội vã ném hài cốt cho xong 
Lòng dân Ái mộ rất thương xót đã đắp một đất và xấy miếu thờ vọng , ở chính đoạn sông này 

Một năm lũ lớn bãi sông bị lở , miếu thờ và cây đa bị cuốn trôi mất cả . Nhưng lòng người dẫn ngưỡng mộ công chúa Ngọc Hân không hề mất . Năm 1858 có bà người làng Ái Mộ là Đặng Thị Bản xuất tiền và hô hào công đức đứng ra xậy lại nơi thờ . Đó chính là Đền ghềnh ngày nay 

Khuân viên đã từng rộng vài mẫu , có gò núi đất sau đền , xung quanh câu cối um tùm chim muông ríu rít , trong hậu cung thờ tượng và bào vị Công chúa , ngoài cung có đôi câu đối ca tụng bà có ý là 
Gò núi linh thiêng , gương bà họ Lê lưu truyền mãi mãi 
Mây nước độ trị , xây nên đền thiêng bên Sông Hồng 

Trải qua nhiều năm biết bao biến đổi dầu dãi nắng mưa lại một lần giặc đốt phát ( 1878 ) . Đền Ghềnh đã được họ Đặng và nhiều nơi nối nhau chăm việc đèn nhang ,  và ra sức trung tu tôn tạo nên đền to phủ lớn thỏa lòng bà con trong vùng , và khách thập phương quanh năm lễ bái . 
Trích " Lịch sử đền Ghềnh -1999 "
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỀN GHỀNH  BLOG  GHI LẠI 
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày  13/12/2010 Âm Lịch  




Ngũ vị tôn quan 






( Phía ngoài cửa đền có thể ngồi nhìn con sông Hồng , và cây cầu Chương Dương  )


15 January 2011

Hình ảnh liên hoan BLOG ( nháp lần 1 )

Địa điểm Nháp 1 : Nhà anh Trí Minh 
Kết thúc buổi OFFline lần 1 . Blog đi đền Bia bà - Hà Đông 
Tham gia : Huyền ( Hà Đông ) / Anh Hoàng ( MC ) / admin / Tùng ( Hà Nội ) / Minh ( Hà Đông ) / Tuân ( Quảng Cáo ) / Lưu Công Anh Quân ( Hà Đông ) / Thái ( Tuyên Quang ) / Phúc ( Hưng Yên )


















Thông tin thành viên



THÔNG TIN THÀNH VIÊN

Mantico chân thành cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của các bạn tham gia các tiết mục biểu diễn / cung văn / các thành viên có đóng góp tích cực .  blog có lưu thông tin cá nhân của các bạn ở mục thành viên giúp các bạn có thể liên lạc với họ một cách nhanh chóng nhất .  
-------------------------------------------------------------------------------

Tên : Trần Đình Huy
Phụ trách :  Đàn Nguyệt / Hát văn
Tham gia OFFLINE : Lần 1 , Lần 2 , Lần 3
Ngày sinh : 17/11/1988
Quê : Nam Định
Nick : ( Liên hệ với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại : Nhà hát chèo Nam Định
Thông tin riêng :

------------------------







Tên : Lưu Công Anh Quân
Phụ trách :  Đàn Nguyệt / Hát văn
Tham gia OFFLINE : Lần 1 , Lần 2 , Lần 3
Năm sinh  : 1990
Nơi sinh  : Nam Định
Nick : ( Liên hệ với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Nghành nghề : Sinh viên
Thông tin riêng :

------------------------






Tên : Phạm Quang Duy ( string )
Phụ trách :  Đàn Nguyệt / Hát văn
Tham gia OFFLINE :  Lần 2
Năm sinh  : 24/08/1988
Nơi sinh  : Thái Bình
Mail :Duy2string@gmail.com
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại : Nhà hát chèo Nam Định / chuyên ngành Đàn nguyệt / Bộ gõ ( trống )
Thông tin riêng :
------------------------







Tên : Ngô Thị Châm
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE :  Lần 2
Năm sinh  :
Nơi sinh  : Hưng Yên
Nick : ( Liên hệ với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại :
Thông tin riêng :
------------------------








Tên : Trương Nguyên Phúc
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE :  Lần 2 ( Cô Sáu ) , lần 3 ( Cô chín Đền Sòng )
Năm sinh  : 1/09/1987
Nơi sinh  : Khoai châu - Hưng Yên
Nick : ( Liên hệ với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Công việc :  Kinh doanh
Thông tin riêng :
------------------------








Tên : Lương Hương Nguyên
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE :  Lần 2 ( Cô Đôi Thượng Ngàn  )
Năm sinh  : 28/04/1984
Nơi sinh  : Tuyên Quang
Mail  : duongha_1985@yahoo.com
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại :  Kinh Doanh
Thông tin riêng :
------------------------









Tên : Đỗ Bảo Phúc
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE : Lần 2 ( Chúa Thác Bờ  ) , Lần 3 ( Chầu bé )
Năm sinh  : 1996
Nơi sinh  : Hà Nội
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại :  Học Sinh
Thông tin riêng :
------------------------








Tên : Mai Đức Anh
Phụ trách :  Biểu diễn / MC
Tham gia OFFLINE : Lần 2 ( Cô chín  ) , Lần 3 ( Chầu Bát  )
Năm sinh  :
Nơi sinh  : Hà Nội
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại :
Thông tin riêng :
------------------------









Tên : Nguyễn Thu Thanh
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE :  Lần 3 ( Giá Cậu bé  )
Năm sinh  : 1984
Nơi sinh  : Tuyên Quang
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại :
Thông tin riêng :
------------------------









Tên : Bùi Xuân Cương
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE : Lần 2 ( Giá Cô bé  )
Năm sinh  : 1990
Nơi sinh  : Hà Nội
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề : Sinh viên
Thông tin riêng :
------------------------









Họ Tên : A. Đạt
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE : Lần 2 ( giá Chầu Lục   )
Năm sinh  :
Nơi sinh  : Hà Nội
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề :
Thông tin riêng :
------------------------









Tên : Lương Quang Dũng
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE : Lần 3 ( giá Cô bé Suối Ngang   )
Năm sinh  : 1993
Nơi sinh  : Hà Đông
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề :
Thông tin riêng :
------------------------









Tên :
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE : Lần 3 ( giá Chầu Đệ Nhị   )
Năm sinh  :
Nơi sinh  :
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề :
Thông tin riêng :
------------------------









Tên : Hữu Duy
Phụ trách :  MC / Hát văn
Tham gia OFFLINE : Lần 1 , Lần 2 , Lần 3
Năm sinh  : 1987
Nơi sinh  : Bắc Ninh
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề : Đoàn Quan họ Bắc Ninh / Trung tâm phát triển âm nhạc Việt Nam
Thông tin riêng :








Tên : Anh Phong 
Phụ trách :  Biểu Diễn / khăn áo cho các giá Đồng
Tham gia OFFLINE :  Lần 2 , Lần 3
Năm sinh  : v
Nơi sinh  : Hà Nội 
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề : v
Thông tin riêng :v







---------------------------------------------


BLOG ĐANG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHẦN " THÔNG TIN THÀNH VIÊN " . CÁC BẠN VUI LÒNG GỞI CHI TIẾT THÔNG TIN ĐỂ BLOG LƯU TRỮ DỨ LIỆU SAU NÀY 

CHÂN THÀNH CẢM ƠN 



Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991