29 March 2011

Độc đáo "lễ hội đánh cá người”


BEE.NET.VN - Sáng 14/2 tại đình làng Thai Dương (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra các phần chính Lễ hội cầu ngư với sự tham gia của hàng ngàn dân địa phương.
Theo thông lệ, Lễ hội cầu ngư làng Thai Dương cứ 3 năm diễn ra một lần để cầu cho mưa thuận gió hoà, dân làng làm ăn phát đạt. Lễ hội diễn ra trong hai ngày với các hoạt động như: lễ Cầu an, lễ Chánh tế, lễ Tưởng niệm, lễ Cầu ngư, đua thuyền trên phá Tam Giang…
Lễ hội là sự tái hiện một cách sinh động các hoạt động ngư nghiệp với mong muốn có một vụ mùa mới tôm cá đầy thuyền… Trong các phần lễ hội thì trò đánh "cá người" được xem là độc đáo nhất.
Một số hình ảnh lễ hội PV Bee.net.vn ghi lại:
Trong Lễ hội cầu ngư có Lễ Cung nghinh thần hoàng Thai Dương được rước đi khắp làng vào ngày 13/2
Trong Lễ hội cầu ngư có Lễ Cung nghinh thần hoàng Thai Dương được rước đi khắp làng vào ngày 13/2
Mặc dù mưa nhưng có hàng ngàn người đổ về xem lễ hội
Trời mưa nhưng hàng ngàn người vẫn đổ về xem lễ hội
Khai hội trò đánh
Khai hội trò đánh "cá người"
Những chiếc cần cầu cá đã mắc vào tham gia lễ hội
Những chiếc cần câu cá đã mắc vào tham gia lễ hội
Thuyền và người ra khơi
Thuyền và người ra khơi
Một bô lão trong là thả mồi nhử cá vào ăn (cá là các em học sinh)
Một bô lão thả mồi nhử cá vào ăn (cá là các em học sinh)
Thấy cá vào ăn các ngư dân buông lưới
Thấy cá vào ăn các ngư dân buông lưới
Và cá mắc phải lưới
Và cá mắc phải lưới
Một con cá đã bắt gọn
Một con cá đã bắt gọn
Gánh cá ra chợ đi bán
Gánh cá ra chợ đi bán
Và thành quả sau nhưng chuyến ra khơi
Và thành quả sau những chuyến ra khơi
Đắc Thành - Nguồn: Bee.net.vn.

28 March 2011

9 con của rồng


9 con của rồng


Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, rồng có chín con với hình dáng và sở thích hoàn toàn khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau.


Bị hí 

(tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui) là con trưởng của rồng - linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng. Bị hí có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...



Li vẫn

(còn gọi là si vẫn) - con thứ hai của rồng, là linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Tương truyền li vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình.



Bồ lao 

Con thứ ba của rồng, là linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.



Bệ ngạn

(còn gọi là bệ lao, hiến chương) là con thứ tư của rồng, có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn. Theo truyền thuyết, bệ ngạn rất thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.



Thao thiết 

con thứ năm của rồng, là linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Thao thiết tham ăn vô độ, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.



Công phúc 

Con thứ sáu của rồng, là linh vật thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè... với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ muôn dân.



Nhai xế

Con thứ bảy của rồng - là linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh, thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm, xà... ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.


Toan nghê

(còn gọi là kim nghê) - con thứ tám của rồng - linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút. Toan nghê được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.



Tiêu đồ 

(còn gọi là phô thủ) - con thứ chín của rồng - là linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình. Tiêu đồ được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.


Ngoài chín con nói trên, gia đình rồng còn có một số linh vật khác như: tù ngưu - linh vật giỏi về âm nhạc; trào phong - linh vật được gắn trên nóc nhà ngụ ý chống cháy và thị uy kẻ xấu (giống li vẫn); phụ hí - linh vật bảo vệ bia mộ.


Tù ngưu 


Trào phong 


Phụ hí

Sưu Tầm

25 March 2011

Phân Biệt: ĐỀN, MIẾU, NGHÈ, ĐIỆN, PHỦ, QUÁN, AM. ?


Theo cuốn sách: "Hỏỉ đáp về văn hóa Việt Nam" thì các khái niệm về đình chùa miếu mạo được phân biệt như sau:

- Đền:
Nơi thờ thánh hoặc những nhân vật lịch sử đã được thần thánh hóa. Đền có nhiều dạng. Là loại hình to lớn về cả mặt bằng lẫn ý nghĩa, có thể kể tới: Đền Hùng, đền Gióng,...rồi các đến thờ thần linh dân dã như Đền Độc Cước, cũng có khi đền gắn với việc thờ các thần linh hoặc nhân vật của địa phương được thiêng hóa.

- Miếu:
Thường là ngôi đền nhỏ như: miếu Thổ địa, miếu cô, miếu cậu,...Nhìn chung, không phải là những nơi thờ những thần linh có vai trò to lớn. Tuy nhiên, trông một số trường hợp cụ thể có thể thấy miếu là môt kiến trúc khá lớn, đôi khi chiếm một diễn tích mặt bằng rất đáng kể, ví như: Văn Miếu.

- Nghè:
Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có thể thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều, cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thôn trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đắp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật.

- Điện:
Là một hình thức của đền, nơi thờ thánh trong tín ngưỡng dân dã Việt. Điện phổ biến thờ mẫu hoặc các thần nổi tiếng. Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên ban thờ thường có ngai, bài vị, khám , tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: Tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,...Cũng có khi là nơi làm việc của các vị vua chúa như điện Diên Hồng, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh.

- Phủ
Thường là nơi thờ mẫu, Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ,.... ở Thanh Hóa cũng gọi đền là Phủ. Suy cho cùng phủ là một nơi thờ tự thánh mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương. Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần nữ nhân ở chùa Bút Tháp có niên đại vào giữa Thế kỷ XVII.

- Quán:
Một dạng của đền gắn với đạo Lão. Tùy theo từng thời mà có các dạng thực thờ tự khác nhau. Vào khoảng thế kủ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất chỉ như là của một ngôi đền thờ vị thánh cụ thể. Đến thế kỷ XVI - XVII: việc thờ cúng các vị thần linh cơ bản như Trung Hoa.

- Am:
Được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Am được nghĩ tới từ Trung Quốc, được mô tả như một ngôi nhà nhỏ lợp lá, làm nơi ở của các con cái, chịu tang cha mẹ. Về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, và làm nơi ở, nơi đọc sách của văn nhân.

Lễ hầu Thánh tại Chầu Bát - Đồng Mỏ Chi Lăng


Ai về Đồng Mỏ Chi Lăng
        Viếng thăm Chầu Bát rồi sang Chầu Mười!
           IMG_4488.JPG
                  Xe ôm khấp khởi nói cười
       Lòng thành đường khó gấp mười cũng qua!
                 Mận trắng đào đỏ đơm hoa
           IMG_4512.JPG
       Đào phai thanh thoát kiêu sa hải đường
          IMG_4500.JPG
          IMG_4551.JPG
             Trình khăn trình giầu Mẫu thương
          IMG_4495.JPG
       Sở cầu như nguyện vẹn đường gia trung!
           IMG_4492.JPG
             Chầu Bát lộng lẫy các cung
           IMG_4497.JPG
           IMG_4520.JPG
           IMG_4519.JPG
           IMG_4518.JPG
     Đào dâng khấn nguyện khoe lung linh màu!
          IMG_4548.JPG
               Thanh bông quả thực sớ cầu
          IMG_4533.JPG
        Chắt chiu tinh túy tình sâu nghĩa đầy!
          IMG_4525.JPG
               Đồng Thầy hầu chứng tấu hay
           IMG_4555.JPG
           IMG_4562.JPG
      Con nhang đĩnh đạc rồng bay phượng chầu!
          IMG_4587.JPG
                Cung văn réo rắt bổng sâu
         Thăng hoa thoát xác các Chầu vui say!
               Chầu Năm xinh đẹp ngất ngây
          IMG_4599.JPG
        Chầu Lục...Chầu Bát chứng ngay cho Đồng
          IMG_4608.JPG
              Chầu Mười kho lẫm nhất công
          IMG_4602.JPG
         Vinh danh hiển đạt thật không hổ gì!
             Khăn chầu áo ngự uy nghi
     Các Quan Hoàng chứng...cầu gì cũng qua!
          IMG_4579.JPG
              Xin cho con được thuận đà
       Thỉnh "chú ngựa sắt" để mà vu vi!
              Cỗ Cô xinh đẹp nhất nhì
          IMG_4549.JPG
         Các Cô xiêm áo quạt thi vẻ "Kiều"
              Cô Đôi xinh đẹp mỹ miều
       Khăn thêu cô bán yếm điều cô mang
           IMG_4620.JPG
             Cô Bơ thanh thoát đò ngang
           IMG_4628.JPG
          Cô Sáu cô Chín rỡ ràng vẻ hoa
           IMG_4629.JPG
           Cô xinh cô đẹp nhất Tòa
          IMG_4633.JPG
       Bản Hội ngây ngất quạt hoa cô xòe!
          IMG_4640.JPG
           Cô Bé nhí nhảnh màu mè
          IMG_4644.JPG
       Gừng cay chanh ớt Cô khoe bày hàng
            Một Tòa lộng lẫy sơn trang
          IMG_4498.JPG
      Bản Hội sung sướng bạc vàng nào hơn?
             Dập đầu cúi lạy tạ ơn
     Cầu mong Phật độ muôn dân an bình!
          IMG_4531.JPG
           Có gốc có ngọn mưu sinh
    Chúng con hầu Thánh muôn hình tốt tươi!!!
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991