08 April 2011

OFFLINE nháp tại bản đền : Đống Nước ( Hà Nội - 07.04.2011 )

Nhằm đưa buổi offline 4 được diễn ra một cái có bài bản hơn , blog tổ chức giao lưu giữa các thành viên tham gia biểu diễn và những vị trí mod , để có thể thống nhất cơ bản về buổi offline 4 lần này . Tham gia buổi offline nháp tối qua có đông đủ các bạn biểu diễn , các cung văn và các bạn thành viên nhiệt tình tham gia trợ giúp mantico blog trong lần offline  . Thay mặt blog mantico trân thành cảm ơn sự đóp góp nhiệt tình của các thanh đồng , cung văn và các vị trí mod . Mong rằng buổi offline 4 "  Giao lưu Lên đồng - hát văn lần 4   "  sẽ thành công tốt đẹp .


Một số thông tin - hình ảnh buổi offline nháp 

Thời gian :  7h30 ngày 07.04.2011
Địa điểm : Đền Đống Nước - Ngõ 173 - Hoàng Hoa Thám
Thành phần tham gia : 20 thành viên   



















- Diệu hoa và admin  ( mantico )





07 April 2011

Chầu tám bát nàn - Hát văn ( traditional music)




Chầu là vị chầu bà giáng sinh dưới thời nước ta còn trong ách đô hộ của nhà Đông Hán, tên thật của bà là Vũ Thị Thục Nương, con gái thầy thuốc Vũ Chất, nguyên quán ở Phượng Lâu, Bạch Hạc (nay thuộc Vĩnh Phúc).Tương truyền, gia đình họ Vũ vốn thuộc dòng hào phú, một hôm ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ, thấy ngôi miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được lập từ thời thượng cổ, nay hoang tàn đổ nát, ông thành tâm liền huy động nhân dân quanh vùng góp tiền của công sức để tu sửa lại ngôi đền khang trang hơn. Khi về đến nhà chợt nằm mộng thấy có người tiên nữ đến xin làm con để trả ơn đã sửa đền. Liền đó, vợ ông thấy gió thu thổi, rồi có bóng người tiên nữ hiện ra trong làn hoa rơi trước cửa, kế đến thái bà thụ thai, đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh được chầu bà. Bà là người con gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm. Thái Thú Giao Châu lúc bấy giờ là Tô Định đem lòng si mê, muốn cùng bà kết duyên nhưng bà không chịu. Hắn bèn sai người giết hại cha bà cùng với lang quân của bà là Phạm Danh Hương. Thù nhà nợ nước, bà bèn tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa.

Vào năm 40 (SCN), chầu cùng với Hai Bà Trưng đánh đuổi được quân xâm lược Đông Hán (trong tích này còn lưu truyền câu chuyện, khi dấy binh ở Tiên La thì chầu bà đã nghe tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu, nhưng còn băn khoăn chưa biết có nên tập hợp nghĩa quân cùng Hai Bà không, thì vào đêm đó, chầu nằm mơ thấy nữ thần vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trao cho chầu bà lá cờ thần (cờ xan) và khuyên chầu nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc, và Chầu Bát đã làm theo ý trời, về Mê Linh tụ nghĩa), chầu được Bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân (còn có cách giải thích là chầu đã giúp dân thoát khỏi tám nạn của quân đô hộ nên có danh “Bát Nàn Tướng Quân” là do đọc chệch từ “bát nạn”), giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh Thiên Công Chúa) trấn giữ miền duyên hải (từ Hải Phòng đến Thái Bình).

Năm 43 (SCN), sau ba năm nước nhà độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta, bà cùng với Hai Bà Trưng kiên cường đánh trả, nhưng do thế yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, quân giặc đã dùng kế hiểm, biết binh sĩ ta toàn nữ giới, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vào, các bà không chống đỡ nổi phải rút lui), cuối cùng chầu cũng theo gương hai bà, trẫm mình để bảo toàn khí tiết (có tài liệu còn ghi lại khi bà kéo quân về đến ngã ba Nông thì đột nhiên có dải lụa hồng từ đâu bay tới, thế là quân giặc liền hò réo để bao vây bà, thi thể của bà xẻ làm tám mảnh, trôi về đâu, hiển ở đấy để nhân dân lập đền thờ).

Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng (nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về đền chầu). Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.

Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở rất nhiều nơi: nổi tiếng nhất có Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (tại đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu cũng là nơi di thể chầu trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La, nên cũng có khi gọi là Chầu Bát Tiên La), tại đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện: khi Chầu Bát đã thác ở trên ngàn, chầu còn hóa phép đốn cây rừng, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền. Tiếp đến là Đền Đồng Mỏ, thuộc thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hóa), ngoài ra còn có Đền tiên la ở Dốc Lã thuộc tỉnh Hưng Yên (là nơi chầu đóng quân) và Đền Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (cũng là nơi di hài chầu trôi về, tại đây bà còn được tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, và còn rất nhiều đền khác trong tỉnh Thái Bình và nơi quê nhà của bà ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày tiệc của Chầu Bát là ngày 17/3 âm lịch (là ngày chầu hóa).
----------------------------------------------------------------------bài viết : Duongminhduc






--------------------------------------------------------------------
Hát văn : Chầu Tám bát Nàn Trình bày : Đình Cương
--------------------------------------------------------------------


06 April 2011

Xin lộc trên phủ Tây Hồ trong ngày kỵ của Mẫu

Sáng sớm lên mạng online anh Khởi ( Hải phòng ) đã PM hôm nay là tiệc mẫu Phủ Dầy em đã đi lễ chưa . Vì vô tâm nên cũng không nhớ hôm nay mồng 3/3 là ngày kỵ của Mẫu ở Phủ Dầy . Trong tâm lúc đó đã thấp thỏm vì không có điều kiện về Phủ Dầy lễ Mẫu  .   Không dám hứa là đi đâu nên chỉ biết lúc nào rảnh việc công ty thì ghé qua đền phủ nào đó vái vọng . Hơn 10h sáng thì chị DIệu Hoa gọi điện thoại  rủ lên ngay Phủ Tây Hồ  cùng chị , hôm nay lên phủ xin lộc mẫu . Lúc đó không còn tâm trạng ngồi lì ở công ty , được cái rõ may sếp giao việc cho ra ngoài  . Thế là vội vàng lên phủ ......... Gặp Diệu Hoa , chị Vân Nhị , Trường  trên phủ thấy vui vui  . Năm nay là năm đầu tiên  nhất tâm muốn xin lộc Mẫu  , nhờ Mẫu thương cho buổi offline 4  diễn ra thuận lợi . Trong Lòng thấy thanh thàn vì được lên Phủ lễ mẫu vào đúng ngày này    



( Lộc sau khi lễ phủ buổi sáng tại Phủ Tây Hồ ) 


  Hai thành phần hóng hớt nhất hội - Chị vân Nhị / Thái ( Tuyên Quang )


-  Chưa kịp chụp ảnh con lợn quay thì  đã bị đệ nhất đao  hạ thủ con lợn từ lúc nào 


-  Thành phần hóng hớt bên canh Diệu Hoa  


 Cùng chén nào 
Thành phần blog tham gia :   Vân Nhị / Diệu Hoa / Thái ( Tuyên Quang ) / bạn Vân Nhị / admin ( mantico ) 

04 April 2011

trà chanh nào ......



a






Tham gia : Trí Minh ( Hà Đông ) / chị Hương ( Hà Nội ) / Thanh Tùng  / Phúc ( cô chín ) / Hoàng ( MC ) / Thái  ( Tuyên Quang ) / Thanh Sơn ( sơn cười ) ............

Tiếp duyên cùng blog buổi offline 4 ( 24.4.2011 )




Sự chuẩn bị cho buổi offline 4 diễn ra Đầu xuân 2011 cần có sự đóng góp nhiệt tinh từ tất cả các thành viên yêu thích  Hát văn “ . Mong mọi người chung tay cùng blog để buổi offline 4 được thành công tốt đẹp .
Mantico lên một số kế hoạch chuẩn bị cho buổi offline ở một số vị trí / Mọi người thấy mình có khả năng hoàn thành tốt ở vị trí nào thì vui lòng PM lại cho mantico hoặc trưởng nhóm bộ phần của từng mảng / Giúp mantico hoàn thành kế hoạch buổi offline 4 thành công

Trân thành cảm ơn các bạn


( 01 )  Loa đài : Bao gồm việc chỉnh âm thanh ở quán / phụ trách :  ( mời các bạn đăng ký tham gia
( 03 ) Đón tiếp : Lên danh sách số thành viên tham gia buổi OFFLINE / Buổi sáng ngày OFFLINE các bạn đến sớm , đón tiếp các thành viên đến dự offline ( bao gồm : Ghi danh / hướng dẫn mọi người vào vị trí / nhận đăng ký các tiết mục tham gia giao lưu / Thu lệ phí offline ) Phụ trách : Huyền ( hà đông ) / chị Xuân ( Hải phòng )
( 04 )  Trang trí không gian buổi OFFLINE : Để có một không gian OFFLine 4 gần gũi và ấm cúng / blog rất mong những bạn trẻ có những ý tưởng sắp xếp không gian để buổi offline có một không gian thân thiện cởi mở và mang đậm văn hóa dân gian Việt Nam / Phụ trách : Phúc ( hưng yên ) / anh Tuân ( Quảng cáo ) và Thái
( 05 ) Khăn áo : Blog  có một số tiết mục biểu diễn giá đồng  như ( Chầu đệ nhị / Cô bé đông cuông ,. Cô bé suối ngang …… Vì vậy bạn nào có khả năng lên khăn áo cho buổi biểu diễn thì cùng mantico phụ trách mảng này phụ trách : mời các bạn đăng ký tham gia )
(06) Dẫn chương trình và lên kế hoạch chương trình : ( phụ trách :  Hoàng MC / Anh Quang  hỗ trợ chương trình anh Trí Minh/ trường   ( nội dung )
(07 )  Nhạc cụ cho buổi offline 3 : Những thành viên có trống , phách , đàn nguyệt , đàn tranh , tam thập lục . sáo , nhị xin vui lòng mang theo trong buổi offline 3 để  giao lưu / phụ trách : Chị vân ( đàn nhị )
(08) Phụ trách các tiết mục biểu diễn : Các bạn tham gia đăng ký biểu diễn các giá đồng xin vui lòng đăng ký để blog lên chương trình cũng như có sự chuẩn bị từ trước về khớp nhạc với phần biểu diễn của các bạn / Phụ trách :  Phúc ( Hưng yên  )

Ở tất cả các vị trí mà mantico đã miêu tả công việc cụ thể các bạn thành viên có khả năng giúp mantico ở vị trí nào xin vui lòng liên lạc với vị trí mod ( trưởng nhóm các mục theo số ( 01 ) ( 02 ) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Mong nhận được giúp đỡ của tất cả các bạn ở tất cả các vị trí để buổi offline thành công tốt đẹp /  

( 01 ) : Chị Xuân : 0902008313/ Huyen ( ha dong   0936010369)

(03) : Huyền ( Hà Đông ) : 0936010369 /
( 04) : Phúc ( Hưng yên )
( 05) : Anh Phong ( khăn áo / 01639428974) hoặc anh Hoàng MC
(06): Anh Hoàng MC ( 0988612075 ) / 
(07): Chị Vân ( nhị )
( 08 ) : Phúc Hưng Yên  ( 01658883981)
  
BLOG xin trân thành cảm ơn sự đóng góp công sức của các bạn tham gia
Mantico’s BLOG
SDT : 0926919990
Mail : giothang4@yahoo.com

ĐỒ LỄ PHỦ ( NGÀY 23.4 16H CÓ MẶT Ở CỔNG PHỦ )
(Sau khi lễ phủ Tây hồ , Blog se trở về 88 Thanh Nhàn chuẩn bị cho buổi offline 4 ) 
phụ trách : Huyền ( hà đông 0936010369 )
- 01 : Đĩa xôi 
01: Con Gà ( gà trống nhé )
03 : 5 lon bia / 5 lon COCA / 5 bông hoa 
04 : Rượu / chè / thuốc lá  
( Phúc - Hưng yên chuânt bị 3 đĩa hoa quả ( lầu cô / sơn trang / lầu cậu )

          QUÀ tặng CHO BUỔI OFFLINE


phụ trách ( gói quá / chọn quà ) : Bảo Hoàng ( MC )
Phụ Trách Nội dung :   A Trí Minh . Trường ( Phúc Yên ) , Anh Bảo Hoàng

       DANH SÁCH ỦNG HỘ OFFLINE 4  
------------------------------------------
01 : Phúc ( Hưng Yên ) - hoa quả cho buổi offline 4
02 :   Đức Anh  : Cắm hoa và trang trí bàn ngự
03 : Thien Hung (dangthienhungx@gmail.com): hỗ trợ blog 500.000 VND
04: Một Mạnh thường quân ( giấu tên ) : Ủng hộ 1.000.000 VND
05: Chị  Diệu Hoa :  1.000.000 VND
06 : Anh Tuân ( Quảng Cáo - Thiết kế ) :   Tài trợ Banner 




RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC  SỰ ỦNG HỘ TỪ TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN 


-------------------------------------------------------------
mantico : 0926919990
mail : giothang4@yahoo.com

03 April 2011

Tục ăn bánh trôi bánh chay của người Việt

Tiết Thượng Tỵ mùng 3 tháng Ba (ngày Tỵ đầu xuân), người Việt Nam ta có tục lệ ăn tết “Hàn thực” (theo tiếng Hán Việt có nghĩa là ăn nguội), dân gian gọi nôm na là Tết mùng 3 tháng Ba hay Tết “bánh trôi bánh chay”.
Về nguồn gốc, có thể coi đây là một lễ thức nông nghiệp truyền thống ở Trung Hoa cổ đại, được đan xen vào văn hóa dân gian Việt Nam. Truyện xưa kể lại rằng nhà Tấn có người tôi trung là Giới Tử Thôi, sau bị vua hắt hủi nên dắt mẹ vào rừng ở, đến khi vua nhớ ra công trạng mời về thì Thôi nhất quyết không chịu, vua không có cách nào liền cho phóng hỏa đốt rừng hòng buộc Thôi phải đưa mẹ ra. Rốt cuộc cả 2 mẹ con chịu chết cháy. Đó là ngày 3 tháng Ba. Vua thương xót cho lập miếu thờ, hàng năm đến ngày này thì làm giỗ, có tục kiêng đốt lửa (thường làm trong 3 ngày = thời gian canh người chết), đồ ăn trong nhà phải làm sẵn từ hôm trước để hôm sau ăn lạnh (nguội). Vì vậy mà gọi là “Hàn Thực”. Đến thời Tống, sau 3 ngày còn thực hiện lễ thức “nhóm lửa lại” rồi mới nấu nướng như ngày thường. 






Thực ra, “tắt lửa” và “nhóm lửa lại” là những nghi lễ nông nghiệp có nguồn gốc xa xưa lắm rồi. Người Việt ta ăn Tết Hàn thực, có lễ thức làm bánh trôi bánh chay cúng gia tiên nhưng không kiêng đốt lửa, cũng chẳng mấy ai nhớ hay biết gì đến Giới Tử Thôi. Theo tục lệ cổ truyền người Việt, mùa xuân lấy tiết mùng 3 tháng Ba làm ngày tế tổ, đánh dấu sự chuyển thời tiết hàng năm từ mùa xuân sang mùa hạ. Vì thế đây còn là một ngày hội mùa, một dịp giải trí vui chơi, gặp gỡ giao duyên trước khi người Việt tiễn biệt những ngày ăn chơi của mùa xuân.

Món ăn nguội mà người Việt thường dùng trong Tết mùng 3 tháng Ba là “bánh trôi” và “bánh chay”. Bánh trôi là thứ bánh tròn, màu trắng, nhỏ như viên bi đất. Bánh được làm bằng bột gạo nếp bọc nhân đường phèn hay mật phên xắt vuông hạt lựu. Người ta nặn bánh rồi bỏ vào nồi nước đang sôi. Đun một lúc cho tới khi bánh nổi lên thì vớt ra đĩa và rắc vừng lên trên. Khi ăn, bánh có vị ngọt của đường/mật, vị thơm của vừng và cái dẻo ngon của bột nếp hòa quyện vào nhau rất tinh tế. Dân gian coi hình tròn của bánh là tượng trưng cho Trời (Dương), hình vuông của nhân là tượng trưng cho Đất (Âm). Trời bao bọc đất, Âm Dương tan hòa vào nhau. Ông cha ta quan niệm đó là sự giao hòa của vũ trụ, tạo vật và con người, đó cũng là lúc vạn vật sinh sôi nảy nở, cây cối tốt tươi…. Một mô típ tín ngưỡng phồn thực phổ biến trong cư dân nông nghiệp.

Còn có một chuyện kể khác về ý nghĩa của bánh trôi bánh chay. Ấy là sự mô phỏng tích trăm trứng trăm con của truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lễ tục này được diễn lại vào lễ hội Đền Hùng (10/3 âm lịch) và ngày hội đền Hát Môn (5.3 âm lịch) – Đền thờ Hai Bà Trưng. Trong lễ này, dân làng làm một mâm gồm 100 cái bánh trôi để dâng cúng, sau khi thắp hương xong họ chia số bánh làm 2 phần: 50 cái đặt trên bè sen thả xuống sông, 50 cái đem rước đặt lên đỉnh núi. Đó cũng chính là biểu tượng của sự phân chia Cha Rồng Mẹ Tiên với 50 người con theo mẹ lên non và 50 người kia theo cha xuống biển. Tập tục này như vậy không chỉ mang yếu tố tín ngưỡng đơn thuần mà còn là ý thức nhắc nhở con cháu người Việt luôn nhớ tới cội nguồn, khẳng định sự đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Sau khi xong lễ đặt và thả bánh, mọi người được phép ào vào tranh nhau lấy bánh để cầu phúc lộc…


Ngoài bánh trôi còn có bánh chay, hay “bánh dùng”/”bánh mật” như thường gọi ở một số làng quê vùng Đất Tổ (Vĩnh Phúc,Phú Thọ). Bánh này hình tròn bẹt, cũng được làm bằng bột gạo nếp, khác ở chỗ nhân bánh làm bằng đỗ xanh đãi sạch vỏ rồi đồ chín được bóp nhuyễn. Khi ăn người ta không bày ra đĩa mà xếp vào bát, mỗi bát 3 chiếc bánh rồi chế nước đường hoặc bột sắn dây quấy loãng, thả thêm trên mặt bát một ít đỗ xanh đồ chín hoặc vừng. Người ta cho rằng 3 chiếc bánh tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất, đỗ và vừng là các vì sao lớn nhỏ… tất cả hợp thành vũ trụ trong món ăn. Tuy nhiên đấy là cách diễn giải cầu kỳ và lý thuyết của người phố thị, còn ở chốn thôn quê bình thường thì món bánh mật/bánh dùng được làm giản đơn hơn: Bột nếp hòa nước nguội nặn thành bánh tròn dẹt vừa trong lòng bàn tay; không cần nhân bánh; hòa mật (mía) với nước đun sôi cho vừa sánh thì thả bánh vào; bánh chín cho ra bát hoặc đĩa lõm, chan nước mật cho ngập mặt bánh, có thể rắc thêm vừng hoặc ăn vậy cũng rất ngon. Bánh này có vị ngọt đậm đà của mật kết hợp với sự dẻo quánh của nếp thơm tạo nên một ấn tượng dân dã, khó quên. Đã từng là một món quà mà lũ trẻ con rất ưa chuộng trong những năm tháng của ngày xưa, chỉ được thấy vị ngọt của kẹo của đường trong một năm đôi ba lần tết, tiệc.

Bánh trôi và bánh chay là hai thứ bánh có hương vị đặc biệt riêng của Việt Nam, lại có ưu điểm là dễ làm, chỉ xem hoặc đọc qua một lần là biết. Vì thế cho nên bánh trôi và bánh chay vẫn được dân gian bảo lưu truyền từ đời này sang đời khác, ở vùng này vùng khác. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa dân tộc của người Việt, 
PM : " Mọi người vào blog , mời mỗi người 1 đĩa bánh trôi , 1 bát bánh chay " đề nghị không chen lấn xô đẩy "



Thăm đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà và Cô Tân An, Lào Cai!



8h sáng, bản hội lên đường, thẳng tiến đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Lào Cai. Đường mới làm xong, phẳng lì, trơn nhẵn như dải lụa, mềm mại, quanh co uốn khúc..Hai bên đường toàn gương cầu, xe nhô ra, hụp vào, xe nọ khuất tầm xe kia...Thân xe dài, đầu xe bên này, đuôi vắt bên khác, mình say lử cò bợ, nôn thốc nôn tháo, nằm bẹp như con gián...Mọi người an ủi, bảo là đêm qua ngủ muộn, lại suốt ngày nghe đt, nhắn tin, điều hành xe cộ...nên mới thế! Riêng mình, ngờ ngợ một điều...bị Ông quở, bởi vì sớm nay, sợ mọi người mệt, nên mình đã gàn, bảo ngủ rồi về, không lên Ông nữa...Y như rằng...lầm rầm khấn nguyện "xin Ông tha cho, con biết lỗi ạ"...Non 100km, tính từ Mẫu Đông Cuông...mãi rồi cũng tới nơi...Đền Bảo Hà< đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy >, được xây dựng ngay chân đồi Cấm, bên bờ sông Hồng, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
                    
Khu vực đền, phong cảnh hữu tình "trên bến dưới thuyền" theo thuyết "phong thủy", có tiền án, hậu trảm, tả phù, hữu bật, là nơi thờ một danh tướng đời Lê, có công dẹp giặc, giữ nước, chiêu dụ nhân dân khẩn điền, khai mỏ, xây dựng quê hương...Đến thăm đền Ông, có thể đi bằng dường bộ, đường thủy, đường sắt một cách tiện lợi.
                     
Ông là danh tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn phủ vùng biên ải, tiến dọc sông Hồng đánh đuổi giặc cướp vùng Vân Nam , giải phóng châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Trong một trận chiến đấu không cân sức với giặc phương Bắc, ông đã anh dũng hy sinh, xác ông trôi theo sông Hồng tới Bảo Hà thì dạt vào bờ...Các triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu "Trấn An hiển liệt", các triều vua nhà Nguyễn sắc phong ông là "Thần Vệ Quốc". Ngày 7/9/1998, Đền Bảo Hà được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ngày 17/7 âm lịch hàng năm là ngày giỗ ông, khắp nơi náo nức trẩy hội, đến hương nhang, cầu ông phù hộ cho làm ăn dược an khang, thịnh vượng! Vì Ông là vị Thánh trong lòng dân, chiêu mộ được cả người Dao, người Thổ và đặc biệt là người "Nùng áo xanh" khẩn điền, khai mỏ...nên nhân dân rất yêu quí, ngưỡng mộ Ông! Họ dâng Ông quần là áo lượt, y phục mã ngựa, dâng cả các cô tiên theo hầu, bàn đèn thuốc phiện...bộ bài lá, tam cúc, cờ tướng...thôi thì đủ sở thích của con người....
                    
Con nhang đệ tử của ông, vì vậy rất đông, ở khắp mọi nơi...Từ trong đền ra ngoài sân, tấp nập chiếu hầu, tiếng hát nỉ non, đàn ca sáo nhị, trống phách tưng bừng!
                    
Bản hội dâng Ông lễ mặn lễ ngọt, y phục mã ngựa, sớ sách tiền vàng...Mình dâng thêm thẻ bài, lệnh của công ty, cầu cho các con ngựa sắt thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn, an toàn tuyệt đối, trên từng cây số!...Đi đâu cũng mua công đức, trước là lễ tạ dâng hương, sau là góp phần tu tạo...Thấy lòng nhẹ nhõm, phấn khởi, sung sướng!...Bữa trưa dọn ra, cả đoàn đói ngấu...Bắp cải luộc, tô nước nghi ngút thơm mùi gừng, đậm đà chút gia vị, thịt gà rang, ngan luộc, lợn sữa quay, kim chi muối, xoài xanh dầm mắm đường tỏi ớt uống rượu, trứng đúc thịt, bánh chưng dền xanh...Ăn như chưa bao giờ được ăn vậy! Tráng miệng bánh gio mật, chè sen thơm ngát, nóng giãy tay...hồn bay bay nghe dư âm cuộc sống!...Sang đền Cô Tân An, dâng Cô Bé, Cô Bơ quần áo, vàng mã, dâng công đức, sớ sách xin Cô cho khỏe mạnh, bình an, Cô thương các Ún Tiểu thông minh dĩnh ngộ, học hành tấn tới...Xin Cô phù hộ cho Khanh gặp quí nhân phù trợ, thành công trong học tập, tiếp tục đạt học bổng ở những năm tiếp theo!
                    
                    
Cả đoàn ra về, hí hửng vui mừng! Chuyến đi đã thành công mỹ mãn, được bao nhiêu việc! Lên xe, cơm no rượu say, nghe nhạc, ngủ khì...Càng chắc chắn mình bị Ông quở, may mà... Hú vía! 2 ngày nhận 6 chuyến xe, trôi chảy trót lọt, cấp cứu tức thì. cháy xe khét lẹt, vẫn giải quyết ngay và luôn < Ơn Trời, vái Phật, các Ngài thương!>...
                         Đường đi gấp khúc quanh co...
                   Tưởng rằng không đến...Ông cho...hết về...
                         Đã đi..đã hứa...đã thề...
                   Lần sau xin nhớ một bề...trung trinh!
                        Linh thiêng...rất đỗi...hiển linh...
                  Ngàn năm tạc dạ...tôn vinh...muôn đời!
......Đàn ca sáo nhị...thú chơi...
Ăn ngon mặc đẹp...vẽ vời bài quân
     Các nàng Tiên.. hát... quây quần
Bàn đèn thuốc phiện...muôn phần....đắm say!
                   Nhưng Ông vẫn nổi tiếng...hay...
               Lộc tài Ông vãi lát đầy...sơn lâm
                  Trời Nam nổi tiếng uyên thâm
              Ông cho một số...cả năm nằm dài!
       Vái lạy Ông! Vái lạy Ông!!!

01 April 2011

Dân ca quan họ Bắc Ninh Qua cầu gió bay ( CD )

Dân ca Quan họ là loại hình văn hóa phi vật thể. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Quan họ có từ thế kỷ 17, bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xóm. Về mặt sáng tạo nghệ thuật dân ca Quan họ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca. Bắc Ninh có 44 làng Quan họ gốc, đến nay còn gần 30 làng duy trì được lối chơi văn hóa Quan họ 

Dowload  CD " qua cầu gió bay " 

Tình khúc Trịnh Công Sơn - Phần 2: NHỮNG NỐT LẶNG CỦA TÌNH YÊU



... Cuối cùng thì sau khá nhiều lần thất hứa, phần 2 của kỳ Radio nhạc Trịnh cũng được CCX và AR hoàn thành trong một ngày trời Sài Gòn nắng như đổ lửa ... thật lạ là nắng thiệt là nắng như vậy, nhưng lại ...'mần' một kỳ radio dính dáng khá nhiều đến mưa, những ngày mưa, những chuyện tình trong mưa ... và những tình khúc mưa của Trịnh Công Sơn ... Lạ hơn nữa là sau ngày hôm đó, Sài Gòn lại trở chứng nổi mưa tầm tã suốt mấy ngày liền, khiến cho .... đường truyền ADSL cứ tèn tèn, radio làm xong rồi mà mãi chẳng up lên được ...

Nhưng rồi mưa thì cũng tạnh, sáng thứ 2 đầu tuần trời lại rất đẹp như thế này, nắng cũng nhè nhẹ và sau bao nhiêu khó khăn thì AprilRain cũng up xong file Radio ... Mong là dù hôm nay trời ko mưa, nhưng chương trình lần này đủ để gợi lại trong lòng người nghe một chút cảm xúc của những ngày mưa...



+ DOWNLOAD FILE MP3 128KB - TẠI ĐÂY (MEDIAFIRE)
TB: Do đang bị cảm và viêm họng, nên giọng của ARain hơi có vấn đề, hiz hiz.

Nguon : taoxanh.net

Tình khúc Trịnh Công Sơn - Phần 1: DẤU CHÂN ĐỊA ĐÀNG

Như đã hứa từ chương trình vol.3, lần này CCX và AprilRain đã thực hiện một chương trình radio khá đặc biệt,một chương trình chỉ tòan những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với những cảm xúc của hai mùa mưa nắng ...


Việt Nam ko có sắc thu vàng rực, ko có mùa đông tuyết rơi ... nhưng chỉ cần mưa và nắng cũng đã đủ để gọi tên bốn mùa ... Cảm nhận cũng ko vì thế mà nhạt đi ... chúng ta hãy cùng nhau lắng đọng lại trong những tình khúc Trịnh trong phần Nắng - DẤU CHÂN ĐỊA ĐÀNG nhé ...

Có một trò chơi nhỏ, các bạn thử đoán tên của các ca khúc mà CCX và AprilRain đã sử dụng trong chương trình radio này xem ... gửi ngay về cho CCX (dùng chức năng tin nhắn nội bộ). Sẽ có một phần quà "cây nhà lá vườn" cho bạn nào đóan chính xác và sớm nhất!

Còn bây giờ, chúng ta cùng đến với chương trình kỳ này nhé

+ DOWNLOAD FILE MP3 128KB - TẠI ĐÂY (MEDIAFIRE)
Xin chân thành cảm ơn anh SAS, anh Gà Choai, anh Phương kính-cận đã giúp đỡ CCX và AprilRain thực hiện chương trình này !


Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991