20 November 2010

Chầu bà Đệ Tứ Khâm Sai - Hát Văn


Chầu Đệ Tứ Khâm Sai. Vốn xưa bà là Bồng Lai Tiên Nữ (có tài liệu ghi rằng bà là Mai Hoa Công Chúa trên Thiên Cung). Bà giáng thế hạ trần (có sách nói rằng bà giáng vào nhà họ Lí, tên là Lí Thị Ngọc Ba), sinh quán ở đất Quý Hương, An Thái, Vụ Bản, Nam Định, sau đó trở thành vị nữ tướng, tương truyền chầu là người khảng khái, chính trực, ra trận nếu có kẻ nào làm sai phép quân thì “tiền trảm hậu tấu” (chém đầu kẻ đó trước sau rồi mới về tâu với vua), nhưng đã có công giúp vua ra dẹp giặc và trấn giữ ở vùng Hà Trung, Thanh Hóa nên được sắc phong là Chiêu Dung Công Chúa. Sau này khi trở về Thiên Đình, bà được giao quyền khâm sai Tứ Phủ (từ Thủy Phủ cho tới Thiên Cung), Tam Tòa, biên chép sổ Thiên Đình, quyền cai bản mệnh gia trung (vậy nên có khi người ta còn gọi là Bà Thủ Bản Mệnh). Có khi chầu lại được coi là vị chầu bà giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh ở đất Phủ Dày. Đôi khi thanh nhàn, chầu truyền các tiên nàng dạo chơi khắp chốn, từ quê hương

Chầu Đệ Tứ cũng ít khi về ngự đồng. Người ta thường hay hầu chầu khi về đền thờ chầu hoặc đất Nam Định (là nơi chầu kề cận Mẫu). Thường thì khi có đàn mở phủ mà đồng tân dâng bốn tòa Sơn Trang thì thỉnh chầu về chứng tòa màu vàng.

Khi chầu ngự về mặc áo màu vàng, cầm quạt khai cuông rồi thường múa kiếm và cờ lệnh (chầu ra trận hoặc cầm cờ hiệu khâm sai), cũng có nơi hầu Chầu về múa quạt, múa mồi hoặc chỉ khai cuông rồi an tọa (điều này là do tập tục từng nơi).

Đền Chầu Đệ Tứ cũng được lập ở ba nơi: đầu tiên là Phủ Bà _Chầu Đệ Tứ nằm trong quần thể Phủ Dày (vì coi là chầu cận Mẫu) thuộc Vụ Bản, Nam Định (đồng thời là nơi quê nhà của chầu), tiếp theo là Đền Cây Thị_Đền Chầu Đệ Tứ thuộc Hà Trung, Thanh Hóa (là nơi chầu dẹp giặc) và ngoài ra ở Hà Nội còn có ngôi đền thờ vọng chầu ở bên bờ sông Hồng, gần cầu Chương Dương, Gia Lâm gọi là Đền Duyên Trường_Đền Chầu. Theo một tài liệu ghi lại thì ngày chính tiệc của Chầu Đệ Tứ là ngày 14/3 âm lịch.

Bài viết : Dương Minh Đức
Ghi chép : mantico's Blog



Văn Chầu ĐỆ TỨ KHÂM SAI
Trình bày : Khắc Tư - Lưu trọng quỳnh

---------------------------------------Quý hương An Thái xã danh
Có chầu đệ tứ hách danh dõi truyền
Điều thời phụng mệnh Hoàng thiên
Ngự đồng ảnh bóng khắp miền gần xa
Ra uy sát quỷ trừ tà
Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng
Khâm sai đệ tứ tuỳ tòng
Chiêu Dung công chúa ngự đồng cứu dân
Trong nghĩa thân ngoài thời nghĩa dưỡng
Nương uy trời độ lượng bao dung
Mặt hoa tươi tốt má hồng
Gồm lo tứ đức tam tòng vẻ vang
Mày ngài tóc phượng vấn ngang
Lưng ong má phấn xem càng tốt tươi
Miệng chầu cười trăm hoa đua nở
Đáng lên tài tiên nữ bống lai
Vào tâu ra rộng khoan thai
Đã trong hiển ứng lại ngoài tối linh
Chốn thiên đình ca ngâm chầu chực
Các bộ nàng náo nức dâng huê
Chầu thôi lại trở ra về
Khi ra Thiên Bản lúc về Đồi Ngang
Miếu giữa đường gia ban sắc chỉ
Bốn chữ vàng chính khí nghiêm trang
Lân vờn phượng múa nhà vàng
Thị tòng bộ chúng các nàng đôi bên
Có phen lên thanh sơn tú thuỷ
Hoá phép mầu lục trí thần thông
Quản cai tam phủ công đồng
Quyền chầu coi sóc đền rồng vào ra
Sổ tam toà chép biên sau truớc
Lại sửa sang gương lược trầu cau
Dù ai tiếp cũng khẩn cầu
Quyền chầu ra rộng vào tâu thông hành
Lên thiên đình ngự về thuỷ phủ
Tiến văn chầu kích cổ tam không
Mời chầu trắc giáng từ trung
Hay còn nam bắc tây đông chốn nào
Trên thiên tào còn đang tra sổ
Hay chầu còn đổi số cho ai
Có phen chơi cảnh bồng lai
Hay về An Thái là nơi quê nhà
Có phen ra kinh đô thành thị
Vào kính thiên toạ vị hồng lâu
Rong chơi năm cửa nhà lầu
Hay chơi Phố Mới,cầu Châu,cầu Rền
Lên trên đến Cầu Đông,cầu Giác
Trở ra về Hàng Bạc, Hàng Ngang
Hàng Buồm chầu lại dạo sang
Mã Mây,Phố Mới,Hàng Đường,Đồng Xuân
Dạo chơi khắp hết xa gần
Hàng Đồng,Hàng Thiếc,Hàng Cân,Hàng Đào
Chợ huyện,Chùa Tháp,Đình Ngang
Cấm chỉ,đền Cờn các vạn dưới sông
Có phen chầu ngự thuyền rồng
Qua hồ Trúc Bạch lại dong Tây Hồ
--------------------------------
mantico's BLOG

6 comments:

  1. Theo mình được biết Chầu bà đệ tứ Chiêu Dung công chúa Lý Thị Ngọc Ba có một bản thần tích rất rõ ràng và chi tiết, bà là thành hoàng của ba làng Kim Cốc, là Cốc Trung, Cốc Thượng và Cốc Hạ huyện Chương Mỹ Hà Tây cũ.

    ReplyDelete
  2. Các bạn có tài liệu liên quan về các vị thần trong tứ phủ thì xin vui lòng đóng góp ý kiển để blog tiếp tục chỉnh xửa và đăng bài .
    Trân thành cảm ơn

    ReplyDelete
  3. minh nghe nói bên bát tràng cũng có đền thờ trầu bà đấy

    ReplyDelete
  4. minh nghe noi o den chau ba cung tho chau de tu day

    ReplyDelete
  5. Chào bạn. Mình rất vui nếu được giao lưu cùng một người hiểu biết sâu về Đạo Mẫu Việt Nam giống như bạn. Mình quê ở làng gốm Bát Tràng. Mình cũng là một đệ tử của Đạo Mẫu. Mẫu Bản hương (Mẫu - con gái của làng Bát Tràng) được dân gian quanh vùng suy tôn là Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai. Mình cũng thắc mắc và trăn trở vì mình cũng nghiên cứu rất kỹ về các bản Văn Chầu Đệ Tứ mà đều nếu "Quý hương An Thái xã Danh" (quê Chầu ở xã An Thái) mà không phải là Bát Tràng trong khi dân chúng ở cả một dải ven sông Hồng đều thờ Mẫu Bát Tràng (con gái họ Trần Đồng Tâm - làng Bát Tràng sống ở vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu TK XIX) là Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai. Ngay cả người ở Đền Gềnh (gần Cầu Chương Dương) cũng nói với du khách là quê Chầu ở làng gốm Bát Tràng. Mẫu Bản hương Bát Tràng cũng có sắc phong thời vua Khải Định, phong thần "Mỹ Tín Thiên Tiên Quế Hoa Công Chúa Thượng Đẳng Thần). Mình cứ thắc mắc mãi mà không biết tìm ai để lý giải. Bạn có thể giúp mình được không? Nếu có điều kiện, rất mong bạn về chiêm bái của Chầu Bà và xem bản sắc phong tại Đền Bát Tràng. Hội Đền Bát Tràng tổ chức đều đặn vào ngày 23-24.09 Âm lịch hàng năm.

    ReplyDelete
  6. hay lắm rất hữu ích cảm ơn và mong đợi những bài như thế này nữa của bạn

    ReplyDelete

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991