23 February 2011

Một số hình ảnh buổi biểu diễn lên đồng tại Hà Nội

Buổi biểu diễn lên đồng công khai lần đầu tiên tại trung tâm Hà Nội (tối 23/2) đã được tổ chức một cách bài bản, khoa học và nghiêm túc, có sự tham gia của các “thanh đồng” các vùng miền quanh thủ đô.
Một tiếng trước giờ khai mạc, hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền) đã chật kín. Quan tâm đến loại hình nghệ thuật  mang nặng yếu tố tín ngưỡng dân gian này không chỉ có những người lớn tuổi mà còn hiện diện rất đông những người trẻ. 
Không gian sân khấu tái hiện buổi lên đồng với dàn ca trù, thanh đồng, con nhang, phủ thờ…
Giá Đức Trần Triều do thanh đồng Lê Văn Hưu đến từ Nam Hà trình diễn
Thanh đồng Trần Đức Hạnh biểu diễn các giá Mẫu, giá Đệ Nhị, Ông Bảy, Bà chúa Thượng ngàn, Cô Bơ
Cô đồng không còn là mình khi các con nhang cổ vũ và hú họa
Giá Ông Hoàng Mười hút thuốc nghe hát chầu văn
Giá Cô Bơ Thác Hàn múa chèo qua sông
Thanh đồng Nguyễn Tiến Bình đang trình diễn màn múa đao của giá Quan lớn Tuần Tranh
Giá Cô Chín múa thêu thùa
Giá Cô Bé cửa suốt
Một điểm đặc biệt tại giá hầu Đức Trần Triều đó là tính “saman” nặng hơn khi thanh đồng dùng thanh sắt nhọn đâm xuyên qua má và xuyên qua quả cau lúc “nhập hồn”

Thực hiện: Nguyễn Hoàng

21 February 2011

Đền Cô Bé Minh Lương ( Tuyên Quang )

Ngôi đền toạ lạc trên một quả đồi, ba phía được bao bọc bởi 2 dòng suối có tên gọi là ngòi Lịch và ngòi Cơi. Hai dòng suối trong, mát này giao nhau trước cửa đền, chảy qua cầu Cơi ở km 10 rồi hoà vào sông Lô. 

Truyền thuyết kể rằng : Vào thời nhà Trần (thế kỷ XV), ở tổng Minh Lương, thuộc xã Lang Quán ngày nay có hai vợ chồng, ông chồng là người Dao, bà vợ là người Mường tuổi đã cao mà chưa có con. Ngày ngày ông bà ra ngòi Lịch xúc tôm tép sống lần hồi. Một hôm, ông ở nhà, bà đi xúc tép như mọi ngày, nhưng xúc mãi không được con gì mà chỉ được hai quả trứng lạ. Bực mình, bà xuống hạ nguồn rồi lên tận thượng nguồn ngòi Lịch xúc vẫn chỉ được hai quả trứng ấy. Bà đành mang về thả vào chum nước dưới cầu thang. Ít lâu sau, bà mang thai và sinh ra một cô bé bụ bẫm, đặt tên là Minh Lương. Cùng lúc đó, hai quả trứng thả trong chum nước dưới cầu thang nở ra hai con rắn. Hai con rắn và cô bé Minh Lương cùng lớn lên, quấn quýt làm bạn với nhau.

Một buổi chiều, ông bà đi làm về và nhìn thấy hai con rắn quấn chết cô bé. Sẵn con dao rựa đeo bên người, ông tức giận rút dao vừa chém, vừa nói “Mày hại tao à”. Hai con rắn sợ quá chạy trốn, nhưng một con chậm hơn đã bị chém đứt đuôi. Ông đuổi hai con rắn và nói: “Cụt đi hang Mang, Khoang đi hang Đồng”. Ông bà xót thương cô bé, không nỡ chôn, nên đặt cô nằm ở trên sàn. Đến sáng đã thấy mối đùn lên đắp mộ cho cô bé. Dân làng thấy vậy đều cho là cô đã linh hoá nên lập miếu thờ. Thời kỳ giặc Cờ đen, cô bé Minh Lương đã hiển linh giúp quan quân triều đình thoát khỏi rừng rậm, sau đó dũng mãnh dẹp sạch giặc Cờ đen. Sau đó Cô còn hiển linh bốc thuốc, giúp dân chữa bệnh thoát cơn hiểm nghèo.

Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền Minh Lương nay đã khang trang, bề thế, gồm các ban thờ Cô bé, thờ Phật, thờ Đức thánh Trần. Sân đền gồm hệ thống lầu cô, lầu cậu, quan sơn thần, chân nhang bản mệnh, mẫu cửu thiên; cạnh đền có hai gian nhà sắm lễ. Xung quanh đền được bao bọc bởi rất nhiều cây xanh. Ngay trước cửa đền có hai cây thiên tuế, một cây đực, một cây cái. Điều đặc biệt là cây cái mọc lên 8 nhánh và có nhánh phụ trông giống hệt bàn tay vái thiên. Một lần, các bô lão ở làng hoa Ngọc Hà (Hà Nội) lên thăm đền đã xác định tuổi thọ cây đã trên 500 năm và khẳng định, đây là cây thiên tuế độc nhất vô nhị. Dân làng xung quanh không ai dựng nhà cửa xung quanh gò đồi.

Có thơ rằng “ Đền Cô riêng một quả đồi/ Gió lùa hiu hắt mây trôi lững lờ”… Lễ chính đền vào các ngày mùng 10 tháng Giêng; mùng 4 tháng Tư; 24 tháng Sáu; mùng 10 tháng Chạp âm lịch.

Hiện nay, ở gần cầu Bợ còn hai hang động là hang Mang và hang Đồng. Dân chài đến gần hai hang đều thắp hương cầu khấn hai ông sà phù hộ cho thuyền được thuận buồm xuôi gió.

Còn ở đền Minh Lương thì không lúc nào ngớt khách đến tham quan, cầu nguyện. Bà Lộc Thị Nguộc, 69 tuổi, thủ nhang đền gần chục năm nay cho biết: Đền thờ cô mỗi năm một đông khách đến lễ hơn. Từ tết Nguyên đán Mậu Tý đến nay, đền đã đón gần 10 nghìn khách tham quan, du lịch tâm linh. Hiện nay, đền Minh Lương nằm giữa một quần thể du lịch tâm linh của xã Thắng Quân, gồm đền Lương Quán và Đầm Mây (nơi có lễ hội Đầm Mây nổi tiếng của huyện Yên Sơn). Cách quần thể du lịch tâm linh không xa là những ngôi làng nhỏ của đồng bào dân tộc Dao, Tày luôn hết lòng với khách, tạo nên một tua du lịch văn hoá, tâm linh hấp dẫn

Hát văn : Cô bé Minh Lương 



MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỀN CÔ BÉ MINH LƯƠNG
-----------------------------------------------------------------------








Nguồn : Bản đền Cô bé Minh Lương 
Photo : mantico's BLOG 
BLOG đi dự hầu đồng : Trần Thái Hoàng ( Xuân 2011 )
Mantico trân thành cảm ơn anh  Trần Thái Hoàng  đã giúp mantico có chuyến đi xa đến Đền Cô bé Minh Lương và 12 Đền Khác ở Tuyên Quang . 

Đền Cô Bé Mỏ Than ( Tuyên Quang )










Thuộc phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang. Đền thờ cô bé rừng xanh, ngoài ra đền còn thờ Hưng Đạo Đại Vương (Trần Quốc Tuấn). Đền được dựng trên lưng chừng núi. Khi chưa dựng đền, đây là mỏ than thực dân Pháp bắt dân ta khai Thác nhưng do sự cố đã làm sập hầm. Hàng chục con người đã bị chôn vùi dưới mỏ này. Nhân dân quan niệm rằng việc khai Thác đó đã động tới lãnh địa của chúa rừng xanh cho nên đã lập ngôi đền này tại đây.

Ngày lễ của đền gồm lễ đón xuân (từ mùng Một đến mùng Ba tháng Giêng), Lễ Thượng Nguyên (mùng 6 tháng Giêng), Lễ Tất Niên (mùng 9 tháng chạp )

Mỏ Than cô bé thấp cao
Mấy tầng lộng lẫy treo vào cây xanh
Xa xưa huyền thoại chuyển mình
Linh từ chốn ấy anh linh muôn đời
Hang rùa nước đọng đầy vơi
Vết chân còn đó muôn đời về sau...

18 February 2011

Cô bé Cửa Suốt ( Bản tích / Bản văn )


Tiên Cô Bé trấn giữ Cửa Suốt. Cô Bé Cửa Suốt là cháu gái của Hưng Đạo Vương, cùng với Đức Ông Đệ Tam trấn ải, quyền cô thống lĩnh ba quân, thủy binh trấn giữ ở ngoài Cửa Suốt vậy nên được gọi là Cô Bé Cửa Suốt (“Cô Bé” ở đây do thứ bậc của cô trong Hội Đồng Trần Triều, chứ cô không giống với các Cô Bé trong hàng Tiên Cô của Tứ Phủ). Còn có sử ghi lại cô vốn là Tĩnh Huệ Công Chúa, còn gái của Đức Ông Phạm Ngũ Lão và Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa, nên còn gọi là Phạm Điện Súy Công Nữ Tử, sau này lại lấy vua Trần Anh Tông vậy nên có danh hiệu là Anh Tông Hoàng Đế Thứ Phi

Giá Cô Bé Cửa Suốt cũng thường hay được hầu, khi ngự về đồng cô cũng mặc trang phục giống với Nhị Vị Vương Cô nhưng là màu trắng (cũng là do sự ảnh hưởng của Tứ Phủ), thông thường cô hay cầm mái chèo và lá cờ lệnh, chèo thuyền ra trấn giữ Cửa Suốt, nhưng khi đánh trận, về ngự đồng cô cũng múa kiếm và cờ lệnh

Cô Bé Cửa Suốt được thờ trong Đền Cửa Ông cùng với Đức Ông Đệ Tam, nhưng cô cũng có ngôi đền nhỏ riêng ở gần Đền Cửa Ông và được gọi tên là: Đền Cô Bé Cửa Suốt hay Đền Cặp Tiên. Ngày tiệc của cô là ngày 2/3 âm lịch. Khi thỉnh cô, văn hát rằng:

Trông ra Cửa Suốt tờ mờ
Chiếc thoi Cô Bé lững lờ ngoài khơi”



Bài viết : Dương Minh Đức 
BLOG : mantico

15 February 2011

Blog dự hầu đầu xuân 2011 ( Hải phòng - P2 )







BLOG dự hầu đồng tại Vĩnh Bảo ( Hải Phòng )
Thời gian : Ngày 11/01/2011 ( âm lịch )
Tại bản đền : Phủ Triều Linh Từ 
Thanh đồng :  Nguyễn Văn Khởi ( member Blog ) 
Thanh đồng : Mai Đức Anh ( member Blog ) 
Thành viên BLOG : admin ( mantico ) / Chị Thanh ( Tuyên Quang ) / Chị Vân Nhị ( Hà Nội ) , Đức Anh ( Hà Nội ) / Lâm ( Gia lâm ) / Thái ( Tuyên Quang ) / Quân ( Đàn Nguyệt ) / Huy ( ngố / Đàn Nguyệt ) / Chị Thẩm ( Hải phòng )




14 February 2011

Blog dự hầu đầu xuân 2011 ( Hải phòng - P1 )







(  Huy - Nam Định )







Giá đồng :  Chúa Năm Phương ( thanh đồng :  Mai Đức Anh )


Giá đồng : Chầu Lục Cung ( Thanh đồng :  Mai Đức Anh )


Giá đồng : Chầu Tám Bát Nàn ( Thanh đồng :  Mai Đức Anh )



BLOG dự hầu đồng tại Vĩnh Bảo ( Hải Phòng )
Thời gian : Ngày 11/01/2011 ( âm lịch )
Tại bản đền : Phủ Triều Linh Từ 
Thanh đồng :  Nguyễn Văn Khởi ( member Blog ) 
Thanh đồng : Mai Đức Anh ( member Blog ) 
Thành viên BLOG : admin ( mantico ) / Chị Thanh ( Tuyên Quang ) / Chị Vân Nhị ( Hà Nội ) , Đức Anh ( Hà Nội ) / Lâm ( Gia lâm ) / Thái ( Tuyên Quang ) / Quân ( Đàn Nguyệt ) / Huy ( ngố / Đàn Nguyệt ) / Chị Thẩm ( Hải phòng )
-----------------------------------------------------
(  Còn tiếp phần 2 )

11 February 2011

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn


Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được coi là hoá thân của Mẫu Đệ Nhị . Chầu cũng vốn là Thiên Thai Tiên Nữ, con vua Đế Thích, cai quản sơn lâm thượng ngàn, quyền hành khắp hết 81 cửa ngàn đất Nam Việt. Lại có sự tích cho rằng, bà cũng giáng sinh vào quý tộc Lê gia (có tài liệu ghi lại tên bà là Lê Thị Kiểm) ở vùng Thác Cái Thác Con, Hà Giang, sau này trở thành Bà Chúa Thượng Ngàn . Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị chầu bà có quyền hành tối cao của toà Sơn Trang (mà đa phần các vị chầu bà đều ở trên sơn trang) nên gần như bà là vị có quyền cao nhất hàng chầu, chỉ sau Chầu Đệ Nhất.

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu hay giáng đồng nhất trong hàng chầu (từ đồng tân đến đồng cựu ai cũng thỉnh chầu về ngự, để ban tài tiếp lộc sơn lâm sơn trang). Chầu ngự về đồng thường mặc áo màu xanh (xanh la hay xanh lá cây), cầm quạt khai cuông rồi múa mồi. Chầu Đệ Nhị thường hay ngự về trong các đàn mở phủ để chứng đàn Sơn Trang (kể cả với người không mở đủ bốn toà sơn trang mà chỉ mở một toà xanh). Ngoài ra khi đồng tân lính mới vào hầu cũng thường thỉnh chầu về để sang khăn cho đồng mới. Và đặc biệt, khi Chầu Đệ Nhị ngự đồng vào dịp lễ tiệc (đặc biệt là lễ Thượng Nguyên) trong năm, thì thường có nghi thức gọi là “trình giầu”. Khi chầu về ngự đồng, những con nhang đệ tử nào có căn số, đã lập bát hương bản mệnh, sẽ ngồi giữa chiếu ngự, phủ khăn đỏ và trên đầu đội mâm giầu trình (gồm cau, lá trầu, vỏ thuốc, thuốc lào, thuốc lá…), khi đó người ngồi đội giầu phải đặt lên mâm giầu trình 13.000 (thông thường là thế, có nơi thì là 15.000) dâng lên Chúa Sơn Trang và 12 cô tiên nàng hầu cận là những vị chứng mâm giầu của mình, lúc đó chầu sẽ cầm bó mồi (hoặc hương đã đốt cháy) khai cuông, chứng mâm giầu rồi xin tiền đài, nếu được nhất âm nhất dương (có một đồng tiền xấp, một đồng tiền ngửa) nghĩa là Phật Thánh đã chứng cho người ngồi đội giầu đó, rồi người đội giầu lễ tạ và đi ra để cho người khác vào tiếp tục.

Cũng như Chầu Đệ Nhất, Chầu Đệ Nhị được thờ phụng ở bất cứ nơi nào có rừng núi có Mẫu Đệ Nhị ngự. Nhưng khi thỉnh chầu, người ta thường hay nghĩ tới Đền Đông Cuông là nơi in dấu rõ nhất ở tỉnh Yên Bái. Vậy nên khi thỉnh chầu, văn hay hát rằng:



“Dâng văn tiên chúa Thượng Ngàn
Đông Cuông, Tuần Quán giáng đàn chứng đây”

Khi nói về sự tích của chầu văn cũng thường hát :

“Vốn dòng công chúa thiên thai
Giáng sinh hạ giới quyền cai thượng ngàn
Quyền cai Bảo Lạc Hà Giang
Thượng cầm hạ thú hổ lang khấu đầu”

Hay khi có nghi thức “trình giầu”, văn cũng hát:

“Hôm nay có mâm giầu trình
Trước trình cửa Phật, sau trình Vua Cha
Trình lên Quốc Mẫu,Chúa Bà
Năm Toà Ông Lớn , Chầu Bà Sơn Trang
Trình lên Tứ Phủ Ông Hoàng
Tiên Cô Thánh Cậu chứng mâm giầu trình”


Bài viết :  Dương Minh Đức
Ảnh chụp Mẫu Đầm Sen  
Blog : mantico ( http://hatvan.tk )
Hát văn : Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn 
Trình bày : Khắc Tư
Hình ảnh :  Thanh đồng Diệu Hoa

09 February 2011

Văn Cậu Hoàng múa sư tử


Thơ chầu ông Bảy



Bản : Chầu Ông Bảy 
Trình bày : NSND Văn ty



Tứ vị vua bà ( Đền Cờn )



Tứ vị Thánh nương là các bà Thánh mẫu được thờ phụng ở khắp vùng duyên hải nước ta , và ở các tỉnh đồng bằng . Mọi truyền thuyết đều tập trung vào bà Hoàng hậu nhà Tống và vào thời điểm Cửa Cờn Xứ Nghệ . Tôn hiệu ghi trong các thần tích thường thấy là :

- Đại Càn tứ vị Thánh mẫu ( Ninh Bình )
- Đại Càn quốc gia Nam hải tứ vj thánh nương ( Hà Nội )
- Đại Càn quốc gia Nam hải tam tòa tú vị hồng thánh nương đại nương ( Nam định )
- Nam Việt Tống triều quốc mẫu tứ vị hồng nương Càn hải linh từ ( Hà Nam )
- Tứ thánh miếu sự tích ( Bắc Ninh )

Dưới đây là một số sự tích bằng cách kết hợp nhiều cách kể của dân gian , chứ không theo một thần tích nào
----------------------------------------------------------------------
Bản 1 ( Trích trong cuốn  " Đạo mẫu Việt Nam " )

Năm 1276 quân Nguyên Mông ồ ạt tấn công Nam tống khiến hàng vạn quân Tống bị đánh tan . Tháng 1 / 1279 , quân Nguyên tấn công căn cứ cuối cùng của quân Nam Tống . Trong lúc nguy khốn , Thái hậu và các công chúa nhà Tống xuống thuyền chạy về phía Quảng Đông nhưng gặp gió mạnh thuyền bị đắm , mọi người đều chết . Lúc đó , bỗng xuất hiện Rồng vàng tới hộ giá mẫu hậu và ba vị công chúa trôi dạt tới biển Cờn Hải và được vị sư già chùa Quy sơn cứu sống và trú ngụ tại đó

Sau một thời gian trong chùa bống có nhiều điều dị nghị về vụ sư già với Tống Hậu . Vị sư gia này không biện bạch được bèn khấn Phật và nhảy xuống biển tự vẫn . Mẫu hậu và ba vị công chúa thấy vị sư già vì mình mà chịu oan khuất cũng liều mình nhảy xuống biển chết theo , xác của họ dạt vào cửa Cờn Hải . Họ hiển linh và được dân làng lập đền thờ và phong là "  Nam Hải Phúc Thần "  cai quản 12 cửa biển . Từ đó phàm những người đi biển đều đến cầu đảo  Tứ vị Thánh Nương . 


Sau này , vua Trần Nhân Tông , Lê Thánh Tông đi chinh phạt giặc Chiêm và ở phương nam theo đường biển được Tứ Vị Thánh Nương hiển linh và trợ giúp . Sau khi thắng trận trở về , các vua Đại Việt đều lễ tạ ơn phong thần "  Quốc mẫu Vương Bà Tứ Vị Thượng Đẳng Thần "  và "  Đại Càn Thánh Nương Quốc Gia Nam Hải Tứ vị Thánh Nương thượng Đẳng Thần "  Sự kiện này được sách "  Việt Điện u linh "  có Lý Tế  Xuyên chép . Tuy nhiên trong sách cũng có những ngọc phả thần tích , huyền tích , huyên thoại truyền miệng có sự khác nhau về Tứ vị Thánh Nương . Ngoài Tống Hậu còn ba vị kia là ai ? công chúa , người hầu , vua Đế Bình .............

Tục thờ Tứ Vị Thánh Nương hiện rất phổ biến ở nhiều làng người Việt ven biển từ Bắc vào Nam , ngoài ra còn thấy ở các làng ven biển Trung Bộ . Tuy nhiên tục thờ này phổ biển nhất là miền biển Trung Bộ . Mà trung tâm là Đền Cờn ( Nghệ An ) . Theo Ninh Viết Giao , ngoài đền Cờn còn có hơn 30 làng khác nữa ở Quỳnh Lưu ( Nghệ An ) thờ Tứ Vị Thánh Nương . Riêng huyền Hoàng Hóa ( Thanh Hóa ) cung có 20 làng thờ Tứ Vị Thánh Nương dưới dạng thờ Tống Hậu , Thiên Hậu

Ở Quang Nam - Đà Nẵng tục thờ Tứ Vị Thánh Nương rất phổ biến , hầu như làng nào cũng có tuy nhiên , ít khi có miếu thờ riêng bà . Như trường hợp làng Mỹ Khê  gọi là Miếu Cả , còn phần lớn là phối thờ với các vị thần khác và được gọi với cái tên là  Bà Giàng Lạch ,  tức vị thần chủ sông biển

Một số hình ảnh Đền Cờn BLOG Sưu tầm được 
------------------------------------------------------------------------------------










Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991