19 April 2021

Lộc gần mang tới lộc xa cô cho mang về

18 October 2018

Bánh khảo xưa phong giấy dâng thượng ngàn

Đặt bánh liên hệ 0965111991
Bánh khảo phong giấy
#banhkhaoxua
Ngõ 135 Đội Cấn / Hà Nội


Tết Trùng Cửu - Ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch



Theo phong tục tập quán thì ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm là ngày Tết cổ xưa của người Việt, gọi là Tết Trùng Dương hay còn gọi là Tết Trùng cửu, ngày tết hoa Cúc. Tết Trùng cửu lấy sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ. Tết trùng cửu ở Việt Nam ngày nay ít người còn biết đến về một khá phổ biến xưa kia, mang nhiều nét đẹp về văn hóa.

Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là ‘Từ thanh’, chính là ‘tạm biệt thảm cỏ xanh’. Sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, cây cối không có sức sống, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông.

Nguồn gốc của Tết Trùng Cửu

Có nhiều điển tích về ngày Tết này
Phong tục tập quán này bắt nguồn từ đời Hán. Ngô Quân thời Nam Triều trong “Tục Tề hài ký ‘’ có chép một câu chuyện: “Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: ” Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9 ÂL theo lịch âm dương, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn… Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.

+ Sách “Phong Thổ Ký” lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn… Tục ấy thành lệ.

+ Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907) xem ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

Các phong tục tập quán trong ngày Tết Trùng Cửu (Tết Trùng Dương)

1. Lên vùng cao

 Nhân dịp tết Trùng Cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành.

Người ta rủ nhau lên núi cao hay tháp cao, chỗ cao, tùy điều kiện sẵn có từng nơi để thưởng ngoạn phong cảnh , nhớ lại thời cổ đại đã từng phải “lên cao lánh nạn”. Ăn bánh “cao 糕” cũng để nhắc nhớ thời phải lánh lên cao, do lấy chữ đồng âm là “cao”. Bánh cao làm bằng bột gạo xay nước ngào đường đỏ hấp chín đổ thành 9 tầng như bảo tháp, tượng trưng cho đỉnh cao và số 9, bên trên còn nặn hình hai con dê nhỏ tượng trưng trùng dương, lại cắm trên đó một ngọn đèn nến tượng trưng đăng cao là trèo lên cao, và cắm một ngọn cờ giấy nhỏ màu đỏ tượng trưng cho cài lá châu du. Đó là cách làm thời cận đại ở vùng Phúc Kiến, Trung Quốc

2. Ngắm hoa cúc và uống rượu hoa cúc

Tương truyền thời Tấn có ẩn sĩ Đào Uyên Minh  rượu vào là thơ ra, lại rất yêu hoa cúc, văn nhân mặc khách bắt chước ông ta lấy ngày trùng dương làm ngày ngâm vịnh. Đào Uyên Minh sống vào buổi giao thời Tấn – Tống, chính sự hủ bại, nên ông ta từ quan về quê Giang Tây ở ẩn trồng cúc, làm thơ, nhưng có tật là rượu vào hơi xỉn thì thơ mới ra. Lần đó nhằm ngày trùng dương, ông dạo ngắm hoa mà vì nhà nghèo không có rượu nên không tài nào xỉn được, ông vặt tạm hoa cúc nhai làm mồi mà vẫn không xỉn vì không có rượu vào. Đang lúc buồn thì bỗng có người đến gặp đem cho một bình rượu, đó là sai nhân do thứ sử Giang Châu là Vương Hoằng cử đến đem rượu nói là tặng Đào Uyên Minh. Đào Uyên Minh mừng rỡ mở bình uống cho đến say xỉn. Về sau người ta cho thêm hoa cúc, là loại thảo mộc vẫn làm đồ uống trị liệu, vào trong rượu nếp trùng dương.

Tuy câu chuyện Hoàng Cảnh đại chiến Ôn Thần chỉ là truyền thuyết nhưng việc đeo túi thơm đựng hạt thù du phòng ngừa bệnh dịch lại mang yếu tố khoa học. Ngày Trùng Cửu diễn ra vào lúc giao mùa từ mùa thu sang mùa đông. Đây cũng là thời gian xuất hiện nhiều muỗi gây bệnh truyền nhiễm. Thù du là một loại thảo dược có độc tính nhẹ, có mùi vị nồng, có thể dùng để xua đuổi côn trùng. Cho hạt thù du vào trong túi thơm hoặc cho vào trái hồ lô có khoan nhiều lỗ nhỏ để mùi của hạt lan tỏa trong không khí, tiêu diệt côn trùng. Kỹ thuật may túi thơm và chế tác hồ lô đựng hạt thù du vẫn tồn tại đến nay, tập tục đeo túi thơm đựng hạt thù du cũng còn được giữ gìn ở một số nơi.

Theo danh y đời nhà Minh tên Lý Thời Trân, hoa cúc có công dụng chữa trị nhiều bệnh như đau mắt, chóng mặt, nhức đầu, giải phong nhiệt. Rượu hoa cúc có thể giúp tránh bị trúng gió, khử nhiệt, bổ gan sáng mắt, tiêu viêm giải độc. Rượu hoa cúc có vị đắng, người xưa cho rằng, uống loại rượu này sẽ thêm tuổi thọ nên họ gọi đây là ‘rượu trường thọ’.

Ngoài uống rượu hoa cúc, ngắm nhìn hoa cúc là một trong những phong tục của tết Trùng Cửu. Hoa cúc được xem là loài hoa tượng trưng cho sự cao thượng, đại diện cho tình bạn và nét nho nhã của danh sĩ. Cúc được xem là một trong bốn loài hoa quân tử: Mai - Lan - Cúc - Trúc.

3. Cài lá châu du

Phong tục này rất phổ biến thời Đường, hoặc giắt vào người hoặc bỏ vào túi vải đeo theo người để trừ tà, nhất là phụ nữ và trẻ em. Trái cây châu du là một vị thuốc, chất lượng tốt nhất là vùng đất Ngô tức vùng Giang, Triết ngày nay nên còn gọi là Ngô châu du, lại cũng còn gọi là cây dầu Việt , là loại cây nhỏ, cao hơn một trượng, lá như cái lông vũ, mùa hè nở hoa trắng, quả đặc có cơm béo ngậy màu vàng, quả sau thu thì chín màu tím đỏ, sách “ Bản thảo cương mục” nói cơm quả vị đắng cay mà thơm, tính ôn nhiệt, có thể trị hàn khu độc, người xưa quan niệm giắt lá nó vào người để trừ tà. Phong tục này học giả Chu Sở đầu thời Tấn viết trong “Phong thổ ký” là một phong tục của người Giang Nam.

Thời kỳ Lý – Trần, nho sĩ Việt Nam cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương. Bây giờ ít có nơi tổ chức tết trùng cửu.

“Năm ngoái giữa rừng không có lịch
Nhìn hoa cúc nở biết trùng dương”

Câu thơ trên là của một Vị thiền tăng nổi tiếng của Việt Nam, gắn liền với một ngọn núi – núi Yên Tử – nơi phát tích một dòng thiền của Việt Nam – dòng thiền Trúc Lâm nổi tiếng với tứ quý ” Tùng, Cúc, Trúc, Mai “.

Cổ thi có câu: "Gặp ngày Trùng Cửu đăng cao". "Đăng cao" là lên chỗ cao. "Trùng cửu" và "Đăng cao" đều do điển tích trên
Nhưng truyền thuyết thì cuối cùng cũng chỉ là truyền thuyết mà thôi. Những câu truyện truyền thuyết của nguồn gốc các phong tục tập quán dân gian loại này, phần lớn đều có sau các phong tục dân gian. Người ta không hiểu những phong tục này vì sao lại sinh ra và lưu hành, nên mới dựng ra một câu chuyện để giải thích hoặc để kèm theo sau khi câu chuyện lưu truyền, và có ảnh hưởng rộng rãi trong dân gian. Trải qua một thời gian dài, người đời sau không tra lại, thế là giả thiết biến thành thật.

Kỳ thực: Tết Trùng Dương uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du cũng có tác dụng giống như Tết Đoan Ngọ uống rượu hùng hoàng và treo cành xương bồ, trần ngải. Mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng. Sau ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, thời tiết có thời gian ngắn ấm lại. Trong thời gian trước Tết Trùng Cửu mưa thu lất phất, trời âm u, cái nóng vẫn chưa hết, mọi vật dễ trúng độc, con người vào lúc chuyển mùa dễ sinh bệnh tật, cảm cúm. Vì thế, vào thời gian này phải hết sức chú ý phòng côn trùng, phòng nóng lạnh. Mà rượu cúc hoa có tác dụng bình can( gan ), sáng mắt, giải nhiệt, tiêu độc, giải cảm. Mùi của cây Thù Du có tính cay nóng, đắng, hương thơm, có thể đuổi muỗi, sát trùng trị hàn ( lạnh ) , khử độc . Cả hai thứ ấy đều có những tác dụng này. Qua đó có thể thấy, vào tiết này, đeo thù du, uống rượu cúc hoa rất có lợi cho sức khỏe con người, chính là tác dụng quan trọng của cúc hoa và thù du đối với con người vào mùa thu.

Còn Việc trèo lên núi cao trong tiết Trùng Dương, vào tiết trời thu, trời xanh cao, lên núi đi chơi, có thể khiến tinh thần sảng khoái, trong lòng thư thái. Dân chúng lên núi còn có nguyên nhân về mặt kinh tế. Đó là tết Trùng Dương là lúc thu hoạch mùa màng xong xuôi, nông dân nhàn nhã. Lúc này cây thuốc hoa quả trên núi cũng bắt đầu già, chín, chính là dịp tốt để người ta thu hái. Phong tục dân gian lên núi vào những ngày dịp này cũng bắt nguồn từ đây. Còn tập trung vào một ngày tết Trùng Dương cũng có nguyên nhân của nó. Số 9 thời cổ đại là số dương. Cổ nhân cho rằng, vào ngày mồng 9 tháng 9, thì tháng cũng là 9, ngày cũng là 9, hai cái trùng nhau, là ngày lành, ngày tốt, cho nên cùng tập trung lên núi vào ngày này là nhằm ý nghĩa ngày lành, ngày đẹp mà thôi.

02 October 2018

CÁC LÀN ĐIỆU TRONG HÁT CHẦU VĂN


Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.

Hát chầu văn sử dụng nhiều làn điệu (hay còn gọi là lối hát, cách hát). Người xưa còn gọi làn điệu là cách 格. Thí dụ như điệu bỉ thì gọi là bỉ cách, điệu dọc thì gọi là dọc cách…

Các làn điệu hát văn cơ bản gồm: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú rầu (phú dầu), Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn Xá, Kiều Dương, Hãm, Dồn, điệu kiều thỉnh, Hát Sai (Hành Sai), ngâm thơ. Ngoài ra còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói trong ca trù, hát then, hò Huế, hồ quảng, hát canh …..

Mỗi giá hầu thường có một số điệu hát riêng, như các giá về Thiên phủ hay Địa phủ thường dùng dọc, phú, giá về Thoải phủ thường là cờn, còn các giá Nhạc Phủ là Xá.

Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để mở đầu cho hình thức hát văn thờ. Thông thường điệu Bỉ được hát trên thể thơ thất ngôn tứ cú (bốn câu mỗi câu bảy chữ) hoặc thất ngôn bát cú (tám câu mỗi câu bảy chữ) nhưng cũng có khi điệu này có thể hát trên các thể thơ khác như song thất lục bát, lục bát, song thất nhất bát. Trong các bản sự tích chư thánh được hát thờ thì đoạn bỉ thường là đoạn giới thiệu tóm tắt nội dung chính của cả bản văn. Các đoạn bỉ cũng thường sử dụng nhiều câu đối nhau (biền ngẫu). Một điều đặc biệt nữa đó là điệu bỉ chỉ có trong hát văn thờ mà tuyệt nhiên không có trong hát văn hầu đồng. Bỉ được lấy theo dây lệch, nhịp theo lối dồn phách.

Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong Hầu Bóng. Miễu được lấy theo dây lệch, nhịp đôi.

Thổng chỉ dành riêng cho văn thờ và văn thi, được lấy theo dây bằng, nhịp ba.

Phú Bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, và dùng để hát ca ngợi các nam thần. Phú Bình được lấy theo dây lệch, nhịp 3.

Phú Chênh là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly. Được lấy theo dây bằng, nhịp 3.

Phú nói thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau. Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hầu bóng. Lấy theo dây bằng, nhịp ba hoặc không có nhịp mà chỉ dồn phách.

Phú rầu là lối hát rất buồn, được lấy theo dây bằng nhưng hát theo nhịp đôi.
Đưa thơ được lấy theo dây bằng, nhịp 3 và dồn phách, nhưng chủ yếu là dồn phách.

Vãn lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối vay trả (vay của câu trước thì trả lại trong câu sau).

Dọc lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất - lục bát và hát theo nguyên tắc vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú.

Nếu hát liền hai câu song thất - lục bát thì gọi là "Dọc gối hạc" hay "Dọc nhị cú".

Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ thần. Cờn được lấy theo dây lệch, nhịp đôi. Có thể hát theo dây bằng, nhưng hầu hết là hát kiểu dây lệch (biến hóa).

Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, đây là lối hát rất khó vì phải hát liền song thất lục bát. Trong lối hát này có một tuyệt chiêu là Hạ Tứ Tự, có nghĩa là mượn bốn chữ của trổ sau, khi sang một trổ mới thì lại trả lại bốn chữ ấy.

Dồn được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
Xá là một trong những điệu hát quan trọng nhất khi hát văn hầu bóng (cùng với Cờn, Dọc, Phú nói). Điệu Xá đặc trưng cho các giá nữ thần miền thượng.

Ngoài ra hát chầu văn còn có thể mượn các làn điệu nhạc cổ truyền khác như ca trù, quan họ, hò Huế và cả những điệu hát của dân thiểu số[2]

Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không.

30 September 2018

LỄ TAM SINH ?

Lễ mặn tam sinh gồm có : một gà , một ngan hoặc cá chép , một miếng thịt lợn hay có thể là chân giò hoặc thủ lợn hay cả con lợn quay , đều được nấu chín , cùng mâm hoặc đĩa xôi , với nậm rượu rót dăm ba chén

Sự kiện : CHẦU VĂN MỘT THỜI VẮNG BÓNG



Hát Chầu Văn gắn liền với tục lên Đồng hay còn gọi thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt, có một thời bị hiểu nhầm là mê tín dị đoan, là "tàn dư văn hóa độc hại của chế độ phong kiến".

Theo đó hàng loạt địa điểm thực hành tín ngưỡng, tổ chức Hát Văn bị cấm hoạt động hoặc phá bỏ. Môi trường diễn xướng không còn, các hình thức sinh hoạt cổ truyền của Hát Văn cũng dần biến mất khỏi đời sống xã hội.

Cho đến thập niên cuối thế kỷ XX, khi tín ngưỡng Tứ phủ được phục hồi, hình thức sinh hoạt hầu bóng bắt đầu hồi sinh thì các giá trị đích thực của Hát Văn cổ truyền đã mai một khá nhiều. Phần lớn mọi người chú trọng vào phần Lên Đồng và xem nhẹ phần Hát Văn chỉ như một phần phụ trợ của buổi thực hành tín ngưỡng.

Sự đứt gãy về thời gian và môi trường diễn xướng làm cho Hát Văn cổ truyền dần mai một theo năm tháng. Và, rất nhiều giá trị đã ra đi theo các bậc cung văn cao tuổi. Cũng thêm phần vì tính chất đặc thù của Hát Văn là loại âm nhạc phi văn bản, hệ thống các giá trị nghệ thuật được lưu truyền qua phương thức truyền miệng, truyền ngón nghề trực tiếp. Nếu không có trò theo học thì tất nhiên các giá trị trong người thầy rồi sẽ cùng ông về nơi chín suối.

Hát Văn Thi và Hát Văn Thờ cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Lần tổ chức Hát Văn Thi của giới cung văn Việt Nam diễn ra gần nhất cách đây đã được 24 năm, vào năm 1994 tại đền Sòng Vọng phố Tôn Đức Thắng, thành phố Hà Nội.

Năm 2018, Sở Văn Hóa và Thể Thao Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long tổ chức chương trình “ Về Nguồn – Trải nghiệm cùng di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội”. Đây là hoạt động giới thiệu, truyền dạy nhằm giúp cho đông đảo người dân yêu thích, quan tâm tâm tới các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Hà Nội. Thông qua đó, góp phần khơi dậy ý thức tự hào dân tộc, tình yêu Tổ quốc và trách nhiệm gìn giữ phát huy vốn văn hóa quý báu của cha ông để lại.

Trong khuôn khổ chương trình là số trải nghiệm “Nghệ thuật Hát Chầu Văn”, bộ môn nghệ thuật gắn liền với di sản Văn hóa thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt, vừa được Unessco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Chương trình gồm ba phần chính phần chính là  Tọa Đàm, Truyền Dậy và Thực Hành “ Hát Văn Thi-Một Thời Vang Bóng”

Khách mời của chương trình :

1) Lão nghệ nhân Hoàng Trọng Kha 94 tuổi đến từ Tp Hà Nội.
2) Lão nghệ nhân Nguyễn Văn Tuất 85 tuổi đến từ Tp Hà Nội.
3) Lão nghệ nhân Đinh Công Ru 84 tuổi đến từ Thái Bình.
4) Nghệ nhân Nguyễn Hà Cân -Trưởng pháp văn Phủ Tây Hồ -Tp Hà Nội.
5) Nghệ nhân Hồng Văn Chén – thủ nhang đền cây Quế-Tp Hà Nội.
6) Nghệ nhân Lê Tuấn Việt đến từ Tp Hải Dương.
7) Nghệ nhân Phạm Văn Ty – trưởng pháp văn đền Dâu 64 Hàng Quạt-HN
8) Nghệ nhân Vũ Ngọc Châu Tp Hà Nội
9) Nghệ nhân Lương Trọng Quỳnh.
10 Nghệ nhân Đinh Công Mạnh.
11 Nghệ nhân Xuân Tĩnh.
12 CLB Hát Văn Xứ Đoài
13 CLB Văn Ca Miền Bắc
14 CLB Hát Văn Thăng Long
15 CLB Hát Văn Việt Nam

Chương trình miễn phí tham dự cho các bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Ấn tham gia sự kiện
Bước 2: Đăng kí vào link :https://goo.gl/forms/3lTPGSmM0m4lfxeI3
Bước 3: Tag tên 3 người bạn cũng muốn tham gia kèm status viết cảm nhận của bạn khi biết đến chương trình.
Bước 4: Chia sẻ sự kiện lên facebook của bạn, để ở chế độ công khai
Bước 5: Đợi tin nhắn xác nhận.
Mọi thông tin hỗ trợ truyền thông xin liện hệ hotline 0915.803.882 (Ms Quyên)

Trích văn Cô Bơ / Tại Đền Lưu Phái


NGHI THỨC HẦU NHÀ TRẦN XƯA ( TRƯỚC 1945 )



NGHI THỨC HẦU NHÀ TRẦN XƯA ( TRƯỚC 1945 )

   
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hay dân gian vẫn gọi với cái tên quen thuộc mà tôn kính nhớ ơn “Đức Thánh Trần” một danh nhân văn hoá, một nhà quân sự đại tài của nhân loại, một vị thánh trong lòng nhân dân, một đạo chủ của một dòng tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Đức Thánh Trần. Có biết bao nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà tâm linh học, nhà quân sự đã viết về ông một người con của nước Việt Nam ta có thể nói rằng: " Sinh Vi Lương Tướng, Tử Vi Thần". Sống hông làm tướng khi thác ông làm thần đó là Hưng Đạo Đại Vương, một nhà quân sự, một danh nhân, một vị Thánh đại nhân, đại lễ, đại nghĩa, đại tín, đại dũng, một vị Cha trung trong lòng dân tộc Việt Nam.
       
Nói đến Hưng Đạo Vương cũng là nói đến một dòng tín ngưỡng mang tính saman giáo, một dòng đồng thánh. Thường đồng nhà trần phải do các vị thánh trần triều chon lựa và đánh dấu son hoặc nhắc qua các giấc mộng có người vừa là đồng Tứ phủ lại vừa là đồng Trần gọi là đồng “kiêm tri đôi nước”. Những người này có khả năng áp vong liền chứ không cần phải dùng đến một thanh đồng tứ phủ để dẫn vong. Tôi thường được nghe ông nội kể lại với hình thức hầu đồng trong điện Đức Thánh Trần xưa thường được hầu với một giá duy nhât để tróc tà, và người được các thánh về ngự phải là thanh đồng, thường là thanh đồng sát căn Trần Triều những người này thường là “kiêm tri đôi nước” ( cả Tam-Tứ Phủ), bởi tín ngưỡng Tứ phủ theo các cụ cao nhân kể lại và bản thân tôi cũng trải ngiệm qua các cụ đồng lão thành trước đây thường nói: “tín ngưỡng Tứ phủ chúng ta có thể giao tiếp với cõi âm” quả thật nó được coi như là sứ giả giữa tam cõi mà ở bất cứ điện Mẫu nào các bạn cũng có thể thấy được những người bị áp vong lắc lư quay tròn như không thể điều khiển được vậy. Thực chất của dòng tín ngưỡng Đức Thánh Trần thường là dòng pháp nhiều hơn dòng thanh Đồng. Với truyền thống nho gia nâu đời của ông cha tôi có được nghe ông nội kể rất nhiều về dòng đồng nhà trần tôi xin đưa cho các bạn trình tự một vấn hầu nhà trần sau đây để chúng ta tiện việc tham khảo.
     
Cách đây hơn hai mươi năm tôi các cụ tổ tiên vốn dòng dõi thanh đồng Trần Triều như Cụ Phúc, cụ đồng Thái ( xóm Phúc Hậu Lũng Sơn TTL Tiên Du Bắc Ninh) thường kể tôi nghe về dòng đồng nhà Trần ( đồng thánh ) thường chỉ hầu trừ tà ma và trị các bệnh phụ nữ, hậu sản mà chúng ta gọi là bệnh Phạm Nhan. Trước tiên, khi vào một vấn hầu đồng nhà trần thường phải bày đàn cúng thỉnh.
   
Trình tự khóa lễ thỉnh như sau:
- Sái tịnh đàn tràng
- Cúng phát tấu nghi
- Thỉnh phật
- Tuyên kinh
- Cúng Tam Phủ
- Cúng thỉnh trần triều khoa
- Trịch sai văn Trần triều
- Thỉnh ngũ hổ
- Khao thỉnh chúng sanh
     
Song xuôi mới bắt đầu vào hầu mà chỉ hầu một giá duy nhất, các thanh đồng cũng không mặc quần áo trang phục dườm già như hiện nay, mà thường mặc quần trắng , áo the khăn xếp, đồ vàng mã chỉ gồm có tiền vàng không như hiện nay với đủ thứ ngựa mã thuyền thoi, voi rồng. Hiện nay các thanh đồng hầu thánh thường phải có đủ cung văn đàn, ca, sáo nhị... Nhưng trước đây chỉ dùng những bài kiều hay còn gọi là Trịch Sai được tấu ngâm bởi tiếng thanh la và tiếng trống chiêng, chuông mõ. Một vấn hầu của thời trước 1945 đối với thanh đồng Trần Triều chỉ có một giá hầu duy nhất mà khi thỉnh trung trong bài thỉnh vị nào giáng sẽ làm việc trị bệnh trừ tà. Tôi xin trích đưa ra bài kiều Thỉnh các Vị nhập đồng trong cuốn Trần Triều Hiển thánh chư Khoa Như sau:
   
“Phục dĩ: Thánh Đức nguy nguy tốc giáng uy linh chi hiển hách, thần công đãng đãng hoằng thôi cứu trợ tri nhân ân hữu cảm tất hanh thông. Đệ tử kiền thành nhất tâm khải thỉnh.

Ngưỡng khải Hưng Đạo Nhân Vũ Vương
Phụ tá Trần Triều Tức Mặc hương
Nam thiên tú khí tài vô Bắc,
Bắc địa uy danh thế mạc đương
Tổng thống thiên binh trừ quỷ mị
Kiêm cai địa phủ diệt hung ương,
Bạch Đằng trảm Phạm phân đầu túc,
Đông Hải dương ba khí lộ giang
Kim nhật kim thời thần phụng thỉnh.
Nguyện kỳ giáng phó ứng tĩnh đường
Ngưỡng khải phò mã đại pháp minh
Vi cư đệ nhất giáng uy linh
Dung nghi lẫm lẫm sơn hà chấn
Khí thế oanh oanh quỉ mị kinh
Quản cai lưỡng quốc thiên địa giới
Quyền chưởng chư tri thủy bộ binh
Trọc phọoc tà gian tiêu ngũ khí
Khu trừ long phạm diệt thiên tinh
Kim nhật kim thời thần phụng thỉnh.
Nguyện phù đệ tử thọ khang ninh
Ngưỡng khải hoàng tử pháp linh không
Vi cư đệ nhị giáng đàn trung
Hành phong hành vũ du tam giới
Như điện như lôi chấn cửu trùng
Thủ chấp kim qua bình ngô tặc
Chưởng trì Ngọc kiếm trảm Nguyên hung
Tróc tà phọoc quỉ thiên thiện chúng
Bảo quốc hộ dân thế thế long
Kim nhật kim thời thần phụng thỉnh
Nguyên phù đệ tử lộc tăng vinh
Ngưỡng Khải nam thiên khởi binh nhung
Hoàng thúc thiên tướng tổng binh hùng
Tiền kỳ hậu đôi tinh kỳ pháo
Tả vệ hữu quan tập kiến cung
Ngũ phương tỳ hổ sâm nghiêm chỉnh
Lục giáp hùng binh ứng hội đồng
Bát quái phi phù thông địa phủ
Cửu nha kỳ xuất tiến thiên cung
Vãn thanh trung cổ lâm đàn nội
Phù hộ nhân dân bảo kiện cung.
     
Thượng lai khải thỉnh ký mộc quang lâm giáo hữu an tọa chân ngôn cẩn đương trì tụng. Thánh đức tòng không lai giáng hạ nạp tư đan khổn biểu tinh thành Tuỳ phương ứng hiện biến quang minh nguyện giáng pháp duyên an bảo toạ.” [1]
   
Và điều đặc biệt của những thanh đồng Trần Triều thường không có việc múa nhảy, cũng không có chuyện các ngài diễn lại sự tích hành trạng của các ngài xưa kia. Các ngài chỉ ra oai bằng việc xiên lình hay lung đỏ lưỡi cày rồi đi trên đó hoặc là cầm những cái vồ bằng gỗ đập vào ngực mà thôi. Chỉ có đức ông đệ tam là lấy dấu mặn để trị bệnh trừ tà khi mà người bệnh quá nặng bị tà ma nó hành, gần đất xa trời. Phép lấy dấu mặn của nhà Ngài, không phải dùng dao rạch lưỡi mà là đập vỡ chiếc đĩa hoặc chiếc bát sành rạch lưỡi chảy máu rồi phun ra tờ giấy bản đốt cho bệnh nhân uống sẽ lành. Đồng nhà trần thời kỳ trước 1945 là như vậy, họ chỉ có tập trung duy nhất vào việc bắt tà ma trị bệnh mà thôi. Họ không chuộng hình thức như đồng tứ phủ của cùng thời kỳ đó vì vậy nó rất thuần Việt và là sự đúc kết của ông cha. Không gây nên sự phản cảm và cũng rất uy linh trong việc trừ tà ma trị bệnh cứu dân. Chính vì vậy mà niềm tin vào Đức Thánh Trần ở thời kỳ trước 1945 ở cả nước nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng thì việc người dân Việt Nam mỗi khi ốm đau bệnh tật cầu viện đến Đức Thánh Trần cũng là điều đương nhiên tồn tại và lưu truyền cho mãi tới ngày nay.

Trong hệ thống các thánh giáng ở đồng nhà Trần Hưng Đạo Vương rất ít khi giáng đồng. Bởi ông là một đạo chủ của một dòng tín ngưỡng tức là Cha cũng như Mẹ Liễu hạnh chỉ có thỉnh các ngài chứ không có giáng đồng hầu. Chỉ có một lần duy nhất vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20 tôi có được đọc một tư liệu của nhà nghiên cứu người Pháp khi dự một vấn hầu để bắt tà. Nhưng do con tà chết oan ức cho nên không một ai trong ngũ vị vương tử có thể bắt được nó. Vì vậy phải kiều đến Đức Thánh, khi kiều đến đức thánh Ông thì thanh đồng đó phải chay tịnh sống xa mọi người ba ngày ba đêm thì mới có thể kiều được Người nên tôi xin trích bài kiều thỉnh đức Ông qua lời kể của một nhà nghiên cứu người Pháp như sau:

“Công cứu quốc cao dầy đã rõ,
Ơn chúng sinh tế độ còn dài
Đại Vương từ ngự thiên đài
Ngọc Hoàng giáng chỉ cứu người dương gian
Ngôi Vạn Kiếp bốn phương chầu lại,
Đức uy linh bát hải lan ra,
Nam Tào, Bắc Đẩu hai tòa.
Xạ ba thiên tướng, hằng hà thiên binh.
Việc nội ngoại ngũ dinh tuần thú,
Khắp thiên đình, địa phủ, dương gian.
Bên ngai tả hữu hai ban,
Kiếm thần cờ lệnh, ấn vàng trong tay.
Trên ngọc bệ tàn mây năm sắc,
Trước long đình hổ phục rồng chầu.
Thần thông biến hóa phép màu,
Nghìn tai nghìn mắt đâu đâu tỏ tường.
Đạo đức cao bốn phương bái phục,
Phép uy linh quỷ khốc thần kinh.
Triệt địch lệ, giải đao binh
Phò nguy cứu khổ tà tinh tiễu trừ
Suốt nam bắc phụng thờ thành kính
Cả muôn dân cửa Thánh đội ân
Tâm thành cầu khẩn phép thần
Phút đâu hiển ứng mười phân vẹn mười
Non nước nhược, ngự chơi ngày tháng
Chốn non bồng thăng giáng hôm mai
Trần gian bao cửa đền đài,
Đằng vân giá vũ khắp nơi đi về
Từ sơn cước suốt khe rừng nội,
Đến phồn hoa cát bụi chẳng nề
Một tay che chở phù trì,
Công ơn tế thế sánh bì trời cao…”[2]
     
Ở đền Kiếp Bạc theo như ông Nội tôi ( Cụ Nguyễn Sỹ Phiệt Một nhà Nho có Truyền thống nâu đời ở Trấn Kinh Bắc xưa ) kể lại còn một hình thức hầu tróc tà cũng hết sức độc đáo mà cụ tôi gọi là hầu đồng tà. Hầu đồng tà là hình thức gọi con tà về và tra khảo nó bắt nó rời bỏ người mà nó sâm nhập gây nên bệnh cho gia chủ nào đó. Hầu đồng tà chỉ cần một thầy đồng và một thanh đồng là nữ cũng có thể bắt được con tà tra khảo nó. Ở đền Kiếp Bạc nếu muốn bắt tà phải ra các ban thờ khác, chứ không được bắt trước ban của Đức Thánh Trần hay ban thờ mẫu nhằm giữ sự tôn nghiêm nơi của thánh, mà chỉ được bắt từ ban công đồng trở ra mà thôi. Vì vậy, lập đàn bắt tà thường làm ngoài sân đền và phải bày đàn gồm cờ kiếm nhà Ngài thường là cờ, kiếm được thờ phụng tại điện thờ của các thanh đồng. Bày biện nhang án, đàn tràng song xuôi mới bắt đầu tấu thỉnh nhà Ngài. Thường lấy đồng tiền âm dương gieo quẻ làm sự đồng ý của nhà Ngài. Nếu xin nhất âm nhất dương thì nhà ngài cho phép gọi con tà lên để tra khảo. Khi đã được chấp thuận thì thanh đồng sẽ đọc Trịch Sai Văn để con tà ốp đồng vào người đồng nữ khi thấy người ngồi đồng đảo và dung tay tức con tà đã về và có thể tra khảo bắt con tà xưng tên tuổi địa chỉ của nó. Thanh đồng sẽ kiểm chứng lời khai của con tà bằng cách xin âm dương xem đúng hay sai. Hình thức hầu đồng thánh tại đền Kiếp Bạc được kéo dài đến hết những năm 1954.
   
Thời kỳ này đồng tứ phủ không được phổ biến vì nhà nước cấm với lý do cho rằng nó là mê tín dị đoan. Cũng chính vì thế mà sự nghi chép về tín ngưỡng Tam - Tứ phủ rất hiếm hoi cho mãi đến năm 1992 nhà nước ra quyết định tự do tín ngưỡng mới có sự khôi phục lại thanh đồng của dòng đồng theo tín ngưỡng Tam – Tứ Phủ. Sau này thì không còn kiểu hầu đồng theo nối cổ kiểu này tại đền Kiếp Bạc mãi đến những năm nhà nước cho tự do tín ngưỡng thì hình thức hầu thánh tại đền kiếp bạc mới được phục hồi, nhưng nó mang mầu sắc mới là sự đan xen giữa tín ngưỡng Tam – Tứ Phủ với Tín ngưỡng Đức Thánh Trần nhằm giải quyết vấn đề tâm linh hết sức bức bách của thời kỳ âm thịnh dương suy mà ta gọi là thời kỳ mạt pháp.

Tác giả: Nguyễn Sỹ Đông.
Tài Liệu Tham Khảo
1-Tư Liệu Hán Nôm, Lễ Trần Triều Hiển Thánh Khoa. A2000, Thư Viện Quốc Gia.
2- Tài Liệu Nghiên Cứu của nhà Khoa Học Người Pháp.

CHUẨN BỊ LỄ MỞ PHỦ - XUẤT THỦ TRÌNH ĐỒNG




CHUẨN BỊ LỄ MỞ PHỦ - XUẤT THỦ TRÌNH ĐỒNG

A. Phần Trình Lễ
I. Cúng lễ
Để trước tiên nhập vào sự bất tử các thanh đồng thường phải có nghi thức cúng lễ gọi là “trình đồng”.

Phần cúng gồm có:

1- Trình đình, trình miếu, trình đền, trình nghè, trình chùa. Phần lễ này là những phần lễ cáo, nghĩa là báo với chư vị thánh và quan Đương Niên Thành Hoàng, xin ngày giờ ra trình đồng hầu thánh.

2- Phát tấu biểu quan Thỉnh Phật Tuyên Kinh, Báo sám Thù Ân, khai hồ Tam Tứ Phủ, xuất thủ trình đồng tiến lễ thiên quan, trợ thí cô hồn.

* Phát tấu lễ quan xứ giả

Để chư vị ngũ phương xứ giả, chư vị đương niên, đương cảnh hành binh, bản đền, tất cả có 9 vị làm nhiệm vụ thỉnh và tiếp đón, bảo vệ chư vị phật thánh lai giáng chứng minh cho đàn lễ chu viên hoàn tất. Phát tấu không được gọi là khoa cúng mà chỉ là một phần nghi thức, nghĩa là một nhánh trong phần khoa cúng phật thánh (ở đây tạm thời chúng ta chia riêng như vậy để dễ hiểu).
Thỉnh phật, lễ phật và chư đại bồ tát, chư đại tổ sư, chư vị phạm vương đế thích, sau đó tụng kinh Di Đà Hồng Danh, Dược Sư, Phổ Môn, Bát Dương, Trừ Khủng, Từ Bi Thủy Sám Pháp, Ngọc Hoàng Cốt Tủy.
Lễ Thiên Quan là lễ tiễn các quan Ôn Dịch của năm (các quan chuyên làm dịch bệnh, tam tai vô thường).

Báo sám thù ân: Lễ cầu siêu cho tổ tiên các vong linh tiền duyên nghiệp kiếp nội ngoại được siêu sinh (phần này ít được lễ hiện nay).

Điền hoàn tam tứ phủ: Là lễ Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ, Nhạc Phủ.
Lễ Mẫu
Lễ Trần Triều
Lễ Sơn Trang
Lễ Hạ Ban
Lễ các Quan Bản Đền

Trợ thí cô hồn: lễ chúng sinh (Bố thí cho các chúng sinh)

II. Phẩm vật dâng lễ

Lễ cáo: trầu cau, rượu thuốc, chè, lễ mặn, hoa quả, vàng hương, sớ.
Lễ phát tấu: 5 ngựa 5 mầu, 5 mũ, 5 quần áo
Hoa quả, lễ mặn, rượu, trầu cau

Mâm phát tấu gồm có: 9 gương, 9 lược, 9 quạt, 9 bút, 9 vở, 9 quả trứng sống, 9 khăm mặt bông, 9 kéo, 9 dao, 9 thỏi mực đỏ, 9 kim, 9 thoi chỉ ngũ sắc, 9 đôi giầy kí linh, 9 bao thuốc, 9 lạng chè, 9 miếng trầu trăm, 9 lọ nước hoa, 9 đồng tiền hành sai, 9 bao diêm, 1 mâm gạo, 1 cân muối.

Lễ phật: oản, ngũ quả, tiền phật quan, vàng lá, trầu hương, nước thanh thủy, nước chè, xôi chè.

Lễ tam tứ phủ: tam sinh (gà, ngan, lợn), trầu, rượu thuốc, hoa quả, vàng hương.
Mâm phủ gồm: 4 mâm trong đó các thức đều có 9 (với trai thì 7) gọi là: “Cửu phẩm Liên Hoa Sinh Lão Thọ và cát tường phú quý”: 9 gương, 9 lược, 9 quạt, 9 bút, 9 vở, 9 quả trứng sống, 9 khăn mặt bông, 1 kéo, 1 dao, 9 thỏi mực đỏ, 9 kim, 9 thoi chỉ ngũ sắc, 1 bao thuốc, 1 lạng chè, 9 miếng trầu trăm, 9 đồng tiền hành sai, 9 bông hoa, 1 bát gạo (thóc), 1 ít muối, 1 lọ nước hoa.

Phủ thiên: trứng bọc giấy đỏ, vàng đại đỏ, vàng tiểu đỏ, 1 hộp sớ đỏ, 1 bó đuốc và 9 nén hương phủ, 1 chum nước bịt giấy đỏ, 1 bát con, 1 gáo dừa (hoặc muôi) 1 cầu giấy đỏ, 1 khăn đỏ dài 1 thước 2.

Phủ thượng: như trên nhưng tất cả là mầu xanh

Phủ thoải: như trên nhưng tất cả là mầu trắng

Phủ địa: như trên nhưng tất cả là mầu vàng
Lễ còn thêm 1000 vàng ba mầu dâng Tam phủ, 1000 vàng bốn mầu dâng Tứ Phủ, 1000 vàng hoa đỏ trung, 3000 vàng đại đỏ xanh trắng (hoặc: 1000 vàng đại 3 màu lễ mẫu), 1000 vàng đại thiếc dâng bản cảnh, 1000 vàng thiếc nữa dâng nhà Trần, 1000 vàng đại xanh dâng chúa, 1000 vàng cô xanh, 1 vỉ hải sảo dâng cô, 1 mâm hài 24 đôi (12 đôi to, 12 đôi bé) dâng mẫu và tùy tòng, 5 hình nhân (4 người 4 màu dâng 4 phủ, 1 người màu hồng sen dâng bản mệnh), 1 ngựa đại hoặc trung màu đỏ, 1 thuyền rồng trắng, 1 voi vàng (đại hoặc trung).  Bộ mũ gồm có: mũ bình thiên (đỏ, xanh, trắng, vàng), 1 mũ Ngọc hoàng vàng, 1 nam tào đỏ, 1 bắc đẩu tím, 1 đương niên (tùy vào năm đó), 1 đương cảnh vàng, 5 mũ quan võ 5 màu, 5 quan văn 5 màu, 5 mũ chúa ôn 5 màu, 4 lốt xà đỏ, xanh,trắng vàng, 1 lốt tam đầu cửu vĩ, 1 bà chúa sơn trang xanh, 2 chầu hầu cận, 12 cô sơn trang, 1 thoi xanh, 1 mảng trắng, 1 voi rừng tiểu, 1 ngựa bạch, 1 gà rừng, 1 tòa núi (trong núi có núi vàng, núi bạc, có động sơn trang, cây cối hoa quả, bách thú, chúa và các cô sơn trang, thập nhị tiên nàng).

Ngoài ra tùy theo từng địa phương có hình thức vàng mã riêng nhưng cái chung đều phải có như trên.

36 quả trứng sơn trang, 5 quả trứng hạ ban, 36 cái quạt, 36 gương, 36 lược, 36 khăn mặt, 36 kim, 36 thoi chỉ, nước hoa, 1 buồng cau trình, 13 miếng trầu tiêm cánh phượng, 1 gói thuốc lào, 3 chén rượu nồng (nghĩa là rượu cho vôi).

Mâm lễ sơn trang gồm: đậu xanh, chè kho, chè đường, nước chè xanh, bánh đúc, bánh đa, khế chua, hoa hồi, măng, quế, chanh ớt, mắm tôm, tôm cua ốc, gà đồng, thịt nướng, cơm lam, bún bánh, đậu phụ, mực, cá…
Phần lễ vật còn cần thêm các phẩm vật dâng thánh của các “hàng giá” khi ngự đồng thường dâng theo màu sắc hoặc các đặc sản dân gian mà các vị thánh đó khi sinh thời thường dùng

29 September 2018

QUẠT GIẤY


Áo hồng quạt giấy rượu thơm
Vấn khăn cuốn nắng nương hường sắc thu
Ngồi bên cửa sổ nghe ru
Heo may gió thoảng sương mù tiếng anh
Gió heo may hát trời xanh
Đừng nghe dễ lắm em thành dại khôn
Đừng nghe nắng hát vui buồn
Đừng nghe lá rụng mắt tuôn lệ sầu
Đừng nghe thu nói lời đau
Dưng em đã trót mang mầu áo xưa
Trót nâng chén rượu môi vừa
Thôi đành kệ gió nghe thừa tàn phai
Nắng thu nay gió thu mai
Kệ anh kệ nốt tỉnh say tận cùng
Kệ anh anh cởi áo chùng
Yếm đào em cởi em trao thân hồng
Trao anh trao nết Thi Mầu
Rồi em tìm trái khế sau sân chùa
Vườn tình dậu mỏng rào thưa
Má đào quạt giấy rượu chưa cạn vò
Vườn tình khế ngọt khế chua
Em thèm em sẽ nói đùa yêu anh...!!!
.......................................................................

Ảnh nghê sỹ Trần Hùng

Kỷ niệm 718 năm ngày hóa Đức Thánh Trần

Sinh vi tướng thác vi thần. Kỷ niệm 718 năm ngày hóa Đức Thánh Trần - Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. TẠI ĐỀN TRẦN Bảo Lộc / Nam Định




28 September 2018

ĐỀN THỦY TRUNG TIÊN



水中僊祠 - Đền Thuỷ Trung Tiên _/|\_
( Ảnh: Tác giả  Minh Hải )

CHÙA ĐÔI HỒI ĐỀN TAM PHỦ


Chùa có quy mô rất lớn nằm cạnh đê tả Đáy về phía Hà Nội , chùa là ranh giới giữa 2 huyện Đan phượng và Hoài Đức , nay thuộc thôn Thu Quế / Song Phương  / Đan Phượng .
Chùa có tên chữ là Đôi Hồi Tự do Vua Trần đặt , đây là cum di tích lớn gồm chùa và đền thờ tam phủ .
Tuy quy mô nhưng chùa cũng rất vắng vẻ .

Theo văn bia Chính Hòa 1704 thì chùa được dựng từ Đời Lý gần sông , đây cũng là nơi Thủy thần thường cứu giúp dân khi có nạn Hồng thủy , đáng chú ý bên kia đê cạnh bờ sông Đáy cũng có 1 đền thủy thần gọi là Đền Sông thờ Lạc Long Quân .

Bấy giờ vua Trần đi trên sông Đáy xung quanh Thăng long về thăm chùa Thầy , đến đây bị nước xoáy , vua cầu thủy thần giúp rồi cho thuyền vào bến , cho trùng tu chùa và đền cũ chỉ còn 4 cây cột , đền gọi là Đền Gía sứ ( giá là chỉ ngự giá vua đến ) , nên chùa này cũng được gọi là chùa Gía .
câu đối của Vua ngự bút có ghi :

Nam Hải kỷ dương trần, bất kỳ hà niên đình ngọc giá .
Đông a lai nhập địa, phương truyền thử nhật khởi cung châu

Ngôi đền trong khuôn viên chùa là ngôi Tam Phủ của Đạo giáo , hiện tại kiến trúc chính của chùa là Lê Trung Hưng và nguyễn , đáng chý ý là 3 tòa lầu 2 tầng gồm tam quan đời Nguyễn , tòa cổ diên  khu Tam phủ và 1 gác chuông 2 tầng 8 mái phía sau Tam bảo , có thể bao quát hết cảnh phía tây của Hà Nội

Đến cuối đời Lê trung hưng xung quanh chùa vẫn được ghi nhận là rừng rậm .
ngoài lần trùng tu đời Trần chùa còn một số lần khác được ghi nhận như :
- 1585 đời Mạc , Thái hậu nhà Mạc , Phúc Thành Thái trưởng công chúa Mạc Ngọc Bàn và vợ chồng phò mã Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn , Nghi Xuân công chúa Mạc Ngọc Lương hưng công ( có thể giai đoạn này đền thủy thần cũ được ghi dấu ấn tam phủ của đạo giáo ? vì quốc công này trùng tu các đạo quán ?)
- 1648 niên hiệu Phúc Thái , An đô vương Trịnh Tráng  cấp chùa ...
- 1694, 1696 , 1704 , 1781 chùa đều được trùng tu .





27 September 2018

THỨC BÁNH IN HUẾ DÂNG CÚNG CHÙA


“Bánh cộ”, là một tên gọi khác của người Huế để chỉ bánh in bằng các loại bột, đây là một loại bánh chủ yếu được làm ra để cúng Phật và tổ tiên ông bà (chữ “cộ” là đồ cúng bái). Bánh này rất nhiều chủng loại: bánh bột nếp, bánh bột huỳnh tinh, bánh bột đậu xanh, bánh hạt sen trần...Bánh được in và tạo hình bằng các khuôn đồng có hình chữ Nhật (khoảng 2x3cm) và một cái nắp khuôn có hoa văn chữ Thọ, chữ Phúc, chữ Lễ, hay hoa sen, trái đào tiên...và được gói bằng giấy gương ngũ sắc nên còn được gọi là bánh ngũ sắc.

Đặt mua bánh tại Hà Nội
Liên hệ 0965111991
Các mẫu tháp theo chiều cao : 22cm , 30cm , 45cm , 55cm
Màu sắc : Đủ màu hoặc theo màu tùy chọn quý khách 
Đ/c ● Ngõ 135 Đội Cấn / Ba Đình Hà nội




CĂN ĐỒNG DUYÊN NGHIỆP



CĂN ĐỒNG "DUYÊN & NGHIỆP"

A di Đà phật!!!
Ngày nay việc khai đồng mở phủ, xuất thủ trình đồng không còn hiếm gặp, bởi tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ đã ăn sâu vào tư tưởng của người Việt... cũng là bởi cây có cội, nước có nguồn... mà Tín Ngưỡng Thờ Mẫu thì luôn làm con người ta nhớ về nguồn cội!!!
Việc khai đồng mở phủ ngày nay đôi khi được khai mở một cách vội vã bởi nhiều lý do khác nhau dẫn đến những hệ lụy khác nhau mà người chịu nhiều hoang mang, tiền mất tật mang lại là những người thiếu hiểu biết, u u mê mê chưa rành lề lối, chưa tỏ đường đi...

ĐỒNG LÀM VIỆC THÁNH

Một trong những căn đồng rõ nhất đấy là đồng sau khi khai hồ mở phủ thì được ăn lộc nhà ngài, có bổn phận, nghĩa vụ thực hiện các công việc nhà thánh như cứu dương, độ âm... cứu khổ độ mê... những người này thường có lộc soi, lộc bói lộc gọi hồn, chữa bệnh... có những trường hợp khi chưa ra đồng nhưng đã được ăn lộc ( gọi là đồng nổi).

Những người này thường bị cơ đầy khổ cực, khó khăn vạn phần nhằm tu tâm, rèn chí, có những người bệnh tật triền miên không thuốc nào chữa khỏi, lại có người dở điên, dở dại nói chuyện tâm linh thì rành mà nói chuyện đời thì như trẻ vỡ lòng... có những người cửa tan, nhà nát... vợ chồng ly tán, sự nghiệp tan tành tất cả Âu cùng là trả nghiệp cho đời (-) trước khi khởi tâm thiện cứu khổ độ mê...

Những đồng nhân này sau những khổ cực nơi trần thế, họ nhận ra chân lý, thấy được sự linh ứng của phép Thánh mà nhất tâm phụng sự cửa đình thần Tam tứ Phủ, ăn cơm của Thánh, sống Trong nhà Thánh và chết làm Ma Tứ phủ... họ nhất nhất một lòng vì đạo, đây chính là những thanh đồng thường rất giỏi, nhưng đa số lại có những điều kiện kinh tế khó khăn vì sau thời gian cơ hành kinh tế dần cạn kiệt, khi được ăn lộc do đã biết về quyền tiên phép thánh nên không dám buôn thần bán thánh, mà chỉ một đời làm phúc cứu người, cuộc sống thanh tao đạm bạc...
Đấy là những đồng nhân rất đáng cứu và đáng quý bởi họ chính là những người con thực sự của đạo, họ sống để học đạo, giữ đạo và truyền đạo. Khi về thế giới bên kia vẫn để lại tiếng thơm cho đời...

ĐỒNG BẢN MỆNH

Lại có những trường hợp cũng có cơ hành khổ cực, bởi nghiệp duyên đời đời kiếp kiếp, vẫn chắc trở tình duyên, vẫn sa cơ lỡ bước, nhiều trường hợp công danh sự nghiệp đang trên những nấc thang đỉnh cao, quyền lực hô một câu ngàn kẻ cúi đầu... nhưng bất chợt... phải ngồi ghế nóng...
Những người có căn mệnh nhà ngài như vậy, phải trả nghiệp, phải chịu cơ... để biết đường mà tìm về nguồn cội, tìm về chốn nhân tâm của bản thân mà ra quy đầu làm tôi nhà Thánh... những thanh đồng này sau khi ra Hầu Cha Hầu Mẹ thì được yên bản mệnh, làm ăn được thuận buồm xuôi gió, bản mệnh được bình an, gia đạo được khang thái cát tường... dù không làm những công việc tâm linh, nhưng đồng bản mệnh lại chiếm phần đông trong đạo, góp phần chấn Hưng Đạo Mẫu, những thanh đồng này thường có điều kiện kinh tế vững vàng, công danh Bổng lộc đề đa... đây cũng chính là những  người thường có canh đàn khoá lễ sang cung, đẹp sở... tốt đạo đẹp đời!!!
ĐỒNG TRẢ NGHIỆP

Có lẽ nghe chữ đồng trả nghiệp nó quá mới để hiểu cặn kẽ cũng như thấu đáo, Tự Minh Ân xin được gọi như thế bởi trong khi ĐỒNG LÀM VIỆC THÁNH - ĐỒNG BẢN MỆNH ngày đêm xây đạo, cứu đời, tô điểm cho đời bằng cách làm tròn việc Đạo thì ĐỒNG TRẢ NGHIỆP lại là sự tập hợp của rất nhiều loại người ra đồng bởi mục đích hoặc bị ra đồng bởi mục đích, trong số đó rất nhiều thanh đồng ra hầu là vì sự đua đòi, vì mốt của giới trẻ, rất nhiều thanh đồng ra vì muốn được làm tôi ông thánh để từ đó đường đường chính chính mà loè người, dọa đời hòng tìm nguồn thu nhập, lại có một số người nghiệp chướng tích tụ bị các thầy dởm lừa ma dọa quỷ phải bất đắc dĩ phải ra mà sau đó mới biết mình lầm đường lạc lối...

Những đồng trả nghiệp này cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong đạo, họ được sinh ra không bởi số mệnh thiên định, mà bởi lòng tham, bởi sự u mê... chính vậy họ không quyền không phép, không lề lối... chỉ sau một thời gian ra đồng nhưng chỉ thấy tiền đội nón qua nhà thầy mà mình thì không có gì thay đổi, họ sinh ra mất niềm tin vào thầy, nghi ngờ sự linh ứng, ánh sáng nhiệm màu của đạo... từ đó mà sinh ra loạn tâm, làm ăn lụi bại, dẫn đến nhiều hệ lụy như xoay khăn tái khoá, tiếp tục đi mở phủ cho người khác bằng chính món nghề mình học được khi bị lừa, thậm chí quay lưng lại với tâm linh, phỉ báng thánh thần...

Sơ lược vậy để Thấy không phải ai ra đồng cũng làm thầy, không phải ai ra đồng cũng hợp duyên đúng mệnh... Đạo Mẫu không giống bất kỳ đạo giáo, tôn giáo nào trên Hành tinh này bởi Đạo Mẫu chính là sự phản ánh về tinh thần, đời sống, xã hội... ở hiền gặp lành, gieo phúc hưởng phúc!!!!
Con đường duy nhất vào đạo đấy là sự sáng suốt, tỉnh táo bằng trái tim và khối óc, xuất phát từ sự mưu cầu hạnh phúc chính đáng... ở đó chân lý của đạo Sẽ mang mọi Thanh đồng đến bên bờ giác, chân thiện mỹ cũng từ đó mà ra!!!

Vài lời tản mạn --- Tự Minh Ân --- chúc các ông đồng, bà đồng, các thanh đồng đạo quan tháng tiệc thoải Mậu Tuất Niên được thân tâm khang thái, mệnh vị được bình an, phúc thọ được tăng trưởng...

Đằng Giang vọng từ ngày 19/06/2018

ĐỀN LINH HỒ

Đền Linh Hồ, còn gọi là Đền Cực Lạc thuộc quần thể di tích Chùa Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, Thạch Thất ngay chân núi chùa Tây Phương. Đền thờ ngài Cát Hồng, Phủ Lệnh Câu Lậu làm thuốc chữa bệnh và luyện đan sa cùng dân xây Đền vào thế kỷ IV năm 324. Đền đã được trùng tu qua nhiều triều đại. Sau chiến tranh dân làng đã tu bổ năm 1994.






26 September 2018

TÌM HIỂU SẮC PHONG THÁNH MẪU TẠI PHỦ CHÍNH TIÊN HƯƠNG

Khép lại những sự kiện trọng đại tháng tiệc Mẫu.Như có nhân duyên sắp đặt sáng nay ngày 24/3 năm Mậu Tuất tức ngày 9/4/2018 Thử Nhang Phủ Chính-Tiên Hương Trần Kim Huệ có lên Hà Nam Phủ Lý xin lại  được bức sắc phong của đời vua Lê Cảnh Hưng thứ 44 khoảng năm 1783( sắc phong này nằm trong 17 đạo sắc phong về Mẫu đã bị thất lạc nhiều năm) nói về công lao và sự anh linh của Mẫu.Sắc phong được nói rõ tại Phủ Chính -Tiên Hương-Phủ Dầy.
 
Xin cảm ơn thủ nhang đền Lảnh Giang Vọng Từ LƯU NGỌC ĐỨC phố Hàng Hành - Hà Nội đã bớt chút thời gian để về dịch lại toàn bộ bức sắc phong của Mẫu ạ. / Tư liệu Phủ Dầy
     
P/S: Chúng ta cùng xem ,cùng chia sẻ rộng rãi đến bách gia trăm họ để mọi người  biết và hiểu thêm về sự tích và công lao của Đức Quốc Mẫu.


CHÙA TIÊN HƯƠNG / QUẦN THỂ PHỦ DẦY NAM ĐỊNH


Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991