11 February 2011

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn


Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được coi là hoá thân của Mẫu Đệ Nhị . Chầu cũng vốn là Thiên Thai Tiên Nữ, con vua Đế Thích, cai quản sơn lâm thượng ngàn, quyền hành khắp hết 81 cửa ngàn đất Nam Việt. Lại có sự tích cho rằng, bà cũng giáng sinh vào quý tộc Lê gia (có tài liệu ghi lại tên bà là Lê Thị Kiểm) ở vùng Thác Cái Thác Con, Hà Giang, sau này trở thành Bà Chúa Thượng Ngàn . Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị chầu bà có quyền hành tối cao của toà Sơn Trang (mà đa phần các vị chầu bà đều ở trên sơn trang) nên gần như bà là vị có quyền cao nhất hàng chầu, chỉ sau Chầu Đệ Nhất.

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu hay giáng đồng nhất trong hàng chầu (từ đồng tân đến đồng cựu ai cũng thỉnh chầu về ngự, để ban tài tiếp lộc sơn lâm sơn trang). Chầu ngự về đồng thường mặc áo màu xanh (xanh la hay xanh lá cây), cầm quạt khai cuông rồi múa mồi. Chầu Đệ Nhị thường hay ngự về trong các đàn mở phủ để chứng đàn Sơn Trang (kể cả với người không mở đủ bốn toà sơn trang mà chỉ mở một toà xanh). Ngoài ra khi đồng tân lính mới vào hầu cũng thường thỉnh chầu về để sang khăn cho đồng mới. Và đặc biệt, khi Chầu Đệ Nhị ngự đồng vào dịp lễ tiệc (đặc biệt là lễ Thượng Nguyên) trong năm, thì thường có nghi thức gọi là “trình giầu”. Khi chầu về ngự đồng, những con nhang đệ tử nào có căn số, đã lập bát hương bản mệnh, sẽ ngồi giữa chiếu ngự, phủ khăn đỏ và trên đầu đội mâm giầu trình (gồm cau, lá trầu, vỏ thuốc, thuốc lào, thuốc lá…), khi đó người ngồi đội giầu phải đặt lên mâm giầu trình 13.000 (thông thường là thế, có nơi thì là 15.000) dâng lên Chúa Sơn Trang và 12 cô tiên nàng hầu cận là những vị chứng mâm giầu của mình, lúc đó chầu sẽ cầm bó mồi (hoặc hương đã đốt cháy) khai cuông, chứng mâm giầu rồi xin tiền đài, nếu được nhất âm nhất dương (có một đồng tiền xấp, một đồng tiền ngửa) nghĩa là Phật Thánh đã chứng cho người ngồi đội giầu đó, rồi người đội giầu lễ tạ và đi ra để cho người khác vào tiếp tục.

Cũng như Chầu Đệ Nhất, Chầu Đệ Nhị được thờ phụng ở bất cứ nơi nào có rừng núi có Mẫu Đệ Nhị ngự. Nhưng khi thỉnh chầu, người ta thường hay nghĩ tới Đền Đông Cuông là nơi in dấu rõ nhất ở tỉnh Yên Bái. Vậy nên khi thỉnh chầu, văn hay hát rằng:



“Dâng văn tiên chúa Thượng Ngàn
Đông Cuông, Tuần Quán giáng đàn chứng đây”

Khi nói về sự tích của chầu văn cũng thường hát :

“Vốn dòng công chúa thiên thai
Giáng sinh hạ giới quyền cai thượng ngàn
Quyền cai Bảo Lạc Hà Giang
Thượng cầm hạ thú hổ lang khấu đầu”

Hay khi có nghi thức “trình giầu”, văn cũng hát:

“Hôm nay có mâm giầu trình
Trước trình cửa Phật, sau trình Vua Cha
Trình lên Quốc Mẫu,Chúa Bà
Năm Toà Ông Lớn , Chầu Bà Sơn Trang
Trình lên Tứ Phủ Ông Hoàng
Tiên Cô Thánh Cậu chứng mâm giầu trình”


Bài viết :  Dương Minh Đức
Ảnh chụp Mẫu Đầm Sen  
Blog : mantico ( http://hatvan.tk )
Hát văn : Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn 
Trình bày : Khắc Tư
Hình ảnh :  Thanh đồng Diệu Hoa

6 comments:

  1. theo cuốn sách "ĐẠO MẪU Ở VIỆT NAM" :


    Chầu đệ nhị chính là hóa thân của mẫu thượng ngàn,vị thánh thống soái trong các hàng chầu,cai quản vùng núi non sơn cước :


    Vốn dòng công chúa thiên thai
    Giáng về hạ giới quản cai thượng ngàn
    Quản cai các lũng cùng làng
    Sơn tinh cầm thú hổ lang khấu đầu...

    (Văn chầu đệ nhị)

    Tương truyền,bà là con gái của một gia đình người mán ở đông cuông,tỉnh yên bái.Bà sinh ra lúc cha mẹ đã già,ngoài 50 tuổi.Từ nhỏ bà chỉ làm việc thiện,không lấy chồng.Sau khi mất,bà luôn hiển linh cứu giúp dân lành,nên được nhiều nơi lập đền thờ cúng.
    Không ai ngồi đồng mà bà không giáng.Khi giáng về bà mặc sắc phục Mán,màu xanh,đặc trưng cho miền Nhạc phủ.
    Trong bách thần lục,thần tích của chầu đệ nhị lại đồng nhất với thần tích của mẫu thượng ngàn ở vùng Bắc lệ,Lạng sơn.Đó chính là công chúa La bình. Con gái của sơn tinh,được phong là thượng ngàn công chúa,cai quản 81 cửa rừng ở cõi Nam giao.

    ReplyDelete
  2. chào các bạn: cho tôi hỏi tý: sao có bản hát văn mà KHắc Tư, Văn Chung lại hát khác. muốn học mà như thế này học sao được?

    ReplyDelete
  3. Các bản văn đa phần được truyền khẩu trong dân gian , nên mỗi vùng miền cách hát , và lời văn không giống nhau . Nhưng cơ bản thì giống nhau bạn ạ .

    ReplyDelete
  4. giờ người ta toàn dâng Chầu áo năm thân màu xanh, làm gì có sắc phục Mán đâu mà Mán

    ReplyDelete
  5. bạn "nặc danh" nói thế là ko đúng,chầu đệ nhị vốn gốc người mán,khi ngự đồng chầu mặc sắc phục mán màu xanh biểu trưng cho nhạc phủ tức là miền rừng núi.

    ReplyDelete
  6. Tôi muốn tìm hiểu môn nghệ thuật này ( vì nó hay quá ) thì phải tìm tài liệu nào ? hoặc nơi nào hướng dẫn ???

    ReplyDelete

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991