( Cổng ngoài mới được xây lại )
( Chầu đệ Tam )
( Cung cấm thờ Chầu Đệ Tứ )
( Tượng Thờ Chầu Lục )
Các đền thờ Chầu Đệ Tứ
------------------------------------------------------------------------------
01 - Đền Chầu Đệ tứ ( Đền chính ) : Làng Kim Cốc xã Hoàng Diệu huyện Chương Mỹ
Bản tích : Theo tài liệu thì tại xã Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang xưa (nay là xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội ) có ông tù trưởng tên là Đặng Công Thành kết duyên cùng bà Lý Thị Ngọc. Ông bà vốn là người tu nhân tích đức, luôn làm việc phúc cho nhân dân trong vùng. Ông bà sinh được 5 người con trai. Sau khi chồng mất bà ở vậy một mình nuôi dạy các con trưởng thành.Sống trong chế độ tàn bạo của quân nhà Hán, bà sớm nuôi ý chí yêu nước và truyền dạy tấm lòng yêu nước cho các con. Khi các con đã khôn lớn, mẹ con bà đã vận động nhân dân trong vùng xây dựng đồn binh, ngày đêm luyện tập quân sỹ, tích luỹ quân lương. Khi nghe tin Thái thú Tô Định đem quân về đàn áp bà đã cùng các con lãnh đạo quân sỹ chiến đấu tiêu diệt hàng trăm quân giặc. Do không cân sức mẹ con bà đã phải lui quân về chùa Hương, khôi phục lại lực lượng.
Nghe tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, bà cùng các con cất quân về tụ nghĩa. Thấy mẹ con bà có khí phách phi thường thì Hai Bà Trưng mừng lắm và phong cho bà là Lý Thị Ngọc Ba – ý muốn tôn sùng lãnh tụ khởi nghĩa đứng đầu là Trưng Trắc, sau là Trưng Nhị và thứ ba là Lý Thị Ngọc Ba.
Sau khi tế cờ ở Hát Môn, Hai Bà Trưng xung trận, các đạo quân đều tả xung hữu đột, chống trận vang trời, quân Tô Định bị bại trận, nghĩa quân Hai bà thu phục được 65 thành.
Trưng Trắc xưng vua, Trưng Nhị được phong là Bình Khôi Công chúa và bà Lý Thị Ngọc Ba được phong là Chiêu Dung Công chúa. Sau chiến thắng, bà được Hai Bà Trưng thưởng tiền và phong cho vùng đất Kim Cốc làm đất thang mộc.
Từ đó, bà cùng các con tổ chức cho nhân dân trong vùng làm ăn xây dựng quê hương. Tương truyền, vào một hôm (ngày 6 tháng chạp) trời đất bỗng mây mù kéo đến, gió cuộn lên cả một vùng sông Đáy, người ta thấy mẹ con bà xuống thuyền. Khi sóng yên, gió lặng chờ mãi không thấy mẹ con bà trở về, biết mẹ con bà đã hoá, Hai Bà Trưng vô cùng cảm kích nên lệnh cho dân trong vùng lập miếu, xây đình để thờ phụng mẹ con bà.
Kể từ đó, để tưởng nhớ đến công lao của bà và các con nhân dân trong vùng lấy ngày mùng 6 tháng chạp hàng năm là ngày giỗ cùng là ngày hội của dân làng Kim Cốc. Dưới thời Lê Trung Hưng, vua đã từng cử đại thần về đây làm lễ dâng hương để tưởng nhớ công lao của bà và các con.
02 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Phủ Dầy ) : Đền ở Phủ Dày cũng ko phải là quê hương của bà
mà là ngài làm Khâm Sai trong tứ phủ thánh chầu nên đền thờ riêng được lập gần Phủ Giầy
04 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Gia Lâm - Hà Nội )
05 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Thuộc Hà Trung - Thanh Hóa ) : Nơi chầu Đánh giặc
-----------------------------------------------------------------------------
Date : 15.01.2011
------------------------------------------------------------------------------
01 - Đền Chầu Đệ tứ ( Đền chính ) : Làng Kim Cốc xã Hoàng Diệu huyện Chương Mỹ
Bản tích : Theo tài liệu thì tại xã Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang xưa (nay là xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội ) có ông tù trưởng tên là Đặng Công Thành kết duyên cùng bà Lý Thị Ngọc. Ông bà vốn là người tu nhân tích đức, luôn làm việc phúc cho nhân dân trong vùng. Ông bà sinh được 5 người con trai. Sau khi chồng mất bà ở vậy một mình nuôi dạy các con trưởng thành.Sống trong chế độ tàn bạo của quân nhà Hán, bà sớm nuôi ý chí yêu nước và truyền dạy tấm lòng yêu nước cho các con. Khi các con đã khôn lớn, mẹ con bà đã vận động nhân dân trong vùng xây dựng đồn binh, ngày đêm luyện tập quân sỹ, tích luỹ quân lương. Khi nghe tin Thái thú Tô Định đem quân về đàn áp bà đã cùng các con lãnh đạo quân sỹ chiến đấu tiêu diệt hàng trăm quân giặc. Do không cân sức mẹ con bà đã phải lui quân về chùa Hương, khôi phục lại lực lượng.
Nghe tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, bà cùng các con cất quân về tụ nghĩa. Thấy mẹ con bà có khí phách phi thường thì Hai Bà Trưng mừng lắm và phong cho bà là Lý Thị Ngọc Ba – ý muốn tôn sùng lãnh tụ khởi nghĩa đứng đầu là Trưng Trắc, sau là Trưng Nhị và thứ ba là Lý Thị Ngọc Ba.
Sau khi tế cờ ở Hát Môn, Hai Bà Trưng xung trận, các đạo quân đều tả xung hữu đột, chống trận vang trời, quân Tô Định bị bại trận, nghĩa quân Hai bà thu phục được 65 thành.
Trưng Trắc xưng vua, Trưng Nhị được phong là Bình Khôi Công chúa và bà Lý Thị Ngọc Ba được phong là Chiêu Dung Công chúa. Sau chiến thắng, bà được Hai Bà Trưng thưởng tiền và phong cho vùng đất Kim Cốc làm đất thang mộc.
Từ đó, bà cùng các con tổ chức cho nhân dân trong vùng làm ăn xây dựng quê hương. Tương truyền, vào một hôm (ngày 6 tháng chạp) trời đất bỗng mây mù kéo đến, gió cuộn lên cả một vùng sông Đáy, người ta thấy mẹ con bà xuống thuyền. Khi sóng yên, gió lặng chờ mãi không thấy mẹ con bà trở về, biết mẹ con bà đã hoá, Hai Bà Trưng vô cùng cảm kích nên lệnh cho dân trong vùng lập miếu, xây đình để thờ phụng mẹ con bà.
Kể từ đó, để tưởng nhớ đến công lao của bà và các con nhân dân trong vùng lấy ngày mùng 6 tháng chạp hàng năm là ngày giỗ cùng là ngày hội của dân làng Kim Cốc. Dưới thời Lê Trung Hưng, vua đã từng cử đại thần về đây làm lễ dâng hương để tưởng nhớ công lao của bà và các con.
02 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Phủ Dầy ) : Đền ở Phủ Dày cũng ko phải là quê hương của bà
mà là ngài làm Khâm Sai trong tứ phủ thánh chầu nên đền thờ riêng được lập gần Phủ Giầy
04 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Gia Lâm - Hà Nội )
05 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Thuộc Hà Trung - Thanh Hóa ) : Nơi chầu Đánh giặc
-----------------------------------------------------------------------------
Date : 15.01.2011
Tham gia : admin / Thái ( Tuyên Quang )
photo : mantico
-----------------------------------------------------------------------------
Các bạn có tư liệu về đền chầu vui lòng PM lại cho blog nhé
Chân thành cảm ơn
timhoahongtrennuida: cam on gheco9 da co nhung loi dong vien. kam on Phuc nhieu nhieu nha.
ReplyDeleteHình như ở Thanh Hoá cũng có 1 đền thờ chầu Khâm Sai thì phải
ReplyDeleteở Thanh hóa có đền thờ chầu đệ tứ , nơi mà chầu bà đánh giặc . Còn ở bên Đền Chầu bà bên Gia lâm chỉ là nơi thờ vọng , không thấy có thần tích hay bản trích dẫn về nguồn gốc đền rõ ràng
ReplyDeleteneu da ko biet thi nen tim hieu them di da cac ban ah.dung nen pha bo di nhung gi la cua lich su.nam dinh la noi phat tich ra Ngai.hien tai van con 3 dao sac phong tu thoi hau Le .tai bao tang nam dinh van luu giu.ai can thi cu ve do ma tim hieu.chu ko co chau de tu nao o ung hoa ha tay het .den chau de tu gia lam la noi tho vong.ban mantico noi dung.ngoai ra thanh hoa con mot den do la den CAY Thi.cung la chinh noi tho chau khi ngia sanh giac.
ReplyDeleteChầu bà đệ Tứ Chiêu Dung công chúa Lý Thị Ngọc Ba chính thức là Thành Hoàng làng Kim Cốc huyện Chương Mỹ, Hà Tây ngài đánh giặc hiển thánh đều có thần tích rõ ràng, có đền thờ, có lễ hội đàng hoàng. Sắc Phong, bia đá, thần tích, phong tục lưu truyền ở làng Kim Cốc hàng nghìn năm nay mà bạn nào đó nói là không có là thế nào. XIn thưa với các bạn trong hàng tứ phủ thành chầu duy nhất chỉ có vị Đệ Tứ và Đệ Bát là thần tích rõ ràng, không lẫn lộn, không bị trùng mô típ với các thần thành khác, thần tích có ít dị bản và các dị bản nội dung không quá sai khác nhất. Còn lại hầu hết là không rõ ràng không minh bạch, như chầu Đệ Tam thì thần tích lẫn lộn với Thánh Mẫu đệ tam v ...vv.Do đó bài viết của bạn Matico là hoàn toàn có có sở khoa học chứ khong phải viết trên phương diện mê tín dị đoan. Bạn nào chưa hiểu thì tìm hiểu cho kỹ chứ lại phang cái câu không có đền chầu ở Hà Tây là ăn nói hàm hồ.
ReplyDeleteBạch bạn... trong hệ thống tứ phủ có rất nhiều điều chưa được sáng tỏ... cũng có thần tích cho rằng khi mẫu Liễu Hạnh tuần du hạ giới thì chầu Đệ Tứ đã đi theo hầu mẫu... chầu Đệ Tam là hiên thân của mẫu Đệ Tam nên tất nhiên huyền tích sẽ giống mẫu Đệ Tam...
ReplyDeletecòn chầu Bát thì khi xưa... có một ông tên là ghì thì tôi không được nhớ.. đã đến đền Tiên La và thấy quy danh của bà nên đã viết một bản văn và hát là Bát Nạn Công Chúa... nên mọi ng đã cho đó là bà chầu Bát trong tứ phủ... nên chưa thể biết là chầu Bát là có trong tứ phủ hay không...
và như bà chầu đệ Nhất không nói tới nhiều vì chầu không có công lao đc ghi nhận nên chỉ biết là chầu tuần du hạ giới ở miền phố cát Thanh Hoá và có ngôi đền Rồng thờ bà chính vị...
trong đạo mẫu... rất nhiều điều còn chưa được sáng tỏ vì thường ng ta cho là mê tín dị đoan nên ng ta thường tránh tìm hiểu về những vấn đề thần tích trong đạo mẫu
cam on nhung chia se cua cac ban.nhung toi da di ve cai noi ma dc goi la noi phat tich ra chau de tu tai chung mi ha tay.ko comot tu lieu nao nhu ban khang dinh het.ban nen xem lai.con noi ve khia canh tu phu thi chi co chau de tu la co quyen hanh trong tu phu .khi hau dong thi hay ve gia de tu neu nhu lien quan toi dan phu.con chau bat thi ngai ko co quyen hanh gi ve tu phu .ko biet tu khi nao ma dan gian da dua ngai vao hang tu phu ve ngu dong.chu dong bong tu xa xua ma ong cha kohe noi gi ve hau thanh gia chau bat het.
ReplyDeleteban tuan vu than men !ko co chau de nhat nao o den Rong thanh hoa dau ban ah.cau van vui ve den rong chi la loi ma soan gia viet ra ma thoi .Den rong co the ki thu 19 .do mot vi quan tong tran vung tam diep dung len truoc chi la mot ngoi mieu nho.sau nay toi nam 1987 moi xay dung dc .kien truc co ban la tu do toi nay.theo tuc truyen la noi tho mau de tam.nhung sau nay thi dua them he thong thanh tu phu vao tho
ReplyDeleteChau de tu co quyen hanh hay chau bat co quyen hanh thi hien nay chang co tai lieu su sach nao noi vay. Chi co nhung ong dong ba dong tu noi len thoi. Co nhung noi nhung vung rat it khi hau chau de tu. Dan phu thi ca tu phu chau ba deu ve chung het dau phai chi co moi minh chau de tu. Trong tu phu thi cac ngai ngang nhau het chang co ai la quyen hanh hon ai moi nguoi viec. Trong tam tuong cua ban ban thay ngai quyen hanh nhat thi ban hay noi la " Voi ban than toi thi chau de tu la quyen hanh nhat " chu ban dung co buong ra nhung cau xanh ron thieu su thuyet phuc nhu vay.
ReplyDeleteToàn những tranh luận và ăn nói không có căn cứ và hàm hồ, mong các bạn suy nghĩ và nghiên cứu kỹ trước khi nói nhé. Làng Kim Cốc với tất cả tư liệu và hồ sơ xếp hạng di tích có đủ cả mà lại phát biểu như thế thì tôi đến lạ. Còn việc xưa bày nay làm, trước không sau có thì là lẽ tất yếu. Sao Ấn Độ trước không có Phật mãi đến cách đây 26 thế kỷ mới có Phật. Sao Thánh Mẫu La Bình có từ thời HÙng Vương mà đến Lê Triều Trung Hưng mới có đức Liễu Hạnh đấy là do căn cơ dân gian mà ra. Thế mới cần thống nhất về thàn tích và hệ thống điện thần, vị trí nào khuyết thiếu thì thỉnh bổ xung cho đầy đủ, còn vị nào thừa không đúng, không rõ ràng thì xếp vào vạn linh chứ không để trong tứ phủ. Sao cho có khoa học và tâm linh. Chứ ngồi cãi nhau vô vị, Trí Minh
ReplyDeletehihi...em nói hàm hồ mất rồi...
ReplyDeletetại em nghe câu
Sớm hôm vui vẻ đền Rồng
Ngồi chơi phủ tía lầu hồng vào ra
Thầy bói Xem voi. Đố thầy nào biết Con voi có mấy cái răng. A Trí minh nói ngồi cãi nhau vô vị, hình như a cũng đang ngồi đó thì phải.
ReplyDeletetheo tôi khi các bạn vào đây, ai cũng có quyền đưa ra những ý kiến, những bình luận, vì nó là dân gian nên các bạn cứ bình luận thoả mái, có ông nào dám chắc về giân dan ko.... hay chỉ là những giả định! chính vì vậy mà cái gì đưa ra cũng có nhiều tranh luận làm cho ra vấn đề, văn hoá thì vô tận ko ai giỏi hết cả... cho nên có bạn nào nói câu là "toàn là những tranh luận và ăn nói ko có căn cứ, hàm hồ..." thì tôi cho rằng ng đó cũng ko có vẻ gì là có nhận thức cao cả, vì khi phát ra câu nói đó cũng chứng tỏ là ăn nói hàm hồ,,,..., ng có nhận thức, quan điểm ko bao giờ ng ta nói thế. Cao sang gì ở đây các bạn nhỉ, ví như có vua, có chủ tịch nước vào đây thì cũng chỉ là ng vào đọc,nghiền ngẫm và học hỏi, trao đổi mà thôi, chứ làm gì có vị gì mà tinh vi... Vì vậy theo quan điểm của mình là các bạn hãy đưa ra những chính kiến của mình và tiếp thu có chọn lọc các ý kiến của các bạn khác..., tôn trọng nhau, không nên có những từ ngữ xúc phạm đến nhau.... Cảm ơn
ReplyDeleteXin bổ sung "Đền Bát Tràng - Đền Mẫu Bản hương - Đền chỉnh thờ Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai" (Có sắc phong và thần tích rõ ràng). Đền được dựng tại Cửa sông Hồng, thuộc địa phận xóm 1 thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Nếu nghe Văn Cô Bơ sẽ thấy Cô Bờ chèo qua đền Cửa Sông rồi mới tới chùa Lâm Du, chùa Bồ Đề, Đền Gềnh... một loạt đền thờ Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai Quyền Cai Tứ Phủ. Từ đền Lảnh Giang đến Đền Gềnh duy nhất chỉ có Đền Bát Tràng là Đền cửa sông.
ReplyDelete@ Bát tràng : Chầu Đệ Tứ là vị thánh giữ vai trò Khâm Sai Tứ Phủ đứng đầu Địa phủ . Nên đền Chầu Đệ Tứ có ở rất nhiều nơi về các bản tích và một số đền Chính thì blog có ghi chép đầy đủ ở các bài viết . Do vậy việc tìm hiểu về các Đền Chầu sẽ được bổ xung ở bài viết tiếp theo ( Rất mong các bạn ở các nơi có thông tin vui lòng tìm hiểu hoàn chỉnh để blog tiếp tục đưa bài lên blog )
ReplyDeleteBạn bát tràng có hỏi là ở Đền Mẫu bản hương quê bạn có đền thờ chính thờ Chầu bà Đệ Tứ . Blog cũng có nghe qua nhưng chưa thực sự tìm hiểu sâu về điều này . Ví dụ như khi blog tìm hiểu về Tứ Vị Vua bà thì đền thờ chính là Đền Cờn NGhệ An . Trong khi riêng huyện Hoằng hóa có tới 20 làng thò Tứ Vị Thánh Nương , ngoài ra có khoảng 30 làng khác ở Quỳnh Lưu ( Nghệ an )cũng lập đền thờ
đúng đó ,cụ Thánh Bà khâm sai Phủ Giầy chính là quê hương Nam định,trong thần phả ,sắc phong Ngài vốn dòng Tộc Trần lê thị,chính đền còn lưu giữ
ReplyDelete,còn ở gia phả họ Trần lê thì còn rất rõ,cùng dòng họ Chúa Lão Hanh
phủ nội và phủ tổ,phủ khâm sai đều có ngọc phả nói rõ rất căn cứ và tường minh
ReplyDelete