Showing posts with label Việt nam tôi yêu. Show all posts
Showing posts with label Việt nam tôi yêu. Show all posts

03 April 2011

Tục ăn bánh trôi bánh chay của người Việt

Tiết Thượng Tỵ mùng 3 tháng Ba (ngày Tỵ đầu xuân), người Việt Nam ta có tục lệ ăn tết “Hàn thực” (theo tiếng Hán Việt có nghĩa là ăn nguội), dân gian gọi nôm na là Tết mùng 3 tháng Ba hay Tết “bánh trôi bánh chay”.
Về nguồn gốc, có thể coi đây là một lễ thức nông nghiệp truyền thống ở Trung Hoa cổ đại, được đan xen vào văn hóa dân gian Việt Nam. Truyện xưa kể lại rằng nhà Tấn có người tôi trung là Giới Tử Thôi, sau bị vua hắt hủi nên dắt mẹ vào rừng ở, đến khi vua nhớ ra công trạng mời về thì Thôi nhất quyết không chịu, vua không có cách nào liền cho phóng hỏa đốt rừng hòng buộc Thôi phải đưa mẹ ra. Rốt cuộc cả 2 mẹ con chịu chết cháy. Đó là ngày 3 tháng Ba. Vua thương xót cho lập miếu thờ, hàng năm đến ngày này thì làm giỗ, có tục kiêng đốt lửa (thường làm trong 3 ngày = thời gian canh người chết), đồ ăn trong nhà phải làm sẵn từ hôm trước để hôm sau ăn lạnh (nguội). Vì vậy mà gọi là “Hàn Thực”. Đến thời Tống, sau 3 ngày còn thực hiện lễ thức “nhóm lửa lại” rồi mới nấu nướng như ngày thường. 






Thực ra, “tắt lửa” và “nhóm lửa lại” là những nghi lễ nông nghiệp có nguồn gốc xa xưa lắm rồi. Người Việt ta ăn Tết Hàn thực, có lễ thức làm bánh trôi bánh chay cúng gia tiên nhưng không kiêng đốt lửa, cũng chẳng mấy ai nhớ hay biết gì đến Giới Tử Thôi. Theo tục lệ cổ truyền người Việt, mùa xuân lấy tiết mùng 3 tháng Ba làm ngày tế tổ, đánh dấu sự chuyển thời tiết hàng năm từ mùa xuân sang mùa hạ. Vì thế đây còn là một ngày hội mùa, một dịp giải trí vui chơi, gặp gỡ giao duyên trước khi người Việt tiễn biệt những ngày ăn chơi của mùa xuân.

Món ăn nguội mà người Việt thường dùng trong Tết mùng 3 tháng Ba là “bánh trôi” và “bánh chay”. Bánh trôi là thứ bánh tròn, màu trắng, nhỏ như viên bi đất. Bánh được làm bằng bột gạo nếp bọc nhân đường phèn hay mật phên xắt vuông hạt lựu. Người ta nặn bánh rồi bỏ vào nồi nước đang sôi. Đun một lúc cho tới khi bánh nổi lên thì vớt ra đĩa và rắc vừng lên trên. Khi ăn, bánh có vị ngọt của đường/mật, vị thơm của vừng và cái dẻo ngon của bột nếp hòa quyện vào nhau rất tinh tế. Dân gian coi hình tròn của bánh là tượng trưng cho Trời (Dương), hình vuông của nhân là tượng trưng cho Đất (Âm). Trời bao bọc đất, Âm Dương tan hòa vào nhau. Ông cha ta quan niệm đó là sự giao hòa của vũ trụ, tạo vật và con người, đó cũng là lúc vạn vật sinh sôi nảy nở, cây cối tốt tươi…. Một mô típ tín ngưỡng phồn thực phổ biến trong cư dân nông nghiệp.

Còn có một chuyện kể khác về ý nghĩa của bánh trôi bánh chay. Ấy là sự mô phỏng tích trăm trứng trăm con của truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lễ tục này được diễn lại vào lễ hội Đền Hùng (10/3 âm lịch) và ngày hội đền Hát Môn (5.3 âm lịch) – Đền thờ Hai Bà Trưng. Trong lễ này, dân làng làm một mâm gồm 100 cái bánh trôi để dâng cúng, sau khi thắp hương xong họ chia số bánh làm 2 phần: 50 cái đặt trên bè sen thả xuống sông, 50 cái đem rước đặt lên đỉnh núi. Đó cũng chính là biểu tượng của sự phân chia Cha Rồng Mẹ Tiên với 50 người con theo mẹ lên non và 50 người kia theo cha xuống biển. Tập tục này như vậy không chỉ mang yếu tố tín ngưỡng đơn thuần mà còn là ý thức nhắc nhở con cháu người Việt luôn nhớ tới cội nguồn, khẳng định sự đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Sau khi xong lễ đặt và thả bánh, mọi người được phép ào vào tranh nhau lấy bánh để cầu phúc lộc…


Ngoài bánh trôi còn có bánh chay, hay “bánh dùng”/”bánh mật” như thường gọi ở một số làng quê vùng Đất Tổ (Vĩnh Phúc,Phú Thọ). Bánh này hình tròn bẹt, cũng được làm bằng bột gạo nếp, khác ở chỗ nhân bánh làm bằng đỗ xanh đãi sạch vỏ rồi đồ chín được bóp nhuyễn. Khi ăn người ta không bày ra đĩa mà xếp vào bát, mỗi bát 3 chiếc bánh rồi chế nước đường hoặc bột sắn dây quấy loãng, thả thêm trên mặt bát một ít đỗ xanh đồ chín hoặc vừng. Người ta cho rằng 3 chiếc bánh tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất, đỗ và vừng là các vì sao lớn nhỏ… tất cả hợp thành vũ trụ trong món ăn. Tuy nhiên đấy là cách diễn giải cầu kỳ và lý thuyết của người phố thị, còn ở chốn thôn quê bình thường thì món bánh mật/bánh dùng được làm giản đơn hơn: Bột nếp hòa nước nguội nặn thành bánh tròn dẹt vừa trong lòng bàn tay; không cần nhân bánh; hòa mật (mía) với nước đun sôi cho vừa sánh thì thả bánh vào; bánh chín cho ra bát hoặc đĩa lõm, chan nước mật cho ngập mặt bánh, có thể rắc thêm vừng hoặc ăn vậy cũng rất ngon. Bánh này có vị ngọt đậm đà của mật kết hợp với sự dẻo quánh của nếp thơm tạo nên một ấn tượng dân dã, khó quên. Đã từng là một món quà mà lũ trẻ con rất ưa chuộng trong những năm tháng của ngày xưa, chỉ được thấy vị ngọt của kẹo của đường trong một năm đôi ba lần tết, tiệc.

Bánh trôi và bánh chay là hai thứ bánh có hương vị đặc biệt riêng của Việt Nam, lại có ưu điểm là dễ làm, chỉ xem hoặc đọc qua một lần là biết. Vì thế cho nên bánh trôi và bánh chay vẫn được dân gian bảo lưu truyền từ đời này sang đời khác, ở vùng này vùng khác. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa dân tộc của người Việt, 
PM : " Mọi người vào blog , mời mỗi người 1 đĩa bánh trôi , 1 bát bánh chay " đề nghị không chen lấn xô đẩy "



Thăm đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà và Cô Tân An, Lào Cai!



8h sáng, bản hội lên đường, thẳng tiến đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Lào Cai. Đường mới làm xong, phẳng lì, trơn nhẵn như dải lụa, mềm mại, quanh co uốn khúc..Hai bên đường toàn gương cầu, xe nhô ra, hụp vào, xe nọ khuất tầm xe kia...Thân xe dài, đầu xe bên này, đuôi vắt bên khác, mình say lử cò bợ, nôn thốc nôn tháo, nằm bẹp như con gián...Mọi người an ủi, bảo là đêm qua ngủ muộn, lại suốt ngày nghe đt, nhắn tin, điều hành xe cộ...nên mới thế! Riêng mình, ngờ ngợ một điều...bị Ông quở, bởi vì sớm nay, sợ mọi người mệt, nên mình đã gàn, bảo ngủ rồi về, không lên Ông nữa...Y như rằng...lầm rầm khấn nguyện "xin Ông tha cho, con biết lỗi ạ"...Non 100km, tính từ Mẫu Đông Cuông...mãi rồi cũng tới nơi...Đền Bảo Hà< đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy >, được xây dựng ngay chân đồi Cấm, bên bờ sông Hồng, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
                    
Khu vực đền, phong cảnh hữu tình "trên bến dưới thuyền" theo thuyết "phong thủy", có tiền án, hậu trảm, tả phù, hữu bật, là nơi thờ một danh tướng đời Lê, có công dẹp giặc, giữ nước, chiêu dụ nhân dân khẩn điền, khai mỏ, xây dựng quê hương...Đến thăm đền Ông, có thể đi bằng dường bộ, đường thủy, đường sắt một cách tiện lợi.
                     
Ông là danh tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn phủ vùng biên ải, tiến dọc sông Hồng đánh đuổi giặc cướp vùng Vân Nam , giải phóng châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Trong một trận chiến đấu không cân sức với giặc phương Bắc, ông đã anh dũng hy sinh, xác ông trôi theo sông Hồng tới Bảo Hà thì dạt vào bờ...Các triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu "Trấn An hiển liệt", các triều vua nhà Nguyễn sắc phong ông là "Thần Vệ Quốc". Ngày 7/9/1998, Đền Bảo Hà được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ngày 17/7 âm lịch hàng năm là ngày giỗ ông, khắp nơi náo nức trẩy hội, đến hương nhang, cầu ông phù hộ cho làm ăn dược an khang, thịnh vượng! Vì Ông là vị Thánh trong lòng dân, chiêu mộ được cả người Dao, người Thổ và đặc biệt là người "Nùng áo xanh" khẩn điền, khai mỏ...nên nhân dân rất yêu quí, ngưỡng mộ Ông! Họ dâng Ông quần là áo lượt, y phục mã ngựa, dâng cả các cô tiên theo hầu, bàn đèn thuốc phiện...bộ bài lá, tam cúc, cờ tướng...thôi thì đủ sở thích của con người....
                    
Con nhang đệ tử của ông, vì vậy rất đông, ở khắp mọi nơi...Từ trong đền ra ngoài sân, tấp nập chiếu hầu, tiếng hát nỉ non, đàn ca sáo nhị, trống phách tưng bừng!
                    
Bản hội dâng Ông lễ mặn lễ ngọt, y phục mã ngựa, sớ sách tiền vàng...Mình dâng thêm thẻ bài, lệnh của công ty, cầu cho các con ngựa sắt thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn, an toàn tuyệt đối, trên từng cây số!...Đi đâu cũng mua công đức, trước là lễ tạ dâng hương, sau là góp phần tu tạo...Thấy lòng nhẹ nhõm, phấn khởi, sung sướng!...Bữa trưa dọn ra, cả đoàn đói ngấu...Bắp cải luộc, tô nước nghi ngút thơm mùi gừng, đậm đà chút gia vị, thịt gà rang, ngan luộc, lợn sữa quay, kim chi muối, xoài xanh dầm mắm đường tỏi ớt uống rượu, trứng đúc thịt, bánh chưng dền xanh...Ăn như chưa bao giờ được ăn vậy! Tráng miệng bánh gio mật, chè sen thơm ngát, nóng giãy tay...hồn bay bay nghe dư âm cuộc sống!...Sang đền Cô Tân An, dâng Cô Bé, Cô Bơ quần áo, vàng mã, dâng công đức, sớ sách xin Cô cho khỏe mạnh, bình an, Cô thương các Ún Tiểu thông minh dĩnh ngộ, học hành tấn tới...Xin Cô phù hộ cho Khanh gặp quí nhân phù trợ, thành công trong học tập, tiếp tục đạt học bổng ở những năm tiếp theo!
                    
                    
Cả đoàn ra về, hí hửng vui mừng! Chuyến đi đã thành công mỹ mãn, được bao nhiêu việc! Lên xe, cơm no rượu say, nghe nhạc, ngủ khì...Càng chắc chắn mình bị Ông quở, may mà... Hú vía! 2 ngày nhận 6 chuyến xe, trôi chảy trót lọt, cấp cứu tức thì. cháy xe khét lẹt, vẫn giải quyết ngay và luôn < Ơn Trời, vái Phật, các Ngài thương!>...
                         Đường đi gấp khúc quanh co...
                   Tưởng rằng không đến...Ông cho...hết về...
                         Đã đi..đã hứa...đã thề...
                   Lần sau xin nhớ một bề...trung trinh!
                        Linh thiêng...rất đỗi...hiển linh...
                  Ngàn năm tạc dạ...tôn vinh...muôn đời!
......Đàn ca sáo nhị...thú chơi...
Ăn ngon mặc đẹp...vẽ vời bài quân
     Các nàng Tiên.. hát... quây quần
Bàn đèn thuốc phiện...muôn phần....đắm say!
                   Nhưng Ông vẫn nổi tiếng...hay...
               Lộc tài Ông vãi lát đầy...sơn lâm
                  Trời Nam nổi tiếng uyên thâm
              Ông cho một số...cả năm nằm dài!
       Vái lạy Ông! Vái lạy Ông!!!

29 March 2011

Độc đáo "lễ hội đánh cá người”


BEE.NET.VN - Sáng 14/2 tại đình làng Thai Dương (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra các phần chính Lễ hội cầu ngư với sự tham gia của hàng ngàn dân địa phương.
Theo thông lệ, Lễ hội cầu ngư làng Thai Dương cứ 3 năm diễn ra một lần để cầu cho mưa thuận gió hoà, dân làng làm ăn phát đạt. Lễ hội diễn ra trong hai ngày với các hoạt động như: lễ Cầu an, lễ Chánh tế, lễ Tưởng niệm, lễ Cầu ngư, đua thuyền trên phá Tam Giang…
Lễ hội là sự tái hiện một cách sinh động các hoạt động ngư nghiệp với mong muốn có một vụ mùa mới tôm cá đầy thuyền… Trong các phần lễ hội thì trò đánh "cá người" được xem là độc đáo nhất.
Một số hình ảnh lễ hội PV Bee.net.vn ghi lại:
Trong Lễ hội cầu ngư có Lễ Cung nghinh thần hoàng Thai Dương được rước đi khắp làng vào ngày 13/2
Trong Lễ hội cầu ngư có Lễ Cung nghinh thần hoàng Thai Dương được rước đi khắp làng vào ngày 13/2
Mặc dù mưa nhưng có hàng ngàn người đổ về xem lễ hội
Trời mưa nhưng hàng ngàn người vẫn đổ về xem lễ hội
Khai hội trò đánh
Khai hội trò đánh "cá người"
Những chiếc cần cầu cá đã mắc vào tham gia lễ hội
Những chiếc cần câu cá đã mắc vào tham gia lễ hội
Thuyền và người ra khơi
Thuyền và người ra khơi
Một bô lão trong là thả mồi nhử cá vào ăn (cá là các em học sinh)
Một bô lão thả mồi nhử cá vào ăn (cá là các em học sinh)
Thấy cá vào ăn các ngư dân buông lưới
Thấy cá vào ăn các ngư dân buông lưới
Và cá mắc phải lưới
Và cá mắc phải lưới
Một con cá đã bắt gọn
Một con cá đã bắt gọn
Gánh cá ra chợ đi bán
Gánh cá ra chợ đi bán
Và thành quả sau nhưng chuyến ra khơi
Và thành quả sau những chuyến ra khơi
Đắc Thành - Nguồn: Bee.net.vn.

14 March 2011

Dự lễ lên đồng tại bản đền Đông Kết ( P1 )













BLOG DỰ HẦU ĐỒNG TẠI ĐÔNG KẾT - HƯNG YÊN  ( NGÀY 13/03/2011 )
Thanh đồng  : Nguyễn  Thị Liên 
Bản Đền  : Đông Kết - Khoái Châu - Hưng  Yê
Hình ảnh : mantico
Tham gia :  Phúc ( cô chín ) / Thái ( tuyên quang ) / mantico ( admin ) /  
Giá đồng :  Chầu Bé ( Bắc lệ ) / Quang Hoàng Bảy / Cô Chín ( Đền Sòng Sơn) 

Lễ rước kiệu Đình làng Phương Trù











Lễ hội đình làng Phương Trù - Khoái Châu - Hưng Yên  (8 đến 10 tháng 2 âm lịch)
Hình ảnh :  Mantico 

09 March 2011

Dự lễ mở phủ tại Bản đền Mẫu Đầm Sen




Đền Mẫu Đầm Sen 
-----------------------------------------------------------------------------
Đền Mẫu đầm Sen trước đây nằm kề bên dòng sông Tô, bên này là đầm nước rộng lớn thuộc làng Định công Thượng -  xã Định Công (xưa thuộc hạt Thường Tín) nay là quận Hoàng Mai. Tên gọi đền Mẫu đầm Sen là bởi ngôi đền này là chốn cung thờ Đức Thánh Mẫu Bàn Cảnh chốn đầm sen, quanh năm sen mọc tươi tốt, mùa hạ sen nở hoa, hương thơm toả ra ngào ngạt. Ngôi đền được xây dựng từ thời vua Hùng vương thứ 17. Tương truyền, trong một chuyến vi hành, vua Hùng vương thứ 17 đã gặp một người con gái tài sắc tại làng Định Công và lấy nàng về làm vợ, chính là vị Hoàng hậu thứ 5. Trải qua thời gian, cho đến nay ngôi đền vẫn tồn tại và trở thành một trong những ngôi đền thờ Mẫu linh thiêng. Mùa xuân đến, người người lại trở về đền làm lễ cầu may, cầu phúc, hưởng lộc của Thánh mẫu


Một số hình ảnh lên đồng tại Bản đền Mẫu Đầm Sen
Đồng thầy : Phùng Minh Trí  khai đàn mở phủ cho con nhang tại bản đền Mẫu Đầm Sen ( Hà nội 04.02 âm lịch )
- Giá Quan lớn Đệ Ngũ  Tuần : Chứng đàn tiễn mã Tứ phủ
- Giá Chầu Lục Cung :  Chứng đàn sang khăn

photo :  mantico











Một số hình ảnh Đồng tân linh mới  hầu đồng  sau lễ Mở  phủ
Thanh đồng : Dương Minh Tuấn 
Giá đồng : Chầu bé Bắc Lệ / Cô bơ thoải cung / Cô Chín ( Đền Sòng
Hình ảnh : mantico
---------------------------------------------------------------------------------------













Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991