Showing posts with label Tín ngưỡng Dân gian. Show all posts
Showing posts with label Tín ngưỡng Dân gian. Show all posts

26 September 2018

TÌM HIỂU TANG LỄ CỦA NGƯỜI XƯA


TANG LỄ CỦA NGƯỜI XƯA



Ma chay

Đối với những trường hợp người gần chết, người thân có thể phán đoán biết trước thì việc đầu tiên là hỏi xem người gần chết có trăn trối những gì, những lời nhắn nhủ lúc này được gọi là di ngôn, hỏi người đó có tự đặt lấy tên thụy (hay còn gọi là tên hèm) tức là tên sau này để khấn khi cúng cơm nên còn được gọi là tên cúng cơm.Kế tiếp dùng nước ngũ vị hương lau sạch sẽ thân người, thay đổi quần áo tươm tất. Khi người đó tắt hơi rồi, lấy chiếc đũa để ngang hàm gọi là cài hàm để cho răng khỏi nghiến vào nhau , sau bỏ một vốc gạo và ba đồng tiền vào miệng, nhà giàu thì thường dùng ba miếng vàng sống, đây được gọi là ngậm hàm hoặc phạn hàm.

Trùng tang

Theo phong tục, ngày giờ người chết vừa tắt thở phải nhớ chính xác để đem cho thầy tự xem có bị rơi vào giờ trùng tang hoặc bị quỷ tinh ám ảnh hay không. Nếu gặp ngày giờ xấu thì phải nhờ thầy dùng bùa để tống xuất, lá bùa này được dán trên quan tài và cho vào những vỏ ốc chôn ở bốn phía ngôi mộ hoặc bỏ vào quan tài một cỗ bài tổ tôm, quyển lịch Tàu hay lịch ta, tàu lá gói để trấn áp ma quỷ, hoặc khi đem chôn thì có một phường tuồng đóng vai thiên thần đi trước đám tang múa thành những đạo bùa yểm để trừ tà ma ở dọc đường hoặc ở mộ huyệt (trường hợp này mộ huyệt phải đào tam cấp).

Hạ tịch

Đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất 1 chốc rồi đưa lên lại, lấy nghĩa người bởi đất sinh ra thì khi chết lại về với đất (nhân sinh ư thổ, diệc hoàn ư thổ) hoặc để lấy đủ âm dương cho người chết, hoặc hy vọng rằng việc này có thể hoàn sinh khí cho người đã mất.

Cáo phó

Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích. Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại báo tin. Trên cáo phó phải ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan.

Khâm liệm và nhập quan

Khâm liệm là dùng vải để quấn người chết, thường thì người nhà dùng vải thường trắng (đối với gia đình khá giả dùng vải tơ lụa) may làm đại liệm, tiểu liệm. Sau khi liệm xong, những người thân đứng quanh quan tài, nâng người chết bằng 4 góc của tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài gọi là nhập quan. Trên quan tài đặt 1 chén cơm úp (2 chén cơm úp thành 1), trên có cắm đôi đũa và quả trứng gà luộc gọi là cơm bông, xưa có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn để phòng bệnh, quan tài phải quay đầu ra ngoài.

Thiết linh sàng, linh tọa

Linh sàng là giường của linh hồn, thường được lập ở phía đông, có quây màn và để gối như lúc sống. Linh tọa là bàn thờ đặt trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre ghi họ tên hoặc ảnh người chết, 2 bên có đèn nến, trước có bát nhang, rượu và mâm ngũ quả.

Tang phục
Tục lệ xưa sau khi chết 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang gọi là lễ thành phục. Tang phục được quy định như sau:

Con trai: đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ mất thì gậy vông vì thân tre tròn biểu tượng dương (cha); cành gỗ vông đẽo được thành hình vuông, biểu tượng âm (mẹ)).

Con dâu, con gái: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang.

Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng.

Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng.
Chị em gái: quấn vặn khăn trắng với tóc.
Ngoài ra, theo Quốc triều Hình luật có quy định cách thức mặc đồ tang và thời gian để tang (Hoàng Việt luật lệ về sau cũng không thay đổi), như sau:

Năm hạng áo tang Hình thức

Trảm thôi (đại tang) Tang 3 năm (27 tháng), áo vải sô rất xấu, không khâu gấu.
Tư thôi (cơ niên) Tang 1 năm có chống gậy, 1 năm không chống gậy, 5 tháng, 3 tháng; áo may vải sô gai có khâu gấu.
Đại công Tang 9 tháng, áo may vải to sợi.
Tiểu công Tang 5 tháng, áo may vải to sợi.
Ty ma Tang 3 tháng.
Một số thời hạn để tang đối với những
người có quan hệ gần
Quan hệ Thời hạn để tang
Cố ông/bà Tư thôi, 3 tháng
Cụ ông/bà Tư thôi, 5 tháng
Ông, bà Tư thôi, không phải chống gậy thì 1 năm
Cha, mẹ Trảm thôi, 3 năm
Chú, bác, thím Tang 1 năm
Cô ruột Cô còn ở nhà: tang 1 năm; lấy chồng: tang 9 tháng
Anh em ruột Tang 1 năm
Chị em dâu Tang 9 tháng
Anh em chú bác Tang 9 tháng
Chị em ruột Còn ở nhà: tang 1 năm; lấy chồng: tang 9 tháng
Chị em chú bác Ở nhà: tang 9 tháng; lấy chồng: tang 5 tháng
Con trai trưởng [19]
Con dâu trưởng Tang 1 năm
Con trai thứ Tang 1 năm
Con dâu thứ Tang 9 tháng
Quốc triều Hình luật không quy định việc để tang đối với bên ngoại và một số mối quan hệ khác, tuy nhiên người dân vẫn dựa theo Thọ Mai gia lễ để chịu tang, cụ thể một số trường hợp sau:

Quan hệ  và thời hạn để tang

Cháu ngoại Ông bà ngoại để tang 3 tháng; cháu dâu, cháu gái đã có chồng: không để tang
Cậu, dì (anh chị em ruột với mẹ) Tang 5 tháng
Mợ (vợ cậu), dượng (chồng dì) Không để tang
Cháu (gọi người để tang bằng cậu) Cậu để tang 5 tháng
Cha mẹ vợ: tang 1 năm, ngoài ra con rể không phải để tang một người nào khác bên vợ
Chồng: trảm thôi, 3 năm
Vợ: tang 1 năm
Vợ kế (nếu có con): tang 9 tháng; không có con: tang 5 tháng
Con rể Tang 3 tháng
Phúng điếu
Phúng điếu là sự thăm hỏi, giúp đỡ bằng hình thức tiền bạc, nhang đèn hoặc hoa quả, liễn, văn điếu... Theo tục lệ thì khi chưa mặc tang phục thì không được tiếp khách đến phúng điếu. Khi khách phúng điếu vái lạy người chết thì tang gia phải lạy trả lễ một nửa số vái. Ngày nay có một số gia đình không nhận tiền phúng điếu, việc này được ghi rõ trên cáo phó.

Thổi kèn giải

Trong những ngày còn quan tài trong nhà, gia chủ thường mời những ban nhạc đến thổi kèn, sáo, đánh đàn, trống. (gọi là nhạc hiếu). Ngày nay, có thêm những ban kèn tây, đàn guitar, đàn ca tài tử cải lương, hoặc mời cả ban nhạc người chuyển giới đến hát.

Di quan

Chuyển quan tài (hòm) từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất, hay từ nơi khâm liệm đến một nơi khác mà chưa chôn, để lại hôm sau mới đem chôn cũng được gọi là di quan.

Viếng mộ đắp mộ

Sau khi người chết được 3 ngày, gia chủ làm lễ viếng mộ. Ở Việt Nam còn có tục mở cửa mả

Tuần chung thất hay còn gọi là tứ cửu tức (49 ngày)

Trong thời gian tang lễ, gia chủ cúng cơm cho người chết. Khi người chết được bao nhiêu tuần, gia chủ làm lễ thất cho đến khi được tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất, thôi cúng cơm cho người chết. Gia chủ thường mời thầy cúng và mua nhà cho người chết.

Tuần Tốt khốc (100 ngày)

Khi người chết được 100 ngày, gia chủ làm lễ tốt khốc (thôi khóc). Gia chủ thường mời thầy cúng, đốt tang phục, đốt nhà cho người chết và đưa di ảnh người chết lên ban thờ tổ tiên.

Giỗ đầu (Tiểu tường)

Sau 1 năm âm lịch, gia đình người chết sẽ tổ chức giỗ đầu nhằm mục đích nhớ về người đã khuất.

Mãn tang (Đại tường)

Sau khi người chết được 3 năm (địa phương khác là 2 năm), gia chủ làm lễ hết tang.

Nguồn:
Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, NXB VH, 2011

03 October 2016

Những con giáp lận đận đường tình duyên



Gặp nhau là cái duyên, nhưng có thể sống với nhau trọn đời hay không là do số phận của mỗi người. Nếu may mắn, bạn ắt sẽ không nằm trong danh sách “tình duyên lận đận” dưới đây:

Hạng 1: Tuổi Tý

Thông minh, lanh lợi và khá tinh ranh, người tuổi Tý rất kén chọn trong tình yêu. Chính vì thế, họ đã bỏ lỡ khá nhiều cơ hội để có thể nắm bắt được tình yêu chân chính của đời mình.



Thông minh, lanh lợi và khá tinh ranh, người tuổi Tý rất kén chọn trong tình yêu (Ảnh minh họa)

Với họ, yêu là phải mang đến cho nhau cảm giác mới lạ, không bị nhàm chán. Khi phát hiện thấy mối quan hệ giữa họ và nửa kia không còn như trước, con giáp này sẵn sàng dứt áo ra đi để tìm nguồn cảm hứng mới. Thế mới nói, người tuổi Tý khá vất vả và lận đận về đường tình duyên, thông thường kết hôn khá muộn.

Hạng 2: Tuổi Sửu

Trong tình yêu, người tuổi Sửu khá nhút nhát, kín đáo, đa phần có xu hướng giấu giếm tình cảm chứ không thẳng thắn bày tỏ. Nếu không nói ra, rất có thể ngay cả nửa kia cũng khó lòng biết được tình cảm thực sự của họ là như thế nào.



Thêm nữa, khi tình yêu của họ xuất hiện người thứ ba, thay vì dũng cảm đương đầu để giành lại tình yêu, người tuổi Sửu lại chọn cho mình cách im lặng, nhượng bộ và cam chịu.

Hạng 3: Tuổi Thìn

Đa phần những ai cầm tinh con Rồng đều khá giỏi giang, nên đi tới đâu cũng có người thầm thương trộm nhớ. Tuy nhiên cuộc đời họ cũng trải qua không ít cung bậc thăng trầm trong chuyện tình cảm.




Nhưng thật không may cho con giáp này, họ yêu phải người không nên yêu, ví dụ người đó đã có chồng hay vợ. Chính vì thế mà đường tình duyên của người tuổi Thìn trắc trở vô cùng.

Hạng 4: Tuổi Mùi

Ai cũng không thể phủ nhận sự tỉ mỉ, nhạy cảm của người tuổi Mùi. Chính vì thế, làm việc gì con giáp này cũng suy nghĩ quá nhiều, tự mua dây buộc mình, tạo áp lực cho bản thân.



Trong tình yêu, người tuổi Mùi có cách nghĩ khá tiêu cực. Dù đang trong giai đoạn mặn nồng của tình yêu nhưng cũng nghĩ đủ thứ về viễn cảnh áp lực con cái, mối quan hệ với gia đình hai bên, nỗi lo cơm áo gạo tiền… Đây cũng là một trong những con giáp vất vả đường tình duyên.

Hạng 5: Tuổi Hợi

Đa phần người tuổi Hợi có lối suy nghĩ tích cực và khá nghiêm túc trong mọi việc, kể cả tình cảm. Vì thế, hiếm khi thấy họ thể hiện chút tình cảm lãng mạn, dành một vài lời nói yêu thương ngọt ngào chứ đừng nói tới việc bông đùa, mang yếu tố hài hước vào tình yêu.



Không ít người cho rằng, đó là cách sống quá thực dụng, thiếu vắng lãng mạn trong cuộc đời. Điều này quả không sai, vì bản thân con giáp này rất coi trọng sự nghiệp, địa vị, vật chất, không ngừng phấn đấu, theo đuổi vinh hoa phú quý.

Với họ, cuộc sống vật chất bền vững mới là nền tảng cơ bản giúp tình yêu thăng hoa, gia đình êm ấm. Bản thân họ không ngờ rằng, vì mải theo đuổi sự nghiệp mà đường tình duyên của họ lại gặp nhiều sóng gió như vậy.

17 April 2015

Tìm hiểu bệnh trần và bệnh âm

iểu tượng cảm xúc grin


Dạo này có "mon men" vào một số trang về Đạo Mẫu để đọc stt của các đồng anh, lính chị, có thấy một số đề cập đến vấn đề mà các mem của ĐA cũng từng hỏi như: Có phải khi chấm lính bắt đồng thì như người mất hồn, lãng trí, hay quên...lúc nào cũng như trên mây. Việc âm thì nhanh lắm còn việc dương thì chẳng nhớ gì không? và nhiều câu hỏi của các mem về vấn đề bệnh do căn quả. Hôm nay, AD muốn chia sẻ với các bạn nội dung này. Bênh do căn quả (phần âm), căn số, hay bệnh do các yêu tố khách quan, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học mang lại nhé.

Các nguyên nhân bệnh tật của con người theo tôi như sau:
  • 1. Do yếu tố khách quan, mội trường sống, lao động, thói quen sinh hoạt ăn uống mang lại bệnh tật - Ta gọi đó là bệnh trần.
  • 2. Bênh do căn số của con người 
  • 3. Bệnh thuộc về phần âm.

Vậy chúng ta phân biệt như thế nào?

1. Bênh do yếu tố khách quan... - Bênh trần: Là những căn bệnh phổ biến, nguyên nhân do các yếu tố khách quan như môi trường ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước bẩn. Do chiến tranh (vũ khí hóa học, sinh học), do thiên nhiên khắc nghiệt như quá nóng hay quá lạnh....do thói quen ăn uống mất vệ sinh,...do sinh hoạt không điều độ thức khuya, ngồi nhiều lười hoạt động, do chơi điện tử vô độ, do đọc truyện viễn tưởng quá nhiều không ngủ đầy đủ để cho đầu óc được giải tỏa nghỉ ngơi..v.v...
VD: Bạn thường xuyên thức khuya ngủ không đủ, ngồi nhiều lười hoạt động kiến cho thận bế, đầu óc lúc nào cũng căng ra không được nghỉ ngơi, khi ngủ thì mệt mỏi mộng mị linh tinh ...đi xem thầy phán có căn quả thế là về suy nghĩ lo lắng ngày đêm

Hay các bạn bi mộng du là do cơ thể tỉnh trước não bộ còn bóng đè là cơ thể tỉnh trước não bộ báo hiệu sự mệt mỏi quá sức, bế tắc của cơ thể.
Bênh dương trần chỉ mang tính giai đoạn khi ta uống thuốc , thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống, môi trường sống và làm việc bệnh sẽ hết.
Với những căn bệnh thuộc về dương trần này chúng ta phải tìm các bác sĩ tây y hoặc đông y để điều trị. Trong trường hợp này các bạn cầu cúng chỉ vô ích, tiền mất mà tật vẫn mang, Tự biến mình thành người mê tín, tự đầu độc thân và tâm mình.

2. Bênh do căn số: Là những bênh do nghiệp quả từ kiếp trước, có từ khi sinh ra và phải mang theo cho đến chết như: què chân/tay, mù câm điếc...hoặc dị tật bẩm sinh, tứ chứng nan y...Đối với những bệnh tật này thì nặng nề không có cách và không thầy bà nào có thể chữa được.
3. Bệnh do phần âm:

Bệnh mang tính cấp tính, giai đoạn, thuốc thang khắp nơi không khỏi, không tìm ra nguyên nhân. Vào viện thì khỏe mạnh, tỉnh táo về nhà lại lăn ra ốm như chưa vào viện. Những bệnh này do nguyên nhân sau:

- Bệnh do đồng mồ mả.
- Bệnh do nghiệp quả của cha ông để lại:

Đối với loại bệnh này có thuốc thang chạy chữa cũng như không, nếu nghiệp nhẹ thì có thể vài ba năm, dăm bảy năm bệnh tự khỏi; nếu nghiệp nặng thì bệnh đeo bám lâu dài gây rất nhiều phiền toái, hệ lụy bất ổn cho cuộc sống của bản thân và gia đình.
Chẳng hạn có những người đột nhiên mắc chứng đau đầu liên miên mà qua kiểm tra bằng y học hiện đại không phát hiện ra chứng bệnh gì, tìm hiểu bằng soi căn, gọi hồn, thì biết bệnh đó là do một vong linh tiền bối thân nhân khi hồn tiền dương thế bị ngã từ trên cao xuống vỡ sọ, vong này hợp mệnh, hợp vía với đương số nên mới sinh ra chứng bệnh lạ kỳ như vậy.
Một số trường hợp khác thì bị đau chân, đau tay, tìm hiểu thì biết có vong hợp mệnh bị giam cùm trong địa ngục….
Bệnh thuộc dạng này thì cần phải tiến hành những công việc như phả độ gia tiên, cầu siêu, hoàn thân hoàn cốt … tùy theo nguyên nhân cho những vong linh liên quan, sau khi làm lễ xong thì một thời gian ngắn sau đó bệnh tự nhiên sẽ hết.
- Bệnh do vong linh gia tiên
Có vong linh gia tiên có nỗi oan ức cần bày tỏ nên nhập vào đương số gây ra hoặc do đương số có lỗi lầm gì với tổ tiên mà bị trách phạt:
Bệnh trạng trong trường hợp này thì cần phải tiến hành làm lễ giải oan ức cho vong linh hoặc tạ lỗi với tổ tiên thì bệnh sẽ hết.
- Bệnh do yêu ma quỷ quái xâm nhập: 
Bệnh này thường khiến đương số có những hành động kỳ quặc, ăn nói khác lạ, tính nết bất thường,… Muốn khỏi thì phải trừ yêu, diệt ma hoặc tìm hiểu kỹ lý do chúng muốn quấy phá làm hại mà có biện pháp thích ứng với từng vụ việc .
- Bệnh do khai căn, luyện đồng: 
Những người có mệnh đồng căn quả mà không biết, đến thời hạn bị chấm đồng bắt lính mà không hay, thì sẽ bị phạt căn. Có thể ốm yếu tới mức bò lê bò lết ở nhà nhưng khi tới đền, điện, phủ thì lại khỏe mạnh vui tươi như thường. Hoặc ở nhà thì bị đau bụng quằn quại, nhưng tới bệnh viện kiểm tra lại tự nhiên hết đau mà tìm không ra được chứng trạng gì. Đối với thể loại bệnh này thì chỉ còn cách là xin khất đồng hoặc ra trình đồng mở phủ thì mới khỏi được.

Các mem ơi, với những gì AD đã chia sẻ ở trên hẳn đã giải đáp được phần nào thăc mắc của các bạn đã hỏi. Theo AD thì cái gì thuộc về dương ta nên tìm bác sĩ vào bệnh viện điều trị, những gì do căn số, số phận đã vậy thì các bạn nên tu dưỡng, làm lành lánh giữ để tâm thân được thanh thản, gạt bỏ mặc cảm vươn lên là người có ích cho XH.Còn những căn bệnh thuộc phần âm thì nên bình tĩnh suy xét nguyên nhân, kêu gia tiên tổ cô ông mãnh về chỉ bảo. Tìm Thầy có tâm có đức sáng mà theo học đạo, tu tâm trả nghiệp mọi việc sẽ thay đổi từ từ các bạn nhé.
Chúc các bạn an lạc

19 July 2013

Mời tham dự Giao lưu lần 7 - Hầu đồng vẻ đẹp tâm linh





Nghi thức hành lễ lên đồng và nhạc lễ Chầu văn luôn đi cùng với nhau không thể tách rời để phục vụ cho tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người Việt. Nói tới vẻ đẹp tâm linh Việt Nam không thể không nói tới hai thành tựu văn hóa dân gian này được.

Nghi thức hành lễ lên đồng được cố GS Từ Chi và nữ học giả Pháp Jeanne Cusinier gọi nó là những điệu múa thiêng. Những điệu múa này phản ánh nét sinh hoạt truyền thống của người xưa và hình ảnh thánh thần trong tâm thức tín ngưỡng người Việt. Múa thiêng hầu bóng vừa là để thoát hồn đạt trạng thái ngây ngất khi nhập đồng vừa là diễn tả lại hành trạng, công tích của những vị thánh thần mà người Việt thờ tự. Cùng với những điệu múa thiêng hầu bóng là nhạc lễ hát thờ Chầu văn, đây là yếu tố quyết định sự thăng hoa của người hành lễ và cũng là yếu tố tạo nên thành công của một vấn hầu. Một vấn hầu đồng phục vụ tín ngưỡng thờ cúng Đạo thánh Việt Nam được coi là thành công, có màu “nhang khói, thần thánh” khi và chỉ khi từ người hành lễ cho tới lễ nhạc Chầu văn (cung văn) và những người phục vụ (đồng phò) có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn. Từng hành động, cử chỉ từng điệu múa, bước chân phải hòa quyện vào từng làn điệu hát văn như vậy mới được coi là “thật đồng”.

Nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật văn hóa tâm linh Việt Nam, nối tiếp các chương trình giao lưu hát văn trước đây. Chương trình giao lưu hát văn lần 7 với chủ đề: “Hầu Đồng vẻ đẹp tâm linh” sẽ giúp chúng ta thấy được hai vẻ đẹp văn cơ bản của tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam trong môi trường hoạt động của nó. Đây là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn góp phần tôn vinh mua thiêng hầu đồng và nhạc lễ chầu văn trở thành di sản văn hóa của nhân loại.

Chương trình tổ chức Tại Chùa Tứ Kỳ - Hà Nội
Thời gian : 8h sáng - 28/7 .2013 ( Tức 21 tháng 6 âm lịch )

Diễn Đàn Hát Văn Việt nam rất hân hạnh được đón tiếp

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :

Đỗ Văn Nhất ( Admin )
Mail : hatvan.vn@gmail.com
Điện thoại : 0926919990

06 May 2011

Kêu gọi đóng góp ủng hộ blog nâng cấp thành web


Hiện tại chi phí để đưa blog sang thành một web động , bao gồm trang chủ và diễn đàn gồm có :

- Chi phí tên miền :  600K ( chi phí hàng năm 450. 000VND / 1 năm )
- Chi phí Host : 750.000 CND / 1 năm
- Thiết kế giao diện web : 5.000 .000 VND
------------------------------------------------------
Tổng chi phí : 6.200.000 VND

Blog rất mong nhận được sự ủng hộ phát tâm công đức của các thành viên . Các bạn có khả năng thiết kế website xin vui lòng ra mặt trợ duyên cùng blog . Mọi đóng góp  / trợ duyên của các bạn sẽ là động lực giúp blog lớn mạnh và tổ chức được nhiều sự kiện liên quan tới Tín ngưỡng tứ phủ 

Thay mặt blog
MANTICO  

MẠNH THƯỜNG QUÂN TIẾP DUYÊN CHO BLOG


Chị Diệu Hoa ( Hà Nội ) : 2.000.000 VND
Chị Giang ( Hà Nội ) :  500.000 VND
Quốc Nghĩa ( Lạng sơn ) : 100.000VND



Sửa lễ vật


Nói về tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ không thể không nói đến tập tục hành hương đi lễ cầu an tại các phủ đền miếu điện vào các ngày đầu xuân, các ngày sóc vọng (rằm, mồng một), các ngày tiệc thánh, hội đền hay bất kỳ ngày nào trong năm. Đi lễ thánh trước hết để tỏ lòng tôn kính ngưỡng phục biết ơn chư thánh đã bảo hộ cho dân an quốc thái, cho đất nước phồn hoa , sau đó là sự nguyện ước cho gia đình bản thân những điều tốt lành, bình an, may mắn. Dời cuộc sống tất bật bon chen, người ta tới cửa thánh để du ngoạn, tĩnh tâm, nương theo Phật Thánh để tu đức tích thiện làm điều có ích. Theo phong tục cổ truyền, khi đi lễ cầu an người ta thường chuẩn bị đồ lễ, sớ văn và khấn vái như sau :

 SỬA LỄ VẬT

Thông thường, các lễ vật được sắp làm các phần lễ và bày ở các ban chính ( ban công đồng, ban trần triều, ban sơn trang, ban Mẫu….) hoặc tất cả các ban thờ trong nơi thờ tự. Các lễ vật dâng tiến thường có:

1.Trầu cau:( phù lưu)

Người xưa có câu : “miếng trầu là đầu câu chuyện”.Trầu cau tuy là lễ vật đơn sơ nhưng lại rất có ý nghĩa. Thường mỗi một phần lễ lại đặt kèm một lễ trầu cau hoặc có thể chỉ đặt đại diện ở các ban đại diện ( ban công đồng). Một lễ trầu cau có thể chỉ là một quả cau - một lá trầu hoặc một nải cau (cành có nhiều quả) hay cả buồng cau. Cau trầu khi dâng lễ thường dùng loại tươi chứ ít dùng loại cau khô. Cau thì trọn quả bánh tẻ (không già mà cũng không non quá) có vỏ xanh nhẵn không có trầy xước và có râu thì càng tốt . Lá trầu chọn loại lá tươi dày, màu xanh hoặc hơi ánh vàng. Thường chọn số quả cau là số lẻ như 1, 3, 5, 9… với quan niệm số lẻ là số âm : tương ứng với sự huyền ảo linh thiêng và cũng là tổng của hai số chẵn và lẻ : sự thuận hòa âm dương, hay quan điểm cho rằng số lẻ là số phát triển và số chẵn thì không tăng thêm nữa, vậy thì sẽ không có thêm tài thêm lộc được .Cũng có khi chọn số chẵn như 12, 36 ,72… (những số này đều có thể chia ra thành ba phần ) hay số 100 (tượng trung cho sự trọn vẹn hoàn mĩ). Có một điều lưu ý là số 7 tuy là số lẻ nhưng cũng rất nhiều người kiêng vì cho rằng 7 lễ đọc theo tiếng hán là thất lễ đồng âm dị nghĩa với từ thất lễ trong nghĩa là làm không đúng lễ phép( vô lễ). Về số lượng của các lễ vật khác cũng tương tự như ở phần này nên sẽ không nói lại nữa.
Ngoài trầu và cau ta có thể đặt kèm một ống vôi hay quết một it vôi ở phần đầu của lá trầu. Vôi để dâng lễ thường là vôi đào (vôi hồng), ngoài ra còn có thể dâng thêm thuốc lào, vỏ quạch, vỏ chay.... Ngoài dâng trầu nguyên lá, cau nguyên quả, người ta còn dâng trầu têm cánh phượng đặt vào đĩa hay cắm vào các que tre vót nhọn hay cắm cùng các cành hoa nhìn cũng rất đẹp và trang trọng ( Nhưng vẫn nên có một đĩa trầu nguyên lá cau nguyên quả)


2.Các đồ lễ chay: Hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (lục cúng)
Lục cúng gồm sáu phẩm vật chay tịnh dâng cúng Phật Thánh
- Hương : ở đây nói về phần hương sống ( hương chưa đốt) để đặt vào phần lễ. Có thể dùng hương thẻ, hoặc hương vòng hay hộp hương trầm. Phần hương này thường sẽ để nhà đền thắp sau này. Phần hương đốt ( hương thắp) sẽ nói sau.
- Hoa : thường dùng loài hoa có cả hương cả sắc. Dâng hoa lễ thánh là tiến dâng vẻ đẹp ( sắc) và lòng thành tâm ( hương) tới chư vị Phật Thánh. Hoa có thể cắm vào bình, lọ hay bày vào đĩa. Hoa để dâng tiến thường không giới hạn về màu sắc. Ví như hoa màu trắng thường được ít mua về thờ tại nhà ( màu tượng trưng cho sự tang tóc buồn bã) mà thường mua hoa đỏ ( màu cát tường) hay hoa vàng ( màu phú quý..) nhưng với tín ngưỡng tứ phủ thì màu trắng lại là màu tượng trưng cho thủy phủ ( cõi sông nước) . Tại các đền thờ về thoải phủ hay vào ngày tiệc các vị thánh thoải người ta thường dâng hoa hay các lễ vật màu trắng.
- Đăng ( đèn): tượng trưng cho nguồn sáng, trí tuệ, hay sự linh thiêng. Các đền thường thắp đèn dầu hoặc đèn điện, còn người dâng lễ thường dâng nến cây hoặc nến cốc…
-Trà ( chè): có thể dâng trà gói ( trà khô) hoặc trà đã pha hay các loại nước khác như nước trắng, nước hoa quả, nước hương nhài…
- Quả : mùa nào thức ấy, dâng tiến các loại quả tùy tâm.
-Thực: các loại oản, bánh kẹo, xôi, chè kho …

3.Rượu và các đồ lễ mặn:

Người xưa có câu “vô tửu bất thành lễ” ( không có rượu không thành lễ nghi). Rượu thường được đựng trong bình nhỏ hoặc rót ra chén và bày trên ban công đồng, ban Trần triều hay ban thờ các nam thần cùng các đồ lễ mặn như các loại thịt được nấu chín như thịt gà, thịt lợn… hay chế biến thành giò, nem, chả…
Các đồ lễ như thịt sống, trứng ,gạo muối thường được bày riêng ở ban thờ hạ ban (thờ ngũ hổ, thanh xà, bạch xà). Thịt sống, trứng (vịt) được bày năm quả để dâng các quan ngũ hổ, trứng (gà) bày hai quả riêng để dâng thanh xà bạch xà.
Ngoài ra trong những dịp cần thiết người ta dâng lễ tam sinh là ba loại động vật khác nhau như : gà , ngan, cá hay gà lợn cá,……. . Các đồ lễ dâng sơn trang như cua, ốc, cá khô… cũng thuộc loại đồ lễ mặn

4. Đồ mã, tiền vàng (kim ngân minh y)

Đi lễ hành hương, người ta thường dâng các đồ mã đơn giản như nón hài, các loại giấy tiền, giấy xu, giấy vàng, hay các loại vàng tứ phủ. Vàng tứ phủ là các loại vàng được xếp từ các phong vàng nhỏ thành từng cây. Vàng tứ phủ có các màu theo tứ phủ như màu đỏ ( thiên phủ), màu xanh( nhạc phủ), màu vàng ( địa phủ), màu trắng (thoải phủ) và màu tím hay màu xanh lam đậm. Loại vàng này có các kích cỡ từ nhỏ đến lớn và dâng các vị thánh theo cấp độ tương ứng. Thí dụ như vàng dâng các quan lớn thường to và nhiều hơn vàng dâng các thánh cô.
Rượu và các đồ lễ mặn chỉ để dâng thánh không được dâng ở ban thờ Phật. Các đồ lễ khác thì có thể dâng ở tất cả các ban.

5.Bảo vật

Các cụ có câu “ tốt lễ dễ kêu”, càng dâng tiến đồ lễ chau truốt cầu kỳ tố hảo thì càng dễ kêu cầu đắc lễ đắc bái. Dâng lễ vật là để tỏ lòng thành kính ngưỡng mộ và mong cầu chư thánh bảo hộ gia ân. Bảo vật ở đây là đồ lễ quý báu cao sang, nó quý hơn cả vàng bạc kim cương. Đó chính là tâm bảo. Phật Thánh tại tâm. Những đồ lễ giới thiệu ở trên cũng xuất phát từ lòng thành tâm ngưỡng mộ Phật Thánh. Tùy vào điều kiện mà mỗi người có thể sắm sửa các đồ lễ phù hợp. Không nên quá chú trọng vào đồ lễ vật chất mà cần thiết hơn cả là tâm bảo – đồ lễ quý giá mà một người đi lễ nên có

Bài viết : Soạn Giả Phúc Yên 
Đăng : mantico

03 May 2011

Văn khấn Đền Phủ


Các bài văn khấn thường được đọc trước ban thờ hoặc có thể in viết ra giấy rồi tiến dâng như sớ văn. Các bản văn khấn thường được làm theo các thể thơ lục bát, song thất lục bát, đồng dao, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ.... với những lời lẽ giọng điệu trau chuốt kính cẩn. Các bản văn khấn thường dùng là các bản khấn nôm gần gũi, vần điệu, dễ hiểu dễ đọc , bên cạnh đó là các bản văn khấn hán tự mang sắc thái trang nghiêm đĩnh đạc hơn. 
Thông thường các bài văn khấn thường có các nội dung:
- Khấn danh hiệu chư vị Phật Thánh
- Khấn ngày tháng địa chỉ nơi cư ngụ, tên tuổi... của hương chủ và gia quyến
- Khấn sám hối các lầm lỗi và kêu cầu các ước nguyện

Sau đây là các mẫu bài văn khấn thường dùng


Bản 1:

Nam mô đức Phật Di Đà
Nam mô đức Phật Thích Ca giáng trần
Nam mô Bồ Tát Quan Âm
Công đồng tam phủ lai lâm độ trì
Kim niên kim nguyệt nhật thì
Hương hoa lễ vật thầm thì ngâm nga
Lời kêu như phượng như hoa
Lời kêu thấu đến mọi tòa chứng minh
Trước thời tâu tới thiên đình
Sau thời thoải quốc động đình vua cha
Tấu lên quốc mẫu bơ tòa
Hội đồng quan lớn chầu bà sơn trang
Tâu lên tứ phủ thánh hoàng
Tiên cô thánh cậu tòa vàng châu cung
Lòng thành sửa lễ kính dâng
Nguyện xin Phật Thánh công đồng gia ân
Nhất nguyện xá lỗi xá lầm
Nhị nguyện Phật Thánh chứng tâm lòng thành
Tam nguyện phú quý khang ninh
Tứ nguyện quốc phú thái bình dân an
Lòng thành con thắp tuần nhang
Kính trình Phật Thánh đáo đàn chứng minh

Đệ tử con tên là..........................................
Ngụ tại.......................................................
Ngày hôm nay là ngày................................
Đệ tử con cùng đồng gia quyến đẳng một dạ nhất tâm
thiết lễ kính ngưỡng, cúi xin Tam Bảo Chư Phật Chư Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Tam phủ công đồng - tứ phủ vạn linh
chứng minh công đức -cho đệ tử con:
Cầu được ước nên - hữu duyên hữu phúc - hữu lộc hữu tài
Cầu một được mười - cầu người được của
Cho rồng bay phượng múa - muôn thủa hưng long
Cho chốn gia trung- thuận hòa gia nội
Xá lầm xá lỗi -muôn tội tiêu trừ
Rộng mở lòng từ - tả phù hữu bật
Nay con :
Tâm thành như nhất- lễ vật tiếng dâng
Phật Thánh chứng tâm- chư thần bảo hộ
Kính xin Chư Phật Thánh chứng giám lòng thành .
Nam mô A di đà Phật. 3 lần


Bản 2:

Nam mô A di đà Phật. 3 lần
Con lạy công đồng tam tứ phủ
Quốc Mẫu vua bà
Tam tòa Thánh mẫu
-Đệ nhất Thượng thiên
-Đệ nhị Thượng ngàn
-Đệ tam Thoải phủ
Con lạy năm dinh quan lớn
Mười dinh các quan
Con lạy tứ phủ chầu bà
Thập nhị chầu bà
Tứ phủ thánh hoàng
Thập nhị tiên cô
Thập nhị thánh cậu

Nay nhân ngày … tháng …năm…
Tín chủ con: ..................…
Ngụ tại … .........................
Nhất tâm tưởng, vạn tâm cầu
Mang miệng đến tâu- mang đầu vọng bái
Chắp tay con vái- trước cửa Tam tòa
Lòng con thiết tha- cầu xin Thánh Mẫu
Cùng cô cùng cậu- rủ lòng thương xót
Trước sau như một- đội đức từ bi
Lầm lỗi điều gì- xin Mẫu đại xá
Phù cho tất cả- con cháu khang ninh
Tỏ đức hiếu sinh- anh linh Thánh Mẫu
Cứu khổ trừ tai- tiến phúc tăng tài
Xin ngài chứng giám . Nam mô a di đà phật ( 3 lần)



Bản 3:

Văn Khấn ở đền phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật
Ngũ phương ngũ phật, thập phương thập phật
Hằng hà sa số Đức Phật công đức, công lượng vô biên

Cung Phật thỉnh Thánh, cung thỉnh thiên cung tấu thỉnh thiên đình, sám hối
Tam phủ thần vương, tứ phủ thánh đế
Con xin sám hối con lạy đức Cao thiên Thượng thánh- Đại từ Nhân giả - Huyền khung Cao Thượng đế -Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn
Con sám hối Đại Thánh Nam Tào Lục Ty duyên thọ tinh quân
Con sám hối Đại Thánh Bắc Đẩu Cửu hoàn giải ách tinh quân
Bắc Cực Trung Thiên Tam nguyên tam phẩm tam quan
Cửu tinh thiên chúa thập nhị bát tú
Dưong phủ ngũ nhạc thần vưong
Địa phủ thập điện minh vưong
Con xin sám hối đến Thái Ninh Phủ ,Bát Hải Linh Từ sám hối Vua Cha bát Hải động đình

Con sám hối tấu lạy quốc mẫu vua bà bơ tòa tiên thánh tứ phủ Thánh Mẫu:
Kính lạy Cửu trùng thánh mẫu .bán thiên công Chúa Thiên tiên thánh mẫu
Kính lạy Địa tiên thánh mẫu quỳnh hoa Liễu Hạnh Vân Hương Thánh Mẫu
Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương thiên tiên Thánh Mấu.
Kính lạy Thánh Mẫu Đệ Tam thủy cung, Xích Lân long Nữ,Thủy Tinh Công chúa
Kính lạy Đức Mẫu thượng ngàn Diệu nghĩa diệu tín thiền sư
Tuần Quán Đông Cuông đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
Con lạy trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vưong
Trần triều Khải Thánh , Vương Phụ Vưong mẫu Vương phu nhân
Tứ vị Vưong tử- Nhị Vị Vương cô- vương tế vương tôn
Liệt vị tướng tướng công đồng Trần Triều

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
Bách vị các quan ngũ vị tôn quan
+ Quan đệ nhất Thượng Thiên
+Quan đệ nhị thượng ngàn
+Quan đệ tam thoải phủ
+Quan đệ tứ khâm sai
+ Quan đệ ngũ tuần tranh
Con sám hối điều thất tôn quan- Hoàng triệu tôn quan

Con lạy tứ phủ chầu bà thập nhị chầu bà
+ Chầu đệ nhất thượng thiên
+ Chầu đệ nhị thượng ngàn
+ Chầu đệ tam thủy phủ
+ Chầu đệ tứ khâm sai
+ Chầu năm Suối Lân
+ Chầu sáu Lục Cung
+ Chầu bảy Kim Giao
+ Chầu tám Bát Nàn
+ Chầu chín cửu tỉnh
+ Chầu mười Mỏ Ba
+ Chầu Bé Bắc Lệ
+ Chầu bà bản đền

Con lạy Tứ phủ thánh hoàng thập vị thánh hoàng
Sám hối ông bơ thoải quốc, ông bảy Bảo Hà, ông mười Nghệ An

Sám hối tứ phủ thánh cô

+ Cô đệ nhất thượng thiên
+ Cô đôi Đông Cuông
+ Cô bơ Thác Hàn
+ Cô tư địa phủ
+ Cô năm Suối Lân
+ Cô sáu Lục Cung
+ Cô bảy Kim Giao
+ Cô tám đồi chè
+ Cô Chín Sòng Sơn
+ Cô mười Đồng Mỏ
+ Cô bé sơn lâm
+ Cô bé bản đền

Sám hối tứ phủ thánh cậu: cậu cả cậu đôi cậu bơ cậu bé
Con lạy ngũ dinh thần tướng-ngũ hổ thần quan
Con lạy thanh xà tướng quân- bạch xà tướng quân

Con lạy công đồng các bóng các giá, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
Con lạy chầu chúa thủ đền cùng quan thủ điện, thổ địa thần kỳ thần linh bản xứ
Đê tử con là:...............................................................................
Ngụ tại:.............................................................................................
Kim niên kim nguyệt ,cát nhật lương thời
Mậu tý niên...nguyệt.....thời
Đệ tử con nhất tâm nhất lễ đêm tưởng ngày mong nhất tâm chí thiết nhất dạ chí thành
nhất tâm tưởng vạn tâm cầu -tu thiết nhang hoa lễ vật tờ đơn cánh sớ
Mang miệng tới tâu-- mang đầu tới bái--cửa đình thần tam tứ phủ .
Trên mẫu độ dưới gia hộ mẫu thương --vuốt ve che chở --phù hộ độ trì
Cho con: ba tháng hè chín tháng đông--đầu năm chí giữa nửa năm chí cuối ,
Tứ thời bát tiết--tháng thuấn ngày nghiêu--phong thuận vũ hòa --tai qua nạn khỏi.
Mẫu cho con được sáng hai con mắt-- bằng hai bàn chân--,
Mẫu ban lộc dương tiếp lộc âm-- cho lộc mùa xuân cho tài mùa hạ
Cho tươi như lá cho đẹp như hoa--phúc lộc đề đa tiền tài mang tới,
Mẫu cho con lộc ăn lộc nói-- lộc gói lộc mở,lộc gần lộc xa,
Hồ hết lại có hồ vơi lại đầy--điều lành mang đến điều dữ mang đi.
Mẫu cứu âm độ dương cứu đường độ chợ-- vuốt ve che chở nắn nở mở mang.
Cải hung vi cát cải hạo vi tường--thay son đổi số nảy mực cầm cân.
Mẫu phê chữ đỏ Mẫu bỏ chữ đen--cho con đựơc trăm sự tốt vạn sự lành
Trên quý dưới yêu trên vì dưới nể--cho gặp thầy gặp bạn gặp vạn sự lành
Mẫu ban danh ban diện ban quyền-- cho con có lương có thực có ngân có xuyến- tài như xuyên chí lộc tựa vân lai
Cầu tài đắc tài cầu lộc đắc lộc --cầu bình an đắc bình an
Trồng cây đắp phúc cho con được nở cành xanh lá phúc lộc đề đa
Cho trên thuận dưới hòa-- trên bảo dưới nghe trên đe dưới sợ.
Mẫu cho nước chảy một dòng-- thuyền xuôi một bến,bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ
Năm xung Mẫu giải xung-- tháng hạn giải hạn
Cho gia trung con dc trong ấm ngoài êm nhân khang vật thịnh duyên sinh trường thọ
Đệ tử con người trần mắt thịt nhỡn nhục nan chi việc âm chưa tường việc dương chưa tỏ.
Tuổi con còn trẻ, tóc con còn xanh ăn, con ăn chưa sạch, con bạch chưa thông
Ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời, không biết kêu sao cho thấu, tấu sao cho tường ,
Con biết tới đâu con tâu tới đấy, ba điều ko sảy bảy điều ko sai.
Trăm tội mẫu xá vạn tội mẫu thương.Mẫu xá u xá mê xá lỗi xá lầm.
Mẫu soi đường chỉ lối cho con biết đường mà lội biết lối mà lần
Hôm nay đệ tử con lễ bạc tâm thành con giàu một bó con khó một nén giàu làm kép hẹp làm đơn,
Thiếu mẫu cho làm đủ vơi mẫu cho làm đầy .
Mẫu chấp kỳ lễ vật-- chấp lễ chấp bái
Chứng tâm cho lời kêu tiếng khấn của con bay như phượng lượn như hoa tới cửa ngài ngồi tời ngai ngài ngự
Cho con sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm .
Con nam mô a di đà phât(3 lần)


Bản 4:

Nam mô A di đà Phật. 3 lần
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương
Con lạy tam phủ thần vương tứ phủ thánh đế
Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế ,Tả quan Nam Tào Hữu quan Bắc Đẩu
Con kính lạy Vua Cha bát Hải Động Đình
Long Cung trấn thủ coi trấn Thái Ninh
Thoải quốc động đình Anh Linh giáng hạ

Con lạy tứ phủ chúa bà Tam Toà Thánh Mẫu
+ Mẫu đệ nhất cửu trùng thiên tiên thanh vân công chúa
+ Mẫu đệ nhị địa tiên Vân Hương Thánh Mẫu ,Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương thiên tiên Thánh Mấu.
+ Thánh Mẫu Đệ Tam Xích Lân long Nữ Thủy Quốc Động Đình
+ Đức Mẫu thượng ngàn Tuyên quan trấn ngự, Tuần Quán Đông Cuông, đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
Ngũ vị tôn ông hội đồng quan lớn
+ đệ nhất Thượng Thiên
+đệ nhị thượng ngàn
+đệ tam thoải phủ
+đệ tứ khâm sai
+ Quan đệ ngũ tuần tranh

Vâng lênh bài sai thỉnh mời chầu chúa. Sơn Lâm công chúa tứ phủ chầu bà Trên ngàn dưới thoải cai quản sơn trang các chúa mán mường nùng dao sơn trại

Đệ tử bách vái tứ phủ Thánh Hoàng
Ơn lộc sơn trang các cô Thổ mán anh linh lai giáng tứ phủ cậu hoàng
Cung thỉnh hạ ban ngũ dinh thần tướng nhị vị xà thần
- Con lạy cộng đồng các bóng các giá, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
- Con lạy chầu chúa thủ đền cùng quan thủ điện
Đê tử con là:...............................................................................
Cùng đồng gia quyển đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại:.............................................................................................
Hôm nay là ngày ........ tháng ….năm mậu tý

Đệ tử con nhất tâm nhất lễ một dạ chí thành có cây hương tờ vàng cánh sớ trước cửa đình thần tam tứ phủ . Cúi xin chư vị Phật Thánh giáng ngự điện tiền chứng tâm công đức, phù hộ độ trì, hộ quốc an dân, độ cho bách gia trăm họ muôn nhà muôn lộc, phúc đức tiến tài. Độ đệ tử con ngũ phúc lâm môn, bốn mùa cát khánh, vun trồng cây đức, tụ phúc tụ tài ,trừ tai giải ách, muôn sự thành công, hanh thông hạnh phúc
Nay đệ tử con nguyện lòng thành kính chẳng dám đơn sai, Kính xin chư vị tôn thánh chứng lễ, tâm lưu ân giáng phúc

Nam mô a di đà Phật (3 lần)

Nguồn bài viết : Soạn Giả Phúc Yên 
Link :  PHÚC YÊN 

26 April 2011

Tản văn - Ngày giỗ mẫu




Nắng vàng vàng thì ông đồng đi làm về! Chỗm trệ trên chiếc xe tồng tộc, mồ hôi vã ra với đủ các thứ quà: hoa quả, vàng tiền, trầu cau... chuẩn bị cho ngày mai nhà có giỗ. ông đồng chào mẹ rồi vội vã đi ra giếng. Trong nhà bà mẹ nói vọng ra : Con ơi sáng nay mẹ đi chợ mua ốc, bánh đa nướng, gạo nếp cẩm rồi... còn thiếu đậu phụ, với bánh giầy thì sớm mai mua con nhỉ ? Em dâu mày nó bắt được ít cáy ở ruộng nhà, mai mẹ nấu canh cua với bún thế là có canh...

Ông đồng vẫn vội vã vồn nước giếng lên mặt cho tỉnh táo, sau một chặng đường dài từ nơi làm về cùng với cái nắng đầu hạ nồng nàn khiến trong người mệt mỏi ,  ông chỉ trả lời một câu gọn nỏn: Vâng ạ ! rồi đi mau sang sân Phủ xem mấy bác thợ còn đang cắm cúi xây tường hoa bao quanh . Giọng ông lo lắng :  Mấy chú ơi kiểu này cháu lo quá, mai đã là Giỗ Mẫu , chẳng còn mấy là hầu rồi mà mọi việc còn thế này thì ... anh cả lên tiếng: Chú cứ yên tâm cả nhà sẽ cố gắng hoàn thiện cơ bản trước khi Hầu Ngài hai ngày . Tay rót nước chè xanh mời mọi ngưòi lòng ông đồng thấy yên tâm hẳn.

Sau bữa cơm tối quyếnh quáng, ông thân lên nhà trên chuẩn bị viết sớ sách, bà thân với con dâu út cũng vội vàng sửa lễ ngày mai. ông đồng ngồi trên bực cửa hỏi mẹ : ơ thế ngày mai nhà ta có bao người vậy mẹ ?
Bà thân nhẹ nhàng : Mẹ thấy con cuối tuần trước nói lần này giỗ Mẫu nhà mình cơm canh còn tất cả đợi đến Rằm, sớm nay các bác các cô với ông Cả nhà mình có hỏi mẹ cũng bảo vậy ! Lại chỉ thấy vâng một cái nhẹ tênh, ông đồng thay đồ vòng qua sân lên Phủ.

Tiếng chuông , tiếng mõ đều đều sau khoa Phổ Môn, ông tụng kinh Địa Mẫu. Thằng Tôm cháu ông đi chơi dưới ngoại giờ mới về í ới ngoài sân Phủ , miệng vừa lạy cụ lại vừa gọi bác ngọng nghịu . Ông chỉ cười rồi lại quay vào tụng kinh tiếp , khi cô em dâu bế thằng Tôm ra ngoài miệng dịu dàng : Lạy các cụ, cháu còn nhỏ cho 
con xin.
Giọng bà thân mắng iu cháu: bố anh chỉ được cái mau chân, mau miệng thôi!
nhà ở biệt lập , mà phúc đức cho ông đồng lại có gia trung hoà thuận chứ hầu hạ Bồn Phủ đâu có dễ . Bạn bè , rồi những người đến lễ bái thường khen thế, những lúc như vậy chỉ thấy ông thoáng vui , bởi lòng ông cả trăm ngàn mối.

Năm giờ sáng ông vừa thức giấc thì đã thấy dưới nhà lịch kịch , xoong chảo , tiếng cười nói vừa nghe của mấy người đến giúp việc. Hôm qua chắc mệt quá mà bác cả ngủ quên vẫn chưa dậy bà nhỉ ? Tiếng chị Uyên hỏi bà thân: ừ, chắc thế cô ạ !

Tiếng dép lẹp kẹp , ông đồng đi xuống chào mọi người rồi đi ra vườn , mùi hoa cau , hoa bưởi... dìu dịu , ngọt ngào khiến lòng ông phấn trấn. đang lòng vòng quanh sân tiếng chuông điện thoại reo, bản văn Công đồng ông mới cài làm nhạc chờ vang lên hào khí. ông bắt máy, bên kia giọng người một người đàn ông lạ: Dạ Thầy đó ạ, con Xuân hôm rồi đến mà không có Thầy ở nhà... ông nhẹ nhàng: Vâng, nhưng tôi không phải thầy anh anh ạ, con nhà Thánh xin anh cho tôi nói thật... cuộc hội thoại tiếp tục... ông gọi ông thân: Bố ơi có anh Xuân ở Quảng Ninh xin về làm lễ ạ, bố giúp anh ấy một lá sớ cúng Mẫu nhé! ông thân trong nhà đang điền tên mấy người con nhang của phủ đáp: ừ, bố biết rồi.

Lễ nghi đã chỉnh chu , trên Công đồng bày mâm ngũ quả , trầu cau , hương hoa ly, hoa cúc , ngọc lan hoà quyện với nhang trầm, nhìn lên Tam toà ,  ông Đồng thấy thanh tâm cưòi tủm tỉm. Đài âm dương trong tay ông tung lên thành kính , gia quyến cùng con công đệ tử đồng thanh: nam mô a di đà... Tiếng mõ, tiếng kinh a Di đà lại vang vang, thánh thót... Ngày Tiệc Mẫu.

bài viết :  Phủ Triều Linh Từ
Gửi tặng : mantico blog 

14 April 2011

Các ban thờ trong hệ thống Trần Triều



Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ thì Trần triều là một ban thờ rất quan trọng và có nhiều các tín đồ tin tưởng vào sự linh ứng đặc biệt là việc trừ tà sát quỷ của đức Thánh Trần

Đức Thánh Trần tức Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân kiệt xuất của dân tộc đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới (Năm 1984, tại London, trong một phiên họp với các nhà bác học và quân sự thế giới do Hoàng gia Anh chủ trì đã công bố danh sách 10 đại nguyên soái quân sự của thế giới, trong đó có Trần Hưng Đạo)

Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác vào con hội đủ tài văn võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.

Lớn lên, Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình, Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùng cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ hai, thấy rõ nếu ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.

Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn đã mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xoá nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần. (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Trần Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi của chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng :

- Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thẳng nghịch tử, phản thần này nữa.

Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ ông giết vua. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân.
Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế, (Tổng tư lệnh quân đội), vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính vì vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tổng bí truyền thư để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết "Hịch tướng sĩ", truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng bại, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn chương của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.

Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu, là tướng dũng, ông xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo nên những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông sẽ gặp hoạ. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập được công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi:

- Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

Ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:

- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.


Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông lúc sinh thời.

Có một điều đặc biệt là khá nhiều vị vương công, danh tướng dưới triều Trần, phần lớn đều dưới trướng Trần Hưng Đạo, đều được hiển Thánh theo tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu và thờ Đức Thánh Trần.

Đặc biệt nữa là toàn gia nhà Ngài đều hiển thánh linh thiêng


1- Vương phi phu nhân : bà là vợ của Hưng Đạo Vương, con gái của Trần Nhân Hạo. Bà được tôn vinh là Nguyên từ Quốc mẫu Thiên Thành công chúa.
Vương.
2 - Nhị vị công chúa : là hai người con gái của Ngài
+ Đệ nhất Vương cô : Tức là Quyền Thạch công chúa : "Đệ nhất nương thần nữ tiến cung", bà được chọn làm hoàng hậu của Vua Trần Nhân Tông. Bà cũng được tôn vinh là Đệ nhất Khâm từ hoàng thái hậu Quyên Thanh.
+ Đệ nhị Vương cô : Con gái thứ 2 của Đại Vương là Đại Hoàng quận chúa, được làm vợ danh tướng Phạm Ngũ Lão. " Hậu quân nghìn dặm xa khơi - Xem như nội tướng thực tài phu nhân"Bà cũng được tôn vinh là Đệ nhị nữ Đại Hoàng Anh nguyên quận chúa.

3- Tứ vị vương tử : Là bốn người con trai của Ngài.
Tứ thành tử kiêm toàn văn võ
Cùng đan tay tam lược lục thao...
+ Hưng Vũ Vương ấy chân nguyên tử Trần Quốc Hiến
+ Hưng Quốc Vương đống lương hiền tài Trần Quốc Nghiễn
+ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Chính là Đức ông đệ tam Cửa Suốt, được nhân dân lập đền thờ riêng rất nổi tiếng tại Quảng Ninh : Đền Cửa Ông.
+ Hưng Hiến Vương Trần Quốc Hưng

4- Đức Thánh Phạm : Là danh tướng Phạm Ngũ Lão, con rể của Ngài. Ông có công trạng cao, đã tham gia đánh thắng quân Nguyên, vâng lệnh Trần Hưng Đạo diệt Phạm Nhan, rồi có chiến công dẹp nạn gây hấn của Chiêm Lào.Ông là vị linh thần của trần Triều, tại các phủ thờ Tứ phủ. Oai linh của ông có thể trừ được tà ma quỉ quái.

13 April 2011

Ý nghĩa đích thực của việc cúng tế

Đây là vấn đề: trong phụng vụ Công giáo cũng như trong lễ nghi Á đông, người ta vẫn xông hương hay đốt hương không những trước thi hài người quá cố, mà cả trước người còn sống nữa. Trong Thánh lễ, chủ tế, các thừa tác viên, lễ sinh và cộng đoàn đều được xông hương. Người xưa khi nghe đọc sắc chỉ của vua thì bày hương án, đốt hương và quỳ mà nghe sứ giả đọc. Nhưng không bao giờ cúng người sống.

I. NHỮNG Ý NGHĨA (CÓ THỂ GẶP THẤY) CỦA VIỆC CÚNG TẾ.

1- Việc cúng tế đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa.
Trường hợp thấy tận mắt: Bà chủ xe khách mỗi sáng bắc ghế, vói tay lên am lấy mấy cây hương tàn quăng xuống đống rác dưới am, hất ly nước lạnh vào đống rác (giẻ rách, vỏ chuối, tàn thuốc...), đặt lên am ly nước khác, thắp nén hương khác, thế là xong. Nhận xét: Ở đây, việc cúng tế hằng ngày (ly nước) đã mất hết ý nghĩa, vì đáng lẽ bà chủ phải uống ly nước đó. Chỉ còn là một nghi thức máy móc mà thôi.

2- Người chết hưởng hơi.
Trường hợp thường thấy: Trước quan tài, bày chén cơm quả trứng. Sau đó đem quăng (có thể đổ cho heo). Nhận xét: Đây là việc mê tín: tin rằng người chết hưởng của ăn vật chất. Nghịch đức tin.

3- Tỏ lòng hiếu kính.
Bày tỏ lòng mình muốn phụng dưỡng ông bànhư khi còn sống, tiếc rằng ông bà không còn để hưởng của ăn ngon béo đang bày ra. Thí dụ: Vua Minh Mạng vi hành ban đêm, nghe tiếng khóc than trong gia đình nọ. Vua vào, thấy thầy thư lại ngồi trước bàn thờ tổ tiên mà khóc. Vua hỏi duyên cớ, thầy kể: lương tiền ít quá, ngày giỗ ông bà không sắm được mâm cỗ để cúng ông bà. Nhận xét: Đây là quan niệm quá vật chất về hạnh phúc: phải có của ăn ngon béo mới tỏ lòng hiếu kính xứng đáng và đúng mức. Nghịch với đức cậy Phúc Âm: Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (x. Mt 6,32t).

4- Trình tổ tiên thức ăn từ sản phẩm.
Do mình làm ra hoặc do ông bà để lại và mình đã làm cho phát triển. Thí dụ: Sau khi thống nhất sơn hà, vua Gia Long làm lễ tế cáo tại nhà Thái miếu: trình tổ tiên nhà Nguyễn sản phẩm tượng trưng của giang sơn mà các tiên vương đã gầy dựng, và mình đã giành lại rồi mở mang thêm(Đàng Trong và Đàng Ngoài). Vua nước Ngô là Phù Sai bại trận về tay vua nước Việt là Câu Tiễn. Phù Sai xin tha, Câu Tiễn thương tình cấp cho một ấp 100 hộ để hưởng hoa lợi tại đất Việt. Phù Sai xin chết. Lý do: không còn gì để cúng tế tổ tiên, có cúng thì cúng vua nước Việt mà thôi, như lời nhắn với Câu Tiễn: "Tôi già rồi, không thờ đức vua được nữa".

Nhận xét: Đây là quan niệm coi vật chất là giá trị cao nhất: chỉ có sản phẩm vật chất mới làm cho tổ tiên được vẻ vang. Nghịch Phúc Âm vì: a/ giá trị con người không phải ở nơi vật chất, mà nơi đời sống công chính. Dụ ngôn người giàu khờ dại: "Làm giàu cho mình thay vì làm giàu trước mặt Thiên Chúa" (Lc 12,15tt). b/ trường hợp sản phẩm đó là do ông bà hoặc chính mình làm nghề bất lương mà gầy dựng nên: của cải vật chất trở thành bằng chứng ô nhục, không phải vinh dự cho cả ông bà lẫn con cháu.

5- Trình tổ tiên sản phẩm nhờ ơn tổ tiên mà có.
Đây là quan niệm cho rằng chính ông bà đã ban cho mình sản phẩm mình có ngày nay. Quan niệm này hiển nhiên nghịch với đức thờ phượng: đức thờ phượng dạy ta phải nhìn nhận mọi sự mình có là bởi Thiên Chúa mà ra. Đó là "đạo" Ông bà, thờ ông bà như Tạo Hóa. Kết luận phần này: những ý nghĩa có thể gặp thấy trong dân gian không thể chấp nhận được, vì nghịch với giáo lý Kitô giáo.

II. THỬ TÌM Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA VIỆC CÚNG TẾ.

Cúng tế là việc phổ biến trong hầu hết các tôn giáo (trong các tôn giáo lớn, chỉ Hồi giáo là không có cúng tế). Vì vậy, phải xem đó là hành vi tôn giáo sơ khai, mà ý nghĩa đích thực đã bị lệch lạc theo thời gian.

1- Tiêu chuẩn làm nên ý nghĩa đích thực của cúng tế.

Ý nghĩa đích thực phải đạt được tiêu chuẩn: a/ giải thích được việc cúng tế đối với mọi đối tượng cúng tế trong các tôn giáo: Trời, Phật, thần minh, ông bà... b/ giải thích được việc tế lễ trong Do thái giáo Cựu Ước và thánh lễ Kitô giáo.

2- Trình bày ý nghĩa đích thực của việc cúng tế.

a/ Con người là sinh vật có ý thức tôn giáo. Nhờ lý trí con người nhận thức rằng trong vũ trụ có một trật tự chung: vật lý, sinh lý, luân lý; muôn loài đều cùng một nguồn gốc và đều tuân theo trật tự chung tùy theo cấp bậc của mình: vật chất tuân theo trật tự vật lý, thảo mộc và cầm thú tuân theo trật tự sinh lý, con người tuân theo trật tự luân lý. Đây không đặt vấn đề: độc thần và đa thần, cái nào có trước? Ý thức trật tự chung có trước, và dù là đa thần đi nữa, thì các thần minh đều nằm trong trật tự đó.

b/ Do trật tự đó, thế giới hữu hình được ràng buộc (religare, religio) với thế giới vô hình. Con người nhận của cải vật chất để sinh sống; nhờ sự sống đó, con người mới hòa mình theo trật tự luân lý. Nói cách khác, con người tiếp thu sự sống sinh lý để từ đó phát sinh ra đời sống luân lý xã hội. Mọi sinh hoạt xã hội (quan hôn tang tế) chỉ có thể có nhờ sự sống sinh lý nhận được từ của cải vật chất.

c/ Chính trong khi ăn uống, con người thực hiện nhịp cầu (pontifex) từ trật tự sinh lý sang trật tự luân lý. Mọi sinh vật đều có một sinh hoạt chính yếu: ăn và dự trữ thức ăn. Nhưng nơi con người, cái sinh hoạt xem ra hèn hạ đó lại cung cấp cho con người sức sống để hòa mình theo trật tự trời đất. Như vậy, khi ăn uống và dự trữ thức ăn thức uống, con người làm một việc thiêng thánh: từ vật chất đi vào thế giới thần linh, thế giới của trật tự luân lý.

d/ Đó là ý nghĩa việc cúng tế: ăn uống với ý thức rằng mình nhờ thức ăn thức uống mà hòa mình vào trật tự thiêng thánh của trời đất. Ăn uống với ý thức đó là làm một việc thiêng thánh: sacrificium (cúng tế) là sacrum facere, làm sự thiêng thánh.

e/ Như vậy, cúng tế không phải là dâng cho thần minh (hay ông bà) lương thực, mà trái lại, là trình với thần minh phẩm vật đã nhận được từ thần minh, và ăn (hay để dành sau sẽ ăn) với ý muốn lấy từ đó sức sống để thực hiện trật tự luân lý, thực hiện đạo tự nhiên, đạo Trời đất.

III. ÁP DỤNG VÀO VIỆC CÚNG TẾ TRONG CÁC TÔN GIÁO

1- Trong đạo thờ Trời

Trong một nước, vua là người chịu trách nhiệm tế Trời. Sau đây là vài trường hợp điển hình:
a/ Nhà Chu (thế kỷ 12-3 trước CKT) phân chia thiên hạ cho chư hầu cai trị. Vua nhà Chu chỉ giữ một phần đất nhỏ trên sông Hoàng Hà, hàng năm tế trời thay mặt thiên hạ (tế giao). Ý nghĩa của việc cúng tế này là: Trời đã giao thiên hạ cho nhà Chu, vua nhà Chu nhận thực phẩm Trời ban, nhờ đó vua sống để tiếp tục duy trì trật tự thiên hạ theo ý Trời.
b/ Với chế độ thiên tử và chư hầu như trên, vua nhà Chu dần dần mất hết thực quyền. Chư hầu thôn tính lẫn nhau, thiên hạ loạn lạc. Thỉnh thoảng có một chư hầu nổi lên, như Việt Câu Tiễn (thế kỷ 5 trước CKT) lập trật tự trong vùng hạ lưu sông Dương Tử, các nước chư hầu trong vùng đều phục và tôn làm bá vương. Vua nhà Chu tế giao, gởi phần thịt cho Câu Tiễn, với ý nghĩa là Câu Tiễn nhận lấy thức ăn để tiếp lấy sức sống mà phụ lực với thiên tử duy trì trật tự theo ý Trời.

c/ Cuối thời Chiến quốc (thế kỷ 3 trước CKT), nước Tần diệt nhà Chu và mưu toan diệt luôn 6 nước chư hầu còn lại. Thái tử Đan nước Yên sai Kinh Kha đi giết vua Tần (sau này là Tần Thủy Hoàng), bày bàn thờ tế trên sông Dịch để tiễn Kinh Kha, ý nghĩa là: Kinh Kha nhận thức ăn để tiếp lấy sức sống mà thi hành kế hoạch của thái tử Đan, kế hoạch trừ bạo chúa để tái lập trật tự thiên hạ theo ý Trời.

2- Trong đạo Phật và đạo Ông bà. a/ Cúng Phật có nghĩa là: trình những thức ăn (hoa quả) mà thiện nam tín nữ và nhất là sư sãi sẽ dùng để sống theo giáo lý nhà Phật, giáo lý từ bi hỉ xả, diệt khổ, giác ngộ chúng sinh v.v...

b/ Cúng Ông bà theo đúng ý nghĩa là: trình phẩm vật mà mình sẽ dùng làm thức ăn, nhờ đó nhận được sức lực để tiếp tục cuộc sống theo trật tự trời đất mà Ông bà đã nhận rồi truyền lại cho con cháu.

3- Ý nghĩa biến dạng.

a/ Ý nghĩa đích thực đã trình bày ở trên (phần II) bắt đầu biến dạng khi có quan niệm: không phải thần minh (hay Trời, Ông bà) cho con người, mà con người cho thần minh thức ăn. Quan niệm lệch lạc tiếp theo sau đó là: con người có thể dùng của ăn mà mua chuộc thần minh, rồi: tai ương xảy đến là vì thiếu sót trong việc dâng cúng cho thần minh. Từ đó dẫn đến các ý nghĩa (sai lạc) đã trình bày ở phần I.
b/ Khi cúng tế loài động vật thì phải giết con vật. Từ đó nảy sinh ra quan niệm: thần minh khát máu, thần minh hài lòng khi thấy con vật đau đớn. Thí dụ: một dân tộc vùng cao có tục lệ khi tế thần thì cột con trâu nằm bẹp trên mặt đất, rồi lấy dao mà chặt lần từ mông lên, khiến con trâu phải đau đớn trăm lần mới được chết; làm thế, mới hả lòng thần.

c/ Biến dạng tồi tệ và ghê tởm nhất: tế người, có thể là tù binh nhưng cũng có thể là con ruột của vua quan; có khi quý tộc tranh giành nhau vinh dự được cúng con của mình. Thí dụ: dân Aztec (Mêhicô trước thế kỷ 15) ra trận cố bắt sống địch chứ không đả thương, để có thể trói sống trên bàn thờ, rồi rạch ngực, móc tim (còn đập) dâng lên thần. (Nhờ đó quân Tây Ban Nha liều chết, lấy ít thắng nhiều, tiêu diệt đế quốc Aztec).

KẾT LUẬN

Việc tham dự lễ nghi cúng bái Ông Bà Tổ Tiên chỉ có thể là chính đáng khi nắm vững được ý nghĩa đích thực của việc cúng tế. Hơn thế nữa, nếu ý nghĩa đó là đúng đắn, có thể tiếp nhận việc cúng bái vào trong phụng vụ Kitô giáo với kết quả phong phú. Đó là đề tài của một bài sau, nếu được phép và thuận tiện.


Nguồn: Hồ Văn Quý Tổng giáo phận Huế
Người gửi: hanhthien.net

03 April 2011

Tục ăn bánh trôi bánh chay của người Việt

Tiết Thượng Tỵ mùng 3 tháng Ba (ngày Tỵ đầu xuân), người Việt Nam ta có tục lệ ăn tết “Hàn thực” (theo tiếng Hán Việt có nghĩa là ăn nguội), dân gian gọi nôm na là Tết mùng 3 tháng Ba hay Tết “bánh trôi bánh chay”.
Về nguồn gốc, có thể coi đây là một lễ thức nông nghiệp truyền thống ở Trung Hoa cổ đại, được đan xen vào văn hóa dân gian Việt Nam. Truyện xưa kể lại rằng nhà Tấn có người tôi trung là Giới Tử Thôi, sau bị vua hắt hủi nên dắt mẹ vào rừng ở, đến khi vua nhớ ra công trạng mời về thì Thôi nhất quyết không chịu, vua không có cách nào liền cho phóng hỏa đốt rừng hòng buộc Thôi phải đưa mẹ ra. Rốt cuộc cả 2 mẹ con chịu chết cháy. Đó là ngày 3 tháng Ba. Vua thương xót cho lập miếu thờ, hàng năm đến ngày này thì làm giỗ, có tục kiêng đốt lửa (thường làm trong 3 ngày = thời gian canh người chết), đồ ăn trong nhà phải làm sẵn từ hôm trước để hôm sau ăn lạnh (nguội). Vì vậy mà gọi là “Hàn Thực”. Đến thời Tống, sau 3 ngày còn thực hiện lễ thức “nhóm lửa lại” rồi mới nấu nướng như ngày thường. 






Thực ra, “tắt lửa” và “nhóm lửa lại” là những nghi lễ nông nghiệp có nguồn gốc xa xưa lắm rồi. Người Việt ta ăn Tết Hàn thực, có lễ thức làm bánh trôi bánh chay cúng gia tiên nhưng không kiêng đốt lửa, cũng chẳng mấy ai nhớ hay biết gì đến Giới Tử Thôi. Theo tục lệ cổ truyền người Việt, mùa xuân lấy tiết mùng 3 tháng Ba làm ngày tế tổ, đánh dấu sự chuyển thời tiết hàng năm từ mùa xuân sang mùa hạ. Vì thế đây còn là một ngày hội mùa, một dịp giải trí vui chơi, gặp gỡ giao duyên trước khi người Việt tiễn biệt những ngày ăn chơi của mùa xuân.

Món ăn nguội mà người Việt thường dùng trong Tết mùng 3 tháng Ba là “bánh trôi” và “bánh chay”. Bánh trôi là thứ bánh tròn, màu trắng, nhỏ như viên bi đất. Bánh được làm bằng bột gạo nếp bọc nhân đường phèn hay mật phên xắt vuông hạt lựu. Người ta nặn bánh rồi bỏ vào nồi nước đang sôi. Đun một lúc cho tới khi bánh nổi lên thì vớt ra đĩa và rắc vừng lên trên. Khi ăn, bánh có vị ngọt của đường/mật, vị thơm của vừng và cái dẻo ngon của bột nếp hòa quyện vào nhau rất tinh tế. Dân gian coi hình tròn của bánh là tượng trưng cho Trời (Dương), hình vuông của nhân là tượng trưng cho Đất (Âm). Trời bao bọc đất, Âm Dương tan hòa vào nhau. Ông cha ta quan niệm đó là sự giao hòa của vũ trụ, tạo vật và con người, đó cũng là lúc vạn vật sinh sôi nảy nở, cây cối tốt tươi…. Một mô típ tín ngưỡng phồn thực phổ biến trong cư dân nông nghiệp.

Còn có một chuyện kể khác về ý nghĩa của bánh trôi bánh chay. Ấy là sự mô phỏng tích trăm trứng trăm con của truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lễ tục này được diễn lại vào lễ hội Đền Hùng (10/3 âm lịch) và ngày hội đền Hát Môn (5.3 âm lịch) – Đền thờ Hai Bà Trưng. Trong lễ này, dân làng làm một mâm gồm 100 cái bánh trôi để dâng cúng, sau khi thắp hương xong họ chia số bánh làm 2 phần: 50 cái đặt trên bè sen thả xuống sông, 50 cái đem rước đặt lên đỉnh núi. Đó cũng chính là biểu tượng của sự phân chia Cha Rồng Mẹ Tiên với 50 người con theo mẹ lên non và 50 người kia theo cha xuống biển. Tập tục này như vậy không chỉ mang yếu tố tín ngưỡng đơn thuần mà còn là ý thức nhắc nhở con cháu người Việt luôn nhớ tới cội nguồn, khẳng định sự đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Sau khi xong lễ đặt và thả bánh, mọi người được phép ào vào tranh nhau lấy bánh để cầu phúc lộc…


Ngoài bánh trôi còn có bánh chay, hay “bánh dùng”/”bánh mật” như thường gọi ở một số làng quê vùng Đất Tổ (Vĩnh Phúc,Phú Thọ). Bánh này hình tròn bẹt, cũng được làm bằng bột gạo nếp, khác ở chỗ nhân bánh làm bằng đỗ xanh đãi sạch vỏ rồi đồ chín được bóp nhuyễn. Khi ăn người ta không bày ra đĩa mà xếp vào bát, mỗi bát 3 chiếc bánh rồi chế nước đường hoặc bột sắn dây quấy loãng, thả thêm trên mặt bát một ít đỗ xanh đồ chín hoặc vừng. Người ta cho rằng 3 chiếc bánh tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất, đỗ và vừng là các vì sao lớn nhỏ… tất cả hợp thành vũ trụ trong món ăn. Tuy nhiên đấy là cách diễn giải cầu kỳ và lý thuyết của người phố thị, còn ở chốn thôn quê bình thường thì món bánh mật/bánh dùng được làm giản đơn hơn: Bột nếp hòa nước nguội nặn thành bánh tròn dẹt vừa trong lòng bàn tay; không cần nhân bánh; hòa mật (mía) với nước đun sôi cho vừa sánh thì thả bánh vào; bánh chín cho ra bát hoặc đĩa lõm, chan nước mật cho ngập mặt bánh, có thể rắc thêm vừng hoặc ăn vậy cũng rất ngon. Bánh này có vị ngọt đậm đà của mật kết hợp với sự dẻo quánh của nếp thơm tạo nên một ấn tượng dân dã, khó quên. Đã từng là một món quà mà lũ trẻ con rất ưa chuộng trong những năm tháng của ngày xưa, chỉ được thấy vị ngọt của kẹo của đường trong một năm đôi ba lần tết, tiệc.

Bánh trôi và bánh chay là hai thứ bánh có hương vị đặc biệt riêng của Việt Nam, lại có ưu điểm là dễ làm, chỉ xem hoặc đọc qua một lần là biết. Vì thế cho nên bánh trôi và bánh chay vẫn được dân gian bảo lưu truyền từ đời này sang đời khác, ở vùng này vùng khác. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa dân tộc của người Việt, 
PM : " Mọi người vào blog , mời mỗi người 1 đĩa bánh trôi , 1 bát bánh chay " đề nghị không chen lấn xô đẩy "



Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991