Nghi thức hành lễ lên đồng và nhạc lễ Chầu văn luôn đi cùng với nhau
không thể tách rời để phục vụ cho tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người
Việt. Nói tới vẻ đẹp tâm linh Việt Nam không thể không nói tới hai
thành tựu văn hóa dân gian này được.
Nghi thức hành lễ lên đồng được cố GS Từ Chi và nữ học giả Pháp Jeanne
Cusinier gọi nó là những điệu múa thiêng. Những điệu múa này phản ánh
nét sinh hoạt truyền thống của người xưa và hình ảnh thánh thần trong
tâm thức tín ngưỡng người Việt. Múa thiêng hầu bóng vừa là để thoát hồn
đạt trạng thái ngây ngất khi nhập đồng vừa là diễn tả lại hành trạng,
công tích của những vị thánh thần mà người Việt thờ tự. Cùng với những
điệu múa thiêng hầu bóng là nhạc lễ hát thờ Chầu văn, đây là yếu tố
quyết định sự thăng hoa của người hành lễ và cũng là yếu tố tạo nên
thành công của một vấn hầu. Một vấn hầu đồng phục vụ tín ngưỡng thờ cúng
Đạo thánh Việt Nam được coi là thành công, có màu “nhang khói, thần
thánh” khi và chỉ khi từ người hành lễ cho tới lễ nhạc Chầu văn (cung
văn) và những người phục vụ (đồng phò) có sự kết hợp hài hòa, nhuần
nhuyễn. Từng hành động, cử chỉ từng điệu múa, bước chân phải hòa quyện
vào từng làn điệu hát văn như vậy mới được coi là “thật đồng”.
Nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật văn hóa tâm linh Việt Nam, nối tiếp
các chương trình giao lưu hát văn trước đây. Chương trình giao lưu hát
văn lần 7 với chủ đề: “Hầu Đồng vẻ đẹp tâm linh” sẽ giúp chúng ta
thấy được hai vẻ đẹp văn cơ bản của tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt
Nam trong môi trường hoạt động của nó. Đây là một hoạt động có ý nghĩa
rất lớn góp phần tôn vinh mua thiêng hầu đồng và nhạc lễ chầu văn trở
thành di sản văn hóa của nhân loại.
Chương trình tổ chức Tại Chùa Tứ Kỳ - Hà Nội
Thời gian : 8h sáng - 28/7 .2013 ( Tức 21 tháng 6 âm lịch )
Diễn Đàn Hát Văn Việt nam rất hân hạnh được đón tiếp
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
Đỗ Văn Nhất ( Admin )
Mail : hatvan.vn@gmail.com
Điện thoại : 0926919990
Hôm qua mình đi lễ tại
Đền Công đồng bắc lệ,được nghe các bác quản lý
đền và Bác thầy cúng tại đền có nói về
Chúa ba nàng tại Bắc Giang như
sau:
Thời kỳ chiến tranh biên giới 1979,nhân dân các tỉnh phía Bắc nước ta đi
sơ tán.Các đền phủ thuộc tỉnh Lạng sơn cũng sơ tán,trong đó có
Đền Quan Giám sát,vị thủ nhanh đồng đền có rước Tượng Ngài về một cái hang tại
làng có tên là Ba Nàng cho tiện việc sáng chiêu chiều mộ,hương khói.Lúc
đó ban thờ cũng rất chi là sơ sài,tại ngôi làng đó có 3 chị em gái (theo
như bác thầy cúng kể) có dị tật bẩm sinh,vì không muốn ăn bám cha mẹ
nên 3 cô gái đó quyên sinh .Cái hang mà có tượng của vị đồng đền kia hàng
ngày mọi người đi qua đi lại mỗi người thắp nén hương nên cũng bắt đầu
đông đông.Và từ đó một câu chuyện được vị thủ nhang kia kết hợp với 3
chị em nhà nọ quyên sinh nên khoảng hơn chục năm gần đây mới xuất hiện
nên ngôi đền Ba Nàng cùng tên với Ngôi làng ở đó.
Sau đó còn xuất hiện thêm 1 ngôi đền nữa là
Đền Cô Chí Mìu.
Thầy tôi cũng xác nhận là ngày trước Ông có đi lễ tại vùng này (cách đây khoảng hơn 20 năm)không nghe thấy tên 2 ngôi đền trên.
Vậy kính mong các anh chị em và các cháu ai có thông tin gì xin được chỉ giáo.Cám ơn nhiều.
(ở đây là mình được nghe lỏm câu chuyện trên thôi nếu có gì không đúng mong mọi người hoan hỷ cho).
Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:
01-
Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát
Tứ phủ Thánh Cô
Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba