Đền ghềnh linh từ ở thôn Ái Mộ xã Bồ Đề , Gia Lâm , bên bờ sông Hồng mênh mông trời nước - Đền thờ đủ các chư vị đức ông , thánh mẫu và ba vị nữa thần - Đó là ba bà Chúa :
Bà Chúa Liễu Hạnh , từ thượng giới xuống và lưu lại cõi trần , vân du khắp nơi trừ ác cứu độ chúng sinh , nhiều nơi đã thờ bà như Đền Sòng , Phủ Dầy , phủ Tây Hồ , Phố Cát .....
Bà Chúa An Bình ( mantico sửa : La Bình ) là mẫu thương Ngàn , con thần Tản Viên . Bà đã có công âm phù các đời Lý , Trần , Lê đánh thắng các giặc Tống , Nguyên và Minh . Tại các núi non , hang động linh thiêng đều đã thờ bà
Công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông và bà Chúa Nành ở làng Nành - Tiên SƠn - Bắc Ninh . Bà là bắc cung Hoàng Hậu vua Quang Trung .
Năm Kỷ tỵ ( 1799 bà mất ngày 8 tháng 11 ở tuổi 30
Tiếp hai năm sau , con trai bà đã đều chết ở Phủ Xuân khi nhà Tây Sơn đổ , Thân mẫu của bà đã vào phủ Xuân tìm được mộ con và hai cháu chuyển về an táng tại quê nhà và kín đáo xây miếu thờ
Tương truyền hôm thi hành lệnh khắc nghiệt này , thuyền quan quân đang xuôi sông Hồng , bỗng nổi con bão lớn , Đến đoạn thuộc làng Ái Mộ , sông hồng cuộn sóng như thác ghềnh , thuyền không vượt được phải dạt vào bờ vội vã ném hài cốt cho xong
Lòng dân Ái mộ rất thương xót đã đắp một đất và xấy miếu thờ vọng , ở chính đoạn sông này
Một năm lũ lớn bãi sông bị lở , miếu thờ và cây đa bị cuốn trôi mất cả . Nhưng lòng người dẫn ngưỡng mộ công chúa Ngọc Hân không hề mất . Năm 1858 có bà người làng Ái Mộ là Đặng Thị Bản xuất tiền và hô hào công đức đứng ra xậy lại nơi thờ . Đó chính là Đền ghềnh ngày nay
Khuân viên đã từng rộng vài mẫu , có gò núi đất sau đền , xung quanh câu cối um tùm chim muông ríu rít , trong hậu cung thờ tượng và bào vị Công chúa , ngoài cung có đôi câu đối ca tụng bà có ý là
Gò núi linh thiêng , gương bà họ Lê lưu truyền mãi mãi
Mây nước độ trị , xây nên đền thiêng bên Sông Hồng
Trải qua nhiều năm biết bao biến đổi dầu dãi nắng mưa lại một lần giặc đốt phát ( 1878 ) . Đền Ghềnh đã được họ Đặng và nhiều nơi nối nhau chăm việc đèn nhang , và ra sức trung tu tôn tạo nên đền to phủ lớn thỏa lòng bà con trong vùng , và khách thập phương quanh năm lễ bái .
Trích " Lịch sử đền Ghềnh -1999 "
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỀN GHỀNH BLOG GHI LẠI
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày 13/12/2010 Âm Lịch
Ngũ vị tôn quan
( Phía ngoài cửa đền có thể ngồi nhìn con sông Hồng , và cây cầu Chương Dương )
á... Thái nhìn xinh quá ôhhhhhhh..........
ReplyDeleteở em tưởng mẫu thượng ngàn là La Bình công cúa Lê Mại đại vương chứ
Ngọc Lâm :
ReplyDeleteĐền Ghềnh thờ đủ chư vị trong tứ Phủ, đương nhiên có thờ Chúa thượng ngàn. Nhưng tên chúa là "LA Bình" không phải "An Bình". Chữ " La " ở đây nghĩa là cái Lưới dệt bằng vỏ cây rừng,từ thời thượng cổ người ta dùng để bẫy thú rừng và đánh bắt cá dưới suối, nên cái lưới là biểu tượng nhắc nhở tới công ơn của bà mẹ núi rừng đã nuôi sống con người từ thủa hồng hoang, đồng thời giúp tạo ra công cụ lao động.Vì có công lớn nên Công chúa La Bình được Thiên đế sắc phong " Thượng ngàn chúa tể " cho cai quản 81 cửa rừng ở cõi Nam giao ( tức vùng trời phía Nam bao gồm cả phần đất thuộc Trung Quốc bây giờ), Chúa thượng cũng có rất nhiều hóa thân khác nhau nên tùy theo vùng miền mà có sự tích riêng. Nhưng các sự tích đều giống nhau trong cách mô tả về Chúa đó là hình ảnh người luôn gắn với núi rừng cỏ cây ...
Bản tích về Đền ghềnh được blog ghi chép lại theo nguyên bản ghi của chủ nhang đồng đền Ghềnh " năm 1999 - Kỷ Mão ) . Theo một số tài liệu về tích Mẫu Thượng Ngàn thì tên của bà là " La Bình " con gái của thần Tản Viên ( Sơn Tinh ) .
ReplyDeleteLa Bình là một người con gái tuyệt sắc có nhiều tài nghệ. Nàng thường theo cha là Tản Viên đi khắp các núi non hang động. Đi đến đâu nàng cũng quyến luyến với phong cảnh, làm bạn với hươu nai, cây cỏ. Các vị Sơn thần ở các núi non đều quý mến nàng và thường được nàng bảo ban giúp đỡ. Thượng đế hay tin như vậy rất khen ngợi Tản Viên và Mị Nương, rồi phong cho La Bình làm Thượng ngàn công chúa, cai quản tất cả 81 cửa rừng cõi Nam Giao
Hơ hơ tên Lâm béo kia? ta nể ngươi rùi đó nha, không ngờ ngươi lại thông tường đến vậy. Bình thường nhìn cái mặt ngây ngây, đần đần mà thông minh ra phết! bennhobinhyen.
ReplyDeletehaha. ko phải chê kaka của em nha. kaka nhể.....
ReplyDeleteĐại kaka của em khi bị đưa lên thớt thì chặt chém như nhau thôi . Ý kiến khách quan chủ quan lung tung quan / Tránh sao được . Kekeke
ReplyDeletetimhoahongtrennuida: cac ban am hieu va tan chuyen ghe co. hai huoc that.kakakakakakakak
ReplyDeletehic. chém là chém thế nào đc. hehe
ReplyDeletekaka nhể
mà có chém thì chém kaka chứ có chém đệ dâu mà phải lo. hâhhaha
ban mantico oi sao ban lay tu lieu o dau vay ma ban noi 3 vi nu than bat tu trong do lai co La Binh cong chua va cong chua Ngoc Han vay ,ban len biet Viet Nam minh chi co 4 vi than bat tu thoi trong do Mau Lieu Hanh ,duc thanh Tan Vien , Thanh Giong va thanh Chu Dong Tu thoi ban ah chu ko co sach vo nao noi la Mau thuong ngan va cong chua Ngoc Han la thanh bat tu ca
ReplyDeleteBản ghi chép này là từ tích của đền được chủ nhang đồng đền ghi lại . BLOG giư nguyên bản / Ý kiến của bạn đúng , nhưng tôn trọng ý kiến của mỗi vùng miền , cách thờ cúng , cũng như cách hộ tôn sùng vị thần của riêng mình . Khi có bản tổng hợp BLOG sẽ có những bài viết chính xác , có hệ thống ......
ReplyDeleteCảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến
ban ah moi khi dua len BLOG thi ban len tham khao xem y kien nao dung thi hay dua chu cu giu nguyen ban roi dua lung tung vay ,co nhung nguoi ko hieu ho lai cho la dung roi di truyen giang ,ban lam nhu vay thi giua cau dung va cai sai lan lon lam day cho nen minh co y kien la phai tham khao ki truoc khi dua len ban nhe
ReplyDeletetoi nghi ban can tham khao thi dung hon. Blog dua thong tin len la lay thong tin tu chinh nha den dua ra chua co phai tu nghi ra dau. Nha den nguoi ta truyen doi tu bao lau den gio. Bay gio ma chinh sua thong tin cua nha den roi co mot so ban biet tich cua nha den roi cung vao noi la ko dung. Blog dua thong tin len la deu dua vao su sach chu ko phai la thong tin truyen mieng nhau.
ReplyDeletenghiên cứu cũng dựa vào những bản truyền miệng /và một số văn bia sót lại ngay cả các bản tích mỗi ngài cũng đều là do sự truyền miệng / Môi nơi tôn thờ theo 1 quan điểm khác nhau . Mình đi đến nơi nào phải tôn trong suy nghĩ của từng nơi . Bạn cho là đúng nhưng họ tôn thờ hàng 100 năm nay coi đó là vị thần của riêng họ . Blog sẽ chú thích ở bản tích ghi lại những thông khác nhau / Do vậy các bạn tìm hiểu cũng có cơ sở so sánh . Sai hay đúng
ReplyDeleteNgọc Lâm :
ReplyDeleteTôi ủng hộ ý kiến của Mantico, nếu là điều tra tìm hiểu thì nên tôn trọng bản gốc, còn vấn đề sai hay nhầm lẫn có thể chú thích sau. Nói có sách mách có chứng mà.
Vấn đề Tứ Thánh bất tử đã rõ ràng, vậy xin thảo luận sau.
Ai muốn chém tớ thì cứ tự nhiên, he he.Không
" oánh nhau ", không thành bạn.
Thanhk sư đệ nhé.
tram ong tram phep ngan ba ngan quyen nhung tat ca deu phai co phep tac chung chu ko the dua sai roi lai do cho la thong tin lay tu nha den mantico ah ko ai co the dung ca nhung khi co nguoi dua y kien dung de sua lai ban len tiep thu ,vay theo mantico thi su sach nao ghi ba cong chua Ngoc Han va Mau thuong ngan la thanh bat tu vay cho len khi co y kien dua ra sua lai mantico dung dung tu ai va chap nhan cai sai cua minh ban ah
ReplyDeleteko có chi đâu kaka! chém kaka chứ có chém đệ đâu mà đệ phải nghĩ: Haha
ReplyDeleteban co le qua la qua bao thu co chap va suy nghi can. Nha den chi ghi la bat tu chu ko noi la tu bat tu. Doi voi moi nguoi cac vi thanh deu la bat tu. Trong quan niem cua moi nguoi cac ngai mai truong ton cung thoi gian mai bat tu. Giong nhu ban ban coi bo me ban la nhat thi nguoi ta cung coi bo me nguoi ta la nhat. Viec nha den goi Ngoc Han cong chua goi Chua Thuong Ngan la bat tu chang co gi la sai neu Nha den goi hai vi do la nhung vi than nam trong tu bat tu thi ban hay noi la nguoi ta noi sai. Ngay nhu trong qua niem ve tu bat tu da co su khac nhau.
ReplyDelete.............................................
TỨ BẤT TỬ” là những ai và có từ bao giờ?
ReplyDeleteTiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
(Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
Trong tín ngưỡng thờ bách thần của người Việt, “hoặc có vị là tinh túy của núi sông, hoặc có vị là nhân vật linh thiêng, khí thế lừng lẫy về trước, anh linh còn mãi về sau”(Lời tựa sách Việt điện u linh), nhưng có 4 vị thần được dân gian tôn vinh là Tứ bất tử. Đó là bốn vị linh thiêng trường sinh bất tử trong thần điện Việt Nam. Mọi người vẫn cho rằng đó là Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử, Tháng Gióng và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Thực ra, trong lịch sử đã đã diễn ra không phải hoàn toàn như vậy, và trong chúng ta không phải ai cũng biết Tứ bất tử là những ai và có từ bao giờ.
Việc phụng thờ Tứ Bất tử là một tín ngưỡng thuần túy Việt Nam, kết tinh từ những truyền thuyết đẹp đẽ và là một bộ phận không thể tách rời trong di sản tôn giáo và tinh thần của đất nước. Và chính người Trung Quốc, từ bao đời nay cũng đã biết đến và ghi nhận tín ngưỡng Tứ Bất tử của Việt Nam.
……………………………………………………………………………
Tài liệu xưa nhất về thuật ngữ Tứ bất tử mà chúng tôi được biết là bản Dư địa chí, in trong bộ Ức Trai di tập, (VHv.1772/3 q.6) do Nhà in Phúc Khê, in năm Mậu Thìn (1868) niên hiệu Tự Đức.
…………………………………………….
Thư Hiên Nguyễn Tông Quai ở thế kỷ XVII là người đầu tiên giải thích thuật ngữ Tứ bất tử, khi ông chú giải điều 32 trong sách Dư địa chí (VHv.1772/3 tờ 13a) của Nguyễn Trãi.
Lời chú ấy như sau: “... Người đời Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầu thai. Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy”(Nguyễn Thư Hiên viết: ... Thanh nhân xưng Tản Viên Đại Vương chi tự hải vãng sơn; Phù Đổng Thiên Vương chi kỵ mã đằng không; Chử gia Đồng tử chi trượng lạp thăng thiên; Ninh sơn (kim Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh chi ấn thạch đầu thai. Vị An Nam Tứ bất tử vân).
Giá Sơn Kiều Oánh Mậu (1854-1911) người làng Đường Lâm là nhà học giả nổi tiếng của cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong lời Án sách Tiên phả dịch lục (AB.289, tờ 4a), in năm Canh Tuất 1910 có viết:
“Tên các vị Tứ bất tử của nước ta, người đời Minh cho là: Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Nguyễn Minh Không. Đúng là như vậy. (Vì) bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép. Nay chép tiếp vào. (Án: Ngã Tứ bất tử chi danh, Minh nhân dĩ Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Nguyễn Minh Không. Đương chi nhiên; thử thời Tiên chúa vị giáng, cố vị cập thế nhân sở truyền, văn hiến khả trung. Kim tục chi).
Trên đây là những thông tin về Tứ bất tử trong thư tịch Hán Nôm, hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các tài liệu tiếng Việt hiện đại về Tứ bất tử thì phong phú hơn nhiều. Dưới đây, chúng tôi xin điểm qua những tài liệu đó:
Nguyễn Tuân (1910-1987), trong thiên truyện Trên đỉnh non Tản in trong tập Vang bóng một thời, có viết: “... Bốn vị Tứ bất tử nơi thế giới u linh: thánh Tản Viên, chúa Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử, và Phù Đổng thiên vương”.
Hà Kỉnh (1922-1995) trong cuốn Truyền thuyết Sơn Tinh viết: “Ở Việt Nam ta có bốn vị thần bất tử là: Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh, Tản Viên Sơn Thần”.
Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh, trong chuyên khảo Tứ bất tử chỉ thấy trình bày về bốn vị thánh bất tử gồm: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Nhu vậy các vị Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đạo Tổ và Thánh Gióng luôn luôn cố định và nhất quán trong các tài liệu, các thời đại. Khi Liễu Hạnh chưa giáng sinh thì Từ Đạo Hạnh hoặc Nguyễn Minh Không được xếp vào hàng Tứ bất tử. Thư tịch cổ cũng cho biết rằng, việc người Việt thờ phụng Tứ Bất Tử được người Trung Hoa biết đến và ghi nhận. Điều đó chứng tỏ việc phụng thờ Tứ Bất tử là một nét tâm linh rất độc đáo và riêng khác của người Việt.
Cũng đi nhiều nơi, xem nhiều sách lại là người lo việc hầu Thánh, tôi thiết nghĩ cái hay, cái độc đáo riêng có của "tâm hồn Việt"- mang bản sắc riêng là " sự đa dạng trong thống nhất".
ReplyDeleteVới Tín ngưỡng Thờ Mẫu, trước hết nói tới thuộc tính thống nhất là cùng chung một tâm thức " thờ người mẹ tinh thần- chung của Bách gia Con lạc Cháu Hồng" và đa dạng là do tập quán, phong tục, thói quen, nếp nghĩ của mỗi vùng miền có sự ít nhiều khác nhau. Để phù hợp với mình, cư dân bản địa thờ Bà Mẹ tinh thần chung ấy theo cách của mình. Vậy mới có nơi gọi là Na Bình, nơi La Bình... tên thì có thể khác nhưng vẫn biết bà là cung chủ Sơn lâm trong tâm thức cháu con từ xuôi tới ngược, từ nam ra bắc. bennhobinhyen
Sao không thấy Mantico nói gì thế? Tôi ủng hộ ý kiến của bạn nặc danh nào đó, tôi cũng là một người nặc danh. Tôi không thích cách làm việc kiểu cứ viết bừa lên, người khác góp ý cho thì lại chống chế lí luận bảo vệ cái sai của mình. Nói theo kiểu xã hội là "nhận đi cho tiến bộ", nói theo kiểu văn thơ là "nói thì cho hết chữ, đọc thì cho hết sách".
ReplyDeleteBlog đã trích dẫn bản tích được viết từ chủ nhang đồng đền Ghềnh ở dưới bài viết . VÀ blog tôn trọng tâm linh tín ngưỡng từng nơi . Vì thế mọi trích dẫn văn bản những ý kiến của các bạn thuộc về phần bổ xung của bài viết .
ReplyDeleteTheo những gì BLOG ghi nhận về văn hóa tâm linh theo mỗi vùng miền có sự khác nhau . Cùng thờ một vị thần nhưng khi đến các đền phủ ở từng nơi tên gọi hoặc cách thờ cúng cũng có sự khác nhau . Chính vì điều đó làm cho tín ngưỡng tứ phủ thêm phong phú và đa dạng . Còn theo một số bạn chuẩn về văn hóa tâm linh cũng bao gồm một số hệ thống chính yếu mà những nhà nghiên cứu tìm hiểu xuất phát từ lâu đời của từng vùng miền . Vậy chuẩn này được lấy từ đâu ? Liệu có phải từ các bản tích truyền miệng lấy từ Đền phủ những bản văn bia còn sót lại tổng hợp mà thành .
Các cụ xưa có câu " Nhập gia tùy tục " và Phép vua thua lệ làng " . Khi đến một nơi nào đó bạn ít nhiều cũng phải tuân thủ 1 số quy tắc cơ bản của từng vùng . Nói cách khác nếu Đền phủ thờ tự theo cách của họ về một vị thánh tồn tại trong họ từ rất lâu , liệu khi bạn xuất hiện bạn có thể thay đổi cách thờ tự , buộc họ phải làm theo cách của bạn . ? " Tín ngưỡng tứ phủ " khá linh hoạt khi nó xuất hiện và kết hợp với bản sắc văn hóa từng vùng miền về điều này ngay chính cả cách thờ cúng gia tiên ở mỗi gia đình người việt ở miền Bắc , miền Trung ,miền Nam vì thế mà cũng có sự khác nhau .
Còn về truyện Đền ghềnh có ghi là Lê Ngọc Hân là bất tử . Điều này minhfthaays cũng không có gì bàn cãi , vì Tứ bất tử gồm có những ai chắc các bạn cũng quá rõ . Còn việc một vị nữ thần nào đó bất tử trong phạm vi 1 vùng miền , được một nơi nào đó tôn sùng tồn tại và phát triển cho tới ngày nay cũng được coi là sự bất tử đối với riêng họ .
Mặt khác các bạn tham gia ý kiến blog đòi hỏi blog phải có 1 sự rõ ràng , nhưng chính các bạn muốn có sự chuẩn mực lại góp ý với blog với danh nghĩa " Nặc danh " . Các bạn bảo vệ ý kiển của chính mình thì nên có 1 tên và 1 danh phận rõ ràng . Chứ không nên đứng dưới bóng " Nặc danh " để phán pháo lại những ý kiến blog . Tất cả những nghiên cứu và tìm hiểu của các bạn đều được blog tôn trọng , do vậy các bạn cũng nên tôn trọng blog
mantico's BLOG
ban nao do noi blog noi bua thi minh nghi co le ban do da phat bieu hoi voi. Moi thu dua len blog khong dam noi la dung hoan toan ( boi vi thuc chat hien nay nhieu van de cua tu phu chua nga ngu la ai dung ai sai nhu the nao la dung nhu the nao la sai ) nhung nhung dieu ma blog dua len la deu co su tham khao deu dua tren cac sach vo va di dien da tan noi. Va blog dang cac bai len la muon moi nguoi cung tham gia cung gop y. Nhung moi nguoi dua ra y kien thi phai co nhung lap lan nhung chung cu sat dang. Chu khong phai chung ta chi co ngoi do noi la sai hay dung. Neu sai thi moi nguoi phai chung minh dan chung ra duoc sai dieu gi vi sao sai.
ReplyDeletehazzzzz: lại chuẩn bị oánh nhau rùi các cụ ak!
ReplyDeletethuiii: xin mọi người stop ở đây có đc ko?
Đất nước hòa bình hạnh phúc ta như mùa xuân!
Tín ngưỡng tam phủ, tứ phủ là một hệ thống dù đã có rất lâu đời nhưng không được thống nhất cũng chỉ bới những kẻ mê tín dị đoan chỉ biết cãi lộn mà không biết nghiên cứu chứng minh và cùng thống nhất quan điểm. Các tôn giáo lớn được hình thành cũng bởi kẻ nói có người nghe. Tại sao các ông đồng bà đồng có thế bỏ ra hàng trăm triệu, hàng tỷ cho một vấn hầu nhưng không ai nghĩ đến việc bỏ tiền ra để làm một dự án nghiên cứu chuyên sâu thực địa và thống nhất hệ thống này. Hoặc tổ chức hội thảo để nhìn nhận vấn đề và thống nhất quan điểm trên phương diện học thuật và triết học. Tại sao có lẽ chỉ ông đồng bà đồng mới biết. Xin thưa qua quá trình khảo cứu tôi thấy còn nhiều vấn đề lắm tam tòa thánh mẫu là ai, thống nhất chưa? ngũ vị tôn quan làm việc gì, chức vụ tương đương với nhiệm vụ thế nào trong tứ phủ. Tứ phủ thánh chầu gồm bao nhiêu vị, thần tích ra sao v vvvv hay là chúng ta áp đặt cho các ngài. Lề lối hầu thánh, lề lối nghe văn ra làm sao. Nhiều vị đến nghe nhịp phách trong hát văn để nhảy cho đúng nhịp còn chả biết, nghe hết trổ văn để xe giá còn không rành, nghe câu văn mà vỗ gối cũng chẳng thuộc mà phát biểu cứ như đúng rồi.Con cháu Phật, Thánh là trước hết phải là người hiểu biết,phải là kẻ biết tu, cõ lễ độ có phong thái thần tiên. Sám hối các ngài tôi cho rằng ngày nay một số vị âm ô chả hiểu gì mà phát biểu quàng xiên và tự cho mình có đồng hoặc là ngộ nhận, hoặc là đồng thầy quản giáo không nghiêm, hoặc là khi bắt lính chấm đồng thần tiên các ngài ngủ gật nên bắt nhầm.
ReplyDeleteXin lỗi đã làm một số bạn trong blog không vui vì kiểu phát biểu ném đá cuộc họp của tôi Trí Minh.
Hoan hô anh Minh...
ReplyDeleteLàm ơn cho hỏi ông Hoàng Bát là ai vậy ạ? Và ông Hoàng Đôi sao lại có chú thích là Quan lớn Triệu Tường ạ?
ReplyDeleteCác bác làm ơn chỉ bảo cho em biết ạ?
Ông Hoàng Bơ sao lại có chú thích là ông Bắc Quốc ạ? Sao lại có tận hai Ông Hoàng Đôi ạ?
ReplyDeleteCác bác làm ơn chỉ bảo cho em biết ạ?
Theo cuốn " Văn hóa tâm linh " của nguyễn đăng duy có ghi " Ông Hoàng Đôi có 2 vị : Ông Hoàng Đôi người Dao ở Cẩm Phả có công đánh giặc biển . Ông Hoàng Đôi ở Lạch Tường ( Thanh Hóa ) có công khai phá đất đai ông được gọi là Ông Triệu Tường ( Quan lớn Triệu Tường )
ReplyDeleteTrong tứ phủ khi hầu thì gọi là ông Hoàng Đôi
Ngọc Lâm:
ReplyDeleteÔng Hoàng Bát hay có khi gọi là ông "Bát Quốc" hay "Bắc Quốc" vốn là một vi nhân Thần, ông tên Nùng Trí Cao, sinh tại Động Tượng Cần Châu Quảng Nguyên ( Thuộc địa phận thị Xã cao Bằng tỉnh Cao Bằng ngày nay ) vào Thời vua Lý Thái Tông ( 1028 - 1054 ), Ông là con trai thủ lĩnh người Nùng tên Nùng Tồn Phúc và mẹ là bà A Nùng. Thời niên thiếu đã từng được gửi lên Thăng long theo học tại Trường Giám. Sau ông về kế nghiệp cha, Tại Cao Bằng ông đã lãnh đạo người dân tộc thiểu số chống giặc Tống xâm lược, bảo vệ bờ cõi Đại Việt, Nhiều phen khiến nhà Tống kinh hoàng. Ông được vua Lý phong tước " Thái Bảo " ( Thuộc hàng " Tam Công " thời phong kiến ). Sau khi ông mất, nhân dân dựng miếu thờ ở đỉnh núi Khau Sầm và gọi là
" Khau Sầm đại vương", sau đền được chuyển xuống chân núi, Triều Lý sắc phong " Kỳ Sầm Đại vương ", triều Nguyễn cũng có sắc phong :" Kỳ Sầm biên tái, bảo quốc an dân, phúc thần ". Nay gọi là đền " Kỳ Sầm " thuộc xã Vĩnh Quang huyện Hòa An, cách trung tâm thị Xã Cao Bằng 5km.
co ai cho toi biet la den ong hoang` 5 o dau khong
ReplyDeleteBạch bạn là theo tôi được biết thì ông hoàng năm không giáng trần thì phải
ReplyDelete