Đàn nguyệt tức nguyệt cầm, trong Nam còn gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như Mặt Trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt". Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ thì ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18.
Cấu tạo
Đàn nguyệt có những bộ phận chính như sau:
Bầu vang : Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30cm, thành bầu 6cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.
Cần đàn (hay dọc đàn) : làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 10 phím đàn, trước đây chỉ có 8 phím. Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau.
Đầu đàn : hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục.
Dây đàn : có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon. Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ).
Cách chỉnh dây thay đổi tùy theo người sử dụng. Có khi 2 dây cách nhau quãng 4 đúng, có khi cách quãng năm đúng hoặc quãng bảy hay quãng tám đúng. Song cách thông dụng nhất vẫn là lên dây theo quãng năm đúng. Đàn nguyệt là nhạc cụ khảy dây, được dùng thường xuyên trong ban nhạc chầu vắn, tài tử, phường bát âm và trong nhiều dàn nhạc dân tộc khác.Khả năng trình diễn
Nhìn chung dàn nguyệt có âm sắc trong sáng, ở khoảng âm thấp thì hơi đục. Nó có thể diễn đạt nhiều sắt thái tình cảm khác nhau, từ dịu dàng, mềm mại đến rắn rỏi, rộn ràng.
Ngày xưa người biểu diễn nuôi móng tay dài để khảy đàn nguyệt, ngày nay miếng khảy đàn đã giữ nhiệm vụ này. Một số kỹ thuật sử dụng tay phải trong đàn nguyệt như sau:
Ngón phi: lối đánh cổ truyền, không dùng miếng khảy mà sử dụng những ngón tay vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn, hiện quả âm thanh gần giống như ngón vê. Ngón phi có hai cách diễn:
Phi lên : thường sử dụng trên một dây đàn, bắt đầu từ ngón út rồi lần lượt những ngón khác hất vào dây đàn.
Phi xuống: sử dụng trên cả 1 dây đàn hoặc trên cả 2 dây. Phi xuống là vẫy nhanh các ngón tay vào dây đàn, bắt đầu từ ngón út (có khi bắt đầu từ ngón trỏ) rồi lần lượt những ngón khác khảy dây đàn.Khi biểu diễn ngón phi người ta dùng 4 ngón tay (không sử dụng ngón tay). Nếu đánh bằng miếng khảy đàn họ chỉ sử dụng 3 ngón vì ngón cái và ngón trỏ phải giữ miếng khảy.
Ngón vê : khảy liên tiếp trên dây đàn. Kỹ thuật này thường dùng trong nhạc hát văn. Cách vê có thể bằng móng tay hay miếng khảy, vê 1 dây hoặc 2 dây đều được.
Ngón gõ: dùng những ngón tay phải gõ vào mặt đàn, mục đích để bào hiệu cho hát, cho các nhạc khí khác hòa tấu hoặc điểm giữa những nhạc cụ, đoạn nhạc hay những lúc các nhạc cụ khác ngưng hoạt động. - Bịt : làm âm thanh vừa vang lên liền tắt đột ngột. Kỹ thuật sử dụng tay trái trong đàn nguyệt gồm có 12 cách: ngón rung, ngón nhấn, ngón nhấn luyến, nhấn luyến, ngón láy, ngón láy rền và ngón láy giật. Trước đây người ta ít sử dụng ngón vuốt, nhưng ngày nay có thể xem nó là kỹ thuật số 9 của tay trái. Kế tiếp là ngón bật dây, âm bội và đánh chồng âm ( hợp âm).Vai trò của đàn nguyệt trong nhạc dân ca Việt Nam
Đàn nguyệt được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của Việt Nam. Trong ban nhạc "Ngũ tuyệt" của nhạc thính phòng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng vai trò điều khiển. Bốn nhạc cụ kia trong dàn nhạc gồm có đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo.
Đàn nguyệt cũng giữ vai trò tối trọng yếu trong nhạc chầu văn.
Độc tấu Đàn Nguyệt
Nhạc cụ dân tộc / Trình bày : NSND Văn Ty - Lê Cường
oi gioi oiiiiiiiiiiiiiiiii
ReplyDeletesao dua nao lai cho anh cua minh len the nay vayyyyyyyyyyyyy??????????????
chủ yếu là đưa hình đàn nguyệt với mấy ngón tay lên . Chứ đằng sau chỉ là phụ họa thôi . Sao hét toáng lên thế / giật bắn cả người . sặc .....nước
ReplyDeletehic. tien du dua nao dam dua anh minh len. hahaha
ReplyDeleteten mantico dau so kia.
Láo quá ..................
ReplyDelete