GIAO LƯU HÁT VĂN LẦN 3 - XUÂN 2011
doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT: Như đã thông bao trước, nhằm tạo sự gắn kết giữa những thành viên yêu thích Hát văn, thông qua đó học hỏi tìm hiểu và chia sẻ về Hát văn cũng như "Văn hóa dân gian" nói chung, mantico's BLOG đã tổ chức "Giao lưu Hát văn lần 3 - Xuân 2011 vào sáng Chủ nhật 02-01-2011 tại Quán Thiên Sơn Trà, 88 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tháng 11 âm lịch tiệc Quan lớn Đệ Nhị Thượng ngàn, nên mở đầu chương trình anh Thái Hoàng đã trình bày hai bài "Văn Công Đồng" và văn thờ "Quan Lớn Đệ Nhị". Văn Công Đồng là một trong những bài văn thờ mẫu mực, Quan Lớn Đệ Nhị cũng là bản văn hầu phổ biến hết sức phong phú và đa dạng, hơn 50 người dự offline lần này (đến từ Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội,...) đã cùng thưởng thức và vỗ tay hoan nghênh. Hôm nay là buổi đông nhất, ngoài những gương mặt quen thuộc như Trần Đình Huy (Nhà hát Chèo Nam Định), Hữu Duy (Đoàn Quan họ Bắc Ninh), Lưu Công Anh Quân (Trường Sư phạm Âm nhạc Trung ương), Nguyễn Hồng Phong (Hà Nội),...phần lớn những người dự lần đầu. Đặc biệt còn có anh Trần Trí Minh (Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương) và người cao tuổi nhất với bộ râu vểnh là chủ blog này. Mở đầu là bài múa tín ngưỡng tôn giáo (hay còn gọi là lên đồng, hầu đồng) "Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh, do thanh đồng Nguyễn Hồng Phong biểu diễn. Đây là một trong 5 vị quan lớn Tứ phủ, tướng từ thời An Dương Vương.
* Chầu Chầu Bát thanh đồng Đức Anh (Hà Nội).
* Giá chầu "Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh, do thanh đồng Nguyễn Hồng Phong biểu diễn.
* Giá Chầu Đệ Nhị
* Giá Chầu Bé, Đỗ Bảo Phúc trình diễn.
Tìm hiểu về nghệ thuật Hát văn, anh Bùi Đắc Trường đã giới thiệu sơ lược Hát văn trong tín ngưỡng thờ Tứ phủ, sự khác nhau giữa Văn Thờ và Văn Hầu: Anh cho biết, Hát văn còn gọi là chầu văn hay hát bóng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền Việt Nam xuất xứ ở vùng đông bằng Bắc Bộ. Sau nhiều thế kỷ phát triển đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và nhiều làn điệu bài bản phong phú với quy ước về cách vận dụng cho từng hàng thánh và từng loại phủ. Hát văn có nhiều làn điệu như: Bỉ, Miễu, Thống, Phú, Cờn, Dọc,...Anh Trường đã hát minh họa một số làn điệu. Tại diễn đàn này cũng có sự tranh luận sôi nổi, Nguyễn Văn Khởi (Hải Phòng) nói lên đồng gọi là múa là không đúng, người khác lại cho rằng dùng từ biểu diễn cũng không phải, anh Trí Minh có ý kiến nên gọi là múa tín ngưỡng tôn giáo, tuy tạm ngưng tranh luận sau ý kiến này, nhưng tôi thấy ý nghĩa thì đúng, nhưng còn dài dòng quá!
Sau những tìm hiểu về lý thuyết đến các tiết mục biểu diễn đã làm không khí sôi động hẳn lên, đó là giá Chầu Đệ Nhị do Đức Anh biểu diễn, Anh Quân hát; giá Chầu Cô Chín, thanh đồng Trương Nguyên Phúc (Hưng Yên), Trần Đình Huy hát; giá Chầu Cô Bé, thanh đồng Nguyễn Mạnh Dũng; giá Chầu Cậu Bé, thanh đồng Nguyễn Thu Thanh. Kết thúc MC Hữu Duy hát bài "Giã bạn" theo làn điệu Quan họ Bắc Ninh.
* Trần Đình Huy giỏi đàn hát hay* Anh Quân thành thạo nhiều nhạc cụ.* Anh Bùi Đắc Trường giới thiệu làn điệu văn và minh họa.* Dàn nhạc.
Sau những tìm hiểu về lý thuyết đến các tiết mục biểu diễn đã làm không khí sôi động hẳn lên, đó là giá Chầu Tám Bát Nàn do Đức Anh biểu diễn, Anh Quân hát; giá Chầu Cô Chín cuar thanh đồng Trương Nguyên Phúc (Hưng Yên), Trần Đình Huy hát; giá Chầu Cô Bé, thanh đồng Lương Mạnh Dũng; giá Cậu Bé, thanh đồng Nguyễn Thu Thanh. Kết thúc MC Hữu Duy hát bài "Giã bạn" theo làn điệu Quan họ Bắc Ninh.* Bộ râu được nhiều người yêu thích.* Hữu Duy kêt thúc bằng bài Giã bạn, Quan họ Bắc Ninh
Bài viết : Đoàn Đức Thành
Photo : Đoàn Đức Thành
ơ....sao không có em trong hình...huhu.......
ReplyDeleteem co' die~n gia na`o dau ma` co hinh e
ReplyDelete