07 April 2011

Chầu tám bát nàn - Hát văn ( traditional music)




Chầu là vị chầu bà giáng sinh dưới thời nước ta còn trong ách đô hộ của nhà Đông Hán, tên thật của bà là Vũ Thị Thục Nương, con gái thầy thuốc Vũ Chất, nguyên quán ở Phượng Lâu, Bạch Hạc (nay thuộc Vĩnh Phúc).Tương truyền, gia đình họ Vũ vốn thuộc dòng hào phú, một hôm ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ, thấy ngôi miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được lập từ thời thượng cổ, nay hoang tàn đổ nát, ông thành tâm liền huy động nhân dân quanh vùng góp tiền của công sức để tu sửa lại ngôi đền khang trang hơn. Khi về đến nhà chợt nằm mộng thấy có người tiên nữ đến xin làm con để trả ơn đã sửa đền. Liền đó, vợ ông thấy gió thu thổi, rồi có bóng người tiên nữ hiện ra trong làn hoa rơi trước cửa, kế đến thái bà thụ thai, đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh được chầu bà. Bà là người con gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm. Thái Thú Giao Châu lúc bấy giờ là Tô Định đem lòng si mê, muốn cùng bà kết duyên nhưng bà không chịu. Hắn bèn sai người giết hại cha bà cùng với lang quân của bà là Phạm Danh Hương. Thù nhà nợ nước, bà bèn tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa.

Vào năm 40 (SCN), chầu cùng với Hai Bà Trưng đánh đuổi được quân xâm lược Đông Hán (trong tích này còn lưu truyền câu chuyện, khi dấy binh ở Tiên La thì chầu bà đã nghe tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu, nhưng còn băn khoăn chưa biết có nên tập hợp nghĩa quân cùng Hai Bà không, thì vào đêm đó, chầu nằm mơ thấy nữ thần vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trao cho chầu bà lá cờ thần (cờ xan) và khuyên chầu nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc, và Chầu Bát đã làm theo ý trời, về Mê Linh tụ nghĩa), chầu được Bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân (còn có cách giải thích là chầu đã giúp dân thoát khỏi tám nạn của quân đô hộ nên có danh “Bát Nàn Tướng Quân” là do đọc chệch từ “bát nạn”), giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh Thiên Công Chúa) trấn giữ miền duyên hải (từ Hải Phòng đến Thái Bình).

Năm 43 (SCN), sau ba năm nước nhà độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta, bà cùng với Hai Bà Trưng kiên cường đánh trả, nhưng do thế yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, quân giặc đã dùng kế hiểm, biết binh sĩ ta toàn nữ giới, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vào, các bà không chống đỡ nổi phải rút lui), cuối cùng chầu cũng theo gương hai bà, trẫm mình để bảo toàn khí tiết (có tài liệu còn ghi lại khi bà kéo quân về đến ngã ba Nông thì đột nhiên có dải lụa hồng từ đâu bay tới, thế là quân giặc liền hò réo để bao vây bà, thi thể của bà xẻ làm tám mảnh, trôi về đâu, hiển ở đấy để nhân dân lập đền thờ).

Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng (nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về đền chầu). Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.

Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở rất nhiều nơi: nổi tiếng nhất có Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (tại đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu cũng là nơi di thể chầu trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La, nên cũng có khi gọi là Chầu Bát Tiên La), tại đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện: khi Chầu Bát đã thác ở trên ngàn, chầu còn hóa phép đốn cây rừng, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền. Tiếp đến là Đền Đồng Mỏ, thuộc thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hóa), ngoài ra còn có Đền tiên la ở Dốc Lã thuộc tỉnh Hưng Yên (là nơi chầu đóng quân) và Đền Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (cũng là nơi di hài chầu trôi về, tại đây bà còn được tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, và còn rất nhiều đền khác trong tỉnh Thái Bình và nơi quê nhà của bà ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày tiệc của Chầu Bát là ngày 17/3 âm lịch (là ngày chầu hóa).
----------------------------------------------------------------------bài viết : Duongminhduc






--------------------------------------------------------------------
Hát văn : Chầu Tám bát Nàn Trình bày : Đình Cương
--------------------------------------------------------------------


16 comments:

  1. ban van nay tuyet

    ReplyDelete
  2. mantico oi lam on ban co the cho minh biet ten nghe si hat van ban van Chau Bat va sdt dc ko minh muon lien he voi nghe si hat van nay .Minh cam on ban truoc nhe

    ReplyDelete
  3. mình xin chia sẻ bản văn chầu bát nàn :



    Ai về tới tỉnh Thái Bình

    Nhớ vào bái yết Động Đình đức Vua Cha

    Ai về tới huyện Yên Hà

    Nhớ vào bái yết Chầu Bà Bát ngàn tướng quân

    Ngôi đền thờ đại tướng Đông nhung

    Quê người ở trên bạch hạc trên cùng thượng nâu

    Vào những năm trước đầu thế kỉ

    Năm bốn ba khi trước công nguyên

    Một người con gái ở hiền

    Thượng Nâu trên Bạch Hạc tự nhiên kéo về

    Chầu nặng lòng son chủ nhà nợ nước

    Cùng Trưng Vương cất bước đứng lên

    Phất cờ vung kiếm mở đường

    Ra tay quét sạch những phường quan tham

    Bỗng có cơn gió núi mưa ngàn

    Ầm ầm binh mã kéo về đền Tiên La

    Vào chùa lễ Phật di đà

    Sử kinh binh pháp mượn đà láu lương

    Nơi cửa Phật sớm tối đèn hương

    Mưu gian chí lớn tìm đường cứu dân

    Vào buổi sáng mùa xuân năm ấy

    Năm Nhâm Dần ngày mười bẩy tháng ba

    Đất nước nhà độc lập vẹn toàn

    Trưng Vương xuống chiếu ra ban

    Đông Nhung Đại Thắng Bát Ngàn là tên

    Trẻ già trai gái không quên

    Ba năm độc lập giang sơn thái hoà

    Thuận thời thiên hạn xướng ca

    Biên cương lại nổi can qua tức thời

    Quân Tô Định ầm ầm kéo tới

    Đát Giao Châu Chầu lại nổi binh đao

    Vào một ngày tươi đẹp mùa xuân

    Bỗng đâu quân mã hiện lại đem quân vây đồn

    Đôi kiếm bạc tỏ lòng đại tướng

    Bờ Sông Hồng Chầu Tám quyết tử một phen

    ReplyDelete
    Replies
    1. day la van di thi

      Delete
    2. the ma kug doi di dog bog
      toan lu ngu ca
      ve nghe lai tich van chau bat di nhe

      Delete
  4. bài này rất hay

    ReplyDelete
  5. sao bài hát đăng lên với bản văn lại không giống nhau vậy? như thế này thì biết thế nào mà học được. huhuhuhu CHO MÌNH SỐ DDTHOAIJ CỦA SOẠN GIẢ PHÚC YÊN VỚI BẠN MANTICO OI? bạn nào có số ddthoaij của VĂN CHUNG nghệ sĩ hát văn ko cho mình với? bạn tam phu cong đồng hát văn có hay ko? cho mình so dthoai mình hỏi tí. thank.

    ReplyDelete
  6. Văn về Chầu Bát ngài có mấy bài cơ mà. Hơn nữa khi hát thì không thể nào giống y hệt trong sách được. Còn có dị bản, hoặc cung văn thêm, sửa lời cho dễ hát hơn

    ReplyDelete
  7. trong hat van thi moi nguoi co cach hat khac nhau dua theo cac ban van duoc luu truyen . Nen ko co ban van chuan nao . Neu ban muon hoc theo cach hat cua nghe si nao thi nen tim hieu va ghi chep rieng /

    ReplyDelete
  8. Văn Chầu Bát hay thật , Cám ơn người đăng

    ReplyDelete
  9. Mình mạn phép post lại bản văn "Chầu Tám Bát Nạn" mà bạn tamphu_congdong đã chép lên:

    VĂN CHẦU BÁT

    Ai về thăm tỉnh Thái Bình
    Ghé thăm di tích Động Đình Vua Cha
    Ai về thăm huyện Duyên Hà (nay là Hưng Hà)
    Nhớ vào bái yết Chầu Bà Đông Nhung
    Bát Nàn đại tướng Đông Nhung
    Quê người Bạch Hạc trên vùng Phượng Lâu
    Vào những năm nửa đầu thế kỷ
    Năm bốn ba thủa trước công nguyên
    Có người thiếu nữ thảo hiền
    Phượng Lâu, Bạch Hạc tự nhiên kéo về
    Nặng lòng son thù nhà nợ nước
    Cùng Trưng Vương cất bước tiến lên
    Phất cờ vung kiếm mở đường
    Ra tay quét sạch những phường gian tham
    Có phen gió núi mưa ngàn
    Ầm ầm binh mã kéo về Tiên La
    Vào chùa lễ Phật Di Đà
    Sử kinh binh pháp thời đà náu nương
    Nơi cửa Phật sớm tối đèn hương
    Chí toan mưu lớn tìm đường cứu dân
    Vào buổi sớm mùa xuân năm ấy
    Quý Mão niên mười bảy tháng ba
    Nghĩa quân đứng chật quanh bà
    Đang nghe lời hịch truyền ra khắp thành
    Quân Tô Định ầm ầm kéo tới
    Bủa quân vây phơi phới cờ bay
    Bốn bề khép chặt vòng vây
    Lòng sâu kế hiểm ra tay hại người
    Đức thánh bà không sa tay giặc
    Hô nghĩa quân quyết chiến xông ra
    Kiếm cung trận mạc xông pha
    Trước đền nợ nước sau là hiếu trung
    Kéo quân về tới ngã ba Nông
    Bỗng đâu một dải lụa hồng tung bay
    Giặc kéo lại bủa vây tám hướng
    Gốc cây tùng đại tướng về tiên
    Ngàn năm nhang khói lưu truyền
    Hồn thiêng đã thác về đền Tiên La
    Bốn phương thiện tín gần xa
    Nhớ ngày mười bảy tháng ba tìm về
    Ơn Tiên Thánh chở che trần thế
    Đội ơn Người trời bể chẳng quên
    Thỉnh mời Chầu giáng bản đền
    Khuông phù đệ tử thiên niên thọ trường.

    ReplyDelete
  10. Con là con thíc Chầu nhất ý: Cái nhà Văn nó hát" Nước ta ta giữ ta có dành của ai..." "ha" lên một tiếng mà ghế Chầu rưng rưng! Phủ Triều linh từ!

    ReplyDelete
  11. nha con khong duoc hau chau nua roi. cuoc song cua con da sang trang khac

    ReplyDelete
  12. van Chau Bat do Dinh? Cuong hat' la tuyet nhat

    ReplyDelete
  13. Theo Minh van chau bat chi co anh manh La hat co hon cua cau van

    ReplyDelete
  14. muon nghe van loi co chau bat thj nghe xuan dau

    ReplyDelete

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991