25 April 2011

Nghe hát văn - xem lên đồng, offline lần thứ 4 của mantico


doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT: Tôi lại đến giao lưu với matico Hát văn lần thứ 4 để nghe hát văn và xem lên đồng. Tôi quen mọi người đến mức từ dưới nhà lên đến tầng 3, gặp ai cũng chào hỏi tôi với cái tên cúng cơm: "Chú Thành"!

Cả Hà Nội này chỉ có quán trà "Thiên Sơn" ở 88 phố Thanh Nhàn, Hà Nội tổ chức hát văn và lên đồng, một nghi lễ tâm linh mang sắc thái dân tộc truyền thống lâu đời của Việt Nam ta. Có lẽ số phận hát văn lên đồng trải qua sự tồn tại gian truân nhất từ xưa đến nay. Chỉ đến đời Nguyễn thì loại hình nghệ mang tính văn hóa tâm linh này mới sáng sủa hơn. Nhưng rồi lại trở về với nửa công khai, nửa bí mật, thậm chí được hát văn chứ không được lên đồng!- Một tín ngưỡng Tứ phủ bao giờ cũng đi song song với nhau, nhưng vừa khuyến khích vừa cấm. TS Frank Proschan từng nói: “Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Người Việt đã triển lãm nền văn hóa Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài. Những người tham gia hầu đồng chính là những người quản lý nhà bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hóa Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu”.

Thật là mừng, những người yêu thích hát văn, lên đồng lần này đông gần gấp đôi lần trước, gần 100 người. Tôi thấy có những bà cụ ở lứa tuổi U80 và cả các cháu trên 10 tuổi. Có nhiều cô mặc áo dài truyền thống, cũng có cô mặc váy ngắn như các cô chân dài hay măc.

Trong buổi giao lưu này còn có GS.TS Ngô Đức Thịnh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, nay là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam; TS Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm; KTS Đoàn Kỳ Thanh, là bộ ba tổ chức chương trình lên đồng tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại 24 Tràng Tiền Hà Nội trong tháng 2 vừa qua. Dự buổi giao lưu còn có anh Chí Minh, Hội Phật giáo. Mở đầu, mọi người nghe anh Quang cung văn ở Hưng Yên trình bày bản văn Công đồng. Tiếp đến là các cung văn và thanh đồng trình diễn. Anh chị em đã đề nghị GS.TS Ngô Đức Thịnh nói về nguồn gốc, lịch sử và nền tảng văn hóa của Đạo Mẫu, những giá trị văn hóa trong diễn xướng hầu đồng của Đạo Mẫu Việt Nam. Nhiều thanh đồng nói lên cảm nghĩ của mình khi trình diễn, nhiều người nói đã lên đồng rất nhiều làn ở đền phủ , nhưng trình diễn trước các nhà nghiên cứu thì run, không biết có đúng không ? Tuy nhiên chương trình một buổi sang như vậy là hấp dẫn và hiểu thêm nhiều vấn đề. Mọi người hy vọng không bao lâu nữa UNESCO sẽ công nhận hát văn - lên đồng là Di sản Văn hóa phi vật thể của nước ta. Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi giao lưu hát văn matico lần thứ 4.


Từ trái sang: Anh Trí Minh, KTS Đoàn Đức Thành, KTS Đoàn Kỳ Thanh, GS.TS Ngô Đức Thịnh, TS Nguyễn Xuân Diện.





Cô bơ / Thái ( Tuyên Quang ) 


Giáo sư NGô Đức Thịnh


Tiến sĩ : Nguyễn Xuân Diện ( Viện Nghiên cứu Hán Nôm )



Anh Trí Minh



Đội Cung văn tham gia OFFLINE



MC A. Quang giao  lưu với cô Nga ( Đền Lừ ) và Cô Liên ( Hưng yên )




Bài viết : Đoàn Đức Thành
Nguồn : http://my.opera.com/doanducthanh/blog/show.dml/29464202

5 comments:

  1. Xin cám ơn các bạn đã mời chúng tôi đến dự chương trình gặp gỡ và trình diễn của các bạn!

    Chúng tôi đánh giá cao về khâu tổ chức và đặc biệt trân trọng trước tấm lòng của các bạn và những người tham dự đối với Thánh Mẫu và với di sản văn hóa Hầu đồng!

    Nguyễn Xuân Diện

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn chú đã có 1 bài viết hay cho blog , sự đóng góp nhiệt tình của chú từ lần offline 1 là điều blog luôn luôn ghi nhớ trong lòng . Chúc chú và gia đình luôn mạnh khỏe và có nhiều bài viết hay

    ReplyDelete
  3. cam on mantico vi lan offline nay da moi thay em tham du(chua nguyet ho day).thay em tre nhung tam tinh tot lam,hieu biet nhieu van de tam linh lam day.nhu nay nhieu nguoi biet den thay se yen tam tim dc nguoi thay dao duc

    ReplyDelete
  4. matico oi cho hop off hat van nua di em tai tro 500k neu duoc em se tu dong alo cho anh

    ReplyDelete
  5. off làm ji hả em. trình diễn lên đồng như vậy mình nghĩ không nên

    ReplyDelete

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991