Showing posts with label đạo mẫu. Show all posts
Showing posts with label đạo mẫu. Show all posts

30 September 2018

CHUẨN BỊ LỄ MỞ PHỦ - XUẤT THỦ TRÌNH ĐỒNG




CHUẨN BỊ LỄ MỞ PHỦ - XUẤT THỦ TRÌNH ĐỒNG

A. Phần Trình Lễ
I. Cúng lễ
Để trước tiên nhập vào sự bất tử các thanh đồng thường phải có nghi thức cúng lễ gọi là “trình đồng”.

Phần cúng gồm có:

1- Trình đình, trình miếu, trình đền, trình nghè, trình chùa. Phần lễ này là những phần lễ cáo, nghĩa là báo với chư vị thánh và quan Đương Niên Thành Hoàng, xin ngày giờ ra trình đồng hầu thánh.

2- Phát tấu biểu quan Thỉnh Phật Tuyên Kinh, Báo sám Thù Ân, khai hồ Tam Tứ Phủ, xuất thủ trình đồng tiến lễ thiên quan, trợ thí cô hồn.

* Phát tấu lễ quan xứ giả

Để chư vị ngũ phương xứ giả, chư vị đương niên, đương cảnh hành binh, bản đền, tất cả có 9 vị làm nhiệm vụ thỉnh và tiếp đón, bảo vệ chư vị phật thánh lai giáng chứng minh cho đàn lễ chu viên hoàn tất. Phát tấu không được gọi là khoa cúng mà chỉ là một phần nghi thức, nghĩa là một nhánh trong phần khoa cúng phật thánh (ở đây tạm thời chúng ta chia riêng như vậy để dễ hiểu).
Thỉnh phật, lễ phật và chư đại bồ tát, chư đại tổ sư, chư vị phạm vương đế thích, sau đó tụng kinh Di Đà Hồng Danh, Dược Sư, Phổ Môn, Bát Dương, Trừ Khủng, Từ Bi Thủy Sám Pháp, Ngọc Hoàng Cốt Tủy.
Lễ Thiên Quan là lễ tiễn các quan Ôn Dịch của năm (các quan chuyên làm dịch bệnh, tam tai vô thường).

Báo sám thù ân: Lễ cầu siêu cho tổ tiên các vong linh tiền duyên nghiệp kiếp nội ngoại được siêu sinh (phần này ít được lễ hiện nay).

Điền hoàn tam tứ phủ: Là lễ Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ, Nhạc Phủ.
Lễ Mẫu
Lễ Trần Triều
Lễ Sơn Trang
Lễ Hạ Ban
Lễ các Quan Bản Đền

Trợ thí cô hồn: lễ chúng sinh (Bố thí cho các chúng sinh)

II. Phẩm vật dâng lễ

Lễ cáo: trầu cau, rượu thuốc, chè, lễ mặn, hoa quả, vàng hương, sớ.
Lễ phát tấu: 5 ngựa 5 mầu, 5 mũ, 5 quần áo
Hoa quả, lễ mặn, rượu, trầu cau

Mâm phát tấu gồm có: 9 gương, 9 lược, 9 quạt, 9 bút, 9 vở, 9 quả trứng sống, 9 khăm mặt bông, 9 kéo, 9 dao, 9 thỏi mực đỏ, 9 kim, 9 thoi chỉ ngũ sắc, 9 đôi giầy kí linh, 9 bao thuốc, 9 lạng chè, 9 miếng trầu trăm, 9 lọ nước hoa, 9 đồng tiền hành sai, 9 bao diêm, 1 mâm gạo, 1 cân muối.

Lễ phật: oản, ngũ quả, tiền phật quan, vàng lá, trầu hương, nước thanh thủy, nước chè, xôi chè.

Lễ tam tứ phủ: tam sinh (gà, ngan, lợn), trầu, rượu thuốc, hoa quả, vàng hương.
Mâm phủ gồm: 4 mâm trong đó các thức đều có 9 (với trai thì 7) gọi là: “Cửu phẩm Liên Hoa Sinh Lão Thọ và cát tường phú quý”: 9 gương, 9 lược, 9 quạt, 9 bút, 9 vở, 9 quả trứng sống, 9 khăn mặt bông, 1 kéo, 1 dao, 9 thỏi mực đỏ, 9 kim, 9 thoi chỉ ngũ sắc, 1 bao thuốc, 1 lạng chè, 9 miếng trầu trăm, 9 đồng tiền hành sai, 9 bông hoa, 1 bát gạo (thóc), 1 ít muối, 1 lọ nước hoa.

Phủ thiên: trứng bọc giấy đỏ, vàng đại đỏ, vàng tiểu đỏ, 1 hộp sớ đỏ, 1 bó đuốc và 9 nén hương phủ, 1 chum nước bịt giấy đỏ, 1 bát con, 1 gáo dừa (hoặc muôi) 1 cầu giấy đỏ, 1 khăn đỏ dài 1 thước 2.

Phủ thượng: như trên nhưng tất cả là mầu xanh

Phủ thoải: như trên nhưng tất cả là mầu trắng

Phủ địa: như trên nhưng tất cả là mầu vàng
Lễ còn thêm 1000 vàng ba mầu dâng Tam phủ, 1000 vàng bốn mầu dâng Tứ Phủ, 1000 vàng hoa đỏ trung, 3000 vàng đại đỏ xanh trắng (hoặc: 1000 vàng đại 3 màu lễ mẫu), 1000 vàng đại thiếc dâng bản cảnh, 1000 vàng thiếc nữa dâng nhà Trần, 1000 vàng đại xanh dâng chúa, 1000 vàng cô xanh, 1 vỉ hải sảo dâng cô, 1 mâm hài 24 đôi (12 đôi to, 12 đôi bé) dâng mẫu và tùy tòng, 5 hình nhân (4 người 4 màu dâng 4 phủ, 1 người màu hồng sen dâng bản mệnh), 1 ngựa đại hoặc trung màu đỏ, 1 thuyền rồng trắng, 1 voi vàng (đại hoặc trung).  Bộ mũ gồm có: mũ bình thiên (đỏ, xanh, trắng, vàng), 1 mũ Ngọc hoàng vàng, 1 nam tào đỏ, 1 bắc đẩu tím, 1 đương niên (tùy vào năm đó), 1 đương cảnh vàng, 5 mũ quan võ 5 màu, 5 quan văn 5 màu, 5 mũ chúa ôn 5 màu, 4 lốt xà đỏ, xanh,trắng vàng, 1 lốt tam đầu cửu vĩ, 1 bà chúa sơn trang xanh, 2 chầu hầu cận, 12 cô sơn trang, 1 thoi xanh, 1 mảng trắng, 1 voi rừng tiểu, 1 ngựa bạch, 1 gà rừng, 1 tòa núi (trong núi có núi vàng, núi bạc, có động sơn trang, cây cối hoa quả, bách thú, chúa và các cô sơn trang, thập nhị tiên nàng).

Ngoài ra tùy theo từng địa phương có hình thức vàng mã riêng nhưng cái chung đều phải có như trên.

36 quả trứng sơn trang, 5 quả trứng hạ ban, 36 cái quạt, 36 gương, 36 lược, 36 khăn mặt, 36 kim, 36 thoi chỉ, nước hoa, 1 buồng cau trình, 13 miếng trầu tiêm cánh phượng, 1 gói thuốc lào, 3 chén rượu nồng (nghĩa là rượu cho vôi).

Mâm lễ sơn trang gồm: đậu xanh, chè kho, chè đường, nước chè xanh, bánh đúc, bánh đa, khế chua, hoa hồi, măng, quế, chanh ớt, mắm tôm, tôm cua ốc, gà đồng, thịt nướng, cơm lam, bún bánh, đậu phụ, mực, cá…
Phần lễ vật còn cần thêm các phẩm vật dâng thánh của các “hàng giá” khi ngự đồng thường dâng theo màu sắc hoặc các đặc sản dân gian mà các vị thánh đó khi sinh thời thường dùng

17 September 2018

ĐÔI ĐIỀU GHI CHÉP TÌM HIỂU ĐỨC ÔNG ĐỆ TAM

Trích từ FB / Phủ Thủy



Cung nghinh Hóa nhật triều thiên Trần triều TIẾT ĐỘ SỨ    tiến phong NHẬP NỘI  THÁI UÝ ,  VĂN MINH QUỐC CÔNG ,  GIANG HƯƠNG CHIÊU CẢM  HƯNG NHƯỢNG ĐẠI VƯƠNG ,TRẦN QUỐC CÔNG  Húy T - ảng  (3/8)

Đôi điều về Đức Ông :

- Kính thưa , trong tín ngưỡng thờ nhà Trần , vai trò của Đức Ông Đệ Tam Đông Hải Đại Vương rất quan trọng , cũng là một trong những giá Thánh thường xuyên thượng đồng nhất khi hầu về nhà Trần . Công huân bình Nguyên phạt Sầm của Ngài to lớn , sự nghiệp bảo quốc hộ dân anh uy đã rõ ràng . Dân cảm ơn ấy mà thờ tự , ức niên hương hỏa vạn cổ miếu đường . Ấy vậy , trong hành trạng của Ngài còn nhiều điều chưa được tỏ tường khiến cho môn đệ đồng tải của Ngài cũng có những sai lạc khi chưa hiểu hết nên dẫn những quan niệm khác nhau trong việc thờ và khi ốp bóng Ngài . Họ Trần nay lạm bàn như sau :

1 . Nói đến Ngài , người ta thường nhắc đến tội xui cha tạo phản , rồi bị đày ra vùng Đông Bắc đến chết không cho gặp , đến nỗi uất quá mà treo cổ tự vẫn . Dẫn tới khi hầu Thánh , phát sinh ra các quan điểm về Thượng Từ không được thỉnh Ngài , và chỉ có Ngài mới lên đai thượng để tỏ rõ nỗi oan của mình . Điều đó đã hẳn là đúng chưa ?
Về câu chuyện tạo phản , có chép trong Đại Việt sử kí toàn thư , sau được ghi lại trong các sách Trần triều chính kinh sơ biên , tập biên đời Nguyễn ... câu chuyện có nhắc tới mối hận giữa Chiêu Lăng Thái Tông nhà Trần và anh trai An Sinh Vương Liễu , cùng lời trăng trối phải lấy được thiên hạ với Hưng Đạo Vương . Dẫn tới khi Đức Hưng Đạo cầm quyền tiết chế , quân quốc trong tay , những lời dị nghị về việc thích vua cướp ngôi nổi lên , nhiều người lo sợ Vương sẽ tạo phản . Thực tế chứng minh lòng trung trinh của Vương hết lòng với dân với nước , những chuyện tắm cho Thái Sư Chiêu Minh Vương , vứt gậy sắt bịt đầu ... đều là những hành động để xoá bỏ hận thù giữa hai nhà , thể hiện lòng trung quân . Trong những diễn biến chính trị đó , cho phép tôi nghĩ rằng , câu chuyện xui cha làm phản cũng được dựng lên nhằm để chứng minh điều đó . Cao trào được đẩy lên đến mức Đức Vương rút kiếm chém con trai mình tỏ lòng trung và lời dặn chết không nhìn mặt . Với cá tính thẳng thắn cương mãnh , Đức Ông đệ tam có lẽ đã được chọn , ông đã phải dùng thân mình và danh dự cùng chữ hiếu để chứng minh sự trung quân của Cha , giúp cho Đức Ông Hưng Đạo nắm quyền toàn bộ cả nước mới có sức đánh giặc giữ nước , cũng là cứu cho toàn bộ con cháu An Sinh Vương thoát sự nghi kị của triều đình . Ngài đã mang tiếng oan hơn bảy trăm năm rồi .

Hơn nữa ,nếu là người có lòng tạo phản , sau này khi bình Nguyên xong triều đình sao vẫn để Ngài nắm quyền quân sự , vẫn phái đi đánh dẹp các nơi như sách Sầm ( 1296) ,hai con gái được lấy vua , một người làm hoàng hậu , con trai 14 tuổi được phong Đại Vương ... những vinh hiển như thế nào dành cho một người manh tâm tạo phản . Có lẽ triều đình nhà Trần nhận ra ngài oan , nên vẫn dùng như thế .
Với sự quí hiển về cuối đời , Ngài là quốc trượng , thân vương , sau khi thăm lại nơi chốn xưa , đã không bệnh mà hoá , năm ấy đã ngoài bảy mươi . Chính sử đã ghi rõ ràng như thế , Đâu có câu chuyện treo cổ tự tử như xưa nay vẫn nói . Thực sự là thiếu hiểu biết đặt điều cho Thánh .

- Thờ Thánh theo Đức của Ngài , bậc sinh vi tướng tử vi thần , đã trút những ân oán phàm gian làm một bậc hiên Thánh thì đâu có chấp chi chuyện khi còn tục cốt phàm gian . Trong sách ghi , Đức Ông nói đậy nắp quan tài mới cho vào ,chứ ko nói rõ từ mặt cấm cửa . Trong các chính từ thờ nhà Trần vẫn để tượng pháp ngai khám bài vị bát hương thờ nhà Ngài , khoa cúng thỉnh vẫn để tên ngài , thậm chí trong Trần triều chầu văn tập , trong Tứ Vị Thánh Tử chỉ Ngài có văn chầu riêng . Sự thờ lễ như vậy , há là trần gian muốn bỏ là bỏ hay sao . Thực đem tâm phàm áp cho Thánh , bất kính nhường nào .
- lại nói chuyện lên đai thượng . Tuy nói thờ theo Đức , ko thờ theo sức của Thành được , nhưng những phép đai thượng xiên lình , lấy dấu , hài hồng , cự lực ... cũng là những phép phương tiện thị hiện ra để lấy uy cho Thánh , dẫn nhân nhập đạo , lấy cái thực để tỏ bày cái hư mà thôi . Là phép phương tiện thì sao chẳng được , miễn làm quá lố thì đều được cả . Hỏi các cụ đồng già khi trước , phàm ai xiên lình mà chả lên đai thượng trước , không riêng Đức ông Đệ Tam mới phải tỏ lòng oan bằng thắt cổ .

2 - Một vấn đề nữa về nơi hoá hiển của nhà Ngài . Lâu nay chúng ta vẫn nghĩ Ngài bị đày ra trấn vùng Đông Bắc , nên khi tự sát để lấy linh khí bảo vệ non sông , cho rằng ngài hoá tại đây nay là vùng cửa Ông cẩm phả quảng ninh . Nhưng theo nhiều tài liệu và nghiên cứu điền dã , đã chỉ ra rằng đất Ngài được phong là ơ vùng Ninh Bình , Hải Dương , Hải Phòng(hiện còn rất nhiều làng thờ làm thành hoàng làng như Chùa Long Đẩu , Đình Trùng Thượng , Trùng Hạ ...) . Về địa danh Vườn Nhãn Trắc Châu , nơi mũ đá sạp đá Ngài hoá hiển để lại , nay chính là xã AN CHÂU  huyện Nam Sách , Hải Dương gần bến đò Hàn . Cũng kể ra thế , để những ai có lòng tầm nguyên phỏng cổ có nhân duyên biết được có lòng về chiêm bái dấu xưa , không để mai một dấu Thánh thiêng liêng  . Trong ảnh là sập đá truyền rằng Ngài ngồi lên khi hóa trôi về Trắc Châu



Vậy có thơ đề rằng :

Hàn Giang cuồn cuộn chảy về đông 
Nhớ xưa Nhị Thánh buổi bình Mông 
Đức Ông giáp mã theo phù tá 
Phụ tử tâm bào chẳng quản công 
Vãn tặc tái hồi thăm đồn cũ 
Một giờ gió cuốn hóa lên không 
Thạch sàng mũ đá lưu để lại 
Theo dòng con nước nổi mênh mông 
Về đến Thanh Lâm vườn nhãn xứ 
Khí thiêng hóa hiển phép thần thông 
Dân xứ Trác Châu ghi sự ấy 
Dựng nơi lưu dấu Lục từ Công 
Trải bẩy trăm mùa như thường tại 
Biến thiên dâu bể phút thành không 
Thạch sàng lòng giếng còn hay mất 
Mũ đá lặn về với đáy sông 
Bùi ngùi miếu vũ thành hoang lạnh
Thẹn lời nhân thế chửa báo công..

01 July 2012

Chúa Ba Nàng , Bà là ai ?

Hôm qua mình đi lễ tại Đền Công đồng bắc lệ,được nghe các bác quản lý đền và Bác thầy cúng tại đền có nói về Chúa ba nàng tại Bắc Giang như sau:

Thời kỳ chiến tranh biên giới 1979,nhân dân các tỉnh phía Bắc nước ta đi sơ tán.Các đền phủ thuộc tỉnh Lạng sơn cũng sơ tán,trong đó có Đền Quan Giám sát,vị thủ nhanh đồng đền có rước Tượng Ngài về một cái hang tại làng có tên là Ba Nàng cho tiện việc sáng chiêu chiều mộ,hương khói.Lúc đó ban thờ cũng rất chi là sơ sài,tại ngôi làng đó có 3 chị em gái (theo như bác thầy cúng kể) có dị tật bẩm sinh,vì không muốn ăn bám cha mẹ nên 3 cô gái đó quyên sinh .Cái hang mà có tượng của vị đồng đền kia hàng ngày mọi người đi qua đi lại mỗi người thắp nén hương nên cũng bắt đầu đông đông.Và từ đó một câu chuyện được vị thủ nhang kia kết hợp với 3 chị em nhà nọ quyên sinh nên khoảng hơn chục năm gần đây mới xuất hiện nên ngôi đền Ba Nàng cùng tên với Ngôi làng ở đó.

Sau đó còn xuất hiện thêm 1 ngôi đền nữa là Đền Cô Chí Mìu.
Thầy tôi cũng xác nhận là ngày trước Ông có đi lễ tại vùng này (cách đây khoảng hơn 20 năm)không nghe thấy tên 2 ngôi đền trên.

Vậy kính mong các anh chị em và các cháu ai có thông tin gì xin được chỉ giáo.Cám ơn nhiều.
(ở đây là mình được nghe lỏm câu chuyện trên thôi nếu có gì không đúng mong mọi người hoan hỷ cho).

07 April 2011

Chầu tám bát nàn - Hát văn ( traditional music)




Chầu là vị chầu bà giáng sinh dưới thời nước ta còn trong ách đô hộ của nhà Đông Hán, tên thật của bà là Vũ Thị Thục Nương, con gái thầy thuốc Vũ Chất, nguyên quán ở Phượng Lâu, Bạch Hạc (nay thuộc Vĩnh Phúc).Tương truyền, gia đình họ Vũ vốn thuộc dòng hào phú, một hôm ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ, thấy ngôi miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được lập từ thời thượng cổ, nay hoang tàn đổ nát, ông thành tâm liền huy động nhân dân quanh vùng góp tiền của công sức để tu sửa lại ngôi đền khang trang hơn. Khi về đến nhà chợt nằm mộng thấy có người tiên nữ đến xin làm con để trả ơn đã sửa đền. Liền đó, vợ ông thấy gió thu thổi, rồi có bóng người tiên nữ hiện ra trong làn hoa rơi trước cửa, kế đến thái bà thụ thai, đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh được chầu bà. Bà là người con gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm. Thái Thú Giao Châu lúc bấy giờ là Tô Định đem lòng si mê, muốn cùng bà kết duyên nhưng bà không chịu. Hắn bèn sai người giết hại cha bà cùng với lang quân của bà là Phạm Danh Hương. Thù nhà nợ nước, bà bèn tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa.

Vào năm 40 (SCN), chầu cùng với Hai Bà Trưng đánh đuổi được quân xâm lược Đông Hán (trong tích này còn lưu truyền câu chuyện, khi dấy binh ở Tiên La thì chầu bà đã nghe tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu, nhưng còn băn khoăn chưa biết có nên tập hợp nghĩa quân cùng Hai Bà không, thì vào đêm đó, chầu nằm mơ thấy nữ thần vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trao cho chầu bà lá cờ thần (cờ xan) và khuyên chầu nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc, và Chầu Bát đã làm theo ý trời, về Mê Linh tụ nghĩa), chầu được Bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân (còn có cách giải thích là chầu đã giúp dân thoát khỏi tám nạn của quân đô hộ nên có danh “Bát Nàn Tướng Quân” là do đọc chệch từ “bát nạn”), giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh Thiên Công Chúa) trấn giữ miền duyên hải (từ Hải Phòng đến Thái Bình).

Năm 43 (SCN), sau ba năm nước nhà độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta, bà cùng với Hai Bà Trưng kiên cường đánh trả, nhưng do thế yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, quân giặc đã dùng kế hiểm, biết binh sĩ ta toàn nữ giới, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vào, các bà không chống đỡ nổi phải rút lui), cuối cùng chầu cũng theo gương hai bà, trẫm mình để bảo toàn khí tiết (có tài liệu còn ghi lại khi bà kéo quân về đến ngã ba Nông thì đột nhiên có dải lụa hồng từ đâu bay tới, thế là quân giặc liền hò réo để bao vây bà, thi thể của bà xẻ làm tám mảnh, trôi về đâu, hiển ở đấy để nhân dân lập đền thờ).

Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng (nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về đền chầu). Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.

Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở rất nhiều nơi: nổi tiếng nhất có Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (tại đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu cũng là nơi di thể chầu trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La, nên cũng có khi gọi là Chầu Bát Tiên La), tại đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện: khi Chầu Bát đã thác ở trên ngàn, chầu còn hóa phép đốn cây rừng, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền. Tiếp đến là Đền Đồng Mỏ, thuộc thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hóa), ngoài ra còn có Đền tiên la ở Dốc Lã thuộc tỉnh Hưng Yên (là nơi chầu đóng quân) và Đền Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (cũng là nơi di hài chầu trôi về, tại đây bà còn được tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, và còn rất nhiều đền khác trong tỉnh Thái Bình và nơi quê nhà của bà ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày tiệc của Chầu Bát là ngày 17/3 âm lịch (là ngày chầu hóa).
----------------------------------------------------------------------bài viết : Duongminhduc






--------------------------------------------------------------------
Hát văn : Chầu Tám bát Nàn Trình bày : Đình Cương
--------------------------------------------------------------------


Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991