Showing posts with label thần tích. Show all posts
Showing posts with label thần tích. Show all posts

17 September 2018

ĐÔI ĐIỀU GHI CHÉP TÌM HIỂU ĐỨC ÔNG ĐỆ TAM

Trích từ FB / Phủ Thủy



Cung nghinh Hóa nhật triều thiên Trần triều TIẾT ĐỘ SỨ    tiến phong NHẬP NỘI  THÁI UÝ ,  VĂN MINH QUỐC CÔNG ,  GIANG HƯƠNG CHIÊU CẢM  HƯNG NHƯỢNG ĐẠI VƯƠNG ,TRẦN QUỐC CÔNG  Húy T - ảng  (3/8)

Đôi điều về Đức Ông :

- Kính thưa , trong tín ngưỡng thờ nhà Trần , vai trò của Đức Ông Đệ Tam Đông Hải Đại Vương rất quan trọng , cũng là một trong những giá Thánh thường xuyên thượng đồng nhất khi hầu về nhà Trần . Công huân bình Nguyên phạt Sầm của Ngài to lớn , sự nghiệp bảo quốc hộ dân anh uy đã rõ ràng . Dân cảm ơn ấy mà thờ tự , ức niên hương hỏa vạn cổ miếu đường . Ấy vậy , trong hành trạng của Ngài còn nhiều điều chưa được tỏ tường khiến cho môn đệ đồng tải của Ngài cũng có những sai lạc khi chưa hiểu hết nên dẫn những quan niệm khác nhau trong việc thờ và khi ốp bóng Ngài . Họ Trần nay lạm bàn như sau :

1 . Nói đến Ngài , người ta thường nhắc đến tội xui cha tạo phản , rồi bị đày ra vùng Đông Bắc đến chết không cho gặp , đến nỗi uất quá mà treo cổ tự vẫn . Dẫn tới khi hầu Thánh , phát sinh ra các quan điểm về Thượng Từ không được thỉnh Ngài , và chỉ có Ngài mới lên đai thượng để tỏ rõ nỗi oan của mình . Điều đó đã hẳn là đúng chưa ?
Về câu chuyện tạo phản , có chép trong Đại Việt sử kí toàn thư , sau được ghi lại trong các sách Trần triều chính kinh sơ biên , tập biên đời Nguyễn ... câu chuyện có nhắc tới mối hận giữa Chiêu Lăng Thái Tông nhà Trần và anh trai An Sinh Vương Liễu , cùng lời trăng trối phải lấy được thiên hạ với Hưng Đạo Vương . Dẫn tới khi Đức Hưng Đạo cầm quyền tiết chế , quân quốc trong tay , những lời dị nghị về việc thích vua cướp ngôi nổi lên , nhiều người lo sợ Vương sẽ tạo phản . Thực tế chứng minh lòng trung trinh của Vương hết lòng với dân với nước , những chuyện tắm cho Thái Sư Chiêu Minh Vương , vứt gậy sắt bịt đầu ... đều là những hành động để xoá bỏ hận thù giữa hai nhà , thể hiện lòng trung quân . Trong những diễn biến chính trị đó , cho phép tôi nghĩ rằng , câu chuyện xui cha làm phản cũng được dựng lên nhằm để chứng minh điều đó . Cao trào được đẩy lên đến mức Đức Vương rút kiếm chém con trai mình tỏ lòng trung và lời dặn chết không nhìn mặt . Với cá tính thẳng thắn cương mãnh , Đức Ông đệ tam có lẽ đã được chọn , ông đã phải dùng thân mình và danh dự cùng chữ hiếu để chứng minh sự trung quân của Cha , giúp cho Đức Ông Hưng Đạo nắm quyền toàn bộ cả nước mới có sức đánh giặc giữ nước , cũng là cứu cho toàn bộ con cháu An Sinh Vương thoát sự nghi kị của triều đình . Ngài đã mang tiếng oan hơn bảy trăm năm rồi .

Hơn nữa ,nếu là người có lòng tạo phản , sau này khi bình Nguyên xong triều đình sao vẫn để Ngài nắm quyền quân sự , vẫn phái đi đánh dẹp các nơi như sách Sầm ( 1296) ,hai con gái được lấy vua , một người làm hoàng hậu , con trai 14 tuổi được phong Đại Vương ... những vinh hiển như thế nào dành cho một người manh tâm tạo phản . Có lẽ triều đình nhà Trần nhận ra ngài oan , nên vẫn dùng như thế .
Với sự quí hiển về cuối đời , Ngài là quốc trượng , thân vương , sau khi thăm lại nơi chốn xưa , đã không bệnh mà hoá , năm ấy đã ngoài bảy mươi . Chính sử đã ghi rõ ràng như thế , Đâu có câu chuyện treo cổ tự tử như xưa nay vẫn nói . Thực sự là thiếu hiểu biết đặt điều cho Thánh .

- Thờ Thánh theo Đức của Ngài , bậc sinh vi tướng tử vi thần , đã trút những ân oán phàm gian làm một bậc hiên Thánh thì đâu có chấp chi chuyện khi còn tục cốt phàm gian . Trong sách ghi , Đức Ông nói đậy nắp quan tài mới cho vào ,chứ ko nói rõ từ mặt cấm cửa . Trong các chính từ thờ nhà Trần vẫn để tượng pháp ngai khám bài vị bát hương thờ nhà Ngài , khoa cúng thỉnh vẫn để tên ngài , thậm chí trong Trần triều chầu văn tập , trong Tứ Vị Thánh Tử chỉ Ngài có văn chầu riêng . Sự thờ lễ như vậy , há là trần gian muốn bỏ là bỏ hay sao . Thực đem tâm phàm áp cho Thánh , bất kính nhường nào .
- lại nói chuyện lên đai thượng . Tuy nói thờ theo Đức , ko thờ theo sức của Thành được , nhưng những phép đai thượng xiên lình , lấy dấu , hài hồng , cự lực ... cũng là những phép phương tiện thị hiện ra để lấy uy cho Thánh , dẫn nhân nhập đạo , lấy cái thực để tỏ bày cái hư mà thôi . Là phép phương tiện thì sao chẳng được , miễn làm quá lố thì đều được cả . Hỏi các cụ đồng già khi trước , phàm ai xiên lình mà chả lên đai thượng trước , không riêng Đức ông Đệ Tam mới phải tỏ lòng oan bằng thắt cổ .

2 - Một vấn đề nữa về nơi hoá hiển của nhà Ngài . Lâu nay chúng ta vẫn nghĩ Ngài bị đày ra trấn vùng Đông Bắc , nên khi tự sát để lấy linh khí bảo vệ non sông , cho rằng ngài hoá tại đây nay là vùng cửa Ông cẩm phả quảng ninh . Nhưng theo nhiều tài liệu và nghiên cứu điền dã , đã chỉ ra rằng đất Ngài được phong là ơ vùng Ninh Bình , Hải Dương , Hải Phòng(hiện còn rất nhiều làng thờ làm thành hoàng làng như Chùa Long Đẩu , Đình Trùng Thượng , Trùng Hạ ...) . Về địa danh Vườn Nhãn Trắc Châu , nơi mũ đá sạp đá Ngài hoá hiển để lại , nay chính là xã AN CHÂU  huyện Nam Sách , Hải Dương gần bến đò Hàn . Cũng kể ra thế , để những ai có lòng tầm nguyên phỏng cổ có nhân duyên biết được có lòng về chiêm bái dấu xưa , không để mai một dấu Thánh thiêng liêng  . Trong ảnh là sập đá truyền rằng Ngài ngồi lên khi hóa trôi về Trắc Châu



Vậy có thơ đề rằng :

Hàn Giang cuồn cuộn chảy về đông 
Nhớ xưa Nhị Thánh buổi bình Mông 
Đức Ông giáp mã theo phù tá 
Phụ tử tâm bào chẳng quản công 
Vãn tặc tái hồi thăm đồn cũ 
Một giờ gió cuốn hóa lên không 
Thạch sàng mũ đá lưu để lại 
Theo dòng con nước nổi mênh mông 
Về đến Thanh Lâm vườn nhãn xứ 
Khí thiêng hóa hiển phép thần thông 
Dân xứ Trác Châu ghi sự ấy 
Dựng nơi lưu dấu Lục từ Công 
Trải bẩy trăm mùa như thường tại 
Biến thiên dâu bể phút thành không 
Thạch sàng lòng giếng còn hay mất 
Mũ đá lặn về với đáy sông 
Bùi ngùi miếu vũ thành hoang lạnh
Thẹn lời nhân thế chửa báo công..

02 July 2012

Chúa Mường

Chúa Mường được thờ từ rất lâu đời . Từ thời vua Hùng đã có hình ảnh Chúa Mường , nhân dân ta tôn xưng Chúa Mường là chúa Sơn Trang . Trong sách cúng có câu hiệu viết Chúa Mường Sắc Tướng Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa . 3 vị tối linh quyền hành 1 cõi : Như vậy ta thấy được ở đây Chúa Sơn Trang có 3 vị nhưng trong đó cơ bản là Chúa Mường . Đối với Chúa Mường cũng có 3 vị . Chúa Mường được hiểu theo nhiều phương diện là sự đúc kết từ đời này qua đời khác tạo lên hình ảnh 3 vị chúa Mường , Chúa Sơn Trang . Chúa Mường Chúa Sơn Trang là sự kết hợp chuyển hoá đảo kiếp của các vị từ nhiều đời để sau này lấy 1 điểm chung nhất định ( điểm chung ấy tôi sẽ nói sau ở vấn đề bàn về đạo mẫu )

Lịch sử Chúa Mường

- Chúa Đệ Nhất
Thành Sơn Đại Vương Bạch Anh Quan Trưởng Sơn Lâm Công Chúa .
Chúa Bà Thanh Sơn được thờ ở Tanm Đảo một trong những địa linh của đất nước . Chúa xuất hiện ở thời Vua Hùng ...
Truyện kể rằng Kinh Đô Bạch Hạc bị giặc vây hãm vào thế khốn cùng bỗng đâu xuất hiện 1 người con gái từ trên núi Tam Đảo cùng 3 nghìn quân Mường kéo xuống giải vây cho Kinh Đô Giặc tan người con gái ấy cùng quân lui về núi Tam Đảo . Triều Đình nhân dân nhớ ơn lập miếu thờ ở chân núi Tam Đảo , đền thờ ở Tam Đảo trải qua các đời kể cả thời bắc thuộc . Đền là 1 trong những Long mạch thần khí của đất nước . Đến đời Trần cho sửa sang lại đền phong Sắc Đại Vương . Hiệu viết Chúa Mường Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa . Đến đời hậu Lê phong Lê Mại Đại Vương .
 
Như vậy trong tam thập lục động :
thì bà chúa Thanh Sơn đứng thứ nhất
- Chúa Đệ Nhị : Bạch Hạc Xuân Nương công chúa , bà xuân nương là tướng cua 2 bà Trưng là người Mường khởi nghĩa vùng Bạch Hạc .
- Chúa đệ tam tên uý là Đinh Thị Vân , Thác Bờ Công Chúa hay Miếng công chúa . Chúa có công nuôi dưỡng vua Lê Thái Tổ và nghĩa quân
- Chúa thác hoá ở thác bờ ngày nay vua phong chế thắng hoà diệu đại vương làm chúa đất Hoà Bình Sơn La Lai Châu Điện Biên Anh Linh lừng lẫy khắp chốn sơn trang . Ngài là chúa Bản Cảnh đất Hoà Bình nói riêng và là chúa động Mường nói chung , trong tam thập lục động
- Như vậy ta có thể hầu chúa Mường trước các quan hoặc sau các quan , trước các chầu đều được cả .

01 July 2012

Chúa Ba Nàng , Bà là ai ?

Hôm qua mình đi lễ tại Đền Công đồng bắc lệ,được nghe các bác quản lý đền và Bác thầy cúng tại đền có nói về Chúa ba nàng tại Bắc Giang như sau:

Thời kỳ chiến tranh biên giới 1979,nhân dân các tỉnh phía Bắc nước ta đi sơ tán.Các đền phủ thuộc tỉnh Lạng sơn cũng sơ tán,trong đó có Đền Quan Giám sát,vị thủ nhanh đồng đền có rước Tượng Ngài về một cái hang tại làng có tên là Ba Nàng cho tiện việc sáng chiêu chiều mộ,hương khói.Lúc đó ban thờ cũng rất chi là sơ sài,tại ngôi làng đó có 3 chị em gái (theo như bác thầy cúng kể) có dị tật bẩm sinh,vì không muốn ăn bám cha mẹ nên 3 cô gái đó quyên sinh .Cái hang mà có tượng của vị đồng đền kia hàng ngày mọi người đi qua đi lại mỗi người thắp nén hương nên cũng bắt đầu đông đông.Và từ đó một câu chuyện được vị thủ nhang kia kết hợp với 3 chị em nhà nọ quyên sinh nên khoảng hơn chục năm gần đây mới xuất hiện nên ngôi đền Ba Nàng cùng tên với Ngôi làng ở đó.

Sau đó còn xuất hiện thêm 1 ngôi đền nữa là Đền Cô Chí Mìu.
Thầy tôi cũng xác nhận là ngày trước Ông có đi lễ tại vùng này (cách đây khoảng hơn 20 năm)không nghe thấy tên 2 ngôi đền trên.

Vậy kính mong các anh chị em và các cháu ai có thông tin gì xin được chỉ giáo.Cám ơn nhiều.
(ở đây là mình được nghe lỏm câu chuyện trên thôi nếu có gì không đúng mong mọi người hoan hỷ cho).

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991