20 November 2010

Chầu bà Đệ Tứ Khâm Sai - Hát Văn


Chầu Đệ Tứ Khâm Sai. Vốn xưa bà là Bồng Lai Tiên Nữ (có tài liệu ghi rằng bà là Mai Hoa Công Chúa trên Thiên Cung). Bà giáng thế hạ trần (có sách nói rằng bà giáng vào nhà họ Lí, tên là Lí Thị Ngọc Ba), sinh quán ở đất Quý Hương, An Thái, Vụ Bản, Nam Định, sau đó trở thành vị nữ tướng, tương truyền chầu là người khảng khái, chính trực, ra trận nếu có kẻ nào làm sai phép quân thì “tiền trảm hậu tấu” (chém đầu kẻ đó trước sau rồi mới về tâu với vua), nhưng đã có công giúp vua ra dẹp giặc và trấn giữ ở vùng Hà Trung, Thanh Hóa nên được sắc phong là Chiêu Dung Công Chúa. Sau này khi trở về Thiên Đình, bà được giao quyền khâm sai Tứ Phủ (từ Thủy Phủ cho tới Thiên Cung), Tam Tòa, biên chép sổ Thiên Đình, quyền cai bản mệnh gia trung (vậy nên có khi người ta còn gọi là Bà Thủ Bản Mệnh). Có khi chầu lại được coi là vị chầu bà giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh ở đất Phủ Dày. Đôi khi thanh nhàn, chầu truyền các tiên nàng dạo chơi khắp chốn, từ quê hương

Chầu Đệ Tứ cũng ít khi về ngự đồng. Người ta thường hay hầu chầu khi về đền thờ chầu hoặc đất Nam Định (là nơi chầu kề cận Mẫu). Thường thì khi có đàn mở phủ mà đồng tân dâng bốn tòa Sơn Trang thì thỉnh chầu về chứng tòa màu vàng.

Khi chầu ngự về mặc áo màu vàng, cầm quạt khai cuông rồi thường múa kiếm và cờ lệnh (chầu ra trận hoặc cầm cờ hiệu khâm sai), cũng có nơi hầu Chầu về múa quạt, múa mồi hoặc chỉ khai cuông rồi an tọa (điều này là do tập tục từng nơi).

Đền Chầu Đệ Tứ cũng được lập ở ba nơi: đầu tiên là Phủ Bà _Chầu Đệ Tứ nằm trong quần thể Phủ Dày (vì coi là chầu cận Mẫu) thuộc Vụ Bản, Nam Định (đồng thời là nơi quê nhà của chầu), tiếp theo là Đền Cây Thị_Đền Chầu Đệ Tứ thuộc Hà Trung, Thanh Hóa (là nơi chầu dẹp giặc) và ngoài ra ở Hà Nội còn có ngôi đền thờ vọng chầu ở bên bờ sông Hồng, gần cầu Chương Dương, Gia Lâm gọi là Đền Duyên Trường_Đền Chầu. Theo một tài liệu ghi lại thì ngày chính tiệc của Chầu Đệ Tứ là ngày 14/3 âm lịch.

Bài viết : Dương Minh Đức
Ghi chép : mantico's Blog



Văn Chầu ĐỆ TỨ KHÂM SAI
Trình bày : Khắc Tư - Lưu trọng quỳnh

---------------------------------------Quý hương An Thái xã danh
Có chầu đệ tứ hách danh dõi truyền
Điều thời phụng mệnh Hoàng thiên
Ngự đồng ảnh bóng khắp miền gần xa
Ra uy sát quỷ trừ tà
Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng
Khâm sai đệ tứ tuỳ tòng
Chiêu Dung công chúa ngự đồng cứu dân
Trong nghĩa thân ngoài thời nghĩa dưỡng
Nương uy trời độ lượng bao dung
Mặt hoa tươi tốt má hồng
Gồm lo tứ đức tam tòng vẻ vang
Mày ngài tóc phượng vấn ngang
Lưng ong má phấn xem càng tốt tươi
Miệng chầu cười trăm hoa đua nở
Đáng lên tài tiên nữ bống lai
Vào tâu ra rộng khoan thai
Đã trong hiển ứng lại ngoài tối linh
Chốn thiên đình ca ngâm chầu chực
Các bộ nàng náo nức dâng huê
Chầu thôi lại trở ra về
Khi ra Thiên Bản lúc về Đồi Ngang
Miếu giữa đường gia ban sắc chỉ
Bốn chữ vàng chính khí nghiêm trang
Lân vờn phượng múa nhà vàng
Thị tòng bộ chúng các nàng đôi bên
Có phen lên thanh sơn tú thuỷ
Hoá phép mầu lục trí thần thông
Quản cai tam phủ công đồng
Quyền chầu coi sóc đền rồng vào ra
Sổ tam toà chép biên sau truớc
Lại sửa sang gương lược trầu cau
Dù ai tiếp cũng khẩn cầu
Quyền chầu ra rộng vào tâu thông hành
Lên thiên đình ngự về thuỷ phủ
Tiến văn chầu kích cổ tam không
Mời chầu trắc giáng từ trung
Hay còn nam bắc tây đông chốn nào
Trên thiên tào còn đang tra sổ
Hay chầu còn đổi số cho ai
Có phen chơi cảnh bồng lai
Hay về An Thái là nơi quê nhà
Có phen ra kinh đô thành thị
Vào kính thiên toạ vị hồng lâu
Rong chơi năm cửa nhà lầu
Hay chơi Phố Mới,cầu Châu,cầu Rền
Lên trên đến Cầu Đông,cầu Giác
Trở ra về Hàng Bạc, Hàng Ngang
Hàng Buồm chầu lại dạo sang
Mã Mây,Phố Mới,Hàng Đường,Đồng Xuân
Dạo chơi khắp hết xa gần
Hàng Đồng,Hàng Thiếc,Hàng Cân,Hàng Đào
Chợ huyện,Chùa Tháp,Đình Ngang
Cấm chỉ,đền Cờn các vạn dưới sông
Có phen chầu ngự thuyền rồng
Qua hồ Trúc Bạch lại dong Tây Hồ
--------------------------------
mantico's BLOG

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên được coi là hoá thân của Mẫu Đệ Nhất. Chầu Bà vốn là Thiên Cung Tiên Nữ, con vua Ngọc Hoàng, giáng hiện trong xứ Thanh giúp dân hộ quốc. Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị ở ngôi cao nhất, cai quản Thượng Thiên, nắm giữ sổ Tam Toà. Khi thanh nhàn bà lại cùng các cô nàng hầu cận vui vẻ dạo chơi, giáng phúc cho dân. Cũng có quan niệm cho rằng, bà còn là Quế Hoa Công Chúa (hay còn gọi là Chầu Quế, khác với Mẫu Đệ Nhị) trên Thiên Cung, xuống Đồi Ngang Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh.

Bà khá ít khi ngự đồng (đây cũng là đặc điểm chung của các vị thánh trên hàng Thượng Thiên), chỉ khi nào có tiệc khai đàn mở phủ, mà người ra trình đồng có toà lễ Tứ Phủ Chầu Bà Sơn Trang thì thường thỉnh bà về chứng toà đàn màu đỏ (gồm hình Chúa ( Chầu), đôi cô hầu cận cầm quạt, mười hai cô nàng, động chúa, thuyền thoi…). Khi ngự đồng thì chầu thường mặc áo màu đỏ thêu phượng (hoặc có thể là áo gấm).
Vì chầu là hoá thân của Mẫu Đệ Nhất nên nơi nào Mẫu ngự thì đều có thể coi là đền chầu, tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng có nơi thờ riêng, lưu rõ dấu tích của chầu nhất là Đền Rồng, Thanh Hoá. Khi thỉnh chầu, văn hát rằng:
 
VĂN CHẦU ĐỆ NHẤT THƯỢNG THIÊN
---------------------------------------
Sớm mai vui vẻ đền Sòng
Ngày chơi phủ chính lầu hồng vào ra
Khăng khăng giữ sổ tam toà
Lên đền chầu Chúa Liễu Hoa cầm quyền
Thông tri tam giới hoàng thiên
Coi khắp cửa phủ ,miếu đền thiếu đâu
Trong ngoài thay thảy trước sau
Sửa sang mẫu phó quỳên chầu bà coi
Quân thần phải đạo chúa tôi
Cô hầu cô hạ nàng đôi dập dìu
Khoe xanh xanh tốt đáng yêu
Khoe tài tài khéo khéo chiều lòng xuân
Đền thờ tả phượng hữu lân
Hoa Lan hoa cúc thanh tân chơi bời
Thiên Đình chén rót đầy vơi
Khúc ca điểm đót cợt ngưòi ngưòi hay
Đàn cầm khéo gẩy năm dây
Cung huỳnh gió lọt chuốt mây lọt vàng
Thung dung ghẹo khách qua đàng
Nhỡn tinh lóng lánh mày ngang đằm đằm
Miệng cười hoa nở đáng trăm
Răng đen rưng rức hoãn chằm vàng đeo
Đã lên ngôi báu trong triều
Đã nên ngọc tốt vàng yêu dương toà
Miệng cười tươi tốt như hoa
Thanh tân lịch sự nết na dịu dàng
Càng nhìn càng thắm nhân doan
Nết na yểu điệu muôn vàn thảo hay
Việc nào mà chẳng tới tay
Lên đền xuống phủ chả ngày nào sai
Có phen biến gái hiện trai
Ai thắm thắm vậy ai phai phai liền
Biết ra thời nhẹ như tên
Nếu mà ko biết như thuyền bỏ neo
Quở cho trăm chứng hiểm nghèo
Chầu quế trong triều giá ngự Đồi Ngang
Có phen giả ní giả nàng
Sài di di án sai nàng nàng lên
Có phen làm chúa thượng thiên
Khi giả làm chúa thoải tiên thoải tề
Phàm trần ai thấy tin nghe
khấn thôi tạ lễ miếu nghè kêu văn
Trần phàm kẻ vái người van
Còn đưong nhỡn nhục nhân gian mờ mờ
Xem ra số phải phụng thờ
Kẻ khấn người vái nam mô khấu đầu
Biết bà bệnh tật khỏi đau
Kim ngân vàng mã để hầu dâng lên
Thỉnh Chầu chắc giáng bản đền
Khuông phù đệ tử thiên niên thọ trường

Một số hình ảnh buổi OFFLINE 2 ( Tiếp 2 )





Anh Phong ( Khăn áo ) / Nguyên ( Tuyên quang )



Anh Đạt ( Hà Nội )






Lưu Công Anh Quân ( Đàn nguyệt , tam thập lục , trống )





Chị Xuân / Hùng ( hà đông ) / Nguyên ( Tuyên Quang ) / Phúc ( chúa thác ) / Mai Phương Thảo 

Ban thư ký  ( hii )

Một số hình ảnh đêm diễn Nhà hát Chèo Quân đội

hà hát Chèo Quân đội là đơn vị hoạt động nghệ thuật thuộc biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhà hát được thành lập trên cơ sở nâng cấp Đoàn Chèo Tổng cục Hậu Cần năm 2010. Nhà hát có trụ sở tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.


Mời nước mời trầu - Dân ca quan họ Bắc Ninh 



Thị Màu lên Chùa 


Gọi đò - Dân Ca quan họ Bắc Ninh 



Những năm gần đây, Ðoàn vẫn tiếp tục phát huy tốt truyền thống của đơn vị nghệ thuật hàng đầu, phát triển nghệ thuật chèo truyền thống, tổ chức dàn dựng được nhiều tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật cao như: Lý trưởng, mẹ mõ, Thị Mầu lên chùa, Súy Vân giả dại, Phù thủy sợ ma, Tuần Ty đào Huế... 


Nhiều tác phẩm vang bóng một thời của đoàn cũng được tái dựng thành công, như: Anh lái xe và cô chống lầy, Ðôi mắt, Người năm ấy... Ðồng thời, Ðoàn đã cộng tác với các tác giả kịch bản và đạo diễn trong và ngoài quân đội; tổ chức tọa đàm, đi thực tế, đặt hàng, thẩm định... để xây dựng nhiều vở diễn mới được dư luận đánh giá cao, như: Dòng chảy thần kỳ, Ánh sao đầu núi, Vụ án sau 20 năm, Ðã một lần, Chuyện người xưa, Trạng Quỳnh, Ðêm trắng... Tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2008, Đoàn giành một loạt giải thưởng: Huy chương vàng cho vở diễn; Bằng khen của Tổng cục chính trị và Giải thưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dành cho tác phẩm xuất sắc về đề tài Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; ba Huy chương vàng và năm Huy chương bạc cho tám diễn viên thể hiện thành công các vai diễn; hai giải thưởng xuất sắc của Hội nghệ sĩ sân khấu dành cho NSƯT Ðào Lê chỉ đạo nghệ thuật vở diễn và nghệ sĩ trẻ Ngọc Cao.



Ngoài ra, hằng năm Ðoàn đều tổ chức từ một đến hai đợt hành quân dã ngoại biểu diễn phục vụ khán giả quân dân Trường Sa, Tây Bắc, Việt Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ... và nước bạn Lào, khẳng định uy tín của thương hiệu "Chiếng chèo bộ đội" trong tình cảm của khán giả quân-dân Việt Nam.





Tiếp sau những tên tuổi như: Tào Mạt, Nguyễn Thành, Nguyễn Thế Phiệt, Xuân Theo, Ngọc Viễn... thế hệ hiện nay của Ðoàn như: Ðào Lê, Thanh Hải, Quốc Trượng, Trung Sinh, Minh Tiến, Phương Thúy, Tự Long, Hiền Lương, Kim Liên, Thùy Linh, v.v. đang tiếp nối xứng đáng truyền thống của thế hệ cha anh. 

Vương Cô Đệ Nhị






Đệ Nhị Vương Cô (Vương Bà) Đại Hoàng Công Chúa Trần Thị Tĩnh. Cô là con gái thứ của Hưng Đạo Đại Vương. Còn tương truyền rằng Vương Phu Nhân nằm mộng thấy vì sao sa xuống rồi lại thấy rồng ấp bên mình thì mang thai cô vào năm Bính Thìn. Cô tuy là con gái ruột của Đức Đại Vương và Vương Phu Nhân nhưng sau này lại phải đổi ra thành nghĩa nữ lấy hiệu Anh Nguyên (Thủy Tiên) Quận Chúa. Nên danh hiệu của cô là : Đệ Nhị Nữ Đại Hoàng Anh Nguyên Quận Chúa.Sở dĩ vậy là có lí do: Hưng Đạo Vương rất quý mến Phạm Ngũ Lão, muốn gả cô cho Đức Ông họ Phạm, nhưng quy định của tôn thất nhà Trần là phải lấy người trong hoàng tộc, để bảo vệ ngai vàng. Vậy nên Đức Ông phải cho cô ra làm con nuôi, để khỏi phạm vào hoàng luật. Cô mang danh nghĩa tử của Hưng Đạo Vương, kết duyên cùng Phạm Ngũ Lão, trở thành Phạm Điện Súy Phu Nhân. Cũng có khi, cô còn thay quyền Hưng Đạo Vương, chấp chính ba quân, cô cũng không hề ngại gian nan, sát cánh cùng cha nơi chiến trường trong sự nghiệp vệ quốc thời Trần. Sử nhà Nguyên xưa cũng chép rằng: Công Chúa (tức chỉ Vương Cô) dáng thanh như ngọc da trắng như ngà, dáng đi khoan thai giọng nói dịu dàng nhưng khi ra trận thi uy dũng, nam nhi ít người sánh bằng.



Khi hầu về hàng Hội Đồng Trần Triều, giá Đệ Nhị Vương Cô hay được hầu nhất (vì cũng theo một số quan niệm, thì Đệ Nhị Vương Cô thường hay theo về bên Tứ Phủ, vậy nên những người hầu Trần Triều cùng với Tứ Phủ thường hay mở khăn giá Đệ Nhị Vương Cô). Khi ngự đồng cô thường mặc trang phục giống như Vương Cô Nhất nhưng không phải màu đỏ mà là màu vàng, tuy nhiên cũng do ảnh hưởng của Tứ Phủ, một số nơi hầu Vương Cô Đôi lại mặc màu xanh, và hiện giờ thì đa phần người ta thường dùng màu xanh, khi ngự, cô dắt một chiếc kiếm và cờ lệnh sau lưng, còn tay thì cũng cầm một kiếm một cờ lệnh. Trong hàng Trần Triều, cô là giá thứ 3 có làm phép để trừ tinh tróc tà, khi hầu cô người ta thường làm một số phép như: xiên lình (nghĩa là lấy chiếc ngạnh nhọn bằng sắt trắng, xiên từ má này sang má kia, bên trong miệng phải có ngậm quả cau. Tuy nhiên hiện giờ cách xiên lình này không mấy người làm được mà nếu có người nào hầu về cô làm phép xiên lình thì thường chỉ dùng hai chiếc ngạnh, đêm vào hai bên má rồi xoắn lại cho nó chọc sâu vào má chứ không xiên từ bên này sang bên kia như lối cổ), ngoài ra còn có phép tiến lửa tróc tà (nghĩa là người hầu về cô đốt một bó hương rồi cho vào mồm ngậm tắt, vậy nên còn gọi là ăn lửa).

Cô cũng thường được thờ với Đức Đại Vương trong các đền phủ. Nhưng riêng ở Đền Kiếp Bạc và Đền Bảo Lộc, cô lại ngồi cận bên hữu của Đức Vương Phu Nhân. Ngày tiệc của Vương Cô Đôi là ngày 5/5 âm lịch. Trong khi hầu cô, văn thường hát những đoạn như:

“Cô Đôi tên hiệu Đại Hoàng
Quê cô Bảo Lộc, Thiên Trường, Trần Quan”


Hát văn : Vương Cô Đệ Nhị 
Trình bày : Đình Cương

Hay còn có những đoạn hát về tài của Vương Cô như:

"Hậu quân nghìn dặm xa xôi
Xem như nội tướng thực tài phu nhân"

Văn Đệ Nhị Vương Cô
==================================

Trên tòa vàng công ơn tiên thánh
Dưới điện tiền phụng thỉnh vương cô
Tối linh thiên hạ được nhờ
Dấu thiêng ghi để phụng thờ khói hương
Tối linh tối tú ai đương
Quê hương Bảo Lộc Thiên Trường Trần quan
Vương cô nhất trí thuận tòng
Xe loan giá ngự đầu đồng cứu dân
Linh từ Kiếp Bạc điện đường
Hoa trà quả thực đăng hương tiến vào
Thần thông biến hoa lược thao
Vốn xưa giá ngự cung cao chính đường
Đỉnh sinh Tức Mặc Thiên Trường
Khi ngự Kiếp Bạc miếu đường anh linh
Khi lên chầu trực Thiên Đình
Khi xuống hạ giới ngự hình dương gian
Tàu bè khí giới nghênh ngang
Tả văn hữu võ hai hàng quỳ tâu





Ngũ châu tứ hải khấu đầu

Từ bi quảng đại thỉnh cầu tất thông




Bạch Đằng nổi trận giao phong

Quân thù bỏ xác giữa dòng trường giang

Bá Linh quỳ gối quy hàng

Vương cô dẹp hết Phạm Nhan đẳng tà

Phần bên Non Đảo phần xa núi rừng

Thôn dân từ đấy vui mừng

Tiếng tăm lừng lẫy vang lừng vương cô

Dâng lên quả thực đăng trà

Lòng tin cung thỉnh vương cô Thượng Từ

Trần Triều Kiếp Bạc Linh Từ

Thiên Trường Mỹ Lộc phụng thờ khói hương

Chí Linh ghi lại dấu thiêng

Sử xanh còn để lưu truyền đời sau

Bắc Nam đôi sứ đảo cầu




Vương Cô bảo hộ bền lâu muôn đời










Nguồn : blog Minhduc




blog truongurc

Hát văn - Vương Cô Đệ Nhất


Đệ Nhất Vương Cô (Vương Bà) Quyên Thanh Công Chúa Trần Thị Trinh. Cô là con gái lớn của Hưng Đạo Đại Vương. Cô lấy vua Trần Nhân Tông, trở thành Vương Phi Nhất Phẩm đương triều, danh tiếng bậc nhất nên danh hiệu là: Đệ Nhất Nữ Thần Nương Tiến Cung, sau này cô được vua Trần Nhân Tông gia phong là: Đệ Nhất Khâm Từ Hoàng Hậu Quyên Thanh. Sau này cô đi tu, theo vua Trần Nhân Tông lên Yên Tử, và cô đã cùng với các cung phi khác thác hóa ở chùa Giải Oan, Yên Tử, Quảng Ninh.

Rất hiếm khi có người hầu về Đệ Nhất Vương Cô mà chỉ thỉnh cô tráng mạn (vì cô theo dòng tu ở ẩn trong núi nên hiếm khi ra ngự đồng, thế nên chỉ có một số ít các thanh đồng theo chân tu mới hầu cô). Khi ngự đồng cô mặc áo đỏ (có thể thêu rồng phượng hoặc áo gấm), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây), dùng von đỏ thắt dải buộc lên.

Cô thường được thờ cùng với Đức Đại Vương ở trong các đền phủ. Tuy nhiên ở Đền Kiếp Bạc và Đền Bảo Lộc thì cô lại ngồi cận bên tả Đức Vương Phi (hay Vương Phu Nhân của Hưng Đạo Vương). Ngày tiệc của Vương Cô Nhất là 12/1 âm lịch. Khi thỉnh cô, văn thường hát rằng:


“Hoa hải đường thần thông Cô Nhất



Phủ Mạc Thư là đất trâm anh”


Hoặc cũng có khi hát là:

Đức Thái Hậu ban cho mỹ tự
Đệ Nhất Vương Cô đại nữ Quyên Thanh
Kim chi ngọc diệp rành rành
Cung phi nhất phẩm đương triều ai hơn
--------------------------------------------------------------------mantico's BLOG 

Đức Đại Vương Trần Triều - Hát văn


Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông là con An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tôn là chú ruột, sinh ngày 10/12 âm lịch. Còn có truyền thuyết kể lại rằng, nguyên xưa kia Đức Thánh Tản Viên thấy luồng khói trắng bay từ núi Tây hóa thành tinh thuồng luồng, xuống nhà người đàn bà kia tư thông, ngài nghĩ ắt hẳn đó sẽ đầu thai thành kẻ gây hậu họa cho nhân gian (tên đó sau này chính là Phạm Nhan_Nguyễn Bá Linh, cha là người Tàu Phúc Kiến, mẹ là người Đông Triều, nằm mơ thấy tinh thuồng luồng mà sinh ra hắn), vậy nên Đức Thánh Tản liền đem tâu chuyện đó với Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng hỏi rằng ai có thể xuống hạ phàm để trừ diệt mối hậu họa đó thì có Thanh Tiên Đồng Tử tình nguyện xin xuống phàm để giúp dân. Ngọc Đế ưng thuận sai ban thần kiếm, cờ ấn, tam tài của Lão Tử, ngũ bảo của Thái Công rồi truyền Kim Đồng Ngọc Nữ hộ giá xe mây xuống nước Nam hạ phàm. Liền đó Vương Mẫu nằm mơ thấy có người áo xanh tự xưng là người của Thiên Đình xuống đầu thai phù đời, từ ấy bà hoài thai, đủ ngày đủ tháng thì hạ sinh được ông, trong nhà ngào ngạt hương thơm và ánh sáng. Vậy nên, trong bản văn cũng có đoạn:



Vương Phụ là Đức An Sinh
Cùng Đức Thánh Mẫu cầm lành hợp duyên

Điềm lành vốn tự thiên nhiên
Thanh Tiên Đồng Tử phút liền đầu thai

Chí kì sinh đặng con trai
Tài kiêm văn võ ít ai sánh bằng"

Sau này ông giúp vua Trần hai lần chống giặc Nguyên Mông, ông sinh được bốn người con trai (thường gọi là tứ vị vương tử) và hai người con gái (thường gọi là nhị vương cô hay nhị vị vương bà) đều có công lao giúp vua Trần chống giặc Nguyên, ngoài ra trong công cuộc “Sát Thát” còn có rất nhiều đóng góp của vương tế của ông là Phạm Ngũ Lão Điện Súy (thường gọi là Đức Thánh Phạm Điện Súy hay Phù Ủng Đại Vương) cùng các tướng tài của ông như: Dã Tượng, Yết Kiêu (thường gọi là đôi bên Đức Ông Tả Hữu)… Có thể nói trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần, có công đóng góp không nhỏ của gia đình ông. Hơn nữa ông còn là người một lòng vì nước vì dân, vì nghĩa lớn mà quên đi mối thù nhà: ông không nghe lời cha giành lại ngai vàng từ tay vua Trần, vậy nên được vua Trần nể trọng, tin tưởng, thường hỏi ý kiến ông về những việc đại sự quốc gia. Ông mất vào ngày 20/8 âm lịch.

Sinh thời, do công lao lớn của mình ông được vua Trần phong là Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương hay là Đức Thượng Từ. Vua Trần Anh Tông ( xét về thứ bậc thì vừa là cháu lại là cháu rể của ông, vì vua lấy Cô Bé Cửa Suốt_Tĩnh Huệ Công Chúa tức là cháu gái của ông) phong ông là Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương (tước hiệu này nếu xét theo thời đại của chúng ta thì sẽ là: Ủy viên bộ chính trị, bí thư quân ủy trung ương, Nguyên Súy, Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Sau này , khi mất đi tên tuổi ông vẫn vang lừng không chỉ trong Việt Nam mà còn lan ra toàn thế giới (ông là một trong số 10 vị tướng tài ba nhất trên thế giới, cùng với các vị như Nã Phá Luân (Napoleon), Thành Cát Tư Hãn... là những người có ý nghĩa to lớn với lịch sử thế giới ), người ta tôn làm Đức Thánh Trần. Còn trong tín ngưỡng dân gian, người ta thường tôn danh ông là Đức Thánh Ông Trần Triều hay ngắn gọn hơn là Đức Ông Trần Triều.

Nếu một người có căn số hầu các giá nhà Trần thì giá Đức Ông có thể là giá mở khăn đầu tiên (vì Tam Tòa Thánh Mẫu không tung khăn), tuy nhiên cũng khá hiếm khi có người hầu về Đức Ông mà chỉ khi đại sự cần thỉnh ông về để trừ tà sát quỷ thì mới hầu ông (vì theo quan niệm cổ: “bóng” Đức Ông khá nặng nên không phải đồng cựu đã đội lệnh nhà Trần thì không thể hầu được) hoặc khi đại tiệc mở phủ thường thỉnh ông về chứng đàn Trần Triều (gồm voi, ngựa, thuyền rồng, tráp áo...) hoặc đồng mới tạ phủ và làm lễ đội lệnh nhà Trần. Khi ngự đồng, ông mặc áo đỏ, thêu rồng và hổ phù (có một số nơi hầu ông, chân đi hia, đầu đội mũ trụ), có thể mặc áo choàng bên ngoài, một số vùng hầu ông thường múa thanh đao. Khi về đồng, Đức Thánh Ông thường làm phép để sát quỷ trừ tinh (điều này chỉ có đúng đồng nhà Trần, có đội lệnh mới có thể làm như thế khi hầu ông) đó là: “lên đai thượng”nghĩa là cầm dải lụa đỏ thắt cổ (khi thắt vào cổ, mặt người hầu thường bạnh ra, đỏ,thì thế mới là thật đồng), lúc này người hầu dâng phải khéo léo móc một ngón tay vào dây thắt cổ để cho dãn bớt (vì dù là thật đồng nhưng Đức Thánh Ông chỉ giáng li giáng lai trên đầu đồng);“rạch lưỡi” nghĩa là dùng con dao hay vật nhọn rạch vào lưỡi người hầu để lấy máu (gọi là Đức Ông ban “dấu mặn”) sau đó phun ra tờ giấy phù hoặc rượu, có người xin giấy phù mang về để hộ thân trừ tà, có người bị tà mà quấy nhiễu lại xin rượu có máu, uống để trục tà; ngoài ra còn có uống dầu sôi, nung nóng bàn cuốc rồi đặt chân lên… Tuy nhiên, hiện nay, các lối hầu cổ như vậy đã ít dần, chỉ còn một số người khi hầu Đức Đại Vương Trần Triều là có thể làm như vậy. Làm như thế người ta gọi là làm phép nhà Trần ra uy, vậy nên văn hát giá Đức Thánh Ông Trần Triều có một số đoạn như:








Văn : Đức Trần Triều
Trình bày : Khắc Tư / Trích Album Văn Ca Thánh Mẫu
---------------------------------------------------------------
( Nếu Không nghe được các bạn vui lòng Dowload về máy sau đó Play
link : http://files.myopera.com/mantico/music/hatvan/ducongtrantrieu.mp3 )

“Thánh Ông có lệnh truyền ra
Các quan thủy bộ cùng là chư dinh
Hô vang trấn động Nam thành
Đánh Đông dẹp Bắc tung hoành mọi nơi”

Hay khi Đức Ông về ra uy tróc tà (lên đai thượng hay rạch lưỡi ban dấu mặn) người ta cũng hát rằng:

“Phép ông đôi má thu phình
Lưỡi thời lấy huyết quyết linh thần phù”

Do quan niệm dân gian nên khi có tà mà dịch bệnh người ta thường cầu đảo Đức Thánh Trần để sát quỷ trừ tà, nhất là phụ nữ bị bệnh về sản khoa (theo dân gian, phụ nữ bị bệnh sản khoa là do quỷ Phạm Nhan gây ra, mà Đức Ông lại là người đã chém đầu quỷ Phạm Nhan); ngoài ra có câu chuyện còn kể rằng nếu có giặc dã, vào đền xin Đức Ông mà thấy tráp kiếm có tiếng kêu bên trong thì nhất định là thắng lớn.


Đền thờ Đức Thánh Ông Trần Triều cùng với gia đình và tướng lĩnh của ông được nhân dân lập lên ở khắp nơi nhưng uy nghiêm và nổi tiếng nhất phải kể đến: Đền Kiếp Bạc ở Chí Linh, Hải Dương, được lập lên trên nền dấu tích ở nơi mà năm xưa ngài cho đóng quân doanh Vạn Kiếp, sau đó phải kể đến hai ngôi đền ở đất Nam Định, nguyên quán của ngài, đó là Đền Cố Trạch (Đền Trần) và Đền Bảo Lộc, đều thuộc Thiên Trường, Nam Định. Ngoài ra còn có Đền Phú Xá ở Hải Phòng (tương truyền là nơi đóng quân nghỉ chân năm xưa)

Ngày tiệc Đức Thánh Trần thường được tôn là ngày “giỗ Cha” của toàn thể dân tộc Việt Nam vào ngày 20/8 âm lịch (là ngày Đức Ông hóa) và được tổ chức long trọng nhất tại đến Kiếp Bạc. Ngoài ra vào giữa đêm ngày 14/1 âm lịch còn có tổ chức ban ấn của Đức Thánh Trần tại Đền Bảo Lộc.

Một số hình ảnh về ĐỀN TRẦN - Nam định










Chầu Lục Cung Nương




Chầu Lục Cung Nương. Chầu Lục vốn là người Nùng (vì vậy nên có người còn gọi bà là Mế Lục Cung Nương), con nhà lệnh tộc trên vùng Chín Tư, Lạng Sơn cũng dưới thời Lê Trung Hưng, Tương truyền, chầu vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, chẳng may để rơi chén ngọc nên bị trích giáng xuống trần gian. Chầu giáng sinh vào nhà họ Trần (cha họ Trần, mẹ họ Hoàng) vốn là lệnh tộc trên miền Lạng Sơn (lại có tài liệu cho rằng Chầu Bà giáng sinh vào nhà họ Quách vào giờ Mão, ngày Mão, tháng Mão, năm Kỉ Mão, được đặt tên là Quách Thị Hồng Hoa), được 19 năm thì mãn hạn về chầu Đế Đình, nhưng vì chầu còn thương nhớ phụ mẫu nơi trần gian nên Ngọc Đế cho bà hiển thánh, cai giữ miền non ngàn sơn trang, nơi rừng Chín Tư, Hữu Lũng. Cũng như Chầu Năm, Chầu Lục hiển ứng giúp dân làm trồng trọt. Tuy anh linh nhưng bà cũng rất đành hanh, còn lưu truyền rằng, chầu thường cùng các bạn tiên nàng giả làm các cô gái người Nùng, bán hàng, ung dung cợt khách qua đường.

Chầu Lục cũng là một trong các vị chầu danh tiếng trên ngàn có lẽ bởi vì chầu rất hay bắt đồng. Cũng như Chầu Đệ Nhị, người ta cũng thường hay thỉnh Chầu Lục về ngự đồng. Đôi khi Chầu Lục lại là giá chầu về sang khăn cho đồng tân lính mới và chứng đàn Sơn Trang trong lễ mở phủ. Chầu Lục cũng có thể chứng mâm giầu trình. Khi ngự đồng, chầu mặc áo màu lam (hoặc màu chàm xanh), khai cuông rồi múa mồi.

Đền thờ Chầu Lục Cung Nương được lập tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hạ phàm và hiển thánh) được gọi là Đền Lũng hay Đền Chín Tư. Trong năm ngày tiệc Chầu Lục có hai ngày là ngày 10/5 âm lịch (có người nói đó là ngày đản sinh của chầu nhưng điều này cũng chưa chắc chắn) và ngày 20/9 âm lịch (có người cho đó là ngày hóa, có người lại cho rằng đó mới là ngày đản sinh của chầu chứ không phải là 10/5 âm lịch). Trong văn hát sự tích của bà có đoạn như:


“Đêm đông xuống trần gian báo mộng
Hoàng Thị Nương tâm động bào thai
Mãn tuần chín tháng lẻ mười
Sinh ra Chầu Lục tốt tươi lạ thường”


Hay với sự tích theo một tài liệu khác cũng có bản văn hát rằng:


( Tượng thờ Chầu Lục ở Điện thờ Hữu Lũng - Lạng Sơn )

“Hữu Lũng châu cao sơn vị thủy
Chín Tư ngàn tú khí anh linh
Vốn xưa chầu ngự đế đình
Vừa gặp buổi trang đài mở yến
Chầu Lục vào dâng tiến kim bôi
Trống rung chưa kịp dư hồi
Bỗng dưng gió cuốn xảy rơi chén vàng
Trên bệ ngọc vua cha phật ý
Nổi lôi đình hạ chỉ chiếu ban
Đem đày chầu xuống trần gian
Thiên Đình định nhật khải hoàn hồi tiên
Vừa năm Kỉ Mão, tháng hai
Ngày Mão, giờ Mão trang đài nở hoa
Giáng vào họ Quách lương gia...”


Văn : Chầu lục 
Nghệ sĩ : Khắc Tư - Lưu Trọng Quỳnh 
Trích : Album Văn ca Thánh Mẫu
Hay có những đoạn rất buồn khi nói về cảnh chầu mãn hạn quy tiên:

“Vẹn một bầu nước trong leo lẻo
Trách trăng già sao khéo vẩn vơ
Vô tình ép uổng lòng tơ
Khéo sinh con tạo bởi duyên cớ gì
Hạn đến kì đôi mươi tháng chín
Ba thu về xa lánh hồn nương”

Hoặc còn có nhiều đoạn rất hay như:


“Ai lên tới sơn lâm châu thổ
Hỏi thăm đền chầu ngự nơi nao
Chín Tư, Hữu Lũng mà vào
Trên đền chầu ngự thấp cao mấy tầng
Anh linh lừng lẫy thượng ngàn
Đản tuần tháng chín Nam Bang khấu đầu
Trần gian đừng có trớ trêu
Hái măng kiếm củi chầu đều qưở ngay
Giở về mới biết linh thay
Nón xanh hài sảo kêu ngay chầu về”


mantico's BLOG ( chuyển bài sang ) 

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991