25 April 2011

Bộ ảnh OFFLINE 4 của anh Đoàn Kỳ Thanh tặng blog


CHẦU ĐỆ TỨ- CHẦU LỤC
Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai, hay còn gọi là Đệ Tứ Thánh Chầu, Chiêu Dung công chúa, Mai Hoa công chúa…. Ngài đứng ngôi vị thứ tư trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu. Chầu bà giá ngự về đồng với sắc phục mầu vàng. Chầu văn hát theo điệu dọc và cờn.
Chầu Lục là vị thánh người Nùng được thờ chính tại đền Lục Cung, thuộc thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn. Chầu bà thường giá ngự về đồng với sắc phục mầu xanh chàm, mầu xanh lam đậm, chầu văn hát theo điệu xá thượng.



CHẦU BÉ
Chầu Bé là vị thánh người Nùng được thờ tại đền Bắc Lệ, Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn. Thánh Chầu thường giá ngự về đồng với sắc phục mầu đen, xanh đen hoặc xanh chàm… ,chầu văn hát theo điệu xá thượng



CÔ BƠ
Dù ai buôn bán đâu đâu
Mười hai tháng sáu rủ nhau mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười hai tháng sáu thì về Ba Bông

Cô Ba Thoải hay còn gọi Cô Bơ Thoải , Cô Bơ Thác Hàn, Cô Bơ Bông là vị Thánh Cô đứng ngôi vị thứ ba trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô. Đền thờ chính của Cô là đền Ba Bông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Tiên Cô thường ngự về đồng với sắc phục mầu trắng, đầu vấn khăn vành dây. Sau khi khai quang, Tiên Cô chèo thuyền theo điệu múa đôi mái chèo.


CÔ SÁU
Cô Sáu Sơn Trang hay còn gọi là Cô Sáu Lục Cung là vị Thánh Cô thứ 6 trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô. Tiên Cô hầu cận Chầu Lục trong đền Lục Cung, tỉnh Lạng Sơn. Tiên Cô thường giá ngự về đồng với sắc phục màu xanh chàm, mầu xanh lam, hoặc mầu tím – chầu văn hát theo điệu xá thượng.


 CÔ BÉ
Trong các giá đồng, có thể nói giá Cô Bé Thượng Ngàn là giá đồng vui tươi, hào hứng nhất.
Riêng một thú trên ngàn thiếu lĩnh
Đỉnh non bồng một cảnh sơn trang
Xinh thay một thú Cô Bé Ngàn
Bầu Trời cảnh Phật phong quang bốn mùa
Trên bát ngát trăm hoa đua nở
Dưới cảnh rừng bầy thú dạo chơi
Chim bay chấp chới mọi nơi
Cá theo dòng nước đua bơi vẫy vùng


Hình ảnh : Đoàn Kỳ Thanh ( Nhà báo )
Lời dẫn : Soạn giả Phúc Yên


( ĐỂ XEM HÌNH ẢNH TỐT HƠN CÁC BẠN KÍCH TRỰC TIẾP LÊN ÀNH ) 

Lời cảm ơn ( offline 4 - 24.4.2011 )




Giá đồng : Cô Sáu Sơn trang ( photo : Đoàn Kỳ Thanh )

Để có được buổi offline thành công . BLOG xin trân thành gởi lời cảm ơn tới các bạn tham gia biểu diễn , cung văn , các bạn lên khăn áo , mạnh thường quân , các báo đài đưa tin về sự kiện này và ekip chương trình ở các vị trí Mod . Và đặc biệt blog xin gửi lời cám ơn chân thành tới GS Ngô Đức Thịnh, TS Nguyễn Xuân Diện, các thanh đồng đạo quan, các bác, các anh chị và các bạn từ mọi nơi đã đến với buổi offline. Mong rằng lần offline tiếp theo nhận được sự ủng hộ , chia sẻ và quan tâm của tất cả thành viên .

• NHỮNG VỊ TRÍ MOD THAM GIA

Nội dung :
Nhất – Admin /A. Trí Minh / Anh Hoàng
Dẫn chương trình ( MC ) :
Anh Quang / Anh Tuấn
Biểu diễn :
Bạn Phúc
Cung Văn :
Anh Tạ Hải Kình / Chị Vân (Nhị) / Bạn Trường
Âm Thanh :
Bạn Sơn
Trang trí :
Anh Tuân
Kế toán :
Chị Xuân / Huyền
Tiếp đón :
Anh Thành / Lương Hương Nguyên
Đạo cụ biểu diễn:
Quốc Bảo / Thanh Tùng
Công tác hậu cần:
Thái – tuyên quang

• CÁC TIẾT MỤC THAM GIA BIỂU DIỄN

- Chúa Nguyệt Hồ : Chị Giang – HN
- Quan Tam Phủ : Cô Nga – HN
- Chầu Đệ Tứ + Chầu Lục: Bạn Phúc – Hưng Yên
- Dâng Văn Chầu Bát
- Chầu Bé: Anh Hùng – HN
- http://www.blogger.com/img/blank.gifDâng Văn Ông Bẩy
- Ông Hoàng Mười : Bạn Nguyên – Tuyên Quang
- Cô Bơ : Bạn Thái – Tuyên Quang
- Cô Sáu: Bạn Đức Anh – HN
- Cô Bé: Cô Liên – Hưng Yên
- Tiết mục múa nón :  Hùng ( Hà Nội )

• CÁC NHÓM VÀ CÁ NHÂN THAM GIA DÂNG VĂN TẠI BUỔI OFFLIEN

- Huy – Nam Định : ( 0978512838 ) - Nguyệt / Trống phách / Hát
- Anh Quang và đồng nghiệp – Hưng Yên (0983938062) – Nguyệt / Trống phách /Hát
- Anh Hoàn và đồng nghiệp - Hưng Yên – Nguyệt / Trống phách / Hát
- Anh Điện và đồng nghiệp - Hà Nội - Nguyệt / Trống phách / Sáo / Hát
- Anh Hoan – Hà Nội - Hát
- Chị Vân - Hà Nội ( 0904114417) – Thập lục
Lã Anh Tuân và Bạn Dũng :  Hỗ trợ bên khăn áo

..................................
MẠNH THƯỜNG QUÂN

Tạ Hải Kình : 2.000.000 VND
Diệu Hoa : 1.000.000 VND
Chu Quốc Ân : 1.000.000 VND
Vũ Tất Thành : 500.000 VND
Lê Lánh ( Hà Nội ) : 200.000 VND
Đoàn Kỳ Thanh : 200.000 VND
 Huyền ( Hà Đông ) : 300.000 VND
 cô Phạm Toan ( Hưng Yên)  : 200.000 VND
Chị Vân :  200.000VND
Bùi Thị Bình :  200.000 VND
 Đặng Thiên Hùng ( Hà nội ) : 500.000VND
Phúc |( cô chín ):  tài trợ hoa quả
A Tuân ( Quảng cáo ) : tài trợ banner 4 

Rất mong lần offline tiếp theo của chúng ta sẽ thành công hơn nữa .

Nghe hát văn - xem lên đồng, offline lần thứ 4 của mantico


doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT: Tôi lại đến giao lưu với matico Hát văn lần thứ 4 để nghe hát văn và xem lên đồng. Tôi quen mọi người đến mức từ dưới nhà lên đến tầng 3, gặp ai cũng chào hỏi tôi với cái tên cúng cơm: "Chú Thành"!

Cả Hà Nội này chỉ có quán trà "Thiên Sơn" ở 88 phố Thanh Nhàn, Hà Nội tổ chức hát văn và lên đồng, một nghi lễ tâm linh mang sắc thái dân tộc truyền thống lâu đời của Việt Nam ta. Có lẽ số phận hát văn lên đồng trải qua sự tồn tại gian truân nhất từ xưa đến nay. Chỉ đến đời Nguyễn thì loại hình nghệ mang tính văn hóa tâm linh này mới sáng sủa hơn. Nhưng rồi lại trở về với nửa công khai, nửa bí mật, thậm chí được hát văn chứ không được lên đồng!- Một tín ngưỡng Tứ phủ bao giờ cũng đi song song với nhau, nhưng vừa khuyến khích vừa cấm. TS Frank Proschan từng nói: “Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Người Việt đã triển lãm nền văn hóa Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài. Những người tham gia hầu đồng chính là những người quản lý nhà bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hóa Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu”.

Thật là mừng, những người yêu thích hát văn, lên đồng lần này đông gần gấp đôi lần trước, gần 100 người. Tôi thấy có những bà cụ ở lứa tuổi U80 và cả các cháu trên 10 tuổi. Có nhiều cô mặc áo dài truyền thống, cũng có cô mặc váy ngắn như các cô chân dài hay măc.

Trong buổi giao lưu này còn có GS.TS Ngô Đức Thịnh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, nay là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam; TS Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm; KTS Đoàn Kỳ Thanh, là bộ ba tổ chức chương trình lên đồng tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại 24 Tràng Tiền Hà Nội trong tháng 2 vừa qua. Dự buổi giao lưu còn có anh Chí Minh, Hội Phật giáo. Mở đầu, mọi người nghe anh Quang cung văn ở Hưng Yên trình bày bản văn Công đồng. Tiếp đến là các cung văn và thanh đồng trình diễn. Anh chị em đã đề nghị GS.TS Ngô Đức Thịnh nói về nguồn gốc, lịch sử và nền tảng văn hóa của Đạo Mẫu, những giá trị văn hóa trong diễn xướng hầu đồng của Đạo Mẫu Việt Nam. Nhiều thanh đồng nói lên cảm nghĩ của mình khi trình diễn, nhiều người nói đã lên đồng rất nhiều làn ở đền phủ , nhưng trình diễn trước các nhà nghiên cứu thì run, không biết có đúng không ? Tuy nhiên chương trình một buổi sang như vậy là hấp dẫn và hiểu thêm nhiều vấn đề. Mọi người hy vọng không bao lâu nữa UNESCO sẽ công nhận hát văn - lên đồng là Di sản Văn hóa phi vật thể của nước ta. Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi giao lưu hát văn matico lần thứ 4.


Từ trái sang: Anh Trí Minh, KTS Đoàn Đức Thành, KTS Đoàn Kỳ Thanh, GS.TS Ngô Đức Thịnh, TS Nguyễn Xuân Diện.





Cô bơ / Thái ( Tuyên Quang ) 


Giáo sư NGô Đức Thịnh


Tiến sĩ : Nguyễn Xuân Diện ( Viện Nghiên cứu Hán Nôm )



Anh Trí Minh



Đội Cung văn tham gia OFFLINE



MC A. Quang giao  lưu với cô Nga ( Đền Lừ ) và Cô Liên ( Hưng yên )




Bài viết : Đoàn Đức Thành
Nguồn : http://my.opera.com/doanducthanh/blog/show.dml/29464202

21 April 2011

Mời tham gia " Những bạn yêu thích Hát Văn Lần 4 tại Hà Nội " ( Đăng ký )



      Giao lưu hát văn lên đồng lần 4 tại Hà nội
------------------------------------------------------ ( 22.03 Âm Lịch / Tức ngày 24 / 4 Duong )

Từ bao đời nay, Hát Văn vốn luôn được biết đến như một thể loại âm nhạc nghi lễ tín ngưỡng đặc sắc. Trải theo thời gian, dù đã được đưa lên sân khấu biểu diễn với nội dung lời ca mới nhưng nghệ thuật Hát Văn vẫn tồn tại nguyên vẹn chức năng thực hành xã hội khởi thủy của nó.

Gắn liền với tín ngưỡng Tứ phủ, Hát Văn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phụ trợ, kích thích sự thăng hoa, giao cảm giữa con nhang đệ tử với thế giới thần linh. Đây là mối quan hệ hữu cơ giữa một thể loại âm nhạc và một hình thức tín ngưỡng. Nghệ thuật âm nhạc dường như là một thứ phương tiện không thể thiếu khi con người muốn giao tiếp với thánh thần. Đó vốn là lẽ thường từ thủa hồng hoang của xã hội loài người. Thế nhưng, để định hình như một thành tố đóng vai trò chính yếu trong tín ngưỡng với trữ lượng lớn cả về số lượng và chất lượng nghệ thuật như Hát Văn thì có lẽ vẫn là điều xưa nay hiếm

Ở đây, dường như chúng ta có thể cảm nhận được rằng không có một thể loại âm nhạc tôn giáo tín ngưỡng nào ở Việt Nam lại đạt được tầm cao về tính thẩm mỹ nghệ thuật như Hát Văn. Trong đó, có thể tìm thấy sự phát triển tột bậc cả về làn điệu âm nhạc cũng như hệ thống kỹ thuật biểu cảm của nhạc thanh. Hiện thực sống động đó khiến cho âm nhạc Hát Văn nhiều khi mang dáng vẻ của một thể loại âm nhạc sân khấu biểu diễn hơn là âm nhạc của tín ngưỡng. Sức hấp dẫn, quyến rũ của nó đã được minh chứng trong nhiều giai thoại lịch sử.

Để " Hát văn " thực sự đến được với nhiều bạn trẻ những người có tâm với nghệ thuật hát văn trong tín ngưỡng Tứ phủ . Mantico trân trọng kính mời tất cả các bạn yêu thích hát văn tới tham dự buổi " Giao lưu " " Những bạn yêu thích hát văn " lần 4 . 

Rất mong nhận được sự ủng hộ từ tất cả các thành viên 

THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH 
------------------------------------------------------------------
Địa điểm : Thiên Sơn Trà ( 88 Thanh Nhàn - Hà Nội )
Thời gian : 8h30 Sáng ngày 22.03.2011 ( Âm Lịch ) 
Chi phí tham dự : 100K ( Bao gồm đồ uống và chi phí buổi offline 4 )/ các bạn sinh viên được giảm 50% 


( Rất mong nhận được sự ủng hộ đóng góp của các Mạnh thường quân tham gia buổi offline )

Các bạn chú ý

- Những bạn có năng khiếu về các nhạc cụ dân tộc ( đàn nguyệt , đàn tam thập lục , trống , phách , ....... ) xin vui lòng tham gia cùng mantico's blog trong lần OFFLINE 4 này nhé .
- Các bạn đăng ký tham gia Hát văn vui lòng tham gia và đăng ký để blog sắp xếp với các tiết mục biểu diễn một số giá đồng 
- Các bạn đăng ký tham gia các giá đồng vui lòng PM ở phần dưới comment để mantico tiện liên lạc và có sự sắp xếp từ trước

MỘT SỐ TIẾT MỤC GIÁ ĐỒNG BIỂU DIỄN

01 : -  Quan Đệ Tam
02 : - Chầu Lục
03 : - Ông Hoàng Mười
04 : - Cô Bơ ( Cô bé )
05 : - Cậu Quận
Các bạn đăng ký tham gia biểu diễn có thể liên hệ trực tiếp với Phúc ( cô chín )  :   0165 888  3981 
-------------------------------------------------------------------------------
Tham gia chương trình " giao lưu hát văn lần 4 " các bạn đăng ký thông tin ở dưới phần commnet bên dưới theo mẫu :
- Họ tên : ...........................................
- Tỉnh / Thành phố : ...........................
- Số Điện thoại : .................................
- Yahoo : ...................................
-------------------------------------------------------------------------------
Hoặc bạn có thể gởi đăng ký thông tin về  địa chỉ  sau : 
-  Mantico : 0926919990
Yahoo Mail : giothang4@yahoo.com



---------------------------------------------------------------
Đăng ký tại đây 




20 April 2011

Lịch trình đi lễ phủ 21.3 Âm Lịch


LỊCH TRÌNH ĐI LỄ PHỦ (  21.3.2011 ÂM LỊCH )

Địa điểm : Cổng Phủ Tây Hồ 
Thời gian : 16h - 21.3.2011 Âm lịch ( 24.4 Dương )
Chuẩn bị : BLOG đã chuẩn bị đồ lễ và sớ vì thế mọi người ko cần phải mua thêm đồ lễ . 

Để buổi offline 4 " hát văn lên đồng " giữ được nét văn hóa nhớ về cội nguồn . BLOG tổ chức lên phủ Tây Hồ xin lộc Mẫu với các thành phần tham gia là các thành viên yêu thích hát văn đến từ blog ( hatvan.tk ) . Rất Mong các bạn tham gia đến đúng giờ 
Thay mặt ( hatvan,tk ) Kính báo

MANTICO
Lên chùa bẻ một cành sen,
Lên chùa bẻ một cành sen
ăn cơm bằng đèn
đi cấy sáng trăng.
Ba bốn cô có hẹn cùng chăng, có bạn cùng chăng.
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
chơi trăng ngoài thềm ý rằng cầu cho.
Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm. 


Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991