22 June 2016

Hiểu đúng thế nào là yên căn yên số


HIỂU ĐÚNG THẾ NÀO LÀ YÊN CĂN, YÊN SỐ
Có lẽ mệnh làm tôi tứ phủ chẳng mong cầu gì hơn là bản thân có thể "yên căn, yên số, yên sổ thiên đình". Mong cầu là thế, nhưng để hiểu thế nào cho đúng thì không đơn giản, nhóm Đồng Âm sẽ có bài viết này để cùng tìm hiểu và chia sẻ cùng các bạn.

1. Yên căn, yên số là gì? Trước khi đến với định nghĩa về nó ta sẽ phân tích phủ định trước, người như thế nào là chưa yên căn yên số:
+ Người có căn số chưa trình đồng mở phủ:  những người này đang trong vòng cơ hành, trả nghiệp. Tuỳ vào phúc phận, duyên nghiệp mà mỗi người sẽ bị cơ hành khác nhau: cơ tiền, cơ tâm, cơ tình, cơ sức khoẻ, cơ kết hợp. (Các bạn có thể tham khảo đọc lại bài "Các kiểu cơ hành" ĐÂ đã viết rất rõ và đưa ra các trường hợp cụ thể)
+ Người đã trình đồng mở phủ những có những biểu hiện sau đây
- Vẫn chưa thoát khỏi vòng cơ hành, cuộc sống vẫn đảo điên thậm trí còn cùng cực hơn trước.
- Trên sập hầu nhưng bản thân cảm thấy không hoan hỉ, vui tươi, cảm thấy mình làm lỗi làm sai gì đó nhưng không tự mình lý giải được
- Đêm hôm vẫn mơ mộng đi đền đi phủ, mơ hết vị thánh này đến vị thánh kia về báo, mỗi lúc một kiểu lúc rõ ràng, lúc mơ hồ, hoặc mơ thấy ma quỷ, đi lang thang nghĩa trang, bị rượt đuổi...
- Đi lễ đền, phủ bị ốp bóng, đảo bóng, khóc lóc, quỳ lậy, mất kiểm soát.
- Thỉnh thoảng bị hết người này đến người kia ốp vào tự xưng là bóng thánh, gia tiên, vong...
- Ra hầu rồi vẫn hoang mang không biết ai là người cầm bản mệnh của mình (có người ra hầu nhưng thầy mở phủ không nói ai là người cầm bản mệnh, nói chung chung, hoặc nói theo kiểu căn người này, bóng người kia, ăn lộc người này, sát người kia...), hoặc biết nhưng vẫn cảm thấy có gì đó không đúng, không có cơ sở để tin...
- Thần tâm bất ổn, lúc nóng lúc lạnh, có những lúc mất kiểm soát như không phải mình, mất cân bằng cuộc sống, hoang mang lo sợ, mất niềm tin.
...

2. Tại sao người đã trình đồng mở phủ, bắc ghế cha ngồi bắc ngôi mẹ ngự mà vẫn chưa được yên căn yên số. Có thể có những lý do sau đây
+ Do đồng thầy
- "Làm lính có công, làm đồng có phép", không phải đồng nào cũng được cha mẹ giao cho chức phận làm "Đồng thầy", đồng hầu, đồng pháp, đồng dí, đồng soi, đồng chữa không được phép trình đồng mở phủ cho đồng con, nhưng vô tình hoặc tự ý làm đồng thầy dẫn đến làm sai, không mở thông được 4 phủ cho con đồng. Việc đồng thầy có khả năng mở phủ hay không, không thể nhìn bằng mắt dương được, vì vậy tốt nhất trước khi các bạn định theo đồng thầy nào trước hết phải tỉnh táo suy nghĩ thực tế xem người thầy đó có đủ tư cách, đủ tâm, đủ tài để dẫn dắt mình không?, những người thầy đã dẫn dắt hiện nay họ ra sao? cách thức, phong thái thầy làm việc như thế nào? Cái thứ hai là các bạn có thể sắm lễ ra đền thờ thánh nào linh thiêng, vào ban mẫu kêu xin mẫu, bề trên soi xét, soi đường chỉ lối cho mình "con nhất tâm 1 lòng 1 dạ quy hàng phật thánh, sám hối nghiệp duyên, con muốn tìm đồng thầy đủ tâm đủ đức đủ tài chỉ bảo dẫn dắt con, nay con biết đồng thầy tên...địa chỉ..., nếu người đó cơ duyên làm thầy của con xin cha mẹ cho con 1 đồng nhất âm nhất dương" sau đó bạn gieo đài xin.
- Do đồng thầy căn thấp, đồng con căn cao hơn, dẫn đến việc soi sai người cầm bản mệnh, hoặc soi đúng cũng không mở được. (đồng thầy căn hàng nào chỉ có thể mở cho đồng con căn ngang hàng hoặc thấp hơn, không mở được cho người căn cao hơn mình)
- Đồng thầy theo tà ma ngoại đạo, đồng thầy phủ thuỷ, mượn uy danh nhà thánh làm việc thánh thực chất thờ âm binh, ma quỷ, tà đạo...

+ Do đồng con
 Đồng con mặc dù được dẫn trình đúng cửa, mở thông 4 phủ, nhưng do sái tâm dẫn đến quay cuồng, đảo điên, tâm thần bất yên
- Sái tâm vì tiền: rất nhiều đồng con bắc ghế hầu cha hầu mẹ với suy nghĩ để xin lộc xin tài, xin ngân xin xuyến mà không hiểu rõ 1 điều bản thân việc bắc ghế hầu cha mẹ là trước là để tạ ơn cha mẹ, sau để tự tu lập bản thân theo chính đạo, bản thân mình phải tự cố gắng chứ không có chuyện ngồi 1 chỗ và mong cầu cha mẹ bàn tài ban lộc cho. Càng hy vọng thì càng thất vọng, càng mong cầu thì càng đảo điên, càng tìm càng không thấy, càng muốn nhiều thì càng thấy ít, dẫn đến loạn tâm, quay cuồng trong chữ tiền từ đó chuyển sang oán trách cha mẹ, đồng thầy...
 - Sái tâm vì háo danh, ham đạo: nhiều người căn cô căn cậu nhưng đi đâu cũng vỗ ngực là con mẫu, con quan, người chỉ là đồng hầu nhưng hầu xong lại mong cầu nhà thánh ban cho khả năng soi âm soi dương, làm thầy, được cái này lại muốn cái kia, lòng tham vô đáy, hậu quả là loạn tâm, tâm ma dẫn dắt rồi dẫn đến hại người hại cả bản thân mình. Khả năng của mỗi người là do cha mẹ sắp đặt ban cho, quyền lợi cũng đi kèm với gánh nặng, trách nhiệm chứ không oai, không hách gì cái việc làm thầy, làm thầy có chắc vững được tâm, làm đúng đạo, giúp đời giúp người hay có khả năng trong tay rồi vì tham tiền dẫn để làm sai làm láo... Nếu cứ làm sai mà bị phạt, bị chịu hậu quả ngay có lẽ không thầy nào dám làm, nhưng rất nhiều thầy chỉ nhìn được cái lợi trước mắt mà không nhìn được cái hoạ về sau, tới lúc bản thân tan nát, vận cả vào gia đình con cái, nhận ra thì đã quá muộn.

3. Kết luận: yên căn yên số là gì? Làm thế nào để yên căn yên số
Yên căn yên số là việc con nhà tứ phủ được đồng thầy dẫn trình đúng cửa cha cửa mẹ, bắc ghế hầu cha mẹ, mở thông bốn phủ. Bản thân đồng 1 lòng quy hàng phật thánh, sám hối nghiệp duyên, an tâm, biết đúng biết sai tu sửa bản thân theo con đường chính đạo. Bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, cuộc sống dần trở về bình thường trước lúc bị cơ hành, đồng hầu bắt đầu cân bằng cuộc sống, lo làm ăn, gia đình và tu đạo, những đồng sau được cha mẹ giao phó cho làm đồng soi, đồng pháp, đồng chữa...thì bắt đầu quá trình cân bằng âm dương, học hỏi, tu lập trước khi làm việc.

Đồng âm mong rằng sau bài viết này các bạn có cái nhìn đúng về "yên căn, yên số" từ đó có những quyết định tỉnh táo cho bản thân khi bước vào con đường tu đạo.

No comments:

Post a Comment

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991