17 September 2018

NGÔI ĐỀN ĐẶC BIỆT GIỮA LÒNG THỦ ĐÔ

NGÔI ĐỀN ĐẶC BIỆT GIỮA LÒNG THỦ ĐÔ

Nằm khiêm tốn trong một con ngõ nhỏ trên phố Thụy Khuê, Hà Nội, mang dáng vẻ lụp xụp, chắp vá với những mái ngói xô nghiêng như đang oằn mình trước sự tàn phá của thời gian song ngôi đền đó lại mang trong mình những câu chuyện đặc biệt và không kém phần bi hùng của lịch sử dân tộc trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỷ XIX .

Đó là đền Cố Lê, tên chữ là “Cố Lê Tiết Nghĩa Từ”, tọa lạc tại số 124 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Các nhân vật được thờ tại đền là những vị danh nhân mang thân phận rất đặc biệt và éo le trong buổi giao thời giữa hai thế kỷ XVIII-XIX của lịch sử dân tộc. Theo thông tin của ông Nguyễn Hồng Quảng – người trông coi đền cung cấp: Vào năm 1857, vua Tự Đức đặc sai bộ Lễ, bộ Công và các quan tỉnh điều tra, khảo cứu về thân thế sự nghiệp của các vị trung thần cuối nhà Lê. Sau đó chọn ra 23 vị trung thần tiết nghĩa và 10 tòng tự trong đó có 12 vị họ Nguyễn, 8 vị họ Lê, 8 vị họ Trần và các họ khác.

Đền được xây dựng ở phía Tây thành Hà Nội, tại phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận (nay là ngõ 124, đường Thụy Khê, Hà Nội) và hoàn thành vào năm 1860. Thứ tự các bài vị đều sắp đặt theo như lời bàn của Bộ Lễ. Chính giữa đền là linh vị của Trường Phái hầu Lê Quýnh, đặt tên thụy “Trung Nghị”. Bên tả thờ linh vị của 11 vị quan võ, bên hữu thờ 11 vị quan văn, tất cả đều được đặt tên thụy “Trung Mẫn” . Ngoài ra mỗi bên còn thờ 5 vị đại thần “tòng tự”.

Lật lại lịch sử:

Lê Quýnh là một võ quan dưới thời vua Lê Hiển Tông, nguyên quán tại hương Đại Mão, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông ra làm quan từ năm 21 tuổi, là tác giả của tập “Bắc hành tùng ký”, “Bắc hành lược biên” và “Bắc sở tự tình phú” nổi tiếng. Sau năm 1789, khi quân Tây Sơn dẹp yên 29 vạn quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống cùng Thái hậu, Thái tử và đám tùy tùng trốn chạy sang nhà Thanh. Ít lâu sau, Lê Quýnh nhận được thư của đại thần nhà Thanh Phúc Khang An sang Trung Quốc để giải quyết quốc sự. Ông cùng 13 vị sĩ phu trung thành với nhà Lê sang tìm gặp vua Lê Chiêu Thống để bàn đại chuyện. Tuy nhiên, khi gặp vua, Lê Quýnh mới biết sự thật là họ đã mắc mưu nhà Thanh: phải gọt tóc, mặc trang phục Mãn (để được lưu vong ở Trung Quốc theo luật nhà Thanh) và được ban chức tước, bổng lộc - những mong cầu cứu vua Thanh một lần nữa.
Triều đình nhà Thanh muốn nhóm Lê Quýnh cũng theo vua Lê Chiêu Thống. Tuy nhiên, mặc dù dụ dỗ đủ kiểu nhưng Lê Quýnh và những người sang sau nhất định từ chối. Vì vậy, cả nhóm ông bị bắt giam trong ngục nhà Thanh suốt 16 năm. Trong suốt thời gian đó, Lê Quýnh và các vị trung thần vẫn kiên quyết giữ lòng trung. Năm 1804, ông cùng cả nhóm “bất tuân” được thả về nước, mang theo thi hài của gia quyến vua Lê Chiêu Thống an táng tại Thọ Xuân - Thanh Hóa (đất phát tích của nhà Hậu Lê). Thời Lê Trung Hưng, người dân Đàng Ngoài mặc áo giao lĩnh, xõa tóc. Tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” kể lại: khi Lê Quýnh về nước, ông vẫn “xõa tóc, mặc áo cừu, đi thăm thú các chùa ở quê nhà” trong khi cách ăn mặc của người dân đã dần thay đổi theo tục Đàng Trong (mặc áo 5 thân, búi tóc). Năm 1805, Lê Quýnh qua đời. Các vị còn lại không nhận lời mời ra làm quan cho nhà Nguyễn mà chủ yếu về quê ở ẩn.

Giai thoại về các vị trung thần tiết nghĩa của nhà Lê đã từng gây nhiều tranh luận bởi nó gắn liền với một thời điểm hết sức nhạy cảm trong lịch sử và gắn với vị vua bị xem là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”. Tuy nhiên, có thể thấy lập trường của các vị trung thần này có thể không phù hợp với xu thế thời đại nhưng giai thoại trên cũng là một tấm gương sáng về tấm lòng trung quân ái quốc, không chịu khuất phục những kẻ ngoại bang.



Di tích hồi sinh:

Thăm đền Cố Lê vào ngày rằm tháng 2 âm lịch năm Mậu Tuất (tức ngày 31/3/2018), tôi không khỏi chạnh lòng về một chốn thờ tự tôn nghiêm ngày nào từng được triều đình nhà Nguyễn sắc phong đang xuống cấp trầm trọng. Khuôn viên đền xưa vốn rất rộng thì hiện nay đang bị các nhà dân lấn chiếm nghiêm trọng nhằm xây dựng nhà cửa kiên cố. Theo nhiều bài báo phản ánh trước đây, từ sau năm 1954 đền Cố Lê bị Hợp tác xã Hữu Nghị chiếm dụng vào mục đích sản xuất. Người dân muốn vào thắp hương phải được sự đồng ý của ông chủ nhiệm. Đồ tế khí đã bị thất thoát rất nhiều, chỉ còn 23 bài vị của các vị trung thần nhà Lê bị xếp vào một góc. Đến năm 1996, khu đất của đền bị hợp tác xã Hoa Sen thuê lại. Trước những kiến nghị của người dân địa phương, kể từ năm 2008, việc thu hồi đất trả lại không gian cho khu di tích mới bắt đầu được tiến hành. Tuy nhiên công việc này rất khó khăn và gian nan, phải trải qua rất nhiều công văn và các cuộc thanh tra của các cơ quan ban ngành. Hiện nay, không gian thờ tự của đền đã và đang được từng bước phục hồi. Tuy nhiên, do phường Thụy Khuê chưa thành lập ban quản lý di tích đền Cố Lê nên hai ông Nguyễn Hồng Quảng và Tô Đức Thanh (nguyên là cán bộ công tác Đảng và Mặt trân Tổ Quốc phường Thụy Khuê) tạm thời được giao nhiệm vụ trông coi và lo hương khói.

Khi bước vào trong nội tự của đền, tôi nhận thấy nơi đây có kiểu kiến trúc “Trùng thiềm điệp ốc” khá giống với kiến trúc cung điện trong cố đô Huế. Đền có 5 gian rất rộng. Các bài vị được tôn trí khá nghiêm trang theo đúng sắp xếp của người xưa. Tuy nhiên, nội thất vẫn còn khá sơ sài. Nhiều cột gỗ bị mối mọt, mục ruỗng nghiêm trọng. Nhà đền mở cửa đón khách thập phương lễ bái vào các ngày 30, mùng 1, 14, 15 Âm lịch hằng tháng.

Ông Tô Đức Thanh cho biết: Việc đòi lại được không gian thờ tự cho đền Cố Lê là một nỗ lực rất lớn của nhân dân cụm 3 phường Thụy Khuê. Hiện tại, bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, trong đó chủ yếu là sự đóng góp từ người dân địa phương và hậu duệ của các vị trung thần Lê triều; đền đã được gia cố tạm thời bằng hệ thống khung kim loại để chống sập, lắp các tấm nhựa chống dột, làm mới cửa và mua sắm các án thờ mới. Tháng 12/2017, đền đã cử hành đại lễ phụng nghinh an vị. Dự kiến, sau khi được công nhận là di tích lịch sử, địa phương sẽ xin ý kiến chỉ đạo của chính quyền quận Tây Hồ. Khi đó, việc trùng tu mới bắt đầu khởi động. Kinh phí để tiền hành trùng tu, nâng cấp đền Cố Lê là con số không hề nhỏ và cần phải có sự chung tay của cộng đồng.

Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, di tích “Cố Lê Tiết Nghĩa Từ” sẽ được phục hồi tương đối đúng với tầm vóc khi xưa.

No comments:

Post a Comment

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991