Showing posts with label Chèo. Show all posts
Showing posts with label Chèo. Show all posts

20 December 2010

Đào Liễu - Quốc Trung

Đường xa vạn dặm
Nhạc sỹ : Quốc Trung

Đường xa vạn dặm được dàn dựng theo tích Người con gái Nam Xương trong bộ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, kịch bản được viết lại bởi nhà văn trẻ Phan Huyền Thư – rất nhiều chất thơ và vẫn giữ nguyên được sự hoài cổ. Chỉ cần nghe thôi là đã biết ngay đó là nhạc cổ truyền Việt Nam, dù rằng làm nền cho nó là cả một dàn nhạc phương Tâyvới đủ cả piano, keyboard, bộ gõ điện tử… Theo Quốc Trung, điều quan trọng là âm nhạc của anh phải có nhiều màu sắc, phải thể hiện được sự đa tiết tấu (multi-rhythm) và đặc biệt phải đạt đến mục đích cuối cùng là mang lại những cảm xúc đích thực cho người nghe, hay nói khác đi là để người nghe phải cảm thấy xúc động khi thưởng thức Đường xa vạn dặm. Và quả thật, sự pha trộn một cách rất vừa phải, rất chừng mực giữa các loại nhạc khí Đông – Tây đã mang lại những kết quả như ý. Nhiều khán giả đã hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng những làn điệu ca trù của Thanh Hoài “đi” cùng dàn nhạc điện tử lại réo rắt và có sức lay động tâm can mạnh mẽ đến kỳ lạ.

Người nghe có thể cảm nhận được bầu không gian mênh mang mở ra ở bản Đào liễu cũng như những tâm sự thầm kín về một cuộc sống lứa đôi êm ấm của người con gái đang tuổi xuân thì. Khúc dạo đầu của bản Vọng nguyệt thấm đẫm chất progressive và hơi làm chúng ta liên tưởng đến Pink Floyd. Dàn nhạc điện tử đã thể hiện quá xuất sắc trước khi các nhạc cụ dân tộc “vào cuộc”. Nhịp trống canh, tiếng tiêu đã vẽ nên một bức tranh đêm khuya thanh vắng dưới ánh trăng vằng vặc thật đẹp, thật nên thơ, từng giọt piano rơi rụng đẩy tâm trạng của người chinh phụ lên thành sự bay bổng, lãng mạn. Bản Lưu lạc mới thực sự độc đáo. Tiết tấu được đẩy nhanh tới miức sôi động. Tiếng đàn cò (đàn nhị) réo rắt đan xen trong nhịp trống trầm hùng, tiếng phách mõ dồn dập như thôi thúc… Làn điệu Xẩm chợ sử dụng ở đây thật “đắt”. ở bản Dòng sông một bờ, tiếng piano gần như chỉ chơi ở gam trầm thực sự làm cho toàn bộ mạch truyện chùng xuống, nỗi tuyệt vọng được tô điểm thêm bằng làn điệu Nam Ai… Còn ở bản Hạc trong sương, tiếng đàn bầu não nề, tiếng sáo vi vút càng làm tăng thêm vẻ cô liêu, u tịch…

Bản Đường xa vạn dặm sử dụng làn điệu chèo uẩn khúc, tiếng người vợ như vọng lại từ chốn xa xôi vạn dặm. Câu chuyện khép lại bằng tiếng hạc kêu rầu rầu trong sương mù… Độc thoại được coi như phần vĩ thanh, là màn tự vấn mang màu sắc sám hối của người chồng, sử dụng đàn đáy với những âm sắc trầm đục, ngắn, làm nổi rõ hơn tính bi kịch của câu chuyện Đường xa vạn dặm.

Có thể coi CD Đường xa vạn dặm là concept album (tổng thể là một câu chuyện hoàn chỉnh nhưng khi tách ra, mỗi ca khúc vẫn mang nội dung riêng) đầu tiên ở Việt Nam. So với chương trình biểu diễn tại Nhà hát lớn thì CD Đường xa vạn dặm ngắn hơn, không có hai bản Ngồi tựa song đào và Chiếc bóng, nên cũng thiếu luôn phần quan họ. Bù lại, vì đây là âm thanh phòng thu nên chắc chắn sẽ được trau chuốt, chỉnh sửa kỹ lưỡng hơn. Ngoài ra, thứ tự các bản nhạc cũng bị thay đổi. Hạc trong sương từ mở đầu chuyển xuống số 5, Đường xa vạn dặm vốn là kết lại bị đẩy lên số 6. Nhưng theo lời nhạc sĩ Quốc Trung, vì CD này là một dự án độc lập nên những sửa đổi đó đã được tính toán kỹ lưỡng và chắc chắn không gây “thiệt hại” gì cho người nghe. Anh cũng rất tin tưởng rằng Đường xa vạn dặm sẽ được công chúng đón nhận, bởi hiện nay, “gu thưởng thức âm nhạc của công chúng ngày một chuyên biệt, sâu sắc và khắt khe hơn”, đồng thời “nhu cầu về những sản phẩm âm nhạc mang dấu ấn riêng biệt của cá nhân nhạc sĩ, ca sĩ được quan tâm rất đặc biệt”. CD của Lê Minh Sơn, Ngọc Đại hay Tùng Dương là những ví dụ điển hình.

Không còn mang tính chất thử nghiệm như lần đầu ra mắt, Đường xa vạn dặm lần này được coi là lời khẳng định của Quốc Trung với công chúng, rằng anh đã gặt hái được những thành công đầu tiên trên con đường mà anh đã chọn. Con đường đó có thể khó khăn, gập ghềnh, nhưng với niềm đam mê, bản lĩnh và sự “dám” thể hiện mình, chắc chắn Quốc Trung sẽ nhận được nhiều quả ngọt từ hạt mầm mà anh đã gieo ngày hôm qua! "

Đào Liễu - NSUT Thanh Hoài


Nếu bạn là một người thích xem và nghe chèo, chắc chắn bạn chẳng lạ gì với giai điệu của "Đào liễu". Làn điệu chèo này được viết dựa trên đoạn thơ lục bát có tên là "Đào liễu một mình" (có nơi gọi là "Đường thư"), nguyên văn như sau:

Đi đâu đào liễu một mình
Hai vai gánh nặng, nhật trình đường xa
Áo nâu xếp ở trong nhà
Khăn vuông nhiễu tím phất phơ đội đầu
Yếm điều em vẫn còn mầu
Răng đen da trắng mái đầu còn xanh
Mà em ở vậy sao đành
Sao em chẳng kiếm chút tình cùng ai
Sách rằng xuân bất tái lai...

Chèo : Đào Liễu 
Trình bày : Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hoài 
Hầu như không vở chèo dân gian nào là không có giai điệu của "Đào liễu", cho dù lời ca có thể đã được cải biên sao cho phù hợp với nội dung của vở chèo ấy. Và trong một ước muốn đem âm nhạc dân tộc Việt Nam đến với bạn bè thế giới, nhạc sĩ Quốc Trung đã chọn "Đào liễu" để phối lại theo phong cách World Music, trong chương trình "Đường xa vạn dặm" khá thành công của anh vào năm 2005. Cùng cảm nhận giai điệu chèo " Đào Liễu " trong phong cách mới của Quốc Trung ( tại đây )


( Trích lời dẫn : exorcist  blog )

17 December 2010

Ba mươi tết - Chèo cổ


          “ Hề mồi ba mươi tết” là một làn điệu nằm trong hệ thống  làn điệu Hề mồi. Có nguồn gốc văn học từ ca dao quan họ 

ba mươi tết



Trình bày : NSUT Xuân Theo

Ba mươi tết, tết lại ba mươi
                   Vợ thằng Ngô, đốt vàng cho chú khách
                   Một  tay cầm cái dù rách
                   Em đứng bờ song
                   Em trông sang, bên nước người
                   Hỡi chú chiệc ơi là chú chiệc ơi
                   Một tay cầm quan tiền
                   Một tay em sách thằng bù nhìn, em ném xuống song
                   Quan tiền nặng thì quan tiền chìm
                   Bù nhìn nhẹ thì bù nhìn nổi
                   Ới ai ơi! Của nặng hơn người
                                                                    ( ca dao )


                   Ba mươi tết tệt lại ba mươi
                   Thằng bé Ngô con, đốt vàng cho chú khách
                   Nó khấn cho minh bạch
                   Cho rạch cho ròi
                   Đồng tiền thì chìm
                   Bù nhìn thì nổi
                   Ới, ới chú chiệc ơi! của nặng hơn người
                                                          ( Bài 30 tết – Quan họ Bắc Ninh )
          Làn điệu “ Hề mồi 30 tết” được dùng cho hề mồi kể chuyện với nhau hát, nó thuộc loài bài hát ngoài tích trò của chèo. Nó có tích chất châm biếm, chê kẻ lấy chồng ngoại lai, nhưng lại có âm điệu ngậm ngùi thương xót cho số phận những người đó. Làn điệu này có thể sử dụng theo hai hoàn cảnh: Buồn thảm: dùng cho số phận không may của minh hoặc là dùng để châm biếm có chút ái ngại cho số phận những kẻ tham vàng phụ ngãi… Làn điệu trên thuộc loại đa dùng và có cấu trúc gồm: vỉa, trổ mở đầu, trổ thân bài và trổ nhắc lại 1,2,3,4

LỜI THƠ
          Vỉa:
                   Anh về Bắc quốc tám chín mười đông
                   Anh bỏ mẹ con tôi chịu chốn phòng không đợi chờ
          Trổ mở đầu:
                   Hôm 30 tết
                   Tết lại tối hôm 30
          Trổ thân bài:
                   Tôi là vợ người Ngô
                   Đốt vàng cho chú khách
                   Khấn cho minh bạch
                   Anh mới để cho mẹ con tôi
          Trổ nhắc lại 1:
                    Anh mới để cho mẹ con tôi
                   Mỗi một trăm chiếc đĩa
                   Đôi ba trăm chiếc bát
                   Một cân đường cát
                   Đôi ba cân đường phèn
          Trổ nhắc lại 2:
                   Tay là tay tôi cầm
                   Một bên bàn đèn
                   Một bên dù rách
                   Đầu tôi đội tay tôi xách chiếc chăn bong
                    Ra đứng bờ song
                   Trông sang bên nước người
                   Khóc chàng ba tiếng
                   Ơi hỡi chàng ơi
                   Thiếp tôi khóc chàng ba bốn tiếng
                   Khóc nay thiếp tôi khóc chàng
          Trổ nhắc lại 3:
                   Dù chàng có đi đâu
                   Bẩy tám chín năm trời
                   Bỏ ba bốn mẹ con tôi
                   Bỏ nheo bò nhóc, lóc nha lóc nhóc
                   Tay tôi cầm hòn đất
                   Tay tôi cầm hòn đá
                   Tôi quăng tôi ném xuống song
                   Có phải cái đạo vở chồng
                   Hòn đất hòn đá nó nổi lên
          Trổ nhắc lại 4:
                    Tay tôi cầm một bên quan tiền
                   Một bên thằng bù nhìn
                   Tôi quăng tôi ném xuống song
                   Thằng bù nhìn nhẹ thì nó lại trôi ngược
                   Quan tiền nặng nó lại trôi xuôi
                   Hỡi trời đất ơi
                   Thế gian của nặng hơn người
                   Chung hỡi tình chung


MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN " BA MƯƠI TẾT " 





Trình bày : NSƯT Minh Thu

KHI HÁT SẼ THÀNH:
          Anh ơi … í í anh ơi … ới ơi anh ơi!
          Anh về bên bắc quốc tám chín mười, mười đông …
          Ối anh ơi … anh bỏ mẹ con tôi luống chịu chốn phòng không i … tôi đợi i i ì i chờ.
                  
          Hôm ba là / ba mươi tết tết ới lại tới đến hôm ba / mươi / i i i ỉ / í i ( LK4)
                  
           Tôi i / vợ / người Ngô i / đốt vàng thời đi / cho chú khách khấn i / cho / thời minh bạch. Anh mới để thì cho mẹ con / i ỉ tôi / i  i ỉ / í i ( LK4)
                  
          Anh mới để  thì cho / mẹ con tôi có mỗi / một / trăm / chiếc đĩa i i i đôi ba / trăm / thì chiếc bát một / cân / đường cát đôi ba cân ba bốn / cân đường / phèn / i i i ỉ / í i ( KL4)

          I tay cái tay tôi cầm một / bên  thằng bù nhìn một i / bên / thì dù rách đầu tôi đội tay tôi xách chiêc chăn bông ra i / đứng / đứng bờ / sông / i ỉ ( xt2) tôi trông sang tới / bên nước người khóc i / chàng / này ba tiếng ới i / ới / i trời / đất / ơi / i ỉ / Ba bốn tiếng thiếp / tôi khóc chàng / khóc than này / tôi khóc chàng bốn năm tiếng ơi anh chão chuộc i / ơi / i ì y ỉ / í i ( LK4)

          anh chàng mà / có đi đâu bẩy i / tám / tám năm trời tám i chín i / chín năm trời / bỏ ba bốn / mẹ con tôi i / nheo / bò nhóc / bò nheo bò nheo / bò nhóc // lóc nhóc lóc nhóc ấy tay tôi / cầm / i hòn đất tay tôi / cầm / i hòn đá / tôi quăng tôi / ném xuống sông / có phải cái đạo vợ chồng / i hòn đất kìa hòn đá nó nổi / i ì lên / i ì i ỉ / í  i ( LK4)

          Tay là cái / tay tôi cầm một i / bên / thì quan tiền một i / bên / thằng bù nhìn / tôi quăng tôi / ném xuống sông bù nhìn nhẹ thì nó lại trôi ngược quan tiền nặng thì nó lại trôi xuôi ới  / trời i / đất / ơi / i ỉ ( xt2 ) ấy thế gian / sao của nặng hơn người chung i / hỡi / tình / chung

bài viết : BẢO HOÀNG ( MC )

13 December 2010

Chèo : Đào lý một cành ( Luyện năm cung )






ĐÀO LÝ MỘT CÀNH

trình bày :  NSƯT Thanh Bình  
( Luyện Năm Cung )

 Đây là điệu hát trong tích trò “ Trương Viên” khi được tiên dậy Thị Phương hát và vở  “ Từ Thức” vừa múa vừa hát. Bài hát có âm điệu của bài hát chầu văn dịu dàng, uyển chuyển, tính chất chữ tình, duyên dáng kín đáo tế nhị. Bài hát có thể dùng cho đơn ca nam, nữ hoặc đồng ca nữ. Dùng để thổ lộ tình cảm, ca ngợi quê hương đất nước. Bài hát gồm Trổ mở đầu, trổ thân bài, trổ nhắc lại 1,2,3

LỜI THƠ
Trổ mở đầu:
Đào lý một cành tơ trúc phím loan
Đêm nguyệt lặn sao tàn
Trổ thân bài:
Nàng rằng nàng ơi hỡi nàng
Đêm đêm nguyệt lặn sao tàn
Canh khuya chợt nhớ khách hồng nhan bên mình
Cây xanh thì lá cũng xanh 
Trổ nhăc lại 1:
Nàng rằng nàng ơi hỡi nàng
Cây xanh thì lá cũng xanh 
Tay đã vin được cành, thì hái lấy hoa 
Cung đàn tì bà ai khéo nẩy xang xế hồ xừ xang
Trổ nhăc lai 2:
Nàng rằng nàng ơi hỡi nàng
Cung đàn tì bà ai khéo nẩy xang xế hồ xừ xang
Long âm ngũ đối hồ xừ xang cống xang hồ
Anh thương cô nàng như lá đài bì
Trổ nhắc lại 3: 
Nàng rằng nàng ơi hỡi nàng
Anh thương cô nàng như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương
Mối tơ vương ruột tằm vấn vít

KHI HÁT SẼ THÀNH
I Đào lý có i một í i i cành / này tơ trúc phím í i i loan / cứ / cứ đêm đêm í i ( xt2 ) nguyệt i / rằng nguyệt lặn bóng ông sao í i i tàn / sao tàn i / ì i i ( LK4 ) 
II Nàng / rằng nàng ơi i / ới / í i i hỡi í i i nàng / cứ / cứ đêm đêm í i ( xt2 ) nguyệt / rằng nguyệt lặn bóng ông sao í i i tàn / này canh ì khuya sực nhớ / đến khách hồng nhan í i bên í i i mình / chốn / chốn cây xanh ì i ì ( xt2 ) thời / như i lá í i / í xanh / í i i xanh là cùng / cùng xanh i / ì i i ( LK4 ) 
III Nàng / rằng nàng ơi i / ới / í i i hỡi í i i nàng / chốn / chốn cây xanh í i ( xt2 ) này thời i / i lá i cùng xanh nay đã í i vin / vin được ỉ cành thời lại i / hái lấy / i hoa cung đàn tì i bà ì i ( xt2 ) ai / khéo i nẩy í i / í xang / í i xế hồ xừ / xừ xang i / ì i i ( LK4 ) 
IV Nàng / rằng nàng ơi i / ới / í i i hỡi í i i nàng / cung / đàn / tì bà ì i ( xt2 ) ai khéo í i nẩy / í hồ sang long long âm nay ngũ ì / i đối hồ xừ / xang i / cống xang i hồ anh thương các cô i nàng ì i (xt2) thời / như ì lá i / í bi / í i bi đà đài / đài bi i / ì i i ( LK4 ) 
V Nàng / rằng nàng ơi i / ới / í i hỡi í i nàng / anh thương / các cô i nàng ì i ( xt2 ) thời như cái / i lá i đài bi ngày í / i thời mà dãi nắng nắng / i đêm / thời đêm / thời dầu i / sương cái / mối tơ vương ì i i ( xt2 ) ruột / con í i tằm cô vấn í i / vấn vít i / i i í i 



Luyện năm cung được trích trong vở chèo  " Súy vân giả dại "  được dựa theo làn điệu  Đào liễu một cành . Đoạn Sau khi thoát khỏi cuộc sống không hạnh phúc tại gia đình Kim Nhan nghe theo Trần Phương một tên sở khanh ong bướm Súy Vân  giả  dại để đê thoát khỏi nhà Kim nhan . Bước ra khỏi cuộc sống trước kia Súy Vân mong chờ một cuộc sống hạnh phúc sẽ đến với nàng . Đoạn trích  " Luyện Năm Cung "  nói lên khao khát nhỏ bé của người phụ nữ muốn được có một gia đình đầm ấm , được chăm sóc chồng , ngồi dệt lụa còn chồng đọc sách 
"  Chàng ơi em về nhà chẳng vui canh cửi tầm tang 
Tay xe chỉ thắm , chàng bình văn chương ...."






Chèo : Luyện Năm Cung 



Trình bày : NSUT Thúy Mùi 


Trình bày : NSUT Xuân Theo


Đường trường tiếng đàn - Làn điệu chèo

Đường trường tiếng đàn - là một làn điệu nằm trong hệ thống các làn điệu đường trường ( trong chèo các nghê nhân thường chia các làn điệu chèo ra thành các hệ thống làn điệu khác nhau và thường là


1. Hệ thống các lối Nói, Vỉa, Ngâm Vịnh,
2. Hệ thống các điệu Sắp,
3. Hệ thống các điệu Hề,
4. Hệ thống các điệu ra trò.
5. Hệ thống các điệu Đường trường,
6. Hệ thống các làn điệu Vãn, Thảm,
7. Hệ thống các làn điệu đối đáp trữ tình.


Cũng có thể phân chia các làn điệu thành những bài hát để cho cùng một loại nhân vật hát hoặc những bài hát có âm điệu giống nhau, hay là những bài hát có tính chất thể hiện giống nhau hoặc là những bài hát có cùng một tên điệu ). Các điệu hát đường trường thường hay phổ các bài thơ dài, kỹ thuật phức tạp, nội dung có tình tiết câu truyện, tính tự sự và trữ tình rõ nét. Các điệu “ Đường trường “ theo tiếng nhà nghề goi là “ những bài bản lớn “ Trong hệ thống “ đường trường “ có rất nhiều bài hát dùng để hát lẻ mà không nằm trong vở chèo nào và “ đường trường tiếng đàn “ là một ví dụ. Đây là một điệu hát năm ngoài tích trò sử dụng dưới hình thức vỡ nước vào trò ( thông thường một gánh hát chèo xưa trước khi đi vào biểu diễn nếu nói như ngày nay là trước giờ mở màn, để thu hút khán giả các gánh hát chèo ngày xưa bao giờ cũng có màn thi nhịp hát vỡ nước những bài hát vỡ nước thường là những bài ca ngơi thần thành hoàng làng, ca ngơi quê hương đất nước ) hoặc sử dụng cho đơn ca nam nữ ca ngơi quê hương tươi đẹp.


Nôi dung của bài hát : là “ một tiếng đàn hay có thể cảm hóa được cá dưới nước, chim trên trời, làm cho lòng người nhẹ nhõm. Tính chất của bài hát là trữ tình, thơ mộng giầu chất thơ vui tươi rộn ràng. Đây là làn điệu thuộc dạng đa đùng ( có nghĩa là có thể dùng cho cả nam ca nữ, dùng trong mọi trường hợp … ) Bài hat có cấu trúc là 3 trổ hát gồm trổ thân bài, trổ nhác lại 2 và trổ nhắc lại ba


Đường trường tiếng đàn
Trình bày : Nghệ sĩ ưu tú Thanh Bình





Lời thơ như sau:
Trổ thân bài:
Đàn ai khéo nẩy tính tình
Một đàn cá lớn tựa ghềnh nó nghe
Lững lờ cá lội so le
Trổ nhắc lại 1:
Lững lờ cá lội so le
Kình ngư cá lớn lại đè cá con
Thị kỳ cá vượt vũ môn
Trổ nhắc lại 2
Thị kỳ cá vượt vũ môn
Chim khôn tha mồi về tổ mớm con trên cành
Não nùng tin tức thăm oanh
KHI HÁT SẼ LÀ
Khéo nẩy i / nẩy tính í tình ì / ì ỉ cung chứ cái / i cung đàn ai (xt2) ai khéo í i i nẩy / nẩy tính i / ỉ tình chứ một vài / đàn cái / con cá lớn nó mấy tựa i / ỉ ghềnh / mà nó nghe chứ / xong bên lững ì / í i lờ í i ì i í (xt2) thời con cá nó / i lội / chứ so le i / ới i lững thời xong / bên lững lờ ( xt2) thời con cá nó / i lội / chứ so / ì i le i / i ì i í / ì i i ( lk4)
Trổ nhắc lại 1


Thời con cá nó / lội / chứ so le i / ới i lững thời xong / bên lững lờ (xt2) thời con cá nó / i lội / chứ so / le chứ kình ngư / cái con cá lớn nó mấy lại i / ỉ đè / mà cá con chứ / xong bên thị ì / í i kỳ ì í i ỉ í (xt2) thời con cá nó / i vượt / chốn vũ môn i / ới i thị ì xong / bên thị kỳ (xt2) thời con cá nó / i vượt / chốn vũ / i ì i môn / i ì i í / ì i i ( lk4)
Trổ nhắc lại 2


Thời con cá nó / vượt / chốn vũ môn i / ơi i thị ì xong / bên thị kỳ (xt2) thời con cá nó / i vượt / chốn vũ môn cả con chim khôn / nó tha ỉ mồi về tổ nó mới mớm con / ở trên ỉ cành chứ / con chim phượng / ì í i hoàng í i ì i i (xt2) này tin ơi / i tức i / hỏi thăm oanh i / ới i phượng con / chim phượng hoàng (xt2) này tin ơi / i tức / hỏi thăm / ì i oanh i / i ì i í / ì i i


MỘT SỐ BẢN " ĐƯỜNG TRƯỜNG TIẾNG ĐÀN "

 Trình bày : Nghệ sĩ ưu tú Kim Duc 

Trình bày : Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hải 

Trình bày : Nghệ sĩ ưu tú Xuân Theo 



Bài viết : Bảo Hoàng ( MC BLOG )
chỉnh sửa : mantico BLOG
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991