20 December 2010

Đào Liễu - Quốc Trung

Đường xa vạn dặm
Nhạc sỹ : Quốc Trung

Đường xa vạn dặm được dàn dựng theo tích Người con gái Nam Xương trong bộ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, kịch bản được viết lại bởi nhà văn trẻ Phan Huyền Thư – rất nhiều chất thơ và vẫn giữ nguyên được sự hoài cổ. Chỉ cần nghe thôi là đã biết ngay đó là nhạc cổ truyền Việt Nam, dù rằng làm nền cho nó là cả một dàn nhạc phương Tâyvới đủ cả piano, keyboard, bộ gõ điện tử… Theo Quốc Trung, điều quan trọng là âm nhạc của anh phải có nhiều màu sắc, phải thể hiện được sự đa tiết tấu (multi-rhythm) và đặc biệt phải đạt đến mục đích cuối cùng là mang lại những cảm xúc đích thực cho người nghe, hay nói khác đi là để người nghe phải cảm thấy xúc động khi thưởng thức Đường xa vạn dặm. Và quả thật, sự pha trộn một cách rất vừa phải, rất chừng mực giữa các loại nhạc khí Đông – Tây đã mang lại những kết quả như ý. Nhiều khán giả đã hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng những làn điệu ca trù của Thanh Hoài “đi” cùng dàn nhạc điện tử lại réo rắt và có sức lay động tâm can mạnh mẽ đến kỳ lạ.

Người nghe có thể cảm nhận được bầu không gian mênh mang mở ra ở bản Đào liễu cũng như những tâm sự thầm kín về một cuộc sống lứa đôi êm ấm của người con gái đang tuổi xuân thì. Khúc dạo đầu của bản Vọng nguyệt thấm đẫm chất progressive và hơi làm chúng ta liên tưởng đến Pink Floyd. Dàn nhạc điện tử đã thể hiện quá xuất sắc trước khi các nhạc cụ dân tộc “vào cuộc”. Nhịp trống canh, tiếng tiêu đã vẽ nên một bức tranh đêm khuya thanh vắng dưới ánh trăng vằng vặc thật đẹp, thật nên thơ, từng giọt piano rơi rụng đẩy tâm trạng của người chinh phụ lên thành sự bay bổng, lãng mạn. Bản Lưu lạc mới thực sự độc đáo. Tiết tấu được đẩy nhanh tới miức sôi động. Tiếng đàn cò (đàn nhị) réo rắt đan xen trong nhịp trống trầm hùng, tiếng phách mõ dồn dập như thôi thúc… Làn điệu Xẩm chợ sử dụng ở đây thật “đắt”. ở bản Dòng sông một bờ, tiếng piano gần như chỉ chơi ở gam trầm thực sự làm cho toàn bộ mạch truyện chùng xuống, nỗi tuyệt vọng được tô điểm thêm bằng làn điệu Nam Ai… Còn ở bản Hạc trong sương, tiếng đàn bầu não nề, tiếng sáo vi vút càng làm tăng thêm vẻ cô liêu, u tịch…

Bản Đường xa vạn dặm sử dụng làn điệu chèo uẩn khúc, tiếng người vợ như vọng lại từ chốn xa xôi vạn dặm. Câu chuyện khép lại bằng tiếng hạc kêu rầu rầu trong sương mù… Độc thoại được coi như phần vĩ thanh, là màn tự vấn mang màu sắc sám hối của người chồng, sử dụng đàn đáy với những âm sắc trầm đục, ngắn, làm nổi rõ hơn tính bi kịch của câu chuyện Đường xa vạn dặm.

Có thể coi CD Đường xa vạn dặm là concept album (tổng thể là một câu chuyện hoàn chỉnh nhưng khi tách ra, mỗi ca khúc vẫn mang nội dung riêng) đầu tiên ở Việt Nam. So với chương trình biểu diễn tại Nhà hát lớn thì CD Đường xa vạn dặm ngắn hơn, không có hai bản Ngồi tựa song đào và Chiếc bóng, nên cũng thiếu luôn phần quan họ. Bù lại, vì đây là âm thanh phòng thu nên chắc chắn sẽ được trau chuốt, chỉnh sửa kỹ lưỡng hơn. Ngoài ra, thứ tự các bản nhạc cũng bị thay đổi. Hạc trong sương từ mở đầu chuyển xuống số 5, Đường xa vạn dặm vốn là kết lại bị đẩy lên số 6. Nhưng theo lời nhạc sĩ Quốc Trung, vì CD này là một dự án độc lập nên những sửa đổi đó đã được tính toán kỹ lưỡng và chắc chắn không gây “thiệt hại” gì cho người nghe. Anh cũng rất tin tưởng rằng Đường xa vạn dặm sẽ được công chúng đón nhận, bởi hiện nay, “gu thưởng thức âm nhạc của công chúng ngày một chuyên biệt, sâu sắc và khắt khe hơn”, đồng thời “nhu cầu về những sản phẩm âm nhạc mang dấu ấn riêng biệt của cá nhân nhạc sĩ, ca sĩ được quan tâm rất đặc biệt”. CD của Lê Minh Sơn, Ngọc Đại hay Tùng Dương là những ví dụ điển hình.

Không còn mang tính chất thử nghiệm như lần đầu ra mắt, Đường xa vạn dặm lần này được coi là lời khẳng định của Quốc Trung với công chúng, rằng anh đã gặt hái được những thành công đầu tiên trên con đường mà anh đã chọn. Con đường đó có thể khó khăn, gập ghềnh, nhưng với niềm đam mê, bản lĩnh và sự “dám” thể hiện mình, chắc chắn Quốc Trung sẽ nhận được nhiều quả ngọt từ hạt mầm mà anh đã gieo ngày hôm qua! "

No comments:

Post a Comment

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991