05 December 2010

Tục Bán Khoán ( văn hóa dân gian Việt nam )

Tục bán khoán
( Ghi chép : mantico's BLOG )

Trong dân gian , khi đứa trẻ sinh ra phạm vào giờ hung như : Giờ thiết xà , giờ kim tỏa , giờ Quan sát , người ta thường đem lên chùa bán khoán cho các vị thánh như : Đức Thánh Trần , Đức Phạm Ngũ Lão , Đức Ông ….



Thường thì xưa và nay , người ta bán khoán cho Đức Ông , ở chùa có tượng mặt đỏ , trùm vải đỏ , trông nghiêm nghị đầy thần khí , đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà bái đường của ngôi Chùa .
Khi tiến hành bán khoán , bố mẹ đứa trẻ lên chùa ( hay vào đền . nếu bán của Thánh ) nhờ vị trụ trì  hay người trông coi tại đó viết sớ , ghi rõ tên tuổi đứa trẻ , ngày tháng / năm sinh / giờ sinh / bán cho Đức Thánh tên là gì ….Kèm theo mâm lễ vật ( Thường là lễ mặn : Xôi gà , trầu rượu , vàng hương ), đặt lên ban thờ Đức Thánh  mà đứa trẻ cần bán tới , khi cúng xong ( cháy 2/3 hương )  thì đem hóa vàng sớ .
Thời gian bán khoán từ 10-12 năm  có khi tới 20 tuổi . sau đó mới làm lễ chuộc con về nuôi .
Trong thời gian làm con nuôi  Đức Thánh các ngày lễ trọng đại hàng năm như : rằm tháng Giêng , rằm tháng Bảy , Tết nguyên Đán ,  bố mẹ đứa trẻ khi đã lớn đến Đền , Chùa ,  thắp hương thắp hương khấn lễ “ cha nuôi “
Theo dân gian những đứa trẻ sinh vào giờ sau thì phạm vào giờ  hung bán khoán :
1-     Phạm giờ Thiết Xà
-         Sinh năm : Dần , Ngọ , Tuất :  Sinh giờ Tỵ
-         Sinh năm : Tỵ , Dậu , Sửu :  sinh giờ  Dần
-         - Sinh năm : Thân Tý Thìn :  sinh giờ Tỵ
-         Sinh năm : Hợi , Mão , Mùi , Thìn :  Sinh giờ  Mùi
2-     Phạm giờ Kim Tỏa
-         Tháng giêng :  sinh vào giờ Thân ,giờ Mão
-         Tháng 2 : sinh vào giờ Thìn
-         Tháng 3 :  Sinh vào giờ Mão
-         Tháng 4 :  Sinh vào giờ Dần
-         Tháng 5 :  Sinh vào giờ Sửu
-         Tháng 6 :  Sinh vào giờ Tý
-         Tháng 7 :  Sinh vào giờ Hợi
-         Tháng 8 :  Sinh vào giờ Tuất
-         Tháng 9 :  Sinh vào giờ Dậu
-         Tháng 10 : sinh vào giờ Thân
-         Thánh 11 :  Sinh vào giờ Mùi
-         Tháng chạp :  Sinh vào giờ Ngọ

 Chú thích :
Theo Phật giáo nguyên thuỷ, ông Cấp Cô Độc đã cúng khu vườn quý cho Phật làm nơi truyền đạo, ngoài ra ông còn có lòng tốt bảo hộ chư tăng, chu cấp cho người nghèo khó, cô nhi quả phụ, Do công đức đó nên người ta tôn ông là vị thần gìn giữ cho các ngôi chùa và có tượng thờ gọi là Đức Ông. Trong dân gian có phong tục khi đứa trẻ khó nuôi thì làm lễ "bán con lên chùa", chính gọi là bán khoán cho Đức Ông.

No comments:

Post a Comment

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991