11 December 2010

Lễ Hội chùa Keo Hành Thiện 2010

Lễ Hội chùa Keo Hành Thiện 2010

Như các bạn đã biết, hằng năm cứ đến tháng 9 âm lịch, cư dân thuộc Làng Hành Thiện, Xã Xuân Hồng Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định lại tổ chức Hội Làng Truyền Thống để mừng ngày sinh nhật của đức Thánh Tổ Dương Không Lộ (Không Lộ Thiền Sư 14-9 âm lịch). Hội diễn ra trong 5 ngày từ ngày mồng 10 đến ngày 15. Có 2 ngày chính là 12 và 15, cũng là 2 ngày dân làng Rước Kiệu truyền thống và diễn ra hội thi Bơi Trải, một nét văn hóa đặc trưng, độc đáo nhất mà không nơi nào có trên mảnh đất Việt Nam. Phóng sự ảnh sau đây tôi gửi tới các bạn ngắn gọn về nội dung chính của Lễ Hội năm 2010 và cũng giống như hằng năm, gồm có 2 phần chính quan trọng nhất là: Rước Kiệu và Thi Bơi Trải

Phần 1 – Lễ Rước Kiệu truyền thống




















Phần 2 – Hội thi Bơi Trải truyền thống
Tôi xin được nói qua về Hội Thi Bơi Trải truyền thống: Làng Hành thiện có tất cả 17 xóm (thống kê mới nhất) nhưng chỉ có 15 Trải (Thuyền đua) ứng với 15 xóm tham gia (vì xóm Trung mới nhập, xóm 12 và 13 nhập thành một Đội). Vì sao Tôi nói trên là một môn thi độc nhất vô nhị vì ở đây là Bơi Trải đứng (Chèo đứng như chèo đò), mỗi Trải có 10 người tham gia, trong đó có 1 ông lái và 9 người chèo. Tư thế chèo ở đây các bạn hình dung như chèo đò để dễ hiểu nhất (không giống như các hội thi chèo thuyền của những địa phương khác trên đất nước Việt Nam là ngồi và cầm mái chèo vục xuống nước). Bắt đầu xuất ở trong sông con (một dòng sông chảy quanh co theo trục của làng Hành Thiện) độ dài của sống chừng 4-5km, đi hết con sông này đoàn đua sẽ ra tới sông lớn là sông Ninh Cơ (nhánh của sông Hồng), và thực hiện luật thi là chèo vòng quanh con sông này với 3.5 vòng rồi quay về bắt Têu (như dân địa phương hay gọi) hay Nêu (theo đúng nghĩa của nó) trong sông con, nếu đội nào về đầu thì sẽ dành giải nhất. Trung bình mỗi cuộc thi bơi trải diễn ra từ 3.5 - 4 h đồng hồ) Đây là môn thi đấu cổ truyền rất tuyệt vời đáng được ghi nhớ cũng như lưu trong sử sách của Dân tộc ta, và vẻ đẹp của nói khó ở môn thi nào có được. Giải thưởng của nó thì chẳng đáng là bao với vài trăm ngàn đồng và những tấm bánh dày, nhưng môn thi này đã ăn sâu vào trong tâm thức của người dân ở vùng quê tôi, nó đã là một điều gì đó thiêng liêng mà là một niềm kiêu hãnh không thể khuất phục. Tôi tự hào về nó…
























CHÈOOOOOOOOOO......










































































































































Thực hiện:
Vũ Quang Thành 2010

1 comment:

  1. hỡi cô thắt dải lưng xanh
    có về Nam Định với anh thì về

    ReplyDelete

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991