Quan họ Quan họ là một làn điệu dân ca, một lối hát giao duyên nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nội dung chính trong buổi hát quan họ thường là khi hai bên nam-nữ hát đối nhau. Bên nam gọi là liền anh, bên nữ gọi là liền chị. Các câu hát có thể được chuẩn bị sẵn, nhưng ra đến khi đối đáp nhau thì thường dựa trên khả năng ứng biến của hai bên. Các chàng trai, cô gái xứ sở quan họ hào hứng, hồi hộp đón chờ ngày hội làng, bởi trong những ngày hội đó, họ được thức thâu đêm, suốt sáng để được nghe, được hát và thi hát. Qua đó, họ học thêm ở nhau những câu ca, những làn điệu mới, họ tìm thấy ở nhau sự đồng cảm qua những ánh mắt, nụ cười. Quan họ hiện đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho Bộ Văn hóa Thông tin có kế hoạch lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Nguồn gốc Tên gọi Quan họ đã có từ rất xa xưa, không ai biết chính xác vì sao lại có tên gọi này. Có rất nhiều giả thuyết lý giải cho tên gọi Quan họ, nhưng cho đến nay chưa có giả thuyết nào có đủ tính thuyết phục. Có giả thuyết cho rằng Quan họ là thể loại âm nhạc của "Họ nhà quan" nên được gọi là Quan họ (Khác với các thể loại dân ca khác, Quan họ không được sinh ra từ tầng lớp nhân dân lao động, mà được sinh ra từ tầng lớp trung lưu nông thôn) Cũng có truyền thuyết cho rằng, có một ông quan cưỡi ngựa đi qua Làng Diềm xá (xã Hòa Long, huyện Yên Phong), gặp một cô gái đang hát điệu dân ca. Ông quan dừng ngựa lại (họ) để nghe, mê tiếng hát và đặt tên là làn điệu quan họ. Các loại làn điệu quan họ Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ quý... Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Ảnh hưởng của quan họ đến tân nhạc Nhạc sĩ Phó Đức Phương trong sáng tác "Những cô gái quan họ" đã viết "Trên quê hương quan họ, một làn nắng cũng mang điệu dân ca..." Một số bài hát quan họ: Trống cơm Tình bằng có cái trống cơm Khen ai khéo vỗ Ố mấy bông mà nên bông Ố mấy bông mà nên bông Một bầy tang tình con xít Một bầy tang tình con xít Ố mấy lội, lội, lội sông Ố mấy đi tìm, em nhớ thương ai Đôi con mắt ố mấy lim dim Đôi con mắt ố mấy lim dim Một bầy tang tình con nhện Ô ố ô ô mấy giăng tơ Giăng tơ ô mấy đi tìm, em nhớ thương ai Duyên nợ khách tang bồng Duyên nợ khách tang bồng... Trúc xinh Cây (i) trúc xinh, tang tình là cây trúc mọc Qua (i) lối nọ (i) như bờ ao Chị Hai xinh tang tình là chị Hai đứng đứng, đứng nơi nào qua lối như cũng xinh (láy) Cây (i) trúc xinh, tang tình là cây trúc mọc Qua (i) lối nọ (i) như bên đình Chị Hai xinh tang tình là chị Hai đứng đứng, đứng một mình qua lối như cũng xinh (láy) Cây (i) trúc xinh, tang tình là cây trúc mọc Qua (i) lối nọ (i) cơn mưa rào Lòng tôi yêu tang tình là chị Hai có có dạ nào qua lối như làm ngơ (láy) Còn duyên Còn duyên là duyên kẻ đón a đón người đưa Hết i duyên là duyên đi sớm (sớm) về trưa í mặc lòng Người còn không đây tôi vẫn ở không Tôi mà còn không, đây em chửa có chồng Đây tôi chửa có ai, tính a tinh tính tình tình tinh A hội hà, hư hội hừ là hứ hội hừ Còn duyên là duyên ngồi gốc (gốc) cây thông Hếtí duyên là duyên ngồi gốc (gốc) cây hồng là hồng hái hoa Có yêu nhau sang chơi cửa chơi nhà Cho thầy là thầy mẹ biết để đuốc hoa (đuốc hoa) định ngày Tính a tinh tính tình tình tinh A hội hà, hư hội hừ là hứ hội hừ Còn duyên là duyên buôn nụ (nụ) bán hoa Hết i duyên là duyên ngồi gốc cây đa (chứ) đa đợi chờ Đừng thấy tôi lắm í bạn mà ngờ Tuy rằng tôi lắm bạn nhưng vẫn chờ (là chờ) người ngoan Tính a tinh tính tình tình tinh A hội hà, hừ hội hừ là hứ hội hừ Lý cây đa (Bắc Ninh) Trèo lên quán dốc ngồi gốc ý y cây đa là lý lý như cây đa Hỡi cô phú lý tình là cô mặc áo vỏ già hoa lý như nâu non...vỏ già hoa lý lý như nâu non Chẻ tre đan nón là lý lý như ba tầm Ai đan phú lý tình là cho người đội đêm rằm là lý lý như tháng Giêng...là lý lý như tháng Giêng Khách đến chơi nhà Trình bày : Thủy Cải Khách đến đến chơi hự nhà là chơi hự nhà Đốt than ấy ơ dầu mà quạt nước mấy pha trà là mời người xơi...là chén ấy a trà này Quý vậy ơ...quý vậy đôi người ơi Mỗi người là người xơi mỗi chén ấy cho em ý y vui lòng...là em ấy ơ muốn cho Sông cạn ấy ơ đấy liền Để tôi ấy ơ dầu mà đi lại mấy kẻo phiền là đò samg là...tối ấy ơ vào chùa Bây chừ ý ơ linh à nha Gần chùa là chùa chẳng bén mấy duyên hương ý y chút nào...là sáng có cả trăng chùa Sáng ấy ơ sáng cả vườn đào Ba bốn người là người ngồi đấy...mấy người nào là còn không là...có ấy à nên chăng Se sợi ý ơ chỉ hồng Khách đến đến chơi hự nhà là chơi hự nhà Đốt than ấy ơ dầu mà quạt nước mấy pha trà là mời người xơi...là chén ấy a trà này Quý vậy ơ...quý vậy đôi người ơi Người ở đừng về Con nhện giăng mùng Kẻ Bắc, người Nam |
07 December 2010
Quan họ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát
10- Ông Chín Cờn
Tứ phủ Thánh Cô
Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
5 - Cô Năm Suối Lân
6 - Cô Sáu Sơn Trang
7 - Cô Bảy Kim Giao
8 - Cô Tám Đồi Chè
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ
No comments:
Post a Comment