Showing posts with label Hát Văn. Show all posts
Showing posts with label Hát Văn. Show all posts

11 February 2011

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn


Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được coi là hoá thân của Mẫu Đệ Nhị . Chầu cũng vốn là Thiên Thai Tiên Nữ, con vua Đế Thích, cai quản sơn lâm thượng ngàn, quyền hành khắp hết 81 cửa ngàn đất Nam Việt. Lại có sự tích cho rằng, bà cũng giáng sinh vào quý tộc Lê gia (có tài liệu ghi lại tên bà là Lê Thị Kiểm) ở vùng Thác Cái Thác Con, Hà Giang, sau này trở thành Bà Chúa Thượng Ngàn . Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị chầu bà có quyền hành tối cao của toà Sơn Trang (mà đa phần các vị chầu bà đều ở trên sơn trang) nên gần như bà là vị có quyền cao nhất hàng chầu, chỉ sau Chầu Đệ Nhất.

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu hay giáng đồng nhất trong hàng chầu (từ đồng tân đến đồng cựu ai cũng thỉnh chầu về ngự, để ban tài tiếp lộc sơn lâm sơn trang). Chầu ngự về đồng thường mặc áo màu xanh (xanh la hay xanh lá cây), cầm quạt khai cuông rồi múa mồi. Chầu Đệ Nhị thường hay ngự về trong các đàn mở phủ để chứng đàn Sơn Trang (kể cả với người không mở đủ bốn toà sơn trang mà chỉ mở một toà xanh). Ngoài ra khi đồng tân lính mới vào hầu cũng thường thỉnh chầu về để sang khăn cho đồng mới. Và đặc biệt, khi Chầu Đệ Nhị ngự đồng vào dịp lễ tiệc (đặc biệt là lễ Thượng Nguyên) trong năm, thì thường có nghi thức gọi là “trình giầu”. Khi chầu về ngự đồng, những con nhang đệ tử nào có căn số, đã lập bát hương bản mệnh, sẽ ngồi giữa chiếu ngự, phủ khăn đỏ và trên đầu đội mâm giầu trình (gồm cau, lá trầu, vỏ thuốc, thuốc lào, thuốc lá…), khi đó người ngồi đội giầu phải đặt lên mâm giầu trình 13.000 (thông thường là thế, có nơi thì là 15.000) dâng lên Chúa Sơn Trang và 12 cô tiên nàng hầu cận là những vị chứng mâm giầu của mình, lúc đó chầu sẽ cầm bó mồi (hoặc hương đã đốt cháy) khai cuông, chứng mâm giầu rồi xin tiền đài, nếu được nhất âm nhất dương (có một đồng tiền xấp, một đồng tiền ngửa) nghĩa là Phật Thánh đã chứng cho người ngồi đội giầu đó, rồi người đội giầu lễ tạ và đi ra để cho người khác vào tiếp tục.

Cũng như Chầu Đệ Nhất, Chầu Đệ Nhị được thờ phụng ở bất cứ nơi nào có rừng núi có Mẫu Đệ Nhị ngự. Nhưng khi thỉnh chầu, người ta thường hay nghĩ tới Đền Đông Cuông là nơi in dấu rõ nhất ở tỉnh Yên Bái. Vậy nên khi thỉnh chầu, văn hay hát rằng:



“Dâng văn tiên chúa Thượng Ngàn
Đông Cuông, Tuần Quán giáng đàn chứng đây”

Khi nói về sự tích của chầu văn cũng thường hát :

“Vốn dòng công chúa thiên thai
Giáng sinh hạ giới quyền cai thượng ngàn
Quyền cai Bảo Lạc Hà Giang
Thượng cầm hạ thú hổ lang khấu đầu”

Hay khi có nghi thức “trình giầu”, văn cũng hát:

“Hôm nay có mâm giầu trình
Trước trình cửa Phật, sau trình Vua Cha
Trình lên Quốc Mẫu,Chúa Bà
Năm Toà Ông Lớn , Chầu Bà Sơn Trang
Trình lên Tứ Phủ Ông Hoàng
Tiên Cô Thánh Cậu chứng mâm giầu trình”


Bài viết :  Dương Minh Đức
Ảnh chụp Mẫu Đầm Sen  
Blog : mantico ( http://hatvan.tk )
Hát văn : Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn 
Trình bày : Khắc Tư
Hình ảnh :  Thanh đồng Diệu Hoa

17 January 2011

Căn số và Hầu Đồng


Căn số và hầu đồng 

1- Tìm hiểu về chữ căn

Căn vốn có nghĩa là gốc rễ (rễ cây),nó còn có nghĩa để chỉ căn do (nguyên nhân) của sự vật hiện tượng.Số là số mệnh,số phận của con người.Quả là kết quả có được theo Luật Nhân quả.Dân gian cho rằng số mệnh con người do con tạo xoay vần,do thiên cơ định sẵn ,nghĩa là do trời định.Đạo Phật không có quan niệm số mà chỉ có quan niệm về luật nhân quả :gieo nhân nào gặt quả đó, không có chuyện số phận do một thế lực siêu nhiên nào tạo ra.Thông thường người Việt Nam vẫn tin cả số mệnh và luật nhân quả.Vậy căn số có thể hiểu là số phận con người không phải ngẫu nhiên mà đã được định trước bị chi phối bởi quy luật nhân quả ( người ta còn gọi là căn quả). Luật nhân quả xét tới cả tiền kiếp và hậu kiếp. Khi xem xét tam kiếp (ba sinh): tiền kiếp-hiện kiếp- hậu kiếp (kiếp trước , kiếp này và kiếp sau gọi chung là ) Phật giáo giải thích được chuyện có người ăn ở lương thiện mà vẫn nghèo khổ, xui xẻo ,kẻ phá bĩnh làm việc ác mà vẫn sung sướng chưa bị quả báo là do họ vẫn còn nghiệp báo từ kiếp trước và quả báo chưa hiện ra trước mắt nhưng chắc chắn sẽ hiện ra

2 -  Căn đồng số lính, căn tứ phủ..

Căn đồng số lính có thể hiểu là số phận của 1 người đã được định sẵn là phải ra hầu thánh để làm lính,làm đồng bốn phủ.dĩ nhiên điều đó cũng tuân theo quy luật nhân quả:gieo nhân nào thì gặp quả đấy,dĩ nhiên cũng như gieo hạt giống thì đến lúc hạt nẩy mầm thành cây cây ra hoa kết quả thì cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh vào tay người chăm sóc,Hạt giống đc chọn để gieo tuy ko phải giống tốt nhưng ngày nay bạn chăm sóc tốt cây vẫn có thể ra trái ngon và ngược lại.Bạn nghĩ xem nói về căn đồng số lính cũng có thể có trường hợp 1 người kiếp trước báng bổ thần thánh, phá hoại đền chùa ,không tin vào nhân quả,không thành tâm biết ơn các vị thần thánh..hay chế giễu những người đi lễ thành tâm nơi cửa thánh,cũng có thể họ thấy nam giới đi lễ họ chê cười thì kiếp này có thể họ lại phải đèn hương phụng sự,ra bắc ghế hầu thánh,.Điều gì cũng có thể sảy ra .Cũng có thể tiền kiếp tuy ta nhất tâm phụng sự cửa thánh nhưng chưa trọn vẹn thì kiếp này ta lại tiếp tục phụng sự.Và còn muôn ngàn căn do khác mà ta ko biết dc.Nhưng như mình đã nói dù hạt giống ko tốt nhưng nếu kiếp này ta sống tốt chăm sóc tốt cho cây của chúng ta thì nó cũng có thể ra hoa thơm quả ngọt.

3 -  Mở phủ:


Mở là mở đầu, phủ là nói về tín ngưỡng thờ tam tứ phủ. Tín ngưỡng thờ tam tứ phủ đặc trưng bởi nghi thức hầu đồng. Mở phủ chính là nghi lễ mở đầu để cho một người trở thành một đồng tử (con đồng).Thưc tê vẫn có những người mở phủ mà không hầu và không mở phủ nhưng vẫn hầu.Nhiều người làm lễ trình đồng tiễn căn, tức là trình lên tứ phủ để xin thần thánh xem xét về căn đồng của mình và xin tiễn căn ( thải đồng) hay nói nôm na là trả nợ tứ phủ rồi và xin trở lại là người bình thường không có đồng bóng gì nữa.Kết luận: căn mở phủ, căn đồng cũng có nghĩa như nhau

4 -Vị thánh cai đầu đồng và cầm bản mệnh .

Người ta cho rằng mỗi người có một vị thần cai quản số mệnh của mình ( vị thần cầm bản mệnh). Mỗi tín ngưỡng, tôn giáo..lại có những vị thần khác nhau. Có thể vị thần cầm bản mệnh lại là chư Phật và Bồ Tát, hay các vị thần trong đạo giáo trung hoa như ngọc hoàng, nam tào tinh quân.....Cũng nhiều sách viết về vị thần cầm bản mệnh nhưng lại nói danh hiệu về các loài hoa như quế hoa công chúa, mai hoa công chúa..Trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ các vị thần cầm bản mệnh hiển nhiên là các vị thần thuộc hệ thống tam tứ phủ.Các vị đó gồm quan lớn, chầu bà, thánh hoàng,thánh cô, thánh cậu...Các vị thánh Mẫu được coi là thần chủ của tín ngưỡng này và với hình tượng uy nghi các ngài được quan niệm là không cai bản mệnh của ai cả ( mặc dù thực tế vẫn có số ít các thầy bói phán căn mệnh của một người là căn Thánh Mẫu , hay có người tự nhận là căn Mẫu được Mẫu báo mộng này nọ...).Các vị thần cầm bản mệnh là cai quản căn số của một người. Các vị chấm đầu đồng cũng có vai trò tương tự nhưng là cai quản về căn đồng số lính của một đồng tử. Chấm đồng cũng giống như chấm lính bắt lính. Hình dung một người được các quan lại thời xưa chấm lính ( biên tên vào sổ đi lính) rồi sau đó đến thời hạn các quan lại bắt lính.Về đồng bóng các cụ xưa có câu:

Chấm đồng từ thủa mười ba
Đến năm mười bảy phải ra trình đồng

Các con số có tính chất thí dụ không mang tính cố định, người ta có thể hát khác đi như:

Chấm đồng từ thủa lên ba
đến năm muời tám phải ra trình đồng

Nhiều người quan niệm về mối liên hệ giữa vị thánh căn mệnh của mình và số phận bản thân mình.Những quan niệm đó đa phần là truyền miệng và cũng không thuyết phục. Thí dụ như ghế cô bơ thì tình duyên trắc trở, căn ông bảy thì mê cờ bạc, căn chầu bé thì tính đành hanh, căn ông mười thì đỗ đạt làm quan to...

Nếu xét về luật nhân quả thì quan niệm trên không đúng. Nhưng thưc tế rất nhiều người sau khi đi xem bói nghe nói mình căn ông bảy thì bắt đầu tập hút thuốc, căn cô chín thì muốn học tử vi để sau này bói, căn chầu lục thì tập ăn trầu... Mọi người đều muốn chững tỏ mình là căn vị thánh đó. Nhiều người nói là họ đua đòi là kệch cỡm. Nhưng xét cho cùng con nào cũng muốn giống mẹ giống cha. Nếu một người mộ một vị thánh nào đó thì cũng rất có thể vị thánh đó là vị thần cầm bản mệnh của họ, bởi lẽ đó cũng là nhân duyên.Mọi người rất muốn biết vị thánh căn mệnh của mình.Có người được mơ thấy thần thánh, đi xem bói, được người ngồi đồng phán bảo, xem trong sách, hay tự cảm nhận...Đối với riêng tôi để tìm vị thánh bản mệnh nên tìm hiểu hai chữ tâm linh có tâm thì ắt có linh

5 -  Chữ đồng: Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ( tôi không dùng từ đạo Mẫu) thì nghi lễ hầu đồng ( hầu bóng, hầu thánh, lên đồng...)

là một nghi lễ quan trọng và mang tính đặc trưng. Từ đồng thường được viết dưới dạng chữ hán nôm là :. Có nhiều cách giải thích về chữ đồng ( trong đồng bóng) và hầu hết đều cho rằng đồng là người được bóng thánh (hoặc linh hồn) ốp vào .Giải thích chữ đồng ở đây giống chữ đồng trong từ chỉ đứa trẻ con là vì khi hầu đồng thì người ngồi đồng giống như chiếc ghế để thánh ngồi ( từ cốt có nghĩa là xác, có thể quan niệm khi hầu thánh người ngồi đồng chỉ là xác để chư thánh điều khiển ).Khi đó người ngồi đồng không còn là chính mình nữa mà mang hình bóng của thần thánh (không quan niệm hồn thần thánh nhập vào và chỉ quan niệm bóng thánh ảnh vào mà thôi). Người ngồi đồng giống như đứa trẻ con thơ ngây trong sáng , quên đi cái tôi của mình mà hóa nhập vào hình bóng thần thánh.

6 - Các nghi lễ :Tôn nhang bản mệnh -Trình đồng tiễn căn- Trình đồng mở phủ ( còn có trình đồng rồi khất một khỏag thời gian rồi mới ra hầu)

Việc tôn nhang bản mệnh có thể làm với tất cả mọi người, những ai muốn tôn thờ vị thần bản mệnh để vị đó che chở có thể làm nghi lễ này. Cuốn lục thập hoa giáp có ghi vị thần bản mệnh theo 60 hoa giáp. Ứng với mỗi người tra năm sinh thì sẽ ra và không phân biệt hay ghi chú về việc có căn đồng hay không. Hơn nữa chữ đồng đâu liên quan khi một người tôn nhang bản mệnh.
Thông thường khi làm lễ mở phủ người ta cũng làm lễ tôn nhang bản mệnh cho tân đồng, thường có một bát nhang để tân đồng mang về hương khói hoặc có thể gửi ở đền , điện..Nhưng cũng có người mở phủ mà không làm lẽ tôn nhang- họ cho rằng mở phủ là đã tôn thờ huơng khói tất cả chư vị tiên thánh rồi. Về căn đồng nhiều người giải thích là nợ tứ phủ và phải ra trình đồng để giả nợ. Nôm na là nợ đồng thì phải trình đồng. Có người trình đồng mở phủ và có người trình đồng tiễn căn. Trình đồng tiễn căn áp dụng với những người có đồng nhưng không có điều kiện để mở phủ ( vì sau lễ mở phủ người ta còn phải hầu đồng tiếp) hoặc không muốn mở phủ, hay quan niệm về nhẹ căn nhẹ số nên có thể không cần phải hầu còn người nặng căn nặng số thì bắt buộc phải ra.

Trình đồng mở phủ xong thì người đó được gọi là tân đồng sau ba năm thì được coi là một thanh đồng thật sự thường thì trong ba năm đầu người ta có thể thay thầy đổi chủ, và khi đủ ba năm kể từ ngày mở phủ thì có thể coi là yên ổn và không nên mở phủ lại nữa. Các cụ có câu ba năm thử lính chín năm thử đồng có lẽ vì vậy mà sau mười hai năm ( một giáp đồng) thì người có khả năng hay gọi là có căn số làm quan thầy có thể làm một buổi lễ nhận sắc ấn để làm thầy thiên hạ.
Nghi lễ trình đồng mở phủ và trình đồng tiễn căn tương đối giống nhau.Người ta thường bày bốn chum nước có dán giấy 4 màu đỏ xanh trắng vàng , tương ứng với bốn phủ thiên nhạc thủy địa ( dán vào thân chum hoặc nắp chum) .Lễ mở phủ thì có mở nắp chum còn lễ tiễn căn
( bài viết : Soạn giả Phúc Yên )
mantico's blog

11 January 2011

Quan Lớn Điều Thất

Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên
-------------------------------------------------------------------------------------
bản tích : Dương minh đức
bản văn : Soạn giả phúc yên
mantico's Blog

Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên. Ông là con trai thứ bảy của Vua Cha Bát Hải Động Đình, luôn luôn kề cận túc trực bên vua cha. Ông là vị văn quan được vua cha giao cho biên sổ, coi giữ kho tàng kinh thư nơi Thuỷ Cung. Quan lớn luôn cứu giúp người trần gian, hễ ai là người sống hiếu thuận đều được quan biên chép sổ sinh được thọ trường. Ông cũng không giáng trần.

Quan Điều Thất thường không ra ngự đồng vì ông chỉ làm việc cận bên vua cha, nhưng khi hầu về hàng quan lớn, sau khi thỉnh Ngũ Vị Tôn Ông, đều phải thỉnh quan về tráng bóng. Trong số ít trường hợp ông ngự về đồng, ông thường mặc áo đỏ điều thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương và khai quang.

Tuy không giáng trần, nhưng ông lại linh ứng giúp dân nên được nhân dân lập đền thờ tại tỉnh Thái Bình (gần Đền Đồng Bằng thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, vì ông luôn kề cận bên vua cha) là Đền Quan Lớn Điều Thất. Khi thỉnh ông ngự đồng, văn thường hát:


Bản văn : 
Trấn Nam thiên hải hà trung tú
Nổi dấu thiêng trong phủ Thái Ninh
Con vua Thuỷ Quốc Động Đình
Đào tiên Điều Thất anh linh khác thường
Bóng ông lớn anh linh tế độ
Tài lược thao văn vũ ai qua
Đêm ngày chầu trực vua cha
Sắc phong làm chúa quốc gia cầm quyền
Trước sân rồng ngôi cao lồ lộ
Vâng lệnh truyền tế độ muôn dân
Uy ra lẫm liệt thánh thần
Giang hà ngoại hải đội ân phục lòng
Bóng ông lớn thung dung khí tượng
Vẻ râu rồng mắt phượng ai đương
Thông minh chính trực uy cường
Trừ tà sát quỷ phép càng thần thông
Giá ngự đồng những người thanh quý
Tuyên văn chầu giáng khí anh linh
Có phen biến tướng hiện hình
Hô phong hoán vũ phép kinh ai tày
Có phen ngự Phủ Giày Thiên Bản
Vào quỳ tâu chính quán mẫu vương
Có phen chơi cảnh Đồi Ngang
Chầu đền thánh Mẫu Thượng Ngàn anh linh
Lên Thiên Đình chầu vua Thượng Đế
Lại về chầu Thuỷ Tế Long Cung
Thuyền rồng chèo quế buồm lan
Khi chơi nước nhược khi sang ngũ hồ
Có phen dạo kinh đô thành thị
Ngự lầu hồng phủ tía thảnh thơi
Có phen dạo khắp mọi nơi
Tiêu dao Tây Trúc thảnh thơi Phật tiền
Có phen ngự Tản Viên Tam Đảo
Hội quần tiên đàm đạo xướng ca
Cung đàn thánh thót thánh tha
Rượu tiên thơ thánh thần cơ đua tài
Quan về giáng phúc trừ tai
Khuông phù đệ tử xuân lai thọ trường.
--------------------------------------------------------------------------------------------
( PM : Các bạn có hình ảnh các giá đồng  Quan lớn điều thất  / và tư liệu xin vui lòng chia sẻ cùng BLOG nhé / Chân thành cảm ơn  )

04 January 2011

Sơ lược về hát Chầu Văn

SƠ LƯỢC VỀ HÁT CHẦU VĂN

     
  Hát chầu văn còn được gọi  là hát văn, hát văn chầu thánh, hát bóng….
Đó là hình thức lễ nhạc trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ, cũng như tín ngưỡng thờ Trần Triều . Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn chau truốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh .
1. Phần lời của chầu văn :
Chầu văn sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn , song thất lục bát, lục bát, nhất bát song thất ( có thể gọi là song thất nhất bát gồm có một câu tám và hai câu bảy chữ ) , hát nói…
Các thí dụ minh họa:
-         Thể thất ngôn: ( trích đoạn bỉ của văn công đồng )

森森鶴駕從空下
Sâm sâm hạc giá tòng không hạ
顯顯鸞輿滿坐前
Hiển hiển loan dư mãn tọa tiền
不舍威光敷神力
Bất xả uy quang phu thần lực
證明功德量無邊
Chứng minh công đức lượng vô biên

-         Thể song thất lục bát: ( Trích văn Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên)
Chốn cung tiên mây lồng ánh nguyệt
Cảnh bầu trời  gió quyện hương bay
Cửu trùng tọa chín tầng mây
Thiên Tiên Đệ Nhất ngự rày trung cung

Gió đông phong hây hây xạ nức
Bộ tiên nàng chầu chực hôm mai
Dập dìu nơi chốn trang đài
Chính cung Mẫu ngự trong ngoài sửa sang


-         Thể lục bát: ( Trích văn Chầu Đệ Nhị )
Trên ngàn gió cuốn rung cây
Dưới khe cá lặn chim bay về ngàn
Canh khuya nguyệt lặn sao tàn
Chiếc thoi bán nguyệt khoan khoan chèo vào
Gập ghềnh quán thấp lầu cao
Khi ra núi đỏ lúc nào ngàn xanh
Thượng ngàn Đệ Nhị tối linh
Ngôi cao công chúa quyền hành núi non

-         Thể song thất nhất bát ( Trích văn Cô Bơ Thoải)
Nhang thơm một triện,trống điểm ba hồi
Đệ tử con, dâng bản văn mời
Dẫn sự tích thoải cung công chúa

Tiền duyên sinh ở:thượng giới tiên cung
Biến hóa lên về Động Đình trung
Thác sinh xuống ,con vua thoải tộc

Điềm trời giáng phúc ,thoang thoảng đưa hương
Mãn nguyệt liền,hoa nở phi phương
Da tựa tuyết ánh hường tươi tốt

-         Thể hát nói: ( Trích văn Quan Đệ Nhị )
Nhác trông lên tòa vàng san sát,
Không đâu bằng Phố Cát, Đồi Ngang
Đá lô xô nước chảy làn làn
Điều một thú cỏ hoa như vẽ

Nhạn chiều hôm bay về lẻ tẻ,
Trên sườn non chim sẻ ríu ran.
Nuớc dưới khe tung tính tiếng đàn,
Trên đỉnh núi tùng reo điểm trống

Ngần ngật Sòng Sơn kiêu dĩ lộng
Thanh thanh chi thủy chiếu trần tâm
Sơn chi cao hệ thủy chí  thâm
Đây thực chốn non nhân nước trí


2. Các nhạc cụ dùng trong hát chầu văn : Các nhạc cụ chính gồm đàn nguyệt ( đàn kìm) , trống ban ( trống con), , phách, cảnh, thanh la, Ngoài ra hát chầu văn còn sử dụng nhiều khạc cụ khác như: trống cái, sáo, đàn thập lục, nhị, kèn tàu, chuông, mõ…


2. Các hình thức hát chầu văn:
Thực tế có nhiều hình thức hát chầu văn như hát văn thờ , hát văn hầu thánh, hát văn thi và hát văn cửa đền. (nội dung chưa viết)

3. Các làn điệu trong hát chầu văn :
Hát chầu văn sử dụng nhiều làn điệu ( hay còn gọi là lối hát, cách hát). Người xưa còn gọi làn điệu là cách . Thí dụ như điệu bỉ thì gọi là bỉ cách, điệu dọc thì gọi là dọc cách…
 Chầu văn có hơn chục làn điệu bao gồm:
Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú rầu ( phú dầu) , Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn Xá, Kiều Dương, Hãm , Dồn, Hát Thỉnh , Hát Sai ( Hành Sai), ngâm thơ. Ngoài ra còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói trong ca trù,  hát then, hò Huế, hồ quảng, hát canh …..

3.1-Bỉ Cách: đây là làn điệu mở đầu cho hình thức hát văn thờ. Thông thường điệu Bỉ đuợc hát trên thể thơ thất ngôn tứ cú ( bốn câu mỗi câu bảy chữ) hoặc thất ngôn bát cú ( tám câu mỗi câu bảy chữ) nhưng cũng có khi điệu này có thể hát trên các thể thơ khác như song thất lục bát, lục bát, song thất nhất bát. Trong các bản sự tích chư thánh được hát thờ thì đoạn bỉ thường là đoạn giới thiệu tóm tắt nội dung chính của cả bản văn. Các đoạn bỉ cũng thường sử dụng nhiều câu đối nhau ( biền ngẫu). Một điều đặc biệt nữa đó là điệu bỉ chỉ có trong hát văn thờ mà tuyệt nhiên không có trong hát văn hầu đồng :

Ví dụ:
Bỉ ( thất ngôn tứ cú) – Trích văn công đồng 
Biểu diễn: Khắc Tư- Trọng Quỳnh


video

Thần kim ngưỡng khải tấu chư tôn

Tọa thượng dương dương nghiễm nhược tồn

Nguyện thỉnh pháp âm thi huệ lực

Tùy cơ phó cảm nạp trần ngôn


Bỉ ( thất ngôn bát cú) – Trích cảnh thư đường văn:
Biểu diễn: Trọng Quỳnh- Văn Trung.

video


Xe phượng từ vâng sắc Ngọc Hoàng
Giáng sinh Lê Thị dấu thiên hương
Hây hây mặt ngọc phô nền trắng
 
Rờ rỡ môi soi ánh nhị vàng
Hiển hách đã vang trong phủ Nghĩa
 
Anh linh nổi tiếng chốn Sòng Sơn
 
Từ vâng ngọc ấn gia phong tặng
Náo nức xa gần khắp bốn phương

Bỉ ( song thất nhất bát kết hợp cùng thể hát nói )– Trích văn tứ vị đại cờn:


video



Tấu thỉnh Đại Cờn Nam Hải thiên tôn

Liệt tiết chiếu thập nhị hải môn
Kính đức ánh tam thiên tịnh độ

Tối linh tối tú đại từ đại bi
Trình tiền vi nam tống mẫu nghi
Hoá hậu quán nữ trung thần vị

Nhất môn chính khí vạn cổ anh phong
Cổn hoa vinh lịch đại bao phong
Lễ nhạc hấp quần phương ca vũ
( 3 trổ thơ của thể song thất nhất bát)

Biểu tiết na sơn danh bất hủ
Dương thanh càn hải thủy vô trần
Truớc linh thông tự nhật vọng vân
Khu cảm ứng chiêm thiên vọng thánh
(Thể hát nói- biến thể của song thất và thất ngôn)

Kim thần nhất tâm bái thỉnh khải tấu thiên tôn
Phú văn ngôn tuyên dương đôi huyệt

Bài viết : QUÁCH TRƯỜNG LÂM

27 December 2010

SƠ LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ



SƠ LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ
bài viết : Soạn Giả Phúc Yên 

1. MỞ ĐẦU

          Đã từ lâu tâm linh, tín ngưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt.Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục phổ biến và có từ lâu đời. Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như Mẹ ĐấtMẹ Nước, Mẹ Lúa… đến các vị nữ anh hùng , các vị Công Chúa, Hoàng Hậu, hay bà Tổ cô của dòng họ, bà Tổ nghề của một làng nghề… trong dân gian.Các vị  nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu .Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.




       Một tín ngưỡng có sức ảnh hưởng rộng rãi ở nước ta là tín ngưỡng thờ Mẫu và tam,tứ phủ với nghi lễ đặc trưng là hầu đồng (hầu bóng, lên đồng...).Trong tín ngưỡng này, Thánh Mẫu được tôn thờ là vị thần chủ quyền năng cai quản toàn vũ trụ.Theo quan điểm đó vũ trụ được chia ra làm ba miền (ứng với tam phủ) hoặc bốn miền (ứng với tứ phủ).

2.QUAN NIỆM VỀ TAM PHỦ , TỨ PHỦ:


QUAN ĐIỂM THỨ 1 :

         A - TAM PHỦ GỒM :

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ
2.     Đệ Nhị  Địa Phủ
3.     Đệ Tam Thoải Phủ
           B - TỨ PHỦ GỒM : 

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
2.     Đệ Nhị  Địa Phủ  ( cõi đất)
3.     Đệ Tam Thoải Phủ  ( miền sông nước)
4.  Đệ Tứ Nhạc Phủ ( miền núi rừng)

QUAN ĐIỂM THỨ 2 :



    Sự sắp xếp theo thứ tự trên của các phủ ( Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc) có lẽ theo lịch sử xuất hiện của tam, tứ phủ.Theo quan điểm đó thì tam phủ có truớc và tứ phủ có sau với sự ra đời của nhạc phủ.Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc.Song song với đó quan niệm tứ phủ với một trật tự khác cũng rất phổ biến đó là Thiên ,Nhạc ,Thuỷ , Địa với danh hiệu của bốn phủ như:

          A - TAM  PHỦ GỒM 

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ
2.     Đệ Nhị  Nhạc Phủ
3.     Đệ Tam Thoải Phủ
           
B- TỨ PHỦ GỒM:

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
2.     Đệ Nhị  Nhạc Phủ ( miền núi rừng)
3.     Đệ Tam Thoải Phủ  ( miền sông nước)
4.  Đệ Tứ Địa Phủ  ( cõi đất)

       Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa kia nữa.Quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý theo mặt không gian từ cao xuống thấp.Cao nhất là tầng trời (Thiên); sau đó đến vùng cao nguyên rừng núi ( Nhạc); sau đến vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải),rồi mới đến vùng địa phủ.




      Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu : Màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ) ; Màu trắng (thoải phủ) ; Màu vàng (địa phủ). Để dễ theo dõi ta lập bảng tổng hợp sau



Tín ngưỡng thờ tam phủ tứ phủ thật diệu kỳ, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng lại không hề mâu thuẫn bởi vì chung quy lại đó đều là tôn thờ Thánh Mẫu tôn thờ toàn vũ trụ . 


3.TAM TÒA THÁNH MẪU:
   Tam tòa Thánh Mẫu được coi là ba vị Thánh Mẫu quyền năng tối cao,tương ứng với tam phủ và tứ phủ như vừa trình bày . Xét quan điểm thứ nhất, trong các khoa cúng thưởng thỉnh danh hiệu các vị Thánh Mẫu như sau: 
1.     Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
2.     Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
3.     Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
4.     Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa

Có bốn vị thánh Mẫu tương ứng với bốn phủ nhưng tam tòa Thánh Mẫu thì chỉ nói về ba trong số bốn vị Thánh Mẫu mà thôi. Chính vì vậy nên có nhiều quan điểm về thứ bậc trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Ta thường gặp 2 quan điểm sau:


Hai quan điểm này dường như giống trong quan điểm về tam phủ đã nói ở trên (thiên - địa- thoải  thiên - nhạc -thủy). Có điều Mẫu Liễu Hạnh được coi là thần chủ là khởi nguồn của tín ngưỡng này nên cả trong hai quan điểm đều có nói đến ngài. Quan điểm thứ nhất thường thấy trong các bản văn cúng, các bản chầu văn. Quan điểm thứ hai lại rất thường gặp trong việc thờ tự. Mẫu Liễu Hạnh vừa là Mẫu Địa Tiên vừa được coi là Thiên Tiên Thánh Mẫu .Thần tượng của ngài thường được tôn trí với trang phục màu đỏ và ngự bên trái là Mẫu Thượng Ngàn ( trang phục màu xanh) và bên phải là Mẫu Thoải ( trang phục màu trắng):

Nhiều nơi thờ tam tòa Thánh Mẫu là tam thế giáng sinh của Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) ứng với ba lâng giáng trần của ngài : lần đầu ở Vỉ Nhuế, Đại Yên, Nam Định lần thứ hai ở Phủ Giày, Nam Định và lần thứ ba ở Đông Thành, Kẻ Sóc, Nghệ An  ( có ý kiến cho rằng lần thứ ba Mẫu giáng là ở Nga Sơn Thanh Hóa).Cụ thể như cung Mẫu trong phủ chính Tiên Hương, cung Mẫu đền Dâu ( Ninh Bình)... đều thờ tam thế Vân Hương Thánh Mẫu. Ta cũng thường gặp nhiều nơi ban thờ đề tam tòa Thánh Mẫu nhưung chỉ tôn trí một pho tượng Mẫu mà thôi.

       Xét về mặt lịch sử có lẽ tam toà Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ tam phủ ứng với ba vị Mẫu Thiên Địa Thoải, mặc dù tín ngưỡng sau này đổi thành tứ phủ nhưng tam toà Thánh Mẫu vẫn không đổi. Tam toà không chỉ nói về số lượng ,số đếm thông thường mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ mà người xưa đã xây dựng.Số ba có thể nói là một số thiêng chúng ta thấy có Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)…Ngoài ra thì người phương đông cũng thường dùng số lẻ trong việc thờ cúng .Với quan niệm số lẻ là sự cân bằng âm dương (số lẻ là tổng của số lẻ và số chẵn)….Tam tòa Thánh Mẫu  cũng ứng với tam thân Thánh Mẫu , là biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ , Bởi lẽ, xét về tâm linh thì bốn vị Mẫu chính là đại diện cho một vị Thánh Mẫu duy nhất đó là người mẹ của tâm linh.mà cũng có thể đơn giản đó là biểu tượng của người mẹ bất diệt trong lòng người dân Việt Nam   

4.HỆ THỐNG CHƯ THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG


            Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của Phật giáo và đạo giáo (Trung Hoa) tôn thờ chư Phật , Bồ Tát... và rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương….Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khá mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình).Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa và được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:
-  Tam Bảo: Chư Phật, Bồ Tát...
-  Các vị Vua cha như Ngọc Hoàng Đại Đế.,Vua Cha Bát Hải...

-  Tam Toà Thánh Mẫu 
-  Hàng Quan Lớn 
-  Hàng Thánh Chầu 
-  Hàng Thánh Hoàng 
-  Hàng Thánh Cô 
-  Hàng Thánh Cậu 
-  Các vị Thánh khác ( không được xét vào hàng tứ phủ)


- Thanh xà, bạch xà, ngũ hổ...


      Hệ thống chư vị thánh thần trong tín ngưỡng tứ phủ đã được xây dựng từ thời xưa. Nhiều khảo cứu dẫn đến kết luận khởi đầu là việc thờ Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) từ thời Hậu Lê, sau đó là sự phát triển đưa thêm nhiều vị nữa vào thờ và đưa Mẫu Vân Hương thành ngôi vị thần chủ cao nhất ( ứng với Tam Tòa Thánh Mẫu)  .Đến ngày nay  hệ thống chư thần tứ phủ đã được xem là cố định. Các vị thánh khác được  phối hợp  thờ  cùng tứ phủ , hay thậm chí được các thanh đồng hầu bóng giá đó nhưng vẫn được coi là vị thần ngoài tứ phủ .Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đa số các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu với quan điểm “tiền Phật, hậu Mẫu” .Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ còn kết hợp thờ với các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Trần Triều, thờ các vị thần địa phương (Chủ yếu là nữ thần), thờ ngũ hổ, thanh xà bạch xà,thổ công,thần núi, ….
       Nói đến tứ phủ (cũng như tam phủ) là nói đến toàn vũ trụ.Vì thế khi nói Tứ Phủ Thánh Chầu,Tứ Phủ Thánh Hoàng….người ta liên tưởng tới toàn bộ chư thánh Chầu,Thánh Hoàng…chứ không phải đích danh chỉ một vài vị.Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn linh muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu của tín ngưỡng thờ Mẫu
       Như vậy tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ có một quan niệm rất bao quát, không chỉ thờ cố định số lượng các vị thần mà là tôn thờ toàn vũ trụ.Và tất cả cũng có khi đơn giản gần gũi đó chỉ là một vị thần ,đó là Thánh Mẫu.Thánh Mẫu là  người mẹ luôn che chở dạy dỗ, thương yêu muôn loài.Tuỳ vào căn duyên mà biến hiện ,hóa thân phù đời giúp nước.Vì thế khi đặt câu hỏi có bao nhiêu vị Thánh Mẫu thì chúng ta có thể trả lời có muôn vàn vị Thánh Mẫu, nhưng cũng có thể trả lời là chỉ có một vị Thánh Mẫu duy nhất ,đó chính là điều kỳ diệu của tâm linh, như năm chữ : vạn pháp duy tâm tạo vậy

5.CÁC NGHI LỄ TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

1- Hành hương , đi lễ cầu an tại các đền phủ.


2- Lập đàn cúng lễ các nghi lễ như Tụng kinh , dâng sao giải hạn, di cung hoán số, trả nợ tào quan, thí thực..

3- Đội bát nhang (tôn nhang bản mệnh)



5- Hầu bóng
6- Các nghi lễ khác.....

6.GIỚI THIỆU CÁC VỊ THÁNH QUA MỘT SỐ BỨC TRANH THỜ

A/Tranh Tứ Phủ Công Đồng

Tứ phủ công đồng là bức tranh thờ chung tất cả các vị thánh tứ phủ ( công: chung, đồng là cùng).Tranh vẽ các vị thánh đại diện cho các hàng bậc như sau:
- Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu ( Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện
- Hàng thứ hai :  là Đức Ngọc Hoàng thượng đế ( ngồi giữa), hai bên là hai quan hầu cận ( thường là quan nam tào, bắc đẩu) .Có nhiều nơi thờ tam phủ ba vua (ba vị vua cha) là ba vị vua ứng với tam phủ thiên ,địa ,thoải là ngọc hoàng thượng đế ( thiên phủ), Diêm vương ( địa phủ), bát hải long vương( thoải phủ) , thông thường trong tam vị vua cha thì vua cha ngọc hoàng và vua bát hải là có ghi chú thích danh hiệu còn vị vua thứ ba thường để trống và không có chú thích gì, Theo phúc yên thì vị này có thể coi là địa phủ thần vương ( diêm vương) hay nhạc phủ thần vương ( nhạc phủ) đều được. Nhiều người cho rằng các vị vua này là xuất phát từ đạo giáo bên Trung Hoa ( có người còn cho rằng tam vị vua thờ là tam thanh: thái thanh, thượng thanh, ngọc thanh) nhưng rõ ràng Tam vị Vua Cha là các vị thần ứng với tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ và đã được Việt hóa khá nhiều. Vua Động Đình Hồ Bát Hải Long Vương được thờ ở đền Đồng Bằng Thái Bình, Vua cha Ngọc Hoàng được dân gian gọi với tên dân dà là ông trời ( ông giời)....Các vị Vua cha tuy có thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu nhưng lại không có sức ảnh hưởng và ngôi vị thực sự trong tâm linh người Việt.
- Hàng thứ ba :  là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).
- Hàng thứ tư :  là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất ( áo đỏ), Quan Đệ Nhị ( áo xanh), Quan Đệ Tam ( áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)
- Hàng thứ năm :  là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất ( áo đỏ), Chầu Đệ Nhị ( áo xanh), Chầu Đệ Tam ( áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục (  phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé ( phía ngoài cùng bên trái)
- Hàng thứ sáu:  là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả ( áo đỏ), Hoàng Bơ ( áo trắng), Hoàng Bảy ( áo xanh lam đậm). Hoàng Mười ( áo vàng)
- Hàng thứ bảy :  là tứ phủ thánh cô ( bên trái) và tứ phủ thánh cậu ( bên phải).        + Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ ( áo trắng), Cô Tư ( áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn ( áo chàm xanh).
+ Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả ( áo đỏ), Cậu Bơ ( áo trắng), Cậu Tư ( áo vàng), và Cậu Bé ( áo xanh)

Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối) :
Thiên phủ ( màu đỏ hoặc hồng)
Nhạc Phủ ( màu xanh lá cây, xanh chàm..)
Thoải Phủ ( màu trắng)
Địa Phủ ( màu vàng)

Tín ngưỡng thờ Mẫu , tam, tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ toàn vũ trụ ( thiên địa thủy nhạc) có thờ cả nam thần-nữ thần;    thiên thần- nhân thần  ; Các vị hiển tích ở miền xuôi cũng như miền ngược..... Cao hơn hết là Thánh Mẫu , người mẹ của tâm linh luôn có lòng bao dung độ lượng thương xót chúng sinh. Cửa Mẫu luôn rộng mở để chờ đón chúng ta, những khi vui hãy tìm đến Mẹ, lúc ta buồn hãy mở lòng tâm sự với Mẹ, Lúc khốn khó lại tìm đến mẹ để cầu xin mẹ che chở giúp đỡ chúng ta. Hãy an tâm trong cuộc sống bởi ta đã có mẹ, luôn có mẹ và mãi mãi có Mẹ. Mẹ là tất cả:

Mỗi người mỗi nước mỗi non
Đã về cửa mẹ như con một nhà...


B / TRANH TAM PHỦ CÔNG ĐỒNG 

Trong bức tranh:
- phía trên cùng là Quán Âm Bồ Tát ( dân gian hay gọi là Phật Bà Quán Âm), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận
- hàng thứ hai là tam phủ ba vua ( tam vị đức vua, ba vị vua cha..) gồm
  + Thiên Phủ Thần Vương ( áo đỏ)
  + Nhạc Phủ Thần Vương  ( áo xanh)
  + Thoải phủ long vương ( áo trắng)
      và hai vị quan hầu cận
- hàng thứ ba là tam tòa Thánh Mẫu:
  + Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( áo đỏ)
  + Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ( áo xanh)
  + Mẫu Đệ Tam Thoải Cung ( áo trắng)

Tam phủ gồm ba phủ ( thượng thiên- thượng ngàn -thoải phủ).

C / MỘT SỐ TRANH THỜ KHÁC 


Tranh tứ phủ công đồng 


 BA VỊ TAM THANH


 Thánh Hoàng cuỡi tam đầu cửu vĩ





Cô Bơ Thoải Cung  
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991