Showing posts with label Hát Văn. Show all posts
Showing posts with label Hát Văn. Show all posts

06 May 2011

Kêu gọi đóng góp ủng hộ blog nâng cấp thành web


Hiện tại chi phí để đưa blog sang thành một web động , bao gồm trang chủ và diễn đàn gồm có :

- Chi phí tên miền :  600K ( chi phí hàng năm 450. 000VND / 1 năm )
- Chi phí Host : 750.000 CND / 1 năm
- Thiết kế giao diện web : 5.000 .000 VND
------------------------------------------------------
Tổng chi phí : 6.200.000 VND

Blog rất mong nhận được sự ủng hộ phát tâm công đức của các thành viên . Các bạn có khả năng thiết kế website xin vui lòng ra mặt trợ duyên cùng blog . Mọi đóng góp  / trợ duyên của các bạn sẽ là động lực giúp blog lớn mạnh và tổ chức được nhiều sự kiện liên quan tới Tín ngưỡng tứ phủ 

Thay mặt blog
MANTICO  

MẠNH THƯỜNG QUÂN TIẾP DUYÊN CHO BLOG


Chị Diệu Hoa ( Hà Nội ) : 2.000.000 VND
Chị Giang ( Hà Nội ) :  500.000 VND
Quốc Nghĩa ( Lạng sơn ) : 100.000VND



14 April 2011

Các ban thờ trong hệ thống Trần Triều



Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ thì Trần triều là một ban thờ rất quan trọng và có nhiều các tín đồ tin tưởng vào sự linh ứng đặc biệt là việc trừ tà sát quỷ của đức Thánh Trần

Đức Thánh Trần tức Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân kiệt xuất của dân tộc đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới (Năm 1984, tại London, trong một phiên họp với các nhà bác học và quân sự thế giới do Hoàng gia Anh chủ trì đã công bố danh sách 10 đại nguyên soái quân sự của thế giới, trong đó có Trần Hưng Đạo)

Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác vào con hội đủ tài văn võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.

Lớn lên, Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình, Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùng cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ hai, thấy rõ nếu ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.

Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn đã mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xoá nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần. (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Trần Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi của chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng :

- Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thẳng nghịch tử, phản thần này nữa.

Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ ông giết vua. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân.
Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế, (Tổng tư lệnh quân đội), vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính vì vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tổng bí truyền thư để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết "Hịch tướng sĩ", truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng bại, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn chương của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.

Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu, là tướng dũng, ông xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo nên những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông sẽ gặp hoạ. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập được công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi:

- Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

Ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:

- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.


Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông lúc sinh thời.

Có một điều đặc biệt là khá nhiều vị vương công, danh tướng dưới triều Trần, phần lớn đều dưới trướng Trần Hưng Đạo, đều được hiển Thánh theo tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu và thờ Đức Thánh Trần.

Đặc biệt nữa là toàn gia nhà Ngài đều hiển thánh linh thiêng


1- Vương phi phu nhân : bà là vợ của Hưng Đạo Vương, con gái của Trần Nhân Hạo. Bà được tôn vinh là Nguyên từ Quốc mẫu Thiên Thành công chúa.
Vương.
2 - Nhị vị công chúa : là hai người con gái của Ngài
+ Đệ nhất Vương cô : Tức là Quyền Thạch công chúa : "Đệ nhất nương thần nữ tiến cung", bà được chọn làm hoàng hậu của Vua Trần Nhân Tông. Bà cũng được tôn vinh là Đệ nhất Khâm từ hoàng thái hậu Quyên Thanh.
+ Đệ nhị Vương cô : Con gái thứ 2 của Đại Vương là Đại Hoàng quận chúa, được làm vợ danh tướng Phạm Ngũ Lão. " Hậu quân nghìn dặm xa khơi - Xem như nội tướng thực tài phu nhân"Bà cũng được tôn vinh là Đệ nhị nữ Đại Hoàng Anh nguyên quận chúa.

3- Tứ vị vương tử : Là bốn người con trai của Ngài.
Tứ thành tử kiêm toàn văn võ
Cùng đan tay tam lược lục thao...
+ Hưng Vũ Vương ấy chân nguyên tử Trần Quốc Hiến
+ Hưng Quốc Vương đống lương hiền tài Trần Quốc Nghiễn
+ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Chính là Đức ông đệ tam Cửa Suốt, được nhân dân lập đền thờ riêng rất nổi tiếng tại Quảng Ninh : Đền Cửa Ông.
+ Hưng Hiến Vương Trần Quốc Hưng

4- Đức Thánh Phạm : Là danh tướng Phạm Ngũ Lão, con rể của Ngài. Ông có công trạng cao, đã tham gia đánh thắng quân Nguyên, vâng lệnh Trần Hưng Đạo diệt Phạm Nhan, rồi có chiến công dẹp nạn gây hấn của Chiêm Lào.Ông là vị linh thần của trần Triều, tại các phủ thờ Tứ phủ. Oai linh của ông có thể trừ được tà ma quỉ quái.

07 April 2011

Chầu tám bát nàn - Hát văn ( traditional music)




Chầu là vị chầu bà giáng sinh dưới thời nước ta còn trong ách đô hộ của nhà Đông Hán, tên thật của bà là Vũ Thị Thục Nương, con gái thầy thuốc Vũ Chất, nguyên quán ở Phượng Lâu, Bạch Hạc (nay thuộc Vĩnh Phúc).Tương truyền, gia đình họ Vũ vốn thuộc dòng hào phú, một hôm ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ, thấy ngôi miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được lập từ thời thượng cổ, nay hoang tàn đổ nát, ông thành tâm liền huy động nhân dân quanh vùng góp tiền của công sức để tu sửa lại ngôi đền khang trang hơn. Khi về đến nhà chợt nằm mộng thấy có người tiên nữ đến xin làm con để trả ơn đã sửa đền. Liền đó, vợ ông thấy gió thu thổi, rồi có bóng người tiên nữ hiện ra trong làn hoa rơi trước cửa, kế đến thái bà thụ thai, đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh được chầu bà. Bà là người con gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm. Thái Thú Giao Châu lúc bấy giờ là Tô Định đem lòng si mê, muốn cùng bà kết duyên nhưng bà không chịu. Hắn bèn sai người giết hại cha bà cùng với lang quân của bà là Phạm Danh Hương. Thù nhà nợ nước, bà bèn tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa.

Vào năm 40 (SCN), chầu cùng với Hai Bà Trưng đánh đuổi được quân xâm lược Đông Hán (trong tích này còn lưu truyền câu chuyện, khi dấy binh ở Tiên La thì chầu bà đã nghe tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu, nhưng còn băn khoăn chưa biết có nên tập hợp nghĩa quân cùng Hai Bà không, thì vào đêm đó, chầu nằm mơ thấy nữ thần vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trao cho chầu bà lá cờ thần (cờ xan) và khuyên chầu nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc, và Chầu Bát đã làm theo ý trời, về Mê Linh tụ nghĩa), chầu được Bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân (còn có cách giải thích là chầu đã giúp dân thoát khỏi tám nạn của quân đô hộ nên có danh “Bát Nàn Tướng Quân” là do đọc chệch từ “bát nạn”), giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh Thiên Công Chúa) trấn giữ miền duyên hải (từ Hải Phòng đến Thái Bình).

Năm 43 (SCN), sau ba năm nước nhà độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta, bà cùng với Hai Bà Trưng kiên cường đánh trả, nhưng do thế yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, quân giặc đã dùng kế hiểm, biết binh sĩ ta toàn nữ giới, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vào, các bà không chống đỡ nổi phải rút lui), cuối cùng chầu cũng theo gương hai bà, trẫm mình để bảo toàn khí tiết (có tài liệu còn ghi lại khi bà kéo quân về đến ngã ba Nông thì đột nhiên có dải lụa hồng từ đâu bay tới, thế là quân giặc liền hò réo để bao vây bà, thi thể của bà xẻ làm tám mảnh, trôi về đâu, hiển ở đấy để nhân dân lập đền thờ).

Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng (nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về đền chầu). Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.

Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở rất nhiều nơi: nổi tiếng nhất có Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (tại đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu cũng là nơi di thể chầu trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La, nên cũng có khi gọi là Chầu Bát Tiên La), tại đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện: khi Chầu Bát đã thác ở trên ngàn, chầu còn hóa phép đốn cây rừng, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền. Tiếp đến là Đền Đồng Mỏ, thuộc thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hóa), ngoài ra còn có Đền tiên la ở Dốc Lã thuộc tỉnh Hưng Yên (là nơi chầu đóng quân) và Đền Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (cũng là nơi di hài chầu trôi về, tại đây bà còn được tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, và còn rất nhiều đền khác trong tỉnh Thái Bình và nơi quê nhà của bà ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày tiệc của Chầu Bát là ngày 17/3 âm lịch (là ngày chầu hóa).
----------------------------------------------------------------------bài viết : Duongminhduc






--------------------------------------------------------------------
Hát văn : Chầu Tám bát Nàn Trình bày : Đình Cương
--------------------------------------------------------------------


31 March 2011

Cô Tư Ỷ La



Cô Tư Ỷ La cũng vốn là con vua Đế Thích chính cung. Theo lệnh vua cha, cô theo hầu Mẫu Thượng Ngàn tại đất Tuyên Quang. Về sau, nơi Mẫu giá ngự đó, người ta lập đền Mẫu Ỷ La nên cô cũng được gọi là Cô Tư Ỷ La. Tương truyền rằng, Mẫu bà rất yêu quý, thường cho Cô Tư kề cận bên mình. Vậy nên đúng như các tư liệu ghi lại thì chính xác là Cô Tư hầu cận Mẫu Thượng Ngàn chứ không phải cô hầu cận Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai như chúng ta vẫn thường nghĩ. Ngoài ra Cô Tư còn có một danh hiệu khác là Cô Tư Tứ Tổng Tây Hồ. Qua ước đoán, có thể suy ra rằng danh hiệu này là do Cô Tư đã từng giáng hiện tại đất Tây Hồ, Hà Nội rong chơi, và điển hình nhất là hiện nay vẫn có ban thờ Cô Tư tại đình Tứ Liên; một ngôi đình cổ nằm ở gần Phủ Tây Hồ, Hà Nội.

Trong hàng Tứ Phủ Tiên Cô, Cô Tư Ỷ La thường hiếm khi thấy ngự về đồng nên nếu nói về y phục cũng như cung cách khi hầu giá Cô Tư hiện giờ là rất khó. Tuy nhiên theo phỏng đoán của người viết thì có thể khi hầu giá Cô Tư Ỷ La thường mặc xiêm áo màu vàng nhạt, cô có thể khai cuông và múa mồi hầu Mẫu (đây chỉ là ý kiến cá nhân đưa ra để mọi người tham khảo). Hiện nay Cô Tư vẫn được coi là thờ chính cung hầu Mẫu Thượng Ngàn trong đền Mẫu Ỷ La thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, như đã nói ở trên, Cô Tư còn được thờ vọng trong Đình Tứ Liên ( xưa gọi là Đình làng Ngoại Châu), phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Khi các thanh đồng hầu tráng mạn đến giá Cô Tư, người ta thường thỉnh rằng:

“ Thỉnh mời Cô Tư Ỷ La
Nguyên xưa hầu cận Vua Bà tỉnh Tuyên…”

Hay có một câu thỉnh gắn liền với sự tích Cô Tư dạo chơi Tây Hồ, người ta cũng thường hát:

“Ai về Tứ Tổng Tây Hồ
Hỏi thăm cho tới đền thờ Cô Tư…”
Bài viết :  Dương Minh Đức 
Chỉnh sưa  : mantico ( hatvan.tk )

30 March 2011

NGỘ - Đoản văn đặc sắc của Vân Đình Hùng


Ảnh: Đoàn Kỳ Thanh.



Ngộ


Đoản văn của Vân Đình Hùng

Hồi những năm đầu của thập kỷ 70, ga xe lửa của tuyến đường phía bắc phải sơ tán sang ga Đông Anh. Tôi được theo các con nhang đệ tử đi lễ hành hương ở đền Bảo Hà gần Lào Cai, phải tăng-bo bằng các phương tiện khác đến Đông Anh rồi chờ đến tối, tàu mới khởi hành.
Một vấn lễ của một thành viên Hội-quần-tiên được chuẩn bị khá kỹ. Từ bông hoa, lá trầu, quả cau đến các loại bánh, kẹo, rượu và các loại thực phẩm để dùng làm cỗ mặn. Đi lễ hành hương thường là những người thân, có quan hệ gia đình hoặc bạn bè cùng cánh; nhưng chủ yếu là những người có đồng, căn cao số nặng phải đầu hàng bốn phủ và được “các cô, các cậu” chấm lính bắt đồng. Những người này thường đi theo để giúp việc phụ lễ, bày biện lễ vật trên các ban thờ và hầu dâng.
Tiệc mặn được làm khá công phu, có người còn đem sẵn cả một con lợn sữa đã cạo lông, mổ phanh ra, ướp các loại gia vị, kèm theo gần một yến than Đục-Khê và một chai dấm trộn lẫn mật ong dùng để quay lợn tại nhà đền.
Đến nơi sau tuần trà thuốc, nghỉ ngơi, ai vào việc nấy. Người thì cắt tiết làm gà, người thì chuẩn bị chỗ để quay lợn. Con lợn được đặt úp lên một cái mâm sạch, người đầu bếp già đi theo đoàn cẩn thận lấy chai mật ong trộn với dấm chua cứ thế rót dọc sống lưng con lợn. Hỗn hợp dấm mật ong lan đều, phủ lên da con lợn sữa trắng hếu một lớp màu vàng sền sệt. Xong việc, con lợn được hong gió cho se bớt, rồi được lồng vào một cái xiên hình chữ U có chuôi bằng ống sắt trông tựa như cái gảy rơm ở quê. Hai cái trạc chữ V bằng cây tươi chặt trong vườn được đóng xuống, than Đục-Khê được đốt đỏ rực. Chú lợn con mắt nhắm nghiền được quay qua quay lại trên ngọn lửa than hồng rực, một lúc sau, những giọt mỡ chảy xuống, bắt lửa kêu xèo xèo. Chừng gần một tiếng đồng hồ, lợn chín, da vàng rộm, ửng màu cánh dán. Cứ thế, con lợn được đặt lên một cái mâm đồng đánh sáng choang và được bưng lên đặt lễ tại công đồng. Các món khác cũng vừa làm xong, và được đơm, bày rất khéo trông thật thích mắt. Các cô đồng (thường là các cậu hoặc các ông con trai) là những người buôn bán giàu có, làm ăn đang hái ra tiền mới dám chuẩn bị một vấn lễ thịnh soạn như vậy.
Mâm lễ tam sinh cúng Mẫu và hội đồng tứ phủ gồm đủ các sơn hào hải vị. Lợn, gà, giò lụa, chả quế, bóng, vây, mực... Mâm lễ cúng sơn trang gồm đủ cơm lam, thịt thính, khế chua, măng vầu, 12 con cua đồng hấp chín đỏ nhưng nhức, ốc nhồi hấp với lá bưởi, gừng cay, chanh tươi, ớt quả được bày thật công phu. Hương nến đã thắp lên. Trong không khí trang nghiêm, ông thày (thường là các cung văn cao tuổi đàn anh trong nhóm cung văn hát dâng văn khi hầu đồng) cất giọng ê a trang trọng tuyên sớ, dứt lời, dàn nhạc cử bài nhạc theo điệu Lưu thủy, thường dùng khi hành lễ. Các con nhang, chủ tế sì sụp khấn vái, cầu xin đủ thứ trên đời, chủ yếu là cầu cho được mua may bán đắt, đi tươi về tốt, đi một về mười... Hết tuần hương, cỗ được hạ xuống để mọi người thụ lộc. Ăn uống xong, ai lại vào việc nấy, bày biện hoa quả trên công đồng, cung đệ nhị, hậu cung, lầu cô, lầu cậu, v.v...chuẩn bị cho vấn lễ hầu đồng.
Cô đồng bắc ghế hầu thánh trong vấn lễ hành hương này sau khi dọn mình (tắm rửa) sạch sẽ, mặc bộ đồ lót-mình-hầu màu trắng và bắt đầu trang điểm. Các đồng cô nam giới thường xưng chị em với nhau, họ luôn coi mình là giới nữ, nên trang phục họ chọn để mặc cũng là quần áo nữ. Có người còn độn ngực, mặc áo trong như đàn bà vậy. Nhất là các đồng cô được mời làm hầu dâng thì rất điệu đàng. Trong lúc trang điểm để chuẩn bị hành lễ, họ nói với nhau rất nhẹ nhàng, tô môi, kẻ mắt cho nhau, hoặc cài lại cái khuy áo, trông thật thuận hòa.
Hồi đó còn chiến tranh nên việc lễ bái thật công phu, vất vả. Nhân đức tin của họ đã vượt qua mọi khó khăn để đạt được ý nguyện là được dâng mình cho đấng hư vô. Để có được vấn lễ tố hảo, chủ lễ phải đăng ký trước vớiđồng đền và các quan chức địa phương, xin được chuông trống khi làm lễ. Thậm chí họ còn mời dân thôn và các ông trưởng thôn, trưởng bản đến thụ lộc và dự lễ.
Khoảng tám chín giờ tối, vấn lễ bắt đầu tiến hành. Các cung văn tấu nhạc, ban nhạc có bốn người. Một người đánh đàn nguyệt, một người thổi tiêu, sáo, một người gõ phách, một người đánh trống. Người đánh đàn và gõ phách thường thay nhau hát khi dâng văn các giá thánh về ngự khi hầu đồngVấn lễ hầu đồng thường kéo dài từ sáu cho đến tám tiếng đồng hồ, có giải lao ở giữa thời gian.
Cô đồng chủ lễ chắp tay xin phép mọi người để được hầu thánh và mời bốn đồng cô được chọn làm hầu dâng vào vị trí. Nhạc nổi lên, đèn nến lung linh, hương thơm ngào ngạt, cô đồng trong tư thế ngồi, chùm tấm khăn đỏ thêu rồng phượng lên đầu rồi đảo người cùng với tiếng hú hoang dã, một lúc sau, tấm khăn đỏ được hất tung ra sau khi lời cung văn mời ông thánh đầu tiên về ngự đồng vừa dứt.
Thứ tự hầu đồng được tuân theo nghiêm ngặt. Đầu tiên phải mời các giá Mẫu về ngự, tiếp đó là các Quan lớn rồi giá các Chầu, các ông Hoàng, các Cô và cuối cùng là các Cậu. Có người hầu gần hết các giá, nhưng khi hầu các giá Mẫu, thông thường họ chỉ hầu ba giá Mẫu: Mẫu đệ nhất, Mẫu Thoải, rồi hầu đến Mẫu bản địa (thí dụ như Mẫu Đông Cuông, Mẫu Phủ Giầy...). Khi Mẫu ngự, cô đồng nhập thần, khoan thai, nhẹ nhàng, âm thanh phát ra khe khẽ. Tiếng đàn văn sang trọng lơi buông những âm giai cung đình. Mẫu ngự không lâu, không truyền phán gì, chỉ nhìn sang trái, sang phải như chứng cho tất cả các con nhang đệ tử của Người đang khâm trực đắm say suốt vấn hầu, với đôi mắt ngưỡng mộ, tự tin chờ đợi...
Trong các giá quan lớn ngự đồng, ngôi thứ ba được gọi là Quan Lớn Tam Phủ, khi ngự ngài mặc áo trắng thêu thủy ba sóng gợn ở gấu áo và một ổ rồng chầu bố cục uyển chuyển thành hình tròn trước ngực. Việc thay khăn chầu, áo ngự của các giá được diễn ra ngay tại nơi hành lễ trong tư thế ngồi; bốn người hầu dâng chuẩn bị rất nhanh, chính xác những trang phục cần có, loáng một cái, cô đồng như hóa thân thành một ông thánh khác so vớigiá trước đó đã xe giá hồi cung.
Âm nhạc vẫn dìu dặt chờ đợi. Các bà, các cô đi lễ hành hương bị cuốn hút vào không khí vừa trang nhã vừa siêu thoát linh thiêng. Thời gian như được thay đổi đơn vị đo đối với họ.
Trang phục đã xong Quan Lớn Tam Phủ cầm một bó hương to do người hầu dâng, dâng trong tư thế cúi đầu, ngài bắt đầu khai cuông và hành lễ. Rồi ngài cầm thêm tấm nhiễu đỏ của người hầu dâng khác cũng cúi đầu dâng lên, tay phải giơ cao bó hương nghi ngút nhả khói, bó chân hương được bọc trong một đầu tấm nhiễu đỏ, tay trái chống nạnh, giữ đầu kia của tấm nhiễu, mắt ngài nhìn thăm thẳm vào cõi hư vô, hướng tới các bức tượng đặt trên ban thờ trong hậu cung. Thần sắc như chuyển, như say làm khuôn mặt ngài rạng rỡ dị thường.
Trường đoạn múa thanh long đao thật uy nghi hoà cùng lời văn ca ngợi công đức ngài đã có công dẹp giặc được cung văn dâng thành kính cùng tiếng nhạc nẩy nhịp quân hành. Thỉnh thoảng tiếng hắng giọng oai vệ của ngài phát ra làm mọi người thấy rõ cái uy của ngài. Thanh long đao quay tít, quay tít, lúc tiến, lúc lui, đường đao tỏ rõ bản lĩnh của một đấng bậc đứng đầu bát vạn hùng binh. Các con nhang ngây ngất chiêm ngưỡng...
Khi ngài trao thanh long đao lại cho người hầu dâng, và ngồi xuống cạnh một chồng gối xếp bọc gấm, âm nhạc trùng lại khoan thai. Ngài bắt đầu làm việc quan, hầu dâng cúi đầu dâng thuốc, dâng trà (trà sen thơm ngát vừa pha để cúng khi giá ngài về ngự), ngài vỗ gối nghe văn, thưởng thức lời ca tiếng nhạc, phong độ ung dung. Thỉnh thoảng có những câu hát ca ngợi công đức ngài thật hay, tay trái ngài vỗ gối, tay phải ném ra một số tiền có giá trị không nhỏ để thưởng cung văn. Người cung văn dạ một tiếng nhỏ, và tay đàn hình như dẻo hơn nhập cuộc. Sự phối hợp nhịp nhàng của người đánh trống làm cho không khí ban thưởng càng đậm đà. Khi ngài vỗ gối, những tiếng cắc gõ vào tang trống dồn dập, tiền thưởng tung lên là những tiếng tùng oà ra, vỡ tung trong không khí hừng hực của buổi hành lễ.
Cảm thấy sự hiện diện trên trần gian như thế đã đủ, ngài ngồi xếp bằng, mắt lim dim rồi bất thần tay ngài tung mạnh tấm khăn đỏ chùm lên đầu, tiết tấu nhạc cuống quít lạ thường, người cung văn nhả câu “Thánh giá hồi loan”. Các cô hầu dâng thì “Nam mô” rối rít “Tấu lạy” rối rít khẩn cầu mời gọi các giá thánh về ngự. Bốn giọng hầu dâng như dàn hợp xướng bốn bè cùng cất lên vừa như khẩn khoản, vừa như nũng nịu, cho đến khi cô đồng ra dấu tay, ông cung văn nhìn thấy liền dâng văn mời giá thánh vừa được cô đồng ra dấu. Rồi nét nhạc lại khoan thai dìu dặt mời gọi, lời văn thỉnh mời các giá thánh về ngự đồng được dâng trang trọng, đến khi cô đồng gật đầu, rùng mình tung tấm khăn phủ diện ra thì cung văn bắt đầu bản văn của giá đó tiếp theo vừa chợt hiện về ngự đồng. Khăn chầu áo ngự được thay đổi cho phù hợp.
Trong các hàng quan lớn, các cô đồng hay chọn hầu Quan Lớn Tuần tranh, Quan Lớn Tam phủ, Quan lớn Triệu Tường còn các quan lớn khác ngài ít về ngự đồng. Có một số ít cô đồng sát căn Quan Lớn Trần Triều (Trần Hưng Đạo) khi hầu, giá ngài vẫn về ngự. Mỗi phủ (trong tứ phủ) thường có mười hai ngôi, từ ngôi đệ nhất tới ngôi thứ mười hai, có phủ gọi ngôi thứ mười hai là “bé”, như Cô Bé, Cậu Bé v.v... Các giá hầu khác nhau, cô đồng lại múa với các loại binh khí khác nhau. Khi thì dùng một thanh long đao to bằng gỗ, có lúc lại là đôi hèo hoa với chuỗi lục lạc bằng đồng phát ra âm thanh vui tai, hoặc đôi kiếm gỗ..., tất cả vật dụng trợ giúp cho cuộc hành lễ đều là đồ thờ đặt trong đền, trong phủ.
Sau các giá Quan lớn là các giá Chầu. Các giá chầu có Chầu đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, chầu lục... Các giá ở ngôi thứ sáu là các giá thượng, sơn trang, nên dâng văn cho các giá này nhạc có tiết tấu sôi động được xây dựng trên nền làn điệu Xá - một trong ba làn điệu chủ yếu: Dọc, Cờn, Xá dùng rất biến hóa trong hát dâng văn hầu đồng. Nét nhạc mang âm hưởng của dân ca các dân tộc vùng núi phía bắc hay vùng tây nguyên nước ta. Người hầu đồng tay múa mồi lửa, miệng ngậm miếng trầu nhai dập, đứng dậy nhún nhảy theo điệu nhạc, tay vung vẩy chiếc khăn voan xanh lục, thỉnh thoảng cất tiếng hú dài. Một lát sau, hầu dâng đốt đôi mồi lửa cháy phừng phừng, cô đồng kẹp mồi lửa vào giữa hai ngón tay để sấp, rồi bắt đầu điệu múa với mồi lửa theo tiếng nhạc và những tiếng hú dài gọi bầy. Nhạc càng nhanh cô múa càng dẻo. ánh lửa từ đôi mồi (làm bằng giấy bản vặn vấn thừng vào nhau được nhúng vừa khéo trong nến nóng chảy) khi lên, khi xuống phản chiếu ánh bạc trong các bộ xà tích, bộ khuy hình con bướm đính trên trang phục và ánh mắt long lanh siêu thoát của cô đồng làm thành một không khí huyền ảo mê hoặc lòng người. Chầu vui bao nhiêu, mặt đổi diện bao nhiêu, sau vấn lễ cô đồng nhiều lộc lắm. Khi về nhà mà được đắc ý nguyện cầu, lộc lá Chầu cho chồng chất, cô đồng lại sắm một lễ tạ to lắm tại bản đền hay một đền nào đó để tạ Người.
Vũ điệu dân gian như một trường đoạn của vai diễn linh thiêng với sự trợ giúp của một tâm linh ổn định, hướng thiện, hướng tới một cõi-tâm-linh vừa được xác lập.
Cõi tâm linh của cô đồng với nhân đức tin đang được lớn dần, bùng lên đột khởi, như được trợ giúp bởi quyền năng vô biên của một ngôi vị vô hình tận ở xa xăm. Người hầu đồng được đặc cách nhận năng lượng vũ trụ truyền tới.
Sau những cơn thăng hoa bạo liệt của điệu múa mồi lửa, Chầu lục quỳ xuống, nhưng thân hình luôn di chuyển, lúc sang phải, lúc sang trái, lúc phía trước, lúc lại ngả về phía sau. Người hiến nguyên một gói thuốc lào Vĩnh Bảo (to bằng ruột cái bánh gai Ninh Giang) vào miệng, nhai cùng miếng trầu đã ứa nước đỏ nồng. Vẫn cái thân ngúc ngoắc, Chầu phát ra những tiếng hú nhẹ nhàng, hun hút sâu, như khoan vào núi đá rậm rạp vô hình. Người bắt đầu ban phát lộc cho các hầu dâng, phát lộc cho những người đang dự lễ, lần lượt ai cũng được một phần lộc của Chầu. Lộc Chầu ban cho là những phần bánh xinh xắn, những túm hoa quả tươi được bao gói, buộc tỉa công phu. Riêng “cái ghế của Chầu”, Người dành riêng miếng trầu đang nhai trong miệng kèm một bông lan hay một bông hồng đỏ thắm xinh xắn. Gói Lộc-Chầu được gói bằng một mảnh giấy điều và được đặt cẩn thận lên ban thờ cạnh cây nến sáng trưng. Hết vấn lễ cô đồng mang về nhà đặt lên bàn thờ tại gia mong Lộc Chầu linh nghiệm, hiển hiện trong doanh thương.
Khi Chầu xe giá, mắt Người nhắm lại, hai tay chắp cao trước mặt, miệng cất tiếng hú nhẹ. Hầu dâng nhanh tay phủ tấm vải đỏ lên đầu. Cung văn vẫn cái nhịp cuống quít nhả lời “Thánh giá hồi loan”. Mặc dù đã hát dâng văn rất nhiều vấn hầu, nhưng đến lúc “Xe giá”, cái cuống quít của tay đàn, tạo nhịp điệu gấp gấp, vẫn như bất thần đến với người cung văn già dặn, ngơ ngác.
Màu sắc trang phục (thường được gọi là khăn chầu áo ngự) của cô đồng tôn trọng ngôi thứ trong mỗi phủ. Màu đỏ cờ là ngôi đệ nhất, màu xanh lá cây tươi là ngôi thứ hai, màu trắng là ngôi thứ ba, màu đào phai là ngôi thứ chín, và ngôi út lại là màu trắng với các đăng ten viền mép áo sặc sỡ. Cũng có cô đồng áp đặt những ý thích riêng của mình khi may khăn chầu áo ngự, nhưng nhìn chung các màu cơ bản cho các ngôi thứ luôn được tôn trọng.
Sau các giá Chầu là các giá Ông Hoàng. Cũng mười hai ngôi nhưng người ta lại gọi khác đi. Ông Hoàng Đệ Nhất, Ông Hoàng Đôi, Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Chín, Ông Hoàng Mười. Mỗi giá ông hoàng đều có đền thờ chính. Tại đền Bảo Hà, Lào Cai là đền thờ ông Hoàng Bảy. Đền thờ Ông Hoàng Mười ở Nghệ An...
Có hai giá Ông Hoàng được hầu rất cẩn trọng, từ khăn chầu áo ngự cho đến lộc ông hoàng, việc chuẩn bị công phu lắm. Khi Ông Hoàng Bảy về ngự giá, ngài mặc áo dài kép hai lớp, lớp trong là áo dài trắng, lớp ngoài là áo dài đoạn màu xanh lam, mặc như vậy được coi là đúng cách sang trọng. Chỉ những cô đồng khá giả, coi trọng việc lễ bái mới dám đầu tư bộ khăn chầu áo ngự cầu kỳ như vậy. Các cô đồng nghèo khi hầu thánh chỉ mỗi một cái áo dài đỏ hoặc thêm một cái xanh, cái trắng, rồi thì cũng vẫn hầu qua các giá thánh, hoàn thành vấn lễ của mình.
Cách thức làm việc quan của các giá Ông Hoàng cũng tương tự như các giá Quan Lớn, nhưng sự oai vệ có phần giảm đi đôi chút. Lúc ngài làm việc quan, hầu dâng dâng trà sen cúng (tuần trà mới khi giá ngài về ngự), dâng thuốc lá được phết nước sái thuốc phiện. Các điếu thuốc được cắm chân hương vào phía đầu lọc, được phết, tẩm nước sái rồi cắm vào một vật mềm đặt trên đĩa, làm thành một món lễ vật lạ mắt đặt trên công đồng. Ngài thườngngự hai cho đến ba điếu, cứ hút đến nửa chừng, ngài lại ban cho hầu dâng hoặc bất kỳ ai ngài muốn. Khói thuốc có nước sái phết ngoài thơm ngầy ngậy làm ngơ ngác các con nhang đang lễ hành hương theo ghế Ông. (Khi bắc ghế hầu thánh, các giá thánh mà người hầu sát căn được gọi là ghế của vị thánh đó, thí dụ ghế Chầu, ghế Ông, ghế Cô...). Trà sen dâng lên, lời văn tao nhã như gió thoảng, văn dâng Ông Hoàng có cả những thú chơi của người trần, có lúc chuyển sang làn điệu hát ả đào, lời ca các thày mượn trong các bài ca trù truyền thống hoặc tự soạn lấy lời. Nội dung dựa vào những đặc trưng của giá Ông, ca ngợi công đức lồng trong những thú chơi tao nhã và những cảnh sắc bồng lai nơi tiên giới trong sự tưởng tượng sáng tạo của người nghệ nhân. Nghe văn lúc làm việc quan cũng phải có kiến thức, các cô đồng thường được bổ xung các kiến thức này qua các lần bắc ghế hầu thánh của chính mình hoặc các lần khâm trực các giá thánh ở những lần đi lễ hành hương. Họ quan sát kỹ và nhớ những động tác chuẩn mực của những người được coi là Đồng Linh Bóng Hiển, đứng đầu trong Hội-Quần-Tiên.
Lộc Ông Hoàng Bảy ban phát là những điếu thuốc lá được bày trên mâm lễ, con nhang đệ tử có người hút ngay tại đền, có người gói cẩn thận đem về. Phát lộc tiền là cách phát lộc phổ biến khi hầu đồng trong một vài giá quy định. Ngài ban phát khắp lượt, ai cũng được một phần lộc nhỏ do những người hầu dâng nhận từ tay ngài đưa tới hoặc do một vài người được ngài chỉ định đem lộc phân phát. Quan niệm khi phát lộc ở các giá hầu thánh là: Tán lộc ra rồi thu lộc về (Tiểu tiền suất, Đại tiền nhập). Các con nhang đệ tử có dính dáng đến ả tiên nâu thường quý các món lộc do Ông Bảy ban phát lắm. Có người còn xin hai suất cho một ghế Ông vắng mặt.
Ông Hoàng Mười lẫm liệt, oai phong trong trường đoạn múa thanh long đao (chỉ có hai giá có múa thanh long đao là giá Quan Lớn Tuần Tranh và giá Ông Hoàng Mười. Có lẽ các ngài đã từng là võ tướng linh hiển của bát vạn hùng binh một thời). Nếu quan sát kỹ, cách múa thanh long đao của hai giá thánh có sự khác biệt trong động tác, điều này nói lên sự công phu của người bắc ghế hầu thánh. Cũng có khi do sự theo dõi chăm chú nhiều lần qua những vấn hầu, rồi khi chính mình được hầu bóng Ngài, trong lúc thăng hoa, động tác tự nhiên nhanh nhẹn lạ thường như có lực lượng siêu nhiên nào ẩn náu phía sau, hay ẩn náu ngay trong những đường đao vậy.
Khi về ngự giá, Ông Hoàng Mười mặc áo dài gấm màu hoàng oanh có các ổ rồng thêu thất thể rất sang trọng. Khăn xếp ngài đội cũng được viền một khăn nét màu vàng cùng loại thêu lưỡng long chầu mặt nguyệt. Động tác của ngài khi làm việc quan sang lắm, mặt ngài đổi diện, trông thật lạ lùng, không giống khuôn mặt ngày thường của cô đồng. Tinh hoa như được phát tiết qua ánh mắt nhìn, qua giọng nói sang sảng khi ngài truyền phán. Lúc ngài làm việc quan, dứt khoát phải mở một chai Sâm-banh, ngài ngự ba lần trong lời văn dâng trang trọng ở chén đầu:
Hội quần tiên chuốc chén rượu đào,
nhất tuần sơ dâng lên bệ ngọc.
Dâng lên cúng Mẫu, các Cô dâng mời, rước Ông Hoàng Mười xơi
và ở chén thứ hai
Dâng lên, dâng lên rượu mời, nhị tuần xơi.
Rước Ông Hoàng xơi
và ở chén thứ ba
Nhất tuần sơ, nhị tuần á ông đã cạn rồi.
Tam tuần tay dâng lên bệ ngọc. Dâng lên cúng Mẫu,
các Cô dâng mời, rước Ông Hoàng Mười xơi.
Lời văn dâng Ông Hoàng Mười, lúc Ngài ngự được coi là sang trọng nhất, Ngài sành điệu trong thưởng lãm mọi mặt, từ cung cách đến cử chỉ nhỏ, từ giọng nói đến cái liếc nhìn, phẩy tay... Văn dâng Ngài trong tiết tấu khoan thai nhã nhặn, lời ca óng lên vẻ kiêu sang của ngôi vị Ngài. Có khi cô đồng bắc ghế hầu thánh, lúc hầu giá Ngài yêu cầu Pháp sư (là những cung văn có thể viết sớ, tuyên sớ) hát những đoạn mà Người thích, được phán truyền như người trần vậy. Và đặc biệt khi Ngài xe giá, Ngài nhắc nhở với cung văn là phải chọn đúng các cô (bát bộ các cô sơn trang, thập nhị các cô tiên nàng trong các giá Cô) mà Người ưng để đón Ngài hồi loan.
Lời ca ở câu vấn như sau :
Ông Hoàng ra về gối xếp ai mang ?
Hèo hoa ai vác, ngựa Ông Hoàng ai coi.
Lời ca ở câu đáp sẽ là :
Ông Hoàng ra về gối xếp Cô Bơ mang,
Hèo hoa Cô Chín vác, ngựa Ông Hoàng Cô Bé coi.
Nghe xong Ngài hoan hỉ lắm, trước khi tung khăn phủ diện trùm lên đầu xe giá, Ngài tung một nắm tiền lộc về phía cung văn trong tiếng ca rối rít “Thánh giá hồi loan”.
Hết các giá Ông Hoàng là đến thời gian giải lao giữa vấn hầu. Người khâm trực buổi lễ bừng tỉnh, các cô hầu dâng cũng như cô đồng bắc ghế hầu thánh đều thoáng lộ chút mệt mỏi và lo toan. Trong đầu họ đang hiện ra những bước tiếp theo cần làm, hoặc sắp xếp lại khăn chầu áo ngựkhăn nét, đai, mạng... Những cái đã dùng rồi gấp gọn lại cho vào vali cất đi, để lại những thứ cần dùng cho giá Cô và giá Cậu sắp tới.
Tiếng trống nhập cuộc dóng dả cất lên để lấy lại không khí siêu thoát thăng đồng của đoạn trước lúc nghỉ. Lời văn dâng lại ngọt ngào lơi buông nhàn nhã thỉnh mời các giá Cô về ngự đồng. Khi hầu các giá Cô, có ngôi vị, người bắc ghế có thể hầu hai ba giá cùng ngôi, nhất là giá Cô Bơ, Cô Chín và Cô Bé. Cô Bơ có thể là Cô Bơ thoải, hoặc là Cô Bơ thác. Cô Chín khi là Cô Chín đền Sòng, Cô Chín Giếng (đền Giếng). Cô Bé Suối Lân, Cô Bé Thác Bờ, Cô Bé Bắc Lệ...
Các giá Cô về ngự, mặc dù là đồng nam thì nữ tính vẫn được thể hiện rõ nhất ở trường đoạn này. Ngoài các việc đã thành bắt buộc mỗi khi các giá về ngự như: khai cuông bằng hương, hành lễ trong điệu Lưu Thủy Kim Tiền... đến khi các giá Cô làm việc cũng thật khác nhau, đặc biệt là các giá Cô Chín. Khi thì Cô Chín dệt gấm thêu hoa với các động tác thật mềm mại, thật duyên dáng e lệ. Đây không phải là các động tác trên sân khấu có gì hời hợt mà là sự phân thân nhập đồng, động tác như thực như mơ. Hai cô hầu dâng dâng tấm lụa tưởng tượng, và cũng trong tưởng tượng Cô Chín làm động tác lấy kim, xâu chỉ và bắt đầu thêu. Lời văn dâng hòa cùng động tác của giá Cô nghe huyền ảo lạ thường.
Cô Chín dệt gấm thêu hoa,
Cô thêu non thêu nước thêu ra con người, thắm tươi...
Cô thêu con Long, con Ni, con Quy, con Phượng...
Đằm mình trong trang phục màu phấn hồng đào phai, với chiếc khăn nét cùng màu duyên dáng, hình bóng một Cô Chín hiển linh đang hiển hiện trước mắt con nhang đệ tử. Đôi môi đỏ lựng say sưa. Đôi tay giá Cô thoăn thoắt những động tác thành thạo và thoát tục, tạo sự linh thiêng cần có trong một vấn lễ. Khi trường đoạn dệt gấm thêu hoa kết thúc, cô ngồi truyền phán và phát lộc. Lộc Cô Chín cũng được người đi lễ hành hương quý lắm, theo họ, nó sẽ mang lại may mắn trong doanh thương, sự vui vẻ trong giao đãi bạn bè, gia đình. Lúc phát lộc của các giálà vui nhất, đời thường nhất. Những khuôn mặt con nhang hoan hỉ như trẻ lại với tuổi thơ mình đã nằm lại nơi quê cha gần bốn chục năm hay hơn nữa. Các bà, các cô, các ông con trai, các cậu... nhao về phía giá Cô xin lộc. Họ nhất loạt hoặc kẻ trước người sau : “Lạy Cô, Cô thương họ Nguyễn, (họ Trần, họ Lê, họ Phạm...) chúng con, Cô rón tay làm phúc, Cô tán lộc ra, Cô thu lộc về. Lạy Cô...”, cứ như thế không gian ngôi đền như bừng tỉnh náo nức, tuổi thơ của mỗi người và của mọi người chen vai thích cánh trở lại. Ôi ! thật là kỳ diệu!
Phần lộc Cô Chín phát vẫn chỉ là những gói bánh kẹo bình thường được bao gói xinh xắn khéo léo, thảng hoặc là những phong bao màu đỏ bên trong có tờ giấy bạc mới tinh gấp làm ba.
Khi Cô Chín xe giá, cái không khí náo nức vẫn còn đọng lại trên khuôn mặt hoan hỉ của các con nhang đệ tửmãi.
Tiếp sau giá Cô Chín là đến các giá Cô Bé. Các giá Cô Bé về ngự thường nũng nịu, hay dỗi hờn. Cô Bé mở quán bán hàng là hình tượng đặc trưng của giá Cô Bé khi về ngự đồng. Cô bán hàng nhưng thật ra là Cô đang phát lộc cho các hầu dâng và các con nhang đệ tử khâm trực Cô, xin lộc Cô. Làn điệu dùng trong văn dâng cô theo điệu Xá thượng, lúng liếng.
Các giá Cậu là phần cuối cùng của vấn lễ. Nhưng các cô đồng nữ mới hay hầu giá Cậu, còn các đồng nam thì ít người hầu giá Cậu. Khi giá Cậu về ngự đồng, Cậu mặc áo trắng ngắn, cổ lá sen, bên ngoài khoác thêm áo giống như áo Ghinê gấm đỏ. Đầu Cậu đội khăn rìu màu đỏ, buộc khéo léo, trông thật nghịch ngợm, trẻ trung. Các bà các cô đồng đứng tuổi sát căn Cậu Hoàng, khi hầu đổi diện, trông họ trẻ đến lạ lùng. Điều này khó giải thích lắm.
Vấn lễ kết thúc, cô đồng bắc ghế hầu thánh trở về với con người mình ở đời thường vẫn trang phục lót-mình-hầu trắng, chưa thay. Nét mệt mỏi phảng phất, nhưng nổi bật trên khuôn mặt là sự mãn nguyện như cô vừa xong một việc lớn. Khuôn mặt thanh thoát hẳn ra, dấu ấn của nhân đức tin hiện rõ trong từng câu nói, điệu cười.
*
Khoảng năm 1976, sau khi đất nước thống nhất một năm, sự giao lưu giữa hai miền không những ở các mặt xã hội mà còn có trong Hội-Quần-Tiên. Có người chuẩn bị cẩn thận rồi vào tận đền thờ các giá tứ phủ để bắc ghế hầu thánh mãi tận Sài Gòn. Trong đó cung văn hát pha tạp không thuần khiết như ngoài Bắc, để kiệm hơi, họ dùng cả tăng âm, micro để dâng văn...
Cung văn chân truyền ở ta hiện còn không nhiều, giọng hay lớp trước phải kể đến ông Đan, ông Đạt, ông Khiêm, đặc biệt ông Cao ở thôn Bằng Sở. Hiện nay, lớp cung văn trẻ, nhiều người có học vấn, được đào tạo chính quy về nhạc cụ tại các nhạc viện nổi tiếng, sẵn có giọng đẹp cũng theo nghề hát cung văn. Nhưng có lẽ cái hồn ngơ ngác, cuống quít khi xe giá hồi loan của các giá thánh thì họ đánh mất, hay chưa thấy nó hiện ra, thật lấy làm tiếc thay.
Tôi có vinh hạnh được thu giọng hát dâng văn của nghệ sỹ Bạch Phượng, ông Phụng, ông Đan, ông Cao hồi những năm đầu thập kỷ 70, ba mươi năm qua, cuốn băng ấy đã xuống cấp do kỹ thuật bảo quản và thời tiết khắc nghiệt của ta. Giá mà các bản văn dâng hầu thánh được thu tại chỗ, và được lưu giữ trong đĩa CD với kỹ thuật số hiện nay... tôi cứ thầm ước như vậy. Một số băng tư liệu về các vấn lễ hầu thánh đã được phát trên các phương tiện thông tin đại chúng, lượng thông tin quá ít ỏi, bộc lộ sự cảm nhận của người làm chương trình thiếu thành tâm với công việc tứ phủ, các góc nhìn của họ thiếu sự tìm tòi tận cội nguồn tâm linh của những người bắc ghế hầu thánh trong mỗi vấn hầu.
*
Hàng năm, Hội-Quần-Tiên tổ chức các vấn lễ hành hương về các đền phủ danh tiếng, trên sơn lâm hoặc ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Xuân thu nhị kỳ, “tháng tám hội Cha, tháng ba hội Mẹ”. Người khá giả, đốn ngộ linh hiển, một năm bắc ghế hầu thánh hai vấn trong tháng hội Cha và hội Mẫu. Phải như thế cõi tâm linh của họ mới an, yên chí làm ăn, hy vọng, chờ đợi sự linh nghiệm của các giá thánh đã về ngự trong vấn lễ.
Tôi không phải người của Hội Quần Tiên, nhưng cứ đến cuối tháng hai, trong tiết Xuân phân, mưa phùn bay nhè nhẹ, thế nào tôi cũng đi ngang qua các đền thờ Mẫu dọc sông Hồng, địa phận xã Đại Lộ, Thường Tín, Hà Tây để nghe từ xa tiếng trống, tiếng đàn cung văn văng vẳng trong không gian bao la của trời đất, con Lạc, cháu Hồng. Rồi cũng tự thấy lòng mình như được giải thoát, đốn ngộ, thanh thản...
Hạ Đình, Thăng Long - Thu Tân Tỵ.

*Bài viết do tác giả Vân Đình Hùng gửi riêng cho Nguyễn Xuân Diện-Blog để tặng bạn đọc.Xin chân thành cảm ơn tác giả!


Nguồn : bài viết blog Nguyễn Xuân Diện

Chầu Năm Suối Lân




Chầu Năm Suối Lân. Chầu Năm vốn là người Nùng, dưới thời Lê Trung Hưng ( còn có tài liệu ghi lại rằng, chầu là công chúa tìm nơi thanh vắng, đền cảnh Suối Lân thì chầu ở lại giúp dân), theo lệnh vua, chầu trấn giữ cửa rừng Suối Lân bên dòng sông Hóa, coi sóc khắp vùng sông Hóa. Ở đó chầu không chỉ trấn giữ nơi sơn lâm mà còn giúp dân làm ăn, dạy dân đi rừng, làm nương. Sau này, chầu hóa tại đó và hiển linh giúp dân thuần phục mọi loài ác thú, trừ diệt sơn tinh, ma quái. Tương truyền vào những đêm thanh, chầu hiện hình cùng 12 cô hầu cận bẻ lái giữa dòng sông Hóa.

Thông thường thì Chầu Năm ít ngự đồng hơn là Chầu Lục, chầu chỉ thường ngự trong ngày tiệc vui hoặc những ai sát căn về chầu thì mới hay hầu. Tuy nhiên Chầu Năm cũng là vị chầu bà trên sơn trang nên có đôi khi người ta cũng thỉnh chầu về chứng tòa Sơn Trang. Chầu ngự về đồng thường mặc áo màu lam (bây giờ ở một số nơi, để tránh áo Chầu Năm trùng với áo Chầu Lục thì người ta thường dâng chầu áo xanh thiên thanh và coi đó là màu áo của dòng Suối Lân hoặc chầu cũng có thể mặc áo màu xanh như của Chầu Đệ Nhị), chầu khai cuông rồi múa mồi. Chầu Năm là vị chầu bà cũng có thể chứng cho con nhang đệ tử đội mâm giầu trình.

Đền thờ Chầu Năm Suối Lân được lập bên bờ con sông Hóa, qua cầu Sông Hóa 2 thuộc huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tên là Đền Suối Lân, dòng suối Lân chảy cạnh đền quanh năm nước trong veo, xanh ngắt. Ngày tiệc chầu được tương truyền là ngày 20/5 (nguồn tài liệu chưa chắc chắn nên chỉ đưa ra để tham khảo). Khi thỉnh chầu văn hay hát:


Ai lên thăm cảnh Suối Lân
Đi qua sông Hóa vào đền Chầu Năm

[...] Giở trang tích cũ Lê Triều
Suối Lân Công Chúa mĩ miều diễm hương”

Hay để ca ngợi tài phép của chầu, văn hát rằng:

“Trăng thanh hổ báo chầu về
Lung linh màu sắc đua khoe trước đền
[...] Phép tiên biến hóa thần thông
Mẫu sai chầu trấn cửa rừng Suối Lân
Chầu thương dân canh khuya biến hiện
Áo chàm xanh thêu lượn nét hoa
Ban đêm gà gáy canh tà
Cất cao tiếng hú hiện ra giữa rừng
Hô thần chú bỗng dưng núi chuyển
Các cửa ngàn bặt tiếng muông kêu
Tà ma phách tán hồn xiêu
Các loài ác thú sợ đều ẩn thân
Để cho biết Suối Lân Công Chúa
Phép sơn trang Thái Tổ ban truyền
Phép tiên biến lá thành thuyền
Mười hai Thổ Mán đôi bên cầm chèo”

Bài viết :  Dương minh Đức

Căn đồng , cơ đày


Những ông đồng bà đồng cho rằng việc hầu đồng của họ là do họ có căn , có số , hay còn gọi là căn đồng . Căn ở đây nghĩa là căn quả , là số phận đã định cho một số người phải hầu thánh . Hay nói một cách khách họ có căn cao số dầy .  Căn số có thể nhẹ hay nặng . Chị N ở tỉnh Hưng Yên nói rằng những người có căn nặng tức là có căn của một vị thánh nào đó , nếu không mở phủ thì sẽ bị thánh hành , bị ốm đau , và cuộc sống sẽ khổ sở . Trở thành ông đồng bà đồng không phải đơn giản . Làm nghề hầu bóng là gánh thêm một bổn phận với các vị thánh Tứ phủ . Những ông đồng bà đồng trước khi quyết định trở thành người hầu thánh họ thường có chuyện chẳng lành , ốm đau , bệnh tật , cơ đày . Có những người còn bị thần kinh , hay bị điên mà nhiều khi không biết lý do vì sao ,  mặc dù đã đi bệnh viện chữa , nhưng không khỏi , họ đành phải gặp một ông đồng trưởng để nhờ làm lễ 

Theo một số đồng thầy thì những người có căn số có thể nhận biết được bằng dáng vẻ , theo tử vi hoặc bằng tướng số . Thậm chí họ còn nói " ai cung có căn " nhưng cơ bản họ dựa vào tử vi và tính cách để đoán qua tính cách mà đoán người đó có căn của vị thánh nào .  Đàn ông và đàn bà có thể có căn của vị thánh khác giới với mình . Những người có căn của vị nam thần , thì người ta cho rằng họ có nét mặt bừng bừng , mắt long lanh trông hơi dữ tướng , nóng tính và bốc đồng . Những người có căn của nữ thần thì có vẻ thuần hơn và nữ tính hơn . Những người phụ nữ nóng tính , nhưng có phần cương quyết thì cho họ là có căn quan hoặc căn ông Hoàng , cũng như vậy những người đàn ông trông nữ tính , thì người ta cho đó là có căn cô , chẳng hạn căn cô chín hay căn cô bé 

Những người có căn của vị thánh nào đó có thể hiện ra tính cách có vẻ phù hợp với phong thái của vị thánh đó như được miêu tả trong truyền thuyết hay chầu văn . Chẳng hạn người có căn của Đức Thánh Trần thì trông rất phong độ và tính khí mạnh mẽ của một quan võ . Khi giáng đồng , họ sẽ thắt cổ bằng một chiếc khăn lụa , đôi khi còn xiên hình và " cắt dấu mặn " , đặc biệt là trong những buổi lễ chữa bệnh hoặc hầu vào những ngày lễ lớn , như là tiệc của Đức Thánh Trần Triều . ....

Nếu chúng ta đến một điện thờ tứ phủ và có cơ hội nói chuyện với chủ đền và kể về bản thân đã bị hành , là nạn nhân bị bệnh kết tóc và bị điên ra sao , và kể về những căn bệnh khác mà chữa không khỏi sau đó đề nghị ông chủ đền mở phủ cho . Chị N là một người như vậy  , chị còn nhấn mạnh rằng cuộc đời chị khấm khá lên rất nhiều từ khi ra mở phủ , và nay chị đã theo đuổi và gắn bó cả đời mình với việc hầu thánh . Chị nói " nếu tôi không lên đồng nữa , tôi sẽ bị ốm dở và không thiết ăn uống gì . Tôi chỉ uống nước và ăn chút hoa quả "
Câu truyện về những ông đồng bà đồng bị kết tóc , bị ốm bị hành là rất phổ biến . Theo lời của họ , thì họ coi đó như là bị bắt sát , bị mắc một thứ bệnh tâm linh , mà đôi khi họ gọi là bệnh âm .  Những bệnh này được nhìn nhận như là triệu chứng của " căn cao số dầy : hay nói một cách khác là căn đồng . Có những người mơ gặp Thánh , nhìn thấy rắn , thấy đỉa , hay mơ bay bổng lên thế giới vô hình khác . Họ có thể bị kết tóc , tức là tóc của họ bị tết và bết lại mà không có lý do , không thể chải cho tóc của họ duỗi ra được ,  Họ có thể bị điên , đi lang thang và nói lăng nhảm nhí




( còn tiếp )

23 March 2011

Mẫu Thượng Ngàn


Mẫu Thượng Ngàn là hóa thân Thánh mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi , nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số .  Vào thời Hùng Định Vương ( một trong số 18 vị vua thời Hùng Vương ) , nhà vua có một hoàng hậu mang thai mãi mà không đẻ , lúc đầu mọi người rất lo sợ , nhưng sau thấy quen dần . Vào năm thứ 3 , một hôm hoàng hậu đi chơi trong rừng , bất ngờ cơn đau ập đến , những người hầu không biết lo liệu ra sao . Hoàng hậu đau quá chỉ còn biết ôm chặt lấy thân cây quế , cuối cùng cũng sinh hạ được cô con gái .  Nhưng vì quá kiệt sức Hoàng hậu An Nương qua đời , để lại cho nhà vua cô con gái yêu quý đặt tên là Mỵ Nương Quế Hoa . Mỵ Nương Quế Hoa lớn lên vừa ngoan ngoãn vừa xinh đẹp , tới tuổi cập kê mà không màng tới chuyện chồng con , chỉ luôn nhắc nhớ tới người mẹ đã sinh ra mình 

Sau khi rõ ngọn ngành , Công chúa quyết chí đi vào rừng tìm mẹ không từ những gian lao nguy hiểm . Công chúa đã chứng kiến cảnh tượng đói nghèo cơ cực của nhân lành trong những bản làng sơ xác nơi nàng đã đi qua . Những lúc như vậy công chúa Mỵ Nương luôn trăn trở tìm cách nào đó giúp những người dân lành cơ cực lam lũ . Một đêm giữa núi rừng âm u , nàng linh cảm thấy hơi ấm người mẹ , Nàng thốt lên tiếng gọi " Mẹ ơi ....Mẹ ơi " Như đồng cảm được với nỗi lòng của nàng , một ông tiên bỗng hiện lên trao cho nàng phép thần thông , có thể dời núi , lấp sông , cứu dân lành , học phép trường sinh . Có được sách tiên , Công chúa cùng 12 thị nữ ra sức học phép thần thông , chẳng mấy họ đã biết cách dời núi khai sông ,đưa nước về tưới cho ruộng đồng tươi tốt , mang lại sự ấm no cho dân làng . Sau khi có được cuộc sống âm no , bản làng trù phú , một hôm có đám mây ngũ sắc xuống đón Mỵ Nương cùng 12 thị nữ bay lên trời . Nhân dân lập đền thờ , tôn vinh Mỵ Nương là Bà Chúa Thượng Ngàn  hàng năm mở hội 

 Sau này bà lại linh ứng giúp vua Lê Thái Tổ nên được gia phong là: “Lê Mại Đại Vương”. Trong văn thỉnh mời Đức Thánh Mẫu có hát rằng:

“Thỉnh mời Đệ Nhị Chúa Tiên
Vốn xưa giá ngự trên đền Đông Cuông
Hình dung nhan sắc khác thường
Giá danh đổi một hoa vương khôn bì
Biết đâu lá thắm thơ bài
Lòng trinh chẳng động một vài giá xuân”

Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng, nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng. Nhưng nổi tiếng bậc nhất vẫn là cụm di tích Đền Đông Cuông, Đền Vọng ĐôngĐền Tuần Quán tại Yên Bái (là nơi Mẫu giáng làm con gái nhà tù trưởng họ Cao). Tiếp nữa có Đền Công Đồng Bắc LệĐền Thất Khê tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tương truyền là nơi vua Lê Thái Tổ lập để ghi nhớ công ơn Mẫu giúp vua. Ngoài ra còn có Đền Suối Mỡ thuộc Bắc Giang (xưa thuộc Hà Bắc, là nơi dấu tích của Mẫu khi xưa học đạo), Đền Tam Cờ trên tỉnh Tuyên Quang, Đền Mẫu Thượng thuộc thị xã Lào Cai.

Ngày hội chính của Mẫu Đông Cuông thường tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của năm theo âm lịch. Còn trên Đền Bắc Lệ lại tổ chức hội vào ngày 20/9 âm lịch.

Nguồn : 
- Cuốn sách : Đạo mẫu / Ngô Đức Thịnh 
- Ghi chép : Dương Minh Đức
- bài viết : mantico ' s BLOG  



18 February 2011

Cô bé Cửa Suốt ( Bản tích / Bản văn )


Tiên Cô Bé trấn giữ Cửa Suốt. Cô Bé Cửa Suốt là cháu gái của Hưng Đạo Vương, cùng với Đức Ông Đệ Tam trấn ải, quyền cô thống lĩnh ba quân, thủy binh trấn giữ ở ngoài Cửa Suốt vậy nên được gọi là Cô Bé Cửa Suốt (“Cô Bé” ở đây do thứ bậc của cô trong Hội Đồng Trần Triều, chứ cô không giống với các Cô Bé trong hàng Tiên Cô của Tứ Phủ). Còn có sử ghi lại cô vốn là Tĩnh Huệ Công Chúa, còn gái của Đức Ông Phạm Ngũ Lão và Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa, nên còn gọi là Phạm Điện Súy Công Nữ Tử, sau này lại lấy vua Trần Anh Tông vậy nên có danh hiệu là Anh Tông Hoàng Đế Thứ Phi

Giá Cô Bé Cửa Suốt cũng thường hay được hầu, khi ngự về đồng cô cũng mặc trang phục giống với Nhị Vị Vương Cô nhưng là màu trắng (cũng là do sự ảnh hưởng của Tứ Phủ), thông thường cô hay cầm mái chèo và lá cờ lệnh, chèo thuyền ra trấn giữ Cửa Suốt, nhưng khi đánh trận, về ngự đồng cô cũng múa kiếm và cờ lệnh

Cô Bé Cửa Suốt được thờ trong Đền Cửa Ông cùng với Đức Ông Đệ Tam, nhưng cô cũng có ngôi đền nhỏ riêng ở gần Đền Cửa Ông và được gọi tên là: Đền Cô Bé Cửa Suốt hay Đền Cặp Tiên. Ngày tiệc của cô là ngày 2/3 âm lịch. Khi thỉnh cô, văn hát rằng:

Trông ra Cửa Suốt tờ mờ
Chiếc thoi Cô Bé lững lờ ngoài khơi”



Bài viết : Dương Minh Đức 
BLOG : mantico

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991