02 September 2016
26 June 2016
Lớp Hướng Dẫn Lên Khăn Áo Trong Tín Ngưỡng Hầu Đồng
Nhìn vào hệ thống trang phục khăn áo hầu đồng và phục trang trong nghi lễ hầu Thánh
chúng ta biết được sự phong phú của trang phục người bách Việt qua mầu sắc từng dân tộc,trải qua các triều đại thời kỳ phong kiến khác nhau.
Vì thế yếu tố tạo nên một buổi hầu đồng thành công không thể thiếu khăn áo hình thành nghi thức trong hầu bóng.
Những bộ trang phục này không chỉ để giới thiệu cho người xem biết nhiều hơn
về các giá đồng mà còn là hình tượng văn hóa"bản sắc vùng miền các dân tộc
được đúc kết từ nhiều thế hệ của người Việt Nam ta.Tôn thờ tổ tiên những anh hùng liệt nữ có công dựng nước và giữ nước
Nhằm gìn giữ bảo tồn phát huy nét đẹp trong đời sống tâm linh của cư dân vùng lúa nước . Nghi Lễ Hầu Thánh là nét giêng có của Người Việt hay tạm gọi là Đạo Mẫu hệ thống Điện Thần Tứ Phủ vì vậy chúng tôi đang thực hiện, cũng như Hướng Dẫn cho các bạn học viên các lề lối trang phục lên khăn là điều mà Diễn Đàn luôn tâm huyết và mong muốn được truyền tải cho các bạn quan tâm , có nhu cầu tìm hiểu và hơn cả Hiểu đúng để thực hành tốt công việc của một Thanh Đồng , Người con của Mẫu , Phụng sự việc Tiên Thánh được chu viên hoàn mãn hiểu thêm về bản sắc cư dân bách Việt " Thông qua trang phục hình thành nghi thức hầu đồng đã gắn bó xuyên suốt quá trình lịch sử
Dao thoa bản sắc người Kinh Thượng phong phú và đa dạng...
Thông tin Lớp Học
Thời gian học : Thứ 7 , CN trong tuần Bắt Đầu Khai giảng vào 16 Tháng 6
Lớp : 4-5 học viên
Địa điểm : 101B3 Trung Tự - Đống Đa - Hà Nội
Học phí Khóa Hướng Dẫn : 3.000.000 VNĐ / 2 Tháng/ 16 Buổi
Đăng Ký trực tiếp :
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
DIên Đàn Hát Văn Việt Nam
Địa chỉ : 101B3 Trung Tự _ Hà Nội
ĐIện thoại : 0926919990
Mail: hatvan.vn@gmail.com
DIên Đàn Hát Văn Việt Nam
Địa chỉ : 101B3 Trung Tự _ Hà Nội
ĐIện thoại : 0926919990
Mail: hatvan.vn@gmail.com
22 June 2016
LÀM SAO ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRƯỚC KHI MỞ PHỦ
Bài viết : Nhóm Đồng Âm
Bài viết này Ad xin tặng cho các bạn chuẩn bị được khoác lên người bộ áo Thánh, thân chúc các bạn có một vấn khai hồ mở phủ quả đạo viên thành, đồng khôn bóng ngoan đồng sang bóng thánh.
Các bạn thân mến, trước khi chính thức là tôi con nhà ngài đồng nhân phải trải qua rất nhiều khó khăn và cũng thường đặt ra những câu hỏi :
- Liệu mình có phải căn đồng số lính không, vị Thánh nào cầm bản mệnh
- Làm thế nào để thuyết phục người thân thuận ý cho mình ra hầu Thánh
- Làm sao để có ngân xuyến hầu cha mẹ
- Liệu mình lên sập hầu có sáng bóng đẹp đồng không
- Hầu xong có được ban danh ban diện, xuôi chèo mát mái không
Câu trả lời ở chính bản thân mình đấy bạn ạ, muốn thực hiện được trước tiên bạn phải tự thân vận động, tự tu tại gia, không phải ngẫu nhiên các cụ có câu “ thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Tu tại gia dễ mà lại khó, vì khó nên mới phải tu tại gia trước rồi mới đến tu chợ, tu chùa. Tu tại gia chính là: Tu âm và tu dương
Tu dương là gì: Tu dương là tu tâm dưỡng tính, thân tâm khẩu ý trong sạch, năng tích phúc hành thiện, chăm đi lễ mẹ cha cầu xin sự che chở. Người tu bao giờ cũng có ngáng trở, đồng nhân muốn yên nhất định gia đình phải yên, gốc có vững thì cây mới chắc, gia đình mà không yên thì bản thân tính khí thất thường, vì vậy tu dương cũng chính là bằng sự khéo léo của bản thân để sắp xếp trong gia chung trong ấm ngoài êm trên thuận dưới hòa, thuyền xuôi một bến nước chảy một dòng để nhất tâm bắc ghế hầu cha hầu mẹ
Tu âm là gì: Tu âm là phần mộ gia tiên phải lo cho đàng hoàng, đầu năm cúng cuối năm tạ, lo cho gia tiên sạch nghiệp, âm siêu thì dương thái, có như vậy gia tiên mới cắt cử người về chỉ day con cháu và kêu cầu tấu đối các cung các cửa cho con cháu mình gặp thầy có tâm đức, người thầy chính là cây cầu giúp bạn sinh ra, và là người trả lời cho bạn câu hỏi vị Thánh nào cầm bản mệnh
Nhà Thánh chỉ ban danh ban diện, ban công việc cho mà làm, chứ không có chuyện ngồi không mà hưởng lộc, muốn có ngân xuyến bản thân phải tự vận động bằng sức lao động, mồ hôi nước mắt của mình, các bạn để ý mà xem, nếu đi lễ mà xin cho con giầu ú ụ thì đài không mắng thì sa cầu, người khôn khéo là biết xin cho con được sáng con mắt chặt đầu gối, cho con được tinh tường mọi việc để công việc hanh thông thuận lợi, có lộc có tài có ngân có xuyến để trên con lo việc thánh dưới con gánh việc trần tới mãn chiều xế bóng.
Điều cuối cùng ad khuyên các bạn, trước khi vào hầu Thánh hãy thả lỏng người, thân tâm thư thái thanh tịnh và chỉ cầu xin một điều duy nhất: Con xin nguyện suốt đời làm tôi con nhà Ngài, xin cho con được hồn trần xuất ra bóng Thánh nhập vào để con làm ghế cho nhà ngài ngự. Chỉ cần xin vậy thôi còn mọi chuyện hãy để nhà Ngài sắp xếp các bạn nhé, các bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra: Không cầu mà được. Làm đươc những điều ấy là các bạn đã trả lời được 5 câu hỏi ở trên rồi đấy :)
Bài viết này Ad xin tặng cho các bạn chuẩn bị được khoác lên người bộ áo Thánh, thân chúc các bạn có một vấn khai hồ mở phủ quả đạo viên thành, đồng khôn bóng ngoan đồng sang bóng thánh.
Các bạn thân mến, trước khi chính thức là tôi con nhà ngài đồng nhân phải trải qua rất nhiều khó khăn và cũng thường đặt ra những câu hỏi :
- Liệu mình có phải căn đồng số lính không, vị Thánh nào cầm bản mệnh
- Làm thế nào để thuyết phục người thân thuận ý cho mình ra hầu Thánh
- Làm sao để có ngân xuyến hầu cha mẹ
- Liệu mình lên sập hầu có sáng bóng đẹp đồng không
- Hầu xong có được ban danh ban diện, xuôi chèo mát mái không
Câu trả lời ở chính bản thân mình đấy bạn ạ, muốn thực hiện được trước tiên bạn phải tự thân vận động, tự tu tại gia, không phải ngẫu nhiên các cụ có câu “ thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Tu tại gia dễ mà lại khó, vì khó nên mới phải tu tại gia trước rồi mới đến tu chợ, tu chùa. Tu tại gia chính là: Tu âm và tu dương
Tu dương là gì: Tu dương là tu tâm dưỡng tính, thân tâm khẩu ý trong sạch, năng tích phúc hành thiện, chăm đi lễ mẹ cha cầu xin sự che chở. Người tu bao giờ cũng có ngáng trở, đồng nhân muốn yên nhất định gia đình phải yên, gốc có vững thì cây mới chắc, gia đình mà không yên thì bản thân tính khí thất thường, vì vậy tu dương cũng chính là bằng sự khéo léo của bản thân để sắp xếp trong gia chung trong ấm ngoài êm trên thuận dưới hòa, thuyền xuôi một bến nước chảy một dòng để nhất tâm bắc ghế hầu cha hầu mẹ
Tu âm là gì: Tu âm là phần mộ gia tiên phải lo cho đàng hoàng, đầu năm cúng cuối năm tạ, lo cho gia tiên sạch nghiệp, âm siêu thì dương thái, có như vậy gia tiên mới cắt cử người về chỉ day con cháu và kêu cầu tấu đối các cung các cửa cho con cháu mình gặp thầy có tâm đức, người thầy chính là cây cầu giúp bạn sinh ra, và là người trả lời cho bạn câu hỏi vị Thánh nào cầm bản mệnh
Nhà Thánh chỉ ban danh ban diện, ban công việc cho mà làm, chứ không có chuyện ngồi không mà hưởng lộc, muốn có ngân xuyến bản thân phải tự vận động bằng sức lao động, mồ hôi nước mắt của mình, các bạn để ý mà xem, nếu đi lễ mà xin cho con giầu ú ụ thì đài không mắng thì sa cầu, người khôn khéo là biết xin cho con được sáng con mắt chặt đầu gối, cho con được tinh tường mọi việc để công việc hanh thông thuận lợi, có lộc có tài có ngân có xuyến để trên con lo việc thánh dưới con gánh việc trần tới mãn chiều xế bóng.
Điều cuối cùng ad khuyên các bạn, trước khi vào hầu Thánh hãy thả lỏng người, thân tâm thư thái thanh tịnh và chỉ cầu xin một điều duy nhất: Con xin nguyện suốt đời làm tôi con nhà Ngài, xin cho con được hồn trần xuất ra bóng Thánh nhập vào để con làm ghế cho nhà ngài ngự. Chỉ cần xin vậy thôi còn mọi chuyện hãy để nhà Ngài sắp xếp các bạn nhé, các bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra: Không cầu mà được. Làm đươc những điều ấy là các bạn đã trả lời được 5 câu hỏi ở trên rồi đấy :)
TÌM HIỂU VỀ SẮC, ẤN, LỆNH
Trong tín ngưỡng thờ tam, tứ phủ chúng ta thường nghe nhắc đến khái niệm: Sắc, Ấn Lệnh. Đồng âm cùng tìm hiểu với các bạn về ý nghĩa thưc sự của Sắc, Ấn, Lệnh là gì nhé.
Theo từ điển Hán Việt:
Sắc: Văn bản
Lệnh: Mệnh lệnh cấp trên truyền xuống cấp dưới phải thi hành
Sắc Lệnh: Mệnh lệnh bằng văn bản do cấp trên ban hành mọi người phải tuân theo
Ấn: con dấu, hoặc dùng bàn tay đè xuống
Khi thực thi nhiệm vụ được giao, các thầy pháp, đồng thầy...sau một thời gian thử thách tùy duyên sẽ được bề trên ban Sắc, ấn, lệnh, đây chính là quyền hạn trong công việc mà người thầy đó được giao trọng trách. Sắc, Ấn, Lệnh có khi là vô hình người trần khó nhìn thấy nhưng lại rất có giá trị trong thế giới tâm linh, dùng sắc, ấn, lệnh này điều binh khiển tướng trong âm giới để thực thi nhiệm vụ.
SẮC: Có 5 loại sắc bao gồm:
1 Sắc lệnh: Là mệnh lệnh bề trên phê chuẩn dựa trên thiện duyên, nghiệp quả tu tập để giao phó sứ mạng
2. Sắc phong: Là mệnh lệnh bề trên phong thưởng, phong tặng quyền hạn (theo thiên quy cho chư thiên chư thánh)
3. Sắc dụ: Là mệnh lệnh bề trên truyền bảo (thông báo) tới chư thiên, chư thánh cho biết điều gì đang xẩy ra hoặc sẽ xẩy ra
4. Sắc bảo: Là mệnh lệnh do Đại hội đồng tiên thánh phê truyền dựa trên thiện duyên nghiệp quả của người tu tập để giao phó sứ mệnh một cách bí mật không công khai, che giấu tài năng ngay cả tiên, thánh, thần, phật cũng it vị biết được
5 Sắc lệ: là mệnh lệnh bề trên quy định chiếu theo cách thức, rập theo khuân khổ lề lối thiên quy để làm việc hoặc trong một số án lệ thi bề trên sẽ ban sắc lệ chiểu theo điều lệ mà phục hồi quyền hạn
Trong thực tế thì trong công việc của tứ phủ chỉ có 3 hình thức cấp sắc: sắc lệnh, sắc lệ, và sắc dụ. Trong các Sắc này Sắc Lệnh liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của thanh đồng. Là người có mệnh đồng căn quả khi trình đồng mở phủ thì khi làm việc về tâm linh như soi căn, nối quả, gọi hồn diệt trừ yêu ma, luyện bùa luyện phép thì đều phải được cấp sắc lệnh bề trên cấp cho.
ẤN: Ấn không chỉ là đại diện cho quyền năng, tượng trưng cho uy quyền của chư tiên, chư thánh trong tiên giới, địa giới mà còn là một tín vật để truyền thụ tôn giáo. Ấn chính là Con dấu của bề trên ban cho, giống như một vị tướng phải có Ấn lệnh vua ban, mới có thể hiệu triệu binh sỹ. Nói có người nghe, đe phải có người sợ, một Lệnh ban xuống, quân sỹ âm binh nhất nhất tuân tùng.
Ấn lại có Ấn dương ( hữu hình) và ấn Âm (Vô hình). Ấn hữu hình làm bằng các nguyên liệu như: Vàng, Ngọc, Đá, Gỗ…. hoặc ấn ở dạng vô hình ( ví dụ như phái nam tông, mật tông có khăn ấn, theo pháp mật tông gọi Ấn âm là ThIên Ấn, Còn Ấn Dương là Địa Ấn, trong Đạo Mẫu thầy dùng tay không để triện ấn).Thường khi thầy làm việc thì sẽ có ẤN lệnh ngay lòng bàn tay: 1 TAy ấn, 1 tay khuyết. Có phép thay lệnh hiệu triệu, ra lệnh hay trừ tà sát quỷ bằng ấn lệnh này, hoặc Người âm với nhau, chỉ cần giơ lòng bàn tay lên là người đối diện tức khắc hiểu là ai. Ấn được sử dụng trong các văn kiện, sớ tấu, điệp thức và bùa để triệu thần linh, làm tăng oai lực của bùa, thông quái đạt linh, trị bệnh, trừ tà, bảo vệ sức khỏe, vv……hiệu quả không thể nghĩ bàn.
Sự khác nhau giữa hai loại ấn trên là ở chỗ:
Ấn hữu hình: sử dụng các nguyên liệu tự nhiên làm thành ấn
Ấn vô hình: Là do căn cơ tiền kiếp hoặc do tu hành mà được bề trên giao ấn, việc giao ấn đồng nghĩa với việc được chứng nhận, tùy theo khả năng mỗi người mà được truyền các loại ấn khác nhau. Ấn được truyền thẳng vào trong người thầy, gọi là ấn vô vi. Khi thầy hạ bút, viết sớ thì có một ấn vô vi trên đó.
Tùy theo từng pháp môn và theo từng đẳng cấp mà phân chia ra các loại ấn. Chúng ta có thể hình dung đơn giản thế này. Trong một cơ quan thì ấn ( dấu) của Giám đốc khác với ấn ( dấu ) của Phó giám đốc hoặc các Trưởng ban ngành, thì trong tâm linh cũng vậy, tùy theo nhiệm vụ được giao mà các Thầy có ấn khác nhau. Người xưa hay dùng các loại ấn như: Thiên bắc thìn trương ấn, thiên phù địa tiết chi ấn…..ở miền Bắc Việt Nam trong bảo tàng lịch sử có một loại ấn từ thời Hai Bà Trưng có hình con Nghê ở trên. Trong sách Tùy Thư Kinh Tập Chí có ghi chép: “ Lấy gỗ làm ấn, vào ngày thìn khắc ấn, hai tây chấp ấn hấp khí, lấy ấn trị bệnh”. Chữ khắc trên Ấn thì vô cùng đa dạng tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà khắc các loại chữ khác nhau.
Các bạn thân mến, để được bề trên giao Sắc, ấn, lệnh là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ, cho nên không phải người nào tu tập tới các phẩm cao nhất trong giới thầy bà là cũng được cấp Sắc, ấn, lệnh . Ví dụ: người được cha mẹ cấp sắc dẫn dắt đồng con, hay trừ tà diệt ma thì chỉ cần một lời nói một cái tay giơ lên uy quyền vô cùng. hay cả việc tiến mã cũng thế có thầy tiền mã chạy được tất cả các cung các cửa nhưng có thầy tiến mã thì được mỗi phủ của vị cầm bản mệnh của thầy.
Nguyên tắc khi sử dụng Sắc, Ấn, Lệnh trong tâm linh “ tuyệt đối không được dùng bừa bãi trong các văn bản và lưu truyền các loại ấn giả, chỉ dùng ấn đúng với mục đích, nhiệm vụ được giao”. Trước khi làm việc phải xin cha mẹ cho phép, bề trên đồng ý thì lúc đó mới có thể tuân mệnh hành sự, không tự tung tự tác được. Ví dụ trong Nghi lễ tiến mã tứ phủ khất đồng, trước khi làm nghi lễ này người đồng thầy phải là người được giao trọng trách soi căn nối quả thì mới có thể làm được. Người thầy sẽ có một lễ trình (thanh bông hoa quả) trước để tấu trình bề trên về công việc định làm. Cha mẹ tứ phủ sẽ xét nếu người đó được tiến mã, khất đồng thì sẽ ban lệnh cho phép dồng thầy thực thi nhiệm vụ. Nếu không được phép tiến mã khất đồng thì người đó sẽ buộc phải ra trình đồng mở phủ, hầu hạ cha mẹ. Trong nghi lễ đó người thầy được phép của bề trên sẽ đóng ấn lệnh vào tờ đơn cánh sớ, có thầy thì có ấn khắc đàng hoàng, có thầy chỉ dùng bàn tay ấn xuống. Người trần nhìn thì thấy vậy nhưng ấn này rất quan trọng trong âm giới. Nó như một lệnh được ban ra, khi các vị hành sai nhận được tờ đơn cánh sớ có ấn lệnh này sẽ cấp tốc chuyển tới các cung các cửa trong linh giới để thực thi nhiêm vụ đã được cho phép
Tuy bề trên quy định kỹ càng về việc sử dụng Sắc, Ấn, Lệnh nhưng các thầy bà ngày nay hành động bừa bãi, bất tuân luật lệ, không theo nhân quả, tương lai những hành động sai sẽ phải tự chịu hậu quả.
Hiểu đúng thế nào là yên căn yên số
HIỂU ĐÚNG THẾ NÀO LÀ YÊN CĂN, YÊN SỐ
Có lẽ mệnh làm tôi tứ phủ chẳng mong cầu gì hơn là bản thân có thể "yên căn, yên số, yên sổ thiên đình". Mong cầu là thế, nhưng để hiểu thế nào cho đúng thì không đơn giản, nhóm Đồng Âm sẽ có bài viết này để cùng tìm hiểu và chia sẻ cùng các bạn.
1. Yên căn, yên số là gì? Trước khi đến với định nghĩa về nó ta sẽ phân tích phủ định trước, người như thế nào là chưa yên căn yên số:
+ Người có căn số chưa trình đồng mở phủ: những người này đang trong vòng cơ hành, trả nghiệp. Tuỳ vào phúc phận, duyên nghiệp mà mỗi người sẽ bị cơ hành khác nhau: cơ tiền, cơ tâm, cơ tình, cơ sức khoẻ, cơ kết hợp. (Các bạn có thể tham khảo đọc lại bài "Các kiểu cơ hành" ĐÂ đã viết rất rõ và đưa ra các trường hợp cụ thể)
+ Người đã trình đồng mở phủ những có những biểu hiện sau đây
- Vẫn chưa thoát khỏi vòng cơ hành, cuộc sống vẫn đảo điên thậm trí còn cùng cực hơn trước.
- Trên sập hầu nhưng bản thân cảm thấy không hoan hỉ, vui tươi, cảm thấy mình làm lỗi làm sai gì đó nhưng không tự mình lý giải được
- Đêm hôm vẫn mơ mộng đi đền đi phủ, mơ hết vị thánh này đến vị thánh kia về báo, mỗi lúc một kiểu lúc rõ ràng, lúc mơ hồ, hoặc mơ thấy ma quỷ, đi lang thang nghĩa trang, bị rượt đuổi...
- Đi lễ đền, phủ bị ốp bóng, đảo bóng, khóc lóc, quỳ lậy, mất kiểm soát.
- Thỉnh thoảng bị hết người này đến người kia ốp vào tự xưng là bóng thánh, gia tiên, vong...
- Ra hầu rồi vẫn hoang mang không biết ai là người cầm bản mệnh của mình (có người ra hầu nhưng thầy mở phủ không nói ai là người cầm bản mệnh, nói chung chung, hoặc nói theo kiểu căn người này, bóng người kia, ăn lộc người này, sát người kia...), hoặc biết nhưng vẫn cảm thấy có gì đó không đúng, không có cơ sở để tin...
- Thần tâm bất ổn, lúc nóng lúc lạnh, có những lúc mất kiểm soát như không phải mình, mất cân bằng cuộc sống, hoang mang lo sợ, mất niềm tin.
...
2. Tại sao người đã trình đồng mở phủ, bắc ghế cha ngồi bắc ngôi mẹ ngự mà vẫn chưa được yên căn yên số. Có thể có những lý do sau đây
+ Do đồng thầy
- "Làm lính có công, làm đồng có phép", không phải đồng nào cũng được cha mẹ giao cho chức phận làm "Đồng thầy", đồng hầu, đồng pháp, đồng dí, đồng soi, đồng chữa không được phép trình đồng mở phủ cho đồng con, nhưng vô tình hoặc tự ý làm đồng thầy dẫn đến làm sai, không mở thông được 4 phủ cho con đồng. Việc đồng thầy có khả năng mở phủ hay không, không thể nhìn bằng mắt dương được, vì vậy tốt nhất trước khi các bạn định theo đồng thầy nào trước hết phải tỉnh táo suy nghĩ thực tế xem người thầy đó có đủ tư cách, đủ tâm, đủ tài để dẫn dắt mình không?, những người thầy đã dẫn dắt hiện nay họ ra sao? cách thức, phong thái thầy làm việc như thế nào? Cái thứ hai là các bạn có thể sắm lễ ra đền thờ thánh nào linh thiêng, vào ban mẫu kêu xin mẫu, bề trên soi xét, soi đường chỉ lối cho mình "con nhất tâm 1 lòng 1 dạ quy hàng phật thánh, sám hối nghiệp duyên, con muốn tìm đồng thầy đủ tâm đủ đức đủ tài chỉ bảo dẫn dắt con, nay con biết đồng thầy tên...địa chỉ..., nếu người đó cơ duyên làm thầy của con xin cha mẹ cho con 1 đồng nhất âm nhất dương" sau đó bạn gieo đài xin.
- Do đồng thầy căn thấp, đồng con căn cao hơn, dẫn đến việc soi sai người cầm bản mệnh, hoặc soi đúng cũng không mở được. (đồng thầy căn hàng nào chỉ có thể mở cho đồng con căn ngang hàng hoặc thấp hơn, không mở được cho người căn cao hơn mình)
- Đồng thầy theo tà ma ngoại đạo, đồng thầy phủ thuỷ, mượn uy danh nhà thánh làm việc thánh thực chất thờ âm binh, ma quỷ, tà đạo...
+ Do đồng con
Đồng con mặc dù được dẫn trình đúng cửa, mở thông 4 phủ, nhưng do sái tâm dẫn đến quay cuồng, đảo điên, tâm thần bất yên
- Sái tâm vì tiền: rất nhiều đồng con bắc ghế hầu cha hầu mẹ với suy nghĩ để xin lộc xin tài, xin ngân xin xuyến mà không hiểu rõ 1 điều bản thân việc bắc ghế hầu cha mẹ là trước là để tạ ơn cha mẹ, sau để tự tu lập bản thân theo chính đạo, bản thân mình phải tự cố gắng chứ không có chuyện ngồi 1 chỗ và mong cầu cha mẹ bàn tài ban lộc cho. Càng hy vọng thì càng thất vọng, càng mong cầu thì càng đảo điên, càng tìm càng không thấy, càng muốn nhiều thì càng thấy ít, dẫn đến loạn tâm, quay cuồng trong chữ tiền từ đó chuyển sang oán trách cha mẹ, đồng thầy...
- Sái tâm vì háo danh, ham đạo: nhiều người căn cô căn cậu nhưng đi đâu cũng vỗ ngực là con mẫu, con quan, người chỉ là đồng hầu nhưng hầu xong lại mong cầu nhà thánh ban cho khả năng soi âm soi dương, làm thầy, được cái này lại muốn cái kia, lòng tham vô đáy, hậu quả là loạn tâm, tâm ma dẫn dắt rồi dẫn đến hại người hại cả bản thân mình. Khả năng của mỗi người là do cha mẹ sắp đặt ban cho, quyền lợi cũng đi kèm với gánh nặng, trách nhiệm chứ không oai, không hách gì cái việc làm thầy, làm thầy có chắc vững được tâm, làm đúng đạo, giúp đời giúp người hay có khả năng trong tay rồi vì tham tiền dẫn để làm sai làm láo... Nếu cứ làm sai mà bị phạt, bị chịu hậu quả ngay có lẽ không thầy nào dám làm, nhưng rất nhiều thầy chỉ nhìn được cái lợi trước mắt mà không nhìn được cái hoạ về sau, tới lúc bản thân tan nát, vận cả vào gia đình con cái, nhận ra thì đã quá muộn.
3. Kết luận: yên căn yên số là gì? Làm thế nào để yên căn yên số
Yên căn yên số là việc con nhà tứ phủ được đồng thầy dẫn trình đúng cửa cha cửa mẹ, bắc ghế hầu cha mẹ, mở thông bốn phủ. Bản thân đồng 1 lòng quy hàng phật thánh, sám hối nghiệp duyên, an tâm, biết đúng biết sai tu sửa bản thân theo con đường chính đạo. Bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, cuộc sống dần trở về bình thường trước lúc bị cơ hành, đồng hầu bắt đầu cân bằng cuộc sống, lo làm ăn, gia đình và tu đạo, những đồng sau được cha mẹ giao phó cho làm đồng soi, đồng pháp, đồng chữa...thì bắt đầu quá trình cân bằng âm dương, học hỏi, tu lập trước khi làm việc.
Đồng âm mong rằng sau bài viết này các bạn có cái nhìn đúng về "yên căn, yên số" từ đó có những quyết định tỉnh táo cho bản thân khi bước vào con đường tu đạo.
15 March 2016
20 February 2016
17 April 2015
Tìm hiểu bệnh trần và bệnh âm
iểu tượng cảm xúc grin
Dạo này có "mon men" vào một số trang về Đạo Mẫu để đọc stt của các đồng anh, lính chị, có thấy một số đề cập đến vấn đề mà các mem của ĐA cũng từng hỏi như: Có phải khi chấm lính bắt đồng thì như người mất hồn, lãng trí, hay quên...lúc nào cũng như trên mây. Việc âm thì nhanh lắm còn việc dương thì chẳng nhớ gì không? và nhiều câu hỏi của các mem về vấn đề bệnh do căn quả. Hôm nay, AD muốn chia sẻ với các bạn nội dung này. Bênh do căn quả (phần âm), căn số, hay bệnh do các yêu tố khách quan, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học mang lại nhé.
Các nguyên nhân bệnh tật của con người theo tôi như sau:
- 1. Do yếu tố khách quan, mội trường sống, lao động, thói quen sinh hoạt ăn uống mang lại bệnh tật - Ta gọi đó là bệnh trần.
- 2. Bênh do căn số của con người
- 3. Bệnh thuộc về phần âm.
Vậy chúng ta phân biệt như thế nào?
1. Bênh do yếu tố khách quan... - Bênh trần: Là những căn bệnh phổ biến, nguyên nhân do các yếu tố khách quan như môi trường ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước bẩn. Do chiến tranh (vũ khí hóa học, sinh học), do thiên nhiên khắc nghiệt như quá nóng hay quá lạnh....do thói quen ăn uống mất vệ sinh,...do sinh hoạt không điều độ thức khuya, ngồi nhiều lười hoạt động, do chơi điện tử vô độ, do đọc truyện viễn tưởng quá nhiều không ngủ đầy đủ để cho đầu óc được giải tỏa nghỉ ngơi..v.v...
VD: Bạn thường xuyên thức khuya ngủ không đủ, ngồi nhiều lười hoạt động kiến cho thận bế, đầu óc lúc nào cũng căng ra không được nghỉ ngơi, khi ngủ thì mệt mỏi mộng mị linh tinh ...đi xem thầy phán có căn quả thế là về suy nghĩ lo lắng ngày đêm
Hay các bạn bi mộng du là do cơ thể tỉnh trước não bộ còn bóng đè là cơ thể tỉnh trước não bộ báo hiệu sự mệt mỏi quá sức, bế tắc của cơ thể.
Bênh dương trần chỉ mang tính giai đoạn khi ta uống thuốc , thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống, môi trường sống và làm việc bệnh sẽ hết.
Với những căn bệnh thuộc về dương trần này chúng ta phải tìm các bác sĩ tây y hoặc đông y để điều trị. Trong trường hợp này các bạn cầu cúng chỉ vô ích, tiền mất mà tật vẫn mang, Tự biến mình thành người mê tín, tự đầu độc thân và tâm mình.
2. Bênh do căn số: Là những bênh do nghiệp quả từ kiếp trước, có từ khi sinh ra và phải mang theo cho đến chết như: què chân/tay, mù câm điếc...hoặc dị tật bẩm sinh, tứ chứng nan y...Đối với những bệnh tật này thì nặng nề không có cách và không thầy bà nào có thể chữa được.
3. Bệnh do phần âm:
Bệnh mang tính cấp tính, giai đoạn, thuốc thang khắp nơi không khỏi, không tìm ra nguyên nhân. Vào viện thì khỏe mạnh, tỉnh táo về nhà lại lăn ra ốm như chưa vào viện. Những bệnh này do nguyên nhân sau:
- Bệnh do đồng mồ mả.
- Bệnh do nghiệp quả của cha ông để lại:
Đối với loại bệnh này có thuốc thang chạy chữa cũng như không, nếu nghiệp nhẹ thì có thể vài ba năm, dăm bảy năm bệnh tự khỏi; nếu nghiệp nặng thì bệnh đeo bám lâu dài gây rất nhiều phiền toái, hệ lụy bất ổn cho cuộc sống của bản thân và gia đình.
Chẳng hạn có những người đột nhiên mắc chứng đau đầu liên miên mà qua kiểm tra bằng y học hiện đại không phát hiện ra chứng bệnh gì, tìm hiểu bằng soi căn, gọi hồn, thì biết bệnh đó là do một vong linh tiền bối thân nhân khi hồn tiền dương thế bị ngã từ trên cao xuống vỡ sọ, vong này hợp mệnh, hợp vía với đương số nên mới sinh ra chứng bệnh lạ kỳ như vậy.
Một số trường hợp khác thì bị đau chân, đau tay, tìm hiểu thì biết có vong hợp mệnh bị giam cùm trong địa ngục….
Bệnh thuộc dạng này thì cần phải tiến hành những công việc như phả độ gia tiên, cầu siêu, hoàn thân hoàn cốt … tùy theo nguyên nhân cho những vong linh liên quan, sau khi làm lễ xong thì một thời gian ngắn sau đó bệnh tự nhiên sẽ hết.
- Bệnh do vong linh gia tiên
Có vong linh gia tiên có nỗi oan ức cần bày tỏ nên nhập vào đương số gây ra hoặc do đương số có lỗi lầm gì với tổ tiên mà bị trách phạt:
Bệnh trạng trong trường hợp này thì cần phải tiến hành làm lễ giải oan ức cho vong linh hoặc tạ lỗi với tổ tiên thì bệnh sẽ hết.
- Bệnh do yêu ma quỷ quái xâm nhập:
Bệnh này thường khiến đương số có những hành động kỳ quặc, ăn nói khác lạ, tính nết bất thường,… Muốn khỏi thì phải trừ yêu, diệt ma hoặc tìm hiểu kỹ lý do chúng muốn quấy phá làm hại mà có biện pháp thích ứng với từng vụ việc .
- Bệnh do khai căn, luyện đồng:
Những người có mệnh đồng căn quả mà không biết, đến thời hạn bị chấm đồng bắt lính mà không hay, thì sẽ bị phạt căn. Có thể ốm yếu tới mức bò lê bò lết ở nhà nhưng khi tới đền, điện, phủ thì lại khỏe mạnh vui tươi như thường. Hoặc ở nhà thì bị đau bụng quằn quại, nhưng tới bệnh viện kiểm tra lại tự nhiên hết đau mà tìm không ra được chứng trạng gì. Đối với thể loại bệnh này thì chỉ còn cách là xin khất đồng hoặc ra trình đồng mở phủ thì mới khỏi được.
Các mem ơi, với những gì AD đã chia sẻ ở trên hẳn đã giải đáp được phần nào thăc mắc của các bạn đã hỏi. Theo AD thì cái gì thuộc về dương ta nên tìm bác sĩ vào bệnh viện điều trị, những gì do căn số, số phận đã vậy thì các bạn nên tu dưỡng, làm lành lánh giữ để tâm thân được thanh thản, gạt bỏ mặc cảm vươn lên là người có ích cho XH.Còn những căn bệnh thuộc phần âm thì nên bình tĩnh suy xét nguyên nhân, kêu gia tiên tổ cô ông mãnh về chỉ bảo. Tìm Thầy có tâm có đức sáng mà theo học đạo, tu tâm trả nghiệp mọi việc sẽ thay đổi từ từ các bạn nhé.
Chúc các bạn an lạc
07 February 2015
05 April 2014
31 March 2014
29 March 2014
28 March 2014
27 March 2014
19 July 2013
Mời tham dự Giao lưu lần 7 - Hầu đồng vẻ đẹp tâm linh
Nghi thức hành lễ lên đồng và nhạc lễ Chầu văn luôn đi cùng với nhau không thể tách rời để phục vụ cho tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người Việt. Nói tới vẻ đẹp tâm linh Việt Nam không thể không nói tới hai thành tựu văn hóa dân gian này được.
Nghi thức hành lễ lên đồng được cố GS Từ Chi và nữ học giả Pháp Jeanne Cusinier gọi nó là những điệu múa thiêng. Những điệu múa này phản ánh nét sinh hoạt truyền thống của người xưa và hình ảnh thánh thần trong tâm thức tín ngưỡng người Việt. Múa thiêng hầu bóng vừa là để thoát hồn đạt trạng thái ngây ngất khi nhập đồng vừa là diễn tả lại hành trạng, công tích của những vị thánh thần mà người Việt thờ tự. Cùng với những điệu múa thiêng hầu bóng là nhạc lễ hát thờ Chầu văn, đây là yếu tố quyết định sự thăng hoa của người hành lễ và cũng là yếu tố tạo nên thành công của một vấn hầu. Một vấn hầu đồng phục vụ tín ngưỡng thờ cúng Đạo thánh Việt Nam được coi là thành công, có màu “nhang khói, thần thánh” khi và chỉ khi từ người hành lễ cho tới lễ nhạc Chầu văn (cung văn) và những người phục vụ (đồng phò) có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn. Từng hành động, cử chỉ từng điệu múa, bước chân phải hòa quyện vào từng làn điệu hát văn như vậy mới được coi là “thật đồng”.
Nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật văn hóa tâm linh Việt Nam, nối tiếp các chương trình giao lưu hát văn trước đây. Chương trình giao lưu hát văn lần 7 với chủ đề: “Hầu Đồng vẻ đẹp tâm linh” sẽ giúp chúng ta thấy được hai vẻ đẹp văn cơ bản của tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam trong môi trường hoạt động của nó. Đây là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn góp phần tôn vinh mua thiêng hầu đồng và nhạc lễ chầu văn trở thành di sản văn hóa của nhân loại.
Chương trình tổ chức Tại Chùa Tứ Kỳ - Hà Nội
Thời gian : 8h sáng - 28/7 .2013 ( Tức 21 tháng 6 âm lịch )
Diễn Đàn Hát Văn Việt nam rất hân hạnh được đón tiếp
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
Đỗ Văn Nhất ( Admin )
Mail : hatvan.vn@gmail.com
Điện thoại : 0926919990
Nhãn:
Giao lưu,
hatvan,
OFFLINE,
Tín ngưỡng Dân gian
31 October 2012
Subscribe to:
Posts (Atom)
Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát
10- Ông Chín Cờn
Tứ phủ Thánh Cô
Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
5 - Cô Năm Suối Lân
6 - Cô Sáu Sơn Trang
7 - Cô Bảy Kim Giao
8 - Cô Tám Đồi Chè
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ