22 November 2010

Cô Đôi Thượng ngàn ( Hát văn )



Cô Đôi Thượng Ngàn . Cô vốn là con Vua Đế Thích trên Thiên Cung, được phong là Sơn Tinh Công Chúa, ra vào hầu cận bơ tòa Vua Mẫu trong điện ngọc, nơi tiên cảnh. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái nhà một chúa đất ở chốn sơn lâm, khi hạ sinh, Cô Đôi rất xinh đẹp: da trắng, tóc xanh mượt mà, mặt tròn, lưng ong thon thả. Sau này cô quyết chí đi theo hầu Đức Diệu Tín Thuyền Sư Lê Mại Đại Vương (chính là Mẫu Thượng Ngàn, Bà Chúa Sơn Trang) học đạo phép để giúp dân. Rồi khi về thiên, cô được theo hầu cận ngay bên cạnh Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông Tuần Quán được Mẫu Bà truyền cho vạn phép, giao cho cô dạy người rừng biết thống nhất về ngôn ngữ (nên có khi còn gọi là Cô Đôi Đông Cuông), cũng có người cho rằng cô về theo hầu cận Chầu Đệ Nhị.

Lúc thanh nhàn cô về ngự cảnh sơn lâm núi rừng ở đất Ninh Bình quê nhà, trong ba gian đền mát, cô cùng các bạn tiên nàng ca hát vui thú tháng ngày trên sườn dốc Bò, có khi cô biến hiện ra người thiếu nữ xinh đẹp, luận đàm văn thơ cùng các bậc danh sĩ, tương truyền cô cũng rất giỏi văn thơ, làm biết bao kẻ phải mến phục. Cô Đôi cũng là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang, người trần gian ai nhất tâm thì thường được Cô Đôi ban thưởng, nhược bằng có nợ mà không mau trả lễ cô lại bắt đền nặng hơn.

Cô Đôi Thượng rất hay ngự về đồng, vì danh tiếng cô lừng lẫy ai ai cũng biết đến, đệ tử cô đông vô số và cô cũng hay bắt đồng. Trong đại lễ khai đàn mở phủ người ta thường dâng lễ vàng cây lên 5 tiên cô là Cô Đôi, Cô Bơ, Cô Sáu, Cô Chín và Cô Bé, trong đó Cô Đôi thường là giá cô ngự về đầu tiên (mở khăn cho hàng cô) để chứng lễ. Khi cô về ngự thường mặc áo lá xanh hoặc quầy đen và áo xanh (ngắn đến hông), trên đầu có dùng khăn (khăn von hoặc khăn vấn) kết thành hình đóa hoa, cũng có một số nơi dâng cô áo xanh, đội khăn đóng (khăn vành dây) và thắt lét xanh, hai bên có cài hai đóa hoa. Cô về đồng thường khai cuông rồi múa mồi, múa tay tiên hái tài hái lộc cho đồng tử.

Vì Cô Đôi Thượng hầu cận bên Mẫu Đông Cuông nên đền cô cũng được lập gần Đền Đông Cuông, trong đền thờ Cô Đôi và Cô Bé Đông Cuông, cách đền chính khoảng 500m, trước cửa đền có giếng nước quanh năm trong mát. Nhưng chính đền của cô lại là Đền Cô Đôi Thượng Ngàn tại xã Nho Quan, Ninh Bình (qua rừng quốc gia Cúc Phương) thuộc làng Bồng Lai vậy nên khi cô về ngự, văn thường thỉnh:




“Bồng Lai là cảnh Thiên Thai
Tấu Cô Đôi Thượng đại tài hái hoa
Hầu Vua hầu Mẫu bơ tòa
Tiếng tăm lừng lẫy Vua Bà yêu thương
Về đồng đánh phấn soi gương
Lược ngà chải chuốt, khăn xanh vấn đầu
Rong chơi quán Sở Tần lầu
Xa giá lên chầu Thượng Đế Vua Cha
Đệ tử vô số hằng hà
Ban tài tiếp lộc gần xa cho đồng
------------------------------------------------------------------------------
Lời văn : CÔ ĐÔI THƯỢNG NGÀN
Trình bày : Thành Long - Văn Chung

Thiên Thai là cảnh bồng lai
Tấu Cô Đôi Thượng đại tài hái hoa
Hầu vua hầu mẫu ba toà
Tiếng tăm lừng lẫy chúa bà yêu thương
Về đồng đánh phấn soi gương
Lược ngà chải chuốt vành dây đội đầu
Rong chơi quán Sở tần Lâù
Xe giá lên chầu thưọng đế vua cha
Đệ tử Cô vô số hằng hà
Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng


(Hầu vua hầu mẫu bơ toà )
Vua cha cũng quý, chúa bà yêu thương
Về đồng đánh phấn soi gương
Khăn xanh lấy chít vành dây đội đầu


Rong chơi quán Sở Tần lâù
Loan giá lên chầu thưọng đế vua cha
Đền thờ Cô vô số hằng hà
Ban tài tiếp lộc gần xa cho đồng)
Đứng trên ngàn rừng xanh ngan ngát
Thấy cô về ngỡ Phật quan âm (1)
Tay đàn miệng hát ca ngâm
Điểm đa điểm đót tiếng trầm nhặt khoan


Vượn trên non ru con rầu rĩ
Dưới suối ngàn chin năn nỉ véo von
Vui về thú cảnh Đông cuông
Trên ngàn cô thượng ca ngâm chơi bời


Cảnh núi rừng sương rơi lác đác
Thú hữu tình càng ngự càng vui
Ba gian lầu mát thảnh thơi
Sớm rong đỉnh núi tối ngồi sườn non


Ca rằng tang tính tình tang
Ai ơi có biết cô ngàn tôi chăng
Bốn bề hiu quạnh vắng tanh
măng tre măng lứa mọc xanh đầy ngàn


Chắp tay bái lạy cô ngàn
Sơn lâm công chúa giáng đàn chứng đây
Trần gian hồ dễ ai hay
mời cô lai giáng đền này chứng minh
Hiệu cô là công chúa Sơn tinh
mặt tròn vành nguyệt má in phấn hồng
Da cô trắng tựa tuyết đông
tóc dà dà biếc lưng ong dịu dàng
Chân cô đưa nhởn đưa ngang
Bước nào bước ấy tiên nàng nguyệt nga
Chạnh lòng vàng đá người ta
Chau mày quân tử xót xa yêng hùng


Mỗi năm đẹp một não nùng
Dạy chim oanh hót bạn cùng văn nhân
vẻ nào vẻ chẳng thêm xuân
éo le nhiều nỗi thanh tân chơi bời
Tốt tươi miệng nở hoa cười
Đáng xinh đáng lịch đáng người thuyền quyên
nàng ân nàng ái kề bên
Cô Lan cô Huệ chúa tiên thượng ngàn


Non xanh nước biếc suối vàng
Đông cuông cảnh ấy lại càng lâng lâng
có phen cô dạy ngưòi rừng
nói ra trăm tiếng giống chung ngôn từ
Cô theo hầu Diệu tín thiền sư
Anh linh nổi tiếng Đông Cuông Từ Sơn Lâm
Ngự sơn lâm đông cuông tuần quán
Cô Đôi ngàn vạn phép anh linh
Tiên Cô biến hoá hiện hình
Cung thỉnh các bộ sơn tinh ngự về


Chữ biển đề Đại vương Lê Mại
Phép Khuông phù quốc thái dân an
Thỉnh cô chứng giám đàn tràng
Độ cho đồng tử an khang đời đời
---------------------------------
Lời : Truongucr ( blog : lục cung linh từ )
Nguồn : Duongminhduc blog

Cô Bé Đông Cuông - Hát Văn ( Duy 2 )


Đền Đông CUông : Cách trung tâm thành phố Yên Bái 50 km. Đền nằm ở vùng thượng lưu sông Hồng, đền Đông Cuông là một trong hai đền lớn, thờ Bà Chúa Thượng Ngàn gắn liền với truyền thuyết về người con gái tù trưởng họ Cầm.

Một năm đền tổ chức hai lần lễ và ba năm một lần lễ hội lớn vào ngày mão đầu tháng giêng và tháng chín âm lịch. Tháng giêng tế trâu trắng, tháng chín tế trâu đen. Trong ngày lễ còn có lễ rước tượng Bà Chúa Thượng Ngàn sang miếu Ghềnh Ngai bên kia sông Hồng thăm Đức ông và cúng lễ sang làng Thụ Lộc.

Trong ngày lễ, tổ chức nhiều trò chơi và văn hoá dân gian truyền thống như múa dân tộc, hát chèo, diễn tích, ném còn, đánh yến, đánh vật… Hàng năm thu hút nhiều khách thập phương đến dự lễ và tham quan du lịch.

Nương xanh ngắt núi đồi hùng vĩ
Đền Đông Cuông tú khí chung linh
Sông Thao thác đổ trướng hình
Đông Cuông cổ tích hữu tình danh lam
Tiên Cô Bé trên ngàn lừng lẫy
Đất Đông Cuông đã dậy thần oai
Trăng in mặt nước ghềnh ngai
Chênh vênh núi đá suối đồi bao la
Tiên Cô Bé vào ra hầu cận
Việc trong ngoài cần mẫn sớm trưa
Mẫu ban coi sóc các toà
Nhờ tay Cô Bé thông già thêm xanh
Giữa giờ tý hiện hình bẻ lái
Vượt lên ghềnh thác cái thác con
Thác Chèm bắt nhịp hò khoan
Phố Lu Trái Hút lại sang Bảo Hà
Nón tu lờ lẵng hoa đủng đỉnh
Đàn ngũ âm tang tính tình tang
Đêm thanh mắc võng giữa ngàn
Bạn tiên hội họp khúc đàn giao ca
Vòng bạch ngọc tay ngà uốn khúc
Quạt thanh phong áo lục xinh ghê
Đầy ngàn hoa quả xum xuê
Mão đầu hái quả tiến về Đông Cuông
Ơn Cô Bé bản mường thịnh thái
Đền Đông Cuông đức đại tối linh
Nhấp nhô cá lượn trước ghềnh

Giếng trong lầu mát xinh xinh khác thường
Vượn ru con trên ngàn rầu rĩ
Suối gảy đàn văng vẳng êm tai
Quy thần phục trước ghềnh ngai
Lũ chim bạch hạc bày đôi đèn lồng
Giục canh tác gà rừng báo thức
Gọi hè về rạo rực tiếng ve
Mưa ngâu đóm lửa lập loè
Tiếng kêu gõ mõ tiến về cô thôn
Thuyền xuôi ngược giương buồm bẻ lái
Đội ngư phường sớm tối buông câu
Trải bao nắng nỏ mưa dầu
Hoa đào đua nở về chầu chúa tiên
Lệnh tiên nữ ban truyền các tướng
Cưỡi trên mình bạch tượng ra quân
Lệnh truyền các chúng sơn thần
Sơn trang tám tướng hộ dân trừ tà
Nghe hiệu lệnh kèn loa rạo rực
Nữ yêu tinh khiếp phục thần oai
Ơn trên giáng phúc trừ tai
Dân nhờ phúc ấy núi đồi nở hoa.


Bản 2: Văn Cô Bé Đông Cuông

Nương xanh ngắt núi đồi hùng vĩ
Đền Đông Cuông tú khí chung linh
Sông Thao thác đổ trướng hình
Đông Cuông cổ tích hữu tình danh lam
Tiên Cô Bé trên ngàn lừng lẫy
Đất Đông Cuông đã dậy thần oai
Trăng in mặt nước ghềnh ngai
Chênh vênh núi đá suối đồi bao la
Tiên Cô Bé vào ra hầu cận
Việc trong ngoài cần mẫn sớm trưa
Mẫu ban coi sóc các toà
Nhờ tay Cô Bé thông già thêm xanh
Giữa giờ tý hiện hình bẻ lái
Vượt lên ghềnh thác cái thác con
Thác Chèm bắt nhịp hò khoan
Phố Lu Trái Hút lại sang Bảo Hà
Nón tu lờ lẵng hoa đủng đỉnh
Đàn ngũ âm tang tính tình tang
Đêm thanh mắc võng giữa ngàn
Bạn tiên hội họp khúc đàn giao ca
Vòng bạch ngọc tay ngà uốn khúc
Quạt thanh phong áo lục xinh ghê
Đầy ngàn hoa quả xum xuê
Mão đầu hái quả tiến về Đông Cuông
Ơn Cô Bé bản mường thịnh thái
Đền Đông Cuông đức đại tối linh
Nhấp nhô cá lượn trước ghềnh
Giếng trong lầu mát xinh xinh khác thường
Vượn ru con trên ngàn rầu rĩ
Suối gảy đàn văng vẳng êm tai
Quy thần phục trước ghềnh ngai
Bầy chim bạch hạc bày đôi đèn lồng
Giục canh tác gà rừng báo thức
Gọi hè về rạo rực tiếng ve
Mưa ngâu đóm lửa lập loè
Tiếng kêu gõ mõ tiến về cô thôn
Thuyền xuôi ngược giương buồm bẻ lái
Đội ngư phường sớm tối buông câu
Trải bao nắng nỏ mưa dầu
Hoa đào đua nở về chầu chúa tiên
Lệnh tiên nữ ban truyền các tướng
Cưỡi trên mình bạch tượng ra quân
Lệnh truyền các chúng sơn thần
Sơn trang tám tướng hộ dân trừ tà
Nghe hiệu lệnh kèn loa rạo rực
Nữ yêu tinh khiếp phục thần oai
Ơn trên giáng phúc trừ tai
Dân nhờ phúc ấy núi đồi nở hoa.



VĂN CÔ BÉ ĐÔNG CUÔNG

Nương xanh ngắt núi đồi hùng vĩ
Đền Đông Cuông tú khí chung linh
Sông Thao thác đổ trướng hình
Đông Cuông cổ tích hữu tình danh lam
Tiên Cô Bé trên ngàn lừng lẫy
Đất Đông Cuông đã dậy thần oai
Trăng in mặt nước ghềnh ngai
Chênh vênh núi đá suối đồi bao la
Tiên Cô Bé vào ra hầu cận
Việc trong ngoài cần mẫn sớm trưa
Mẫu ban coi sóc các toà
Nhờ tay Cô Bé thông già thêm xanh
Giữa giờ tý hiện hình bẻ lái
Vượt lên ghềnh thác cái thác con
Thác Chèm bắt nhịp hò khoan
Phố Lu Trái Hút lại sang Bảo Hà
Nón tu lờ lẵng hoa đủng đỉnh
Đàn ngũ âm tang tính tình tang
Đêm thanh mắc võng giữa ngàn
Bạn tiên hội họp khúc đàn giao ca
Vòng bạch ngọc tay ngà uốn khúc
Quạt thanh phong áo lục xinh ghê
Đầy ngàn hoa quả xum xuê
Mão đầu hái quả tiến về Đông Cuôn




Hát văn : CÔ BÉ ĐÔNG CUÔNG
Trình bày : Quang Huy
---------------------------------------------
mantico's BLOG

Vở chèo : Hùng Ca Bạch Đằng giang ( Đoàn Nghệ thuật Tổng cục hậu cần )



Tóm tắt cốt truyện lịch sử :
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
-----------------------------------------------------------------------------
Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Đến tháng 10 năm 938, Ngô Quyền từ vùng Châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn tự thay thế cô, lực yếu đã cho người chạy sang cầu cứu nhà Nam Hán. Lưu Cung lập tức điều động một lực lượng binh thuyền lớn, giao cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ thống lĩnh đại quân tiến đánh Giao Châu. Ở trong nước, Kiều Công Tiễn cố gắng tìm mọi cách cố thủ ở thành Đại La chờ quân Nam Hán vào rồi từ trong đánh ra, phối hợp với quân xâm lược từ ngoài đánh vào, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến.
Trước tình hình đó, Ngô Quyền, người làng Đường Lâm sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống yêu nước chống giặc bắc đã trở thành người đoàn kết mọi lực lượng kháng chiến, quy tụ mọi nguồn sức mạnh của dân tộc để chống lại giặc ngoại xâm

Kế hoạch của Ngô Quyền là tập trung lực lượng tiêu diệt thật nhanh gọn, triệt để đội quân xâm lược Nam Hán ở ngay địa đầu Tổ quốc bằng một trận quyết chiến chiến lược giành toàn thắng. Ông chọn vùng hạ lưu và cửa biển Bạch Đằng làm vùng trận địa quyết chiến. Thế trận của Ngô Quyền là thế trận triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên phức tạp ở vùng cửa biển Bạch Đằng (gồm sông nước, cồn gò, dải chắn, bãi bồi, rừng sú vẹt, đầm lầy, kênh rạch chằng chịt và các làng xã ven sông), kết hợp với bãi cọc là bãi chướng ngại nhân tạo, làm tăng lên sức mạnh chiến đấu của quân dân ta và dồn quân địch vào thế bất ngờ, bị động. Ông còn cho phối hợp chặt chẽ giữa quân thủy với quân bộ, giữa quân đội chủ lực với lực lượng vũ trang của quần chúng và sự tham gia phục vụ của đông đảo nhân dân yêu nước.

Cuối tháng 12 năm 938, đoàn binh thuyền của quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy từ Quảng Đông vượt biển sang xâm lược nước ta. Cùng lúc đó, cánh quân do Lưu Cung chỉ huy cũng đóng tại trấn Hải Môn (huyện Bác Bạch, Quảng Đông, Trung Quốc). Khi những chiếc thuyền đi đầu của quân Nam Hán vừa tiến đến vùng cửa biển Bạch Đằng, đội quân khiêu chiến của ta với những chiếc thuyền nhẹ bỗng xuất hiện. Quân ta chiến đấu quyết liệt vừa cố kìm chân chúng chờ cho nước triều lên thật cao, vừa để chúng không hoài nghi, giữ bí mật trận địa mai phục. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền bèn tiến quân ra đánh. Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị quân ta bắt sống và giết tại trận.

Cuộc chiến tranh xâm lược đầy tham vọng của nhà Nam Hán đã hoàn toàn thất bại. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là cái mốc bản lề của lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị hơn 1 .000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc Việt Nam.
--------------------------------------------------------------------------------



Vở chèo " Hùng ca Bạch đằng giang " do Đoàn chèo Tổng cục hậu cần biểu diễn , 
Huy chương bạc hội diễn Sân khấu chèo toàn quốc 2009 
















Phiên chợ buổi sáng





Một phiên chợ nhỏ buổi sáng , chỉ đôi gióng gánh và bà cụ trên cầu Khánh Hội.

Khách hàng đây cũng rất đặc biệt, họ mua hàng đôi khi chưa phải là nhu cầu. Ở chợ này không có tiếng mặc cả, thay vào đó là những lời thăm hỏi,
Thật ra bà cũng ít ngồi không như thế này, bà cũng cười với khách hàng, nhưng nụ cười nó nhăn nhó làm sao ấy !
Ngày đó , tôi còn "nhát" lắm, rất ngại chụp những cảnh
"đời thường " như thế này, tối về vẫn "ám ảnh " hình dáng bà cụ.
Tôi lắp 1 cuốn phim mới , tôi không hiểu sao tôi chỉ chụp 2 phát , Về rửa ra chỉ được 1 hình rưỡi ,vì ở đầu phim.
Sau đó ít lâu thì không thấy bà nữa . Lối đi trên Cây cầu trở nên vắng vẻ ,như trước khi chưa từng có bà.




Bây giờ cũng vậy. Chỉ còn trong lòng những người mua rau muống, mới biết ở đây đã từng có phiên chợ...và một cụ bà ... 




CopyRight
Khanhson 24-07-2007, 12:25 PM 

Mùa cốm - Hà thành




Cái mùa này thiên hạ gọi là mùa Thu, theo lý thuyết thì nó phải se se lạnh với cái thứ gió đặc trưng của nó: gió heo may. Nhưng thực tế thì nóng có khac gì mùa hè đâu. Hì hì hì.

Mùa thu mùa cốm vào ngay mùa hồng. Câu thơ của thi sĩ Nguyễn Bính thật giản dị mà nói lên được hai đặc trưng nữa của mùa thu: cốm và hồng. Cốm làm từ đâu nhỉ? À, từ lúa nếp cái hoa vàng ạ. Cốm thì nhiều nơi làm, nhưng thấy bảo là nếu ngon thì phải ở làng Vòng, mạn Dịch Vọng chỗ Cầu Giấy bây giờ ấy. Chả biết bây giờ thế nào vì đô thị hóa cả rồi, chứ ngày xưa là cốm làng Vòng ngon nức tiếng đấy. Cốm là cứ phải gói với lá sen thì mới giữ được hương. Thật chứ, em cũng thấy lá sen gói cốm nhìn rất là đơn sơ nhưng sẽ tạo cảm giác ngon cho người ăn. Hình ảnh một cụ bà tóc bạc phơ đang bán cốm cho khách thật bình dị biết bao.

Một vài bức ảnh sưu tầm được cho các bác nhìn nhé:





Tranh Quê ( Thơ Mai Linh )



Hoa gạo Tháng 3












Hoa Gạo - Trần THu Hà 

Chợ bán Yếm lụa xưa ở phố Hàng Đào





21 November 2010

Chầu Đệ Tam - Hát văn ( bản tích )



Chầu Đệ Tam Thoải Cung được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Tam. Chầu vốn là Thủy Tinh Tiên Nữ, con vua Thủy Tề, ở chốn Long Cung, chầu thường được tôn xưng là Lân Nữ Công Chúa, quyền quản cai coi giữ các tiên nữ chốn Thủy Phủ. Lại có sự tích cho rằng bà là con gái của Lạc Long Quân, danh hiệu Thủy Tinh Động Đình Ngọc Nữ Tam Giang Công Chúa (nhưng truyền thuyết này không được lưu truyền rộng rãi mà thực tế thì người ta vẫn công nhận sự tích Chầu Đệ Tam là con Vua Long Vương Bát Hải Động Đình hơn). Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị chầu có sự tích buồn nhất.

Chầu Đệ Tam là vị chầu ít khi giáng đồng nhất (người ta thường kiêng hầu chầu đặc biệt là trong các dịp tiệc mừng vui hoặc lễ Thượng Nguyên hoặc đại đàn mở phủ). Nếu trong đàn mở phủ mà dâng bốn tòa sơn trang thì người ta cũng không hay thỉnh chầu về chứng mà thường thỉnh Chúa Thác Bờ hoặc Chầu Bé Thoải Bản Đền thay cho giá chầu để chứng tòa màu trắng. Chầu chỉ ngự về khi người hầu bắc ghế hầu Tứ Phủ ở các ngôi đền thờ các vị thánh hàng Thoải hoặc tại chính đền thờ Mẫu Thoải. Chầu ngự về thường mặc áo màu trắng, cầm quạt khai cuông. Người ta ít khi hầu chầu trong những dịp tiệc vui vì khi chầu ngự thì khá u buồn, có điều đó cũng bởi sự tích của chầu: Chầu Đệ Tam vốn là con gái Vua Thủy Tề, ở chốn Long Giai. Chầu kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Khi Kính Xuyên đi vắng, chầu ở nhà khâu vá, chẳng may kim đâm vào tay chảy máu, chầu lấy tấm vải lụa trắng để thấm máu. Thảo Mai, tiểu thiếp của Kinh Xuyên, vốn đã sinh lòng đố kị từ lâu, nhân cơ hội đó giấu tấm lụa đi, đến khi Kính Xuyên về, Thảo Mai lấy ra rồi vu oan cho bà ở nhà đã cắt máu thề nguyền để tư thông cùng kẻ khác. Kính Xuyên không nghe lời thanh minh, ghen tuông mù quáng, một mực bắt đóng cũi bỏ bà lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Ở nơi rừng núi, bà được muôn loài quý mến, dâng hoa quả nước uống cho bà. Đến một ngày kia thì bà gặp được Liễu Nghị, vốn là thư sinh, nhờ tập ấm cha mẹ để lại nên đèn sách chuyên cần. Hôm đó trên đường đi thi thì chẳng may bị lạc vào nơi bà bị đày ải. Thấy bà vậy, Liễu Nghị đến hỏi han, sau khi biết rõ sự tình, Liễu Nghị nguyện kết duyên cùng bà. Nhưng bà từ chối, sau đó lấy máu, viết thư nhờ Liễu Nghị mang về đến chốn Long Cung để vua cha thấu hêt sự tình rồi sẽ định liệu sau. Theo lời bà, Liễu Nghị ra đến sông Ngân Hán, là mái Long Giai ngoài biển Đông, thấy có cây ngô đồng, Liễu Nghị rút cây kim thoa, gõ vào cây ba lần. Tức thì gió giật mưa sa, biển động ầm ầm, giữa dòng thấy hiện lên đôi bạch xà, Liễu Nghị bèn trình bày mọi việc, đôi bạch xà vâng lệnh đưa Liễu Nghị xuống Thủy Cung. Tại đây, Liễu Nghị trao cho Vua Thủy Tề bức thư và kể hết mọi chuyện. Vua cha tức giận, sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai, còn truyền cho Trưởng Tử Xích Lân lên đón bà về. Sau đó Chầu Đệ Tam được rước về Thoải Phủ, kết duyên cùng Liễu Nghị, người được giao cho chức Quốc Tế Thủy Quan. Còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị gia hình chịu tội (Câu Chuyện này được lưu lại trong tích “Liễu Nghị truyền thư”).

Như Chầu Đệ Nhất và Chầu Đệ Nhị, Chầu Đệ Tam được thờ ở các cửa sông cửa biển, nơi có lập đền thờ Mẫu Đệ Tam, nhưng nơi được mọi người biết đến nhiều hơn cả là Đền Thác Hàn ở tỉnh Thanh Hóa. Khi chầu ngự


Văn hay hát thỉnh rằng:

“Trịnh giang biên duềnh ngân lai láng
Nguyệt làu làu soi rạng Nam Minh
Con vua thuỷ quốc Động Đình
Có tiên thần nữ giáng sinh đền rồng”




Hát văn :  Chầu Đệ Tam 
Trình bày : Khắc Tư - Lưu Trọng Quỳnh 


Hoặc khi nói về nỗi oan khuất của chầu, văn cũng hát rằng:


“Trách Thảo Mai ra lòng giáo dở

Trá đồ thư làm cớ gieo oan

Kính Xuyên chẳng xét ngay gian

Nỡ đem đầy chốn lâm sơn sao đành”
Hay có những đoạn hát sử rầu:
“Tưởng nông nỗi dòng châu lã chã
Trách ai làm đôi ngả chia li
Từ nay hoa ở xuân về
Cầu Ô lỡ nhịp bến khuya vắng thuyền
Bứt rứt nỗi thung huyên nghĩa cả
Tấm thân này có xá chi đâu
Lẽ nào nát ngọc trầm châu
Vùi hoa dập liễu bởi câu tam tòng
Xót vì nỗi má hồng bội bạc
Âu cũng đành bèo dạt mây trôi
Sự này há kể chi ai
Lòng trinh chuyển động đất trời chứng minh”


Bài viết : Dương Minh Đức 
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991