Tóm tắt cốt truyện lịch sử :
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
-----------------------------------------------------------------------------
Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Đến tháng 10 năm 938, Ngô Quyền từ vùng Châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn tự thay thế cô, lực yếu đã cho người chạy sang cầu cứu nhà Nam Hán. Lưu Cung lập tức điều động một lực lượng binh thuyền lớn, giao cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ thống lĩnh đại quân tiến đánh Giao Châu. Ở trong nước, Kiều Công Tiễn cố gắng tìm mọi cách cố thủ ở thành Đại La chờ quân Nam Hán vào rồi từ trong đánh ra, phối hợp với quân xâm lược từ ngoài đánh vào, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến.
Trước tình hình đó, Ngô Quyền, người làng Đường Lâm sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống yêu nước chống giặc bắc đã trở thành người đoàn kết mọi lực lượng kháng chiến, quy tụ mọi nguồn sức mạnh của dân tộc để chống lại giặc ngoại xâm
Kế hoạch của Ngô Quyền là tập trung lực lượng tiêu diệt thật nhanh gọn, triệt để đội quân xâm lược Nam Hán ở ngay địa đầu Tổ quốc bằng một trận quyết chiến chiến lược giành toàn thắng. Ông chọn vùng hạ lưu và cửa biển Bạch Đằng làm vùng trận địa quyết chiến. Thế trận của Ngô Quyền là thế trận triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên phức tạp ở vùng cửa biển Bạch Đằng (gồm sông nước, cồn gò, dải chắn, bãi bồi, rừng sú vẹt, đầm lầy, kênh rạch chằng chịt và các làng xã ven sông), kết hợp với bãi cọc là bãi chướng ngại nhân tạo, làm tăng lên sức mạnh chiến đấu của quân dân ta và dồn quân địch vào thế bất ngờ, bị động. Ông còn cho phối hợp chặt chẽ giữa quân thủy với quân bộ, giữa quân đội chủ lực với lực lượng vũ trang của quần chúng và sự tham gia phục vụ của đông đảo nhân dân yêu nước.
Cuối tháng 12 năm 938, đoàn binh thuyền của quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy từ Quảng Đông vượt biển sang xâm lược nước ta. Cùng lúc đó, cánh quân do Lưu Cung chỉ huy cũng đóng tại trấn Hải Môn (huyện Bác Bạch, Quảng Đông, Trung Quốc). Khi những chiếc thuyền đi đầu của quân Nam Hán vừa tiến đến vùng cửa biển Bạch Đằng, đội quân khiêu chiến của ta với những chiếc thuyền nhẹ bỗng xuất hiện. Quân ta chiến đấu quyết liệt vừa cố kìm chân chúng chờ cho nước triều lên thật cao, vừa để chúng không hoài nghi, giữ bí mật trận địa mai phục. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền bèn tiến quân ra đánh. Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị quân ta bắt sống và giết tại trận.
Cuộc chiến tranh xâm lược đầy tham vọng của nhà Nam Hán đã hoàn toàn thất bại. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là cái mốc bản lề của lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị hơn 1 .000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc Việt Nam.
--------------------------------------------------------------------------------
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
-----------------------------------------------------------------------------
Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Đến tháng 10 năm 938, Ngô Quyền từ vùng Châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn tự thay thế cô, lực yếu đã cho người chạy sang cầu cứu nhà Nam Hán. Lưu Cung lập tức điều động một lực lượng binh thuyền lớn, giao cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ thống lĩnh đại quân tiến đánh Giao Châu. Ở trong nước, Kiều Công Tiễn cố gắng tìm mọi cách cố thủ ở thành Đại La chờ quân Nam Hán vào rồi từ trong đánh ra, phối hợp với quân xâm lược từ ngoài đánh vào, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến.
Trước tình hình đó, Ngô Quyền, người làng Đường Lâm sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống yêu nước chống giặc bắc đã trở thành người đoàn kết mọi lực lượng kháng chiến, quy tụ mọi nguồn sức mạnh của dân tộc để chống lại giặc ngoại xâm
Kế hoạch của Ngô Quyền là tập trung lực lượng tiêu diệt thật nhanh gọn, triệt để đội quân xâm lược Nam Hán ở ngay địa đầu Tổ quốc bằng một trận quyết chiến chiến lược giành toàn thắng. Ông chọn vùng hạ lưu và cửa biển Bạch Đằng làm vùng trận địa quyết chiến. Thế trận của Ngô Quyền là thế trận triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên phức tạp ở vùng cửa biển Bạch Đằng (gồm sông nước, cồn gò, dải chắn, bãi bồi, rừng sú vẹt, đầm lầy, kênh rạch chằng chịt và các làng xã ven sông), kết hợp với bãi cọc là bãi chướng ngại nhân tạo, làm tăng lên sức mạnh chiến đấu của quân dân ta và dồn quân địch vào thế bất ngờ, bị động. Ông còn cho phối hợp chặt chẽ giữa quân thủy với quân bộ, giữa quân đội chủ lực với lực lượng vũ trang của quần chúng và sự tham gia phục vụ của đông đảo nhân dân yêu nước.
Cuối tháng 12 năm 938, đoàn binh thuyền của quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy từ Quảng Đông vượt biển sang xâm lược nước ta. Cùng lúc đó, cánh quân do Lưu Cung chỉ huy cũng đóng tại trấn Hải Môn (huyện Bác Bạch, Quảng Đông, Trung Quốc). Khi những chiếc thuyền đi đầu của quân Nam Hán vừa tiến đến vùng cửa biển Bạch Đằng, đội quân khiêu chiến của ta với những chiếc thuyền nhẹ bỗng xuất hiện. Quân ta chiến đấu quyết liệt vừa cố kìm chân chúng chờ cho nước triều lên thật cao, vừa để chúng không hoài nghi, giữ bí mật trận địa mai phục. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền bèn tiến quân ra đánh. Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị quân ta bắt sống và giết tại trận.
Cuộc chiến tranh xâm lược đầy tham vọng của nhà Nam Hán đã hoàn toàn thất bại. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là cái mốc bản lề của lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị hơn 1 .000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc Việt Nam.
--------------------------------------------------------------------------------
Vở chèo " Hùng ca Bạch đằng giang " do Đoàn chèo Tổng cục hậu cần biểu diễn ,
Huy chương bạc hội diễn Sân khấu chèo toàn quốc 2009
No comments:
Post a Comment