TÌM HIỂU VỀ LÊN ĐỒNG
Bài và ảnh: Đoàn Đức Thành
Tôi lên bốn lên năm đã được cha dạy chữ nho trước khi học chữ quốc ngữ. Năm sáu tuổi đã theo cha đi cúng, hát văn, lên đồng ở các đền, phủ. tôi chỉ biết gõ trống đúng nhịp đàn nhịp sáo, thời gian đầu còn sai nhưng sau vài tháng thì nhập tâm, tôi gõ trống chuẩn như một cái máy.
Ấn tượng sâu sắc nhất đến nay tôi vẫn nhớ, cha tôi là thầy cúng cũng là cung văn, hát văn rất hay. Cha tôi còn lên đồng, lần nào lên đồng cũng làm tôi hoảng sợ, thường thì thắt những dải lụa vào cổ, hai đầu có người kéo căng, mặt đỏ gay, má phồng lên đáng sợ, nhưng cha tôi vẫn múa đao, múa kiếm, vẫn dậm chân thình thịch, thế mà không sao. Tôi nhớ, có những lần lên đồng, cha tôi xiên lình, một thanh sắt có đầu nhọn dài cán xiên thủng má, tại lỗ thủng còn cắm một bông hoa hồng, một người giữ cán cái xiên đó cho ngang bằng, cứ thế hai người chạy từ đền đến giữa phố Trùng Khánh (Cao Bằng), ai trông cũng lạy. Cha tôi còn giỏi đi chân đất lên rãnh than hồng mà không sao. Ấy vậy mà khi cách mạng tháng Tám thành công, thực hiện chính sách bài trừ mê tín dị đoan, cha tôi chuyển sang nghề cắt tóc, lại hoạt động cách mạng, bỏ hẳn nghề cúng bái từ đó.
Bài và ảnh: Đoàn Đức Thành
Tôi lên bốn lên năm đã được cha dạy chữ nho trước khi học chữ quốc ngữ. Năm sáu tuổi đã theo cha đi cúng, hát văn, lên đồng ở các đền, phủ. tôi chỉ biết gõ trống đúng nhịp đàn nhịp sáo, thời gian đầu còn sai nhưng sau vài tháng thì nhập tâm, tôi gõ trống chuẩn như một cái máy.
Ấn tượng sâu sắc nhất đến nay tôi vẫn nhớ, cha tôi là thầy cúng cũng là cung văn, hát văn rất hay. Cha tôi còn lên đồng, lần nào lên đồng cũng làm tôi hoảng sợ, thường thì thắt những dải lụa vào cổ, hai đầu có người kéo căng, mặt đỏ gay, má phồng lên đáng sợ, nhưng cha tôi vẫn múa đao, múa kiếm, vẫn dậm chân thình thịch, thế mà không sao. Tôi nhớ, có những lần lên đồng, cha tôi xiên lình, một thanh sắt có đầu nhọn dài cán xiên thủng má, tại lỗ thủng còn cắm một bông hoa hồng, một người giữ cán cái xiên đó cho ngang bằng, cứ thế hai người chạy từ đền đến giữa phố Trùng Khánh (Cao Bằng), ai trông cũng lạy. Cha tôi còn giỏi đi chân đất lên rãnh than hồng mà không sao. Ấy vậy mà khi cách mạng tháng Tám thành công, thực hiện chính sách bài trừ mê tín dị đoan, cha tôi chuyển sang nghề cắt tóc, lại hoạt động cách mạng, bỏ hẳn nghề cúng bái từ đó.
Trưa nay, cơm nước xong tôi đến chùa Tứ Kỳ vào lúc 13h. Nghe theo tiếng đàn sáo tôi lên tầng 2, nơi thờ Mẫu thì đã thấy đang hầu đồng. Hỏi ra mới biết đã hầu được 4-5 giá rồi. Tôi nhận ra người đứng giá hầu đồng (Thanh Đồng) là “cậu” Nguyễn Hồng Phong (27 ngõ 252, phố Tây Sơn, Hà Nội), chúng tôi đã gặp nhau ở buổi sinh hoạt hát văn matico lần thứ 2, hôm mồng 3 tháng 10 vừa qua.
Nghi lễ Thánh giáng theo thứ tự từ cao đến thấp. Mở đầu là Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Trong một buổi lên đồng có rất nhiều giá, nhiều nhất là 36 giá. Nhưng thường giảm đi chỉ còn hơn chục giá. Hôm nay tôi thấy bốn phụ đồng để giúp Thanh Đồng mọi việc trong quá trình thay giá, phát lộc,...
Mỗi lần thay giá, các phụ đồng phủ lên "cậu" một tấm khăn đỏ, sau đó mở ra để Thanh Đồng chuyển sang giá mới với bộ trang phục, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... đúng với nội dung giá hầu.
Nhìn vào trang phục và nghe nội dung bài hát văn mà biết được đang hầu giá nào. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi là một quan lớn uy nghiêm oai vệ. Lúc lại hóa thân thành một cô bé, cậu bé đang tung tăng nhảy múa,...
Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của từng giá. Giá quan, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân ...
Khi Thanh Đồng đang hoá thân thì các phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới và mọi người cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng theo nhịp câu hát. Thanh Đồng cầm từng tệp tiền lẻ tung ra ban phát cho những người xung quanh, đó là tiền lộc và được mọi người nhặt lấy cất giữ để lấy may.
Dàn nhạc có người chuyên về đàn nguyệt, người chuyên về các loại sáo, người trống phách. Cung văn vừa đàn vừa hát theo điệu chầu văn. Tùy theo từng giá mà có bài hát văn thích hợp nhằm ca ngợi thần thánh, cảnh đẹp đất nước và cõi bồng lai tiên cảnh.
----------------------------------------------------------------------------
Một số hình ảnh
* Thánh Thăng.
Một giá đồng có có các trình tự:
- Thay Lễ phục: Mỗi vị thánh đều có lễ phục riêng phù hợp. Giá thỉnh Mẫu hay Đức ông Trần Triều thì mặc áo màu đỏ. Chầu ngũ hành: Giá Quan đệ Nhất màu đỏ, Quan đệ Nhị áo màu xanh, Quan đệ Tam áo màu trắng, Quan đệ Tứ áo màu vàng, Quan đệ Ngũ áo màu xanh nước biển. Giá chầu Lục áo màu xanh tràm, chầu Bé áo đen. Giá Quan Hoàng Bơ áo trắng, Hoàng Bảy xanh lam, Hoàng Mười màu vàng. Giá cô Bơ trắng hoa, cô Chín áo hồng, cô Bé áo xanh, v.v...
- Dâng hương hành lễ: Thanh Đồng tay trái cầm một bó nhang đã đốt sẵn, chân nhang bọc trong một chiếc khăn màu đỏ. Tay phải rút một nén nhang rồi huơ lên bó nhang trong tay làm phù phép xua đuổi tà ma.
- Lễ thánh giáng: Khi Thanh Đồng có thánh nhập vào thì buông bó nhang. Như vậy thánh đã giáng.
Khi thánh đã nhập, Thanh Đồng không còn là người phàm nữa, xuất thần, nhảy múa uyển chuyển. Đó chính là
Một giá đồng có có các trình tự:
- Thay Lễ phục: Mỗi vị thánh đều có lễ phục riêng phù hợp. Giá thỉnh Mẫu hay Đức ông Trần Triều thì mặc áo màu đỏ. Chầu ngũ hành: Giá Quan đệ Nhất màu đỏ, Quan đệ Nhị áo màu xanh, Quan đệ Tam áo màu trắng, Quan đệ Tứ áo màu vàng, Quan đệ Ngũ áo màu xanh nước biển. Giá chầu Lục áo màu xanh tràm, chầu Bé áo đen. Giá Quan Hoàng Bơ áo trắng, Hoàng Bảy xanh lam, Hoàng Mười màu vàng. Giá cô Bơ trắng hoa, cô Chín áo hồng, cô Bé áo xanh, v.v...
- Dâng hương hành lễ: Thanh Đồng tay trái cầm một bó nhang đã đốt sẵn, chân nhang bọc trong một chiếc khăn màu đỏ. Tay phải rút một nén nhang rồi huơ lên bó nhang trong tay làm phù phép xua đuổi tà ma.
- Lễ thánh giáng: Khi Thanh Đồng có thánh nhập vào thì buông bó nhang. Như vậy thánh đã giáng.
Khi thánh đã nhập, Thanh Đồng không còn là người phàm nữa, xuất thần, nhảy múa uyển chuyển. Đó chính là
hứng khởi mang tính tâm linh.
- Múa đồng: Khi thần linh ứng nhập, mỗi vị thánh có điệu múa khác nhau. Các giá chầu phản ảnh con người thật của vị thánh giáng đồng. Một số lễ cụ như kiếm, đao, gậy, mái chèo, quạt hay cờ,...
- Nghe văn chầu văn và ban lộc: Các thánh ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Lúc này thánh hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu. Thánh vui vẻ ban lộc cho mọi người.
- Thánh thăng: Hai người phụ hầu đồng phủ khăn đỏ lên đầu Thanh Đồng, cung văn hát điệu thánh xa giá hồi cung và kết thúc nhạc.
Trọn một buổi chiều chủ nhật hôm nay tôi được xem múa, nghe hát, nghe nhạc, có sự giao lưu với Thanh Đồng cảm thấy tinh thần sảng khoái, vui vẻ, thoát tục. Ở đây tôi không nghe thấy Thánh phán đúng sai, không có gì phải nặng đầu suy nghĩ. Riêng tôi, thấy lại bóng hình của cha tôi từ 65 năm trước./.
- Nghe văn chầu văn và ban lộc: Các thánh ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Lúc này thánh hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu. Thánh vui vẻ ban lộc cho mọi người.
- Thánh thăng: Hai người phụ hầu đồng phủ khăn đỏ lên đầu Thanh Đồng, cung văn hát điệu thánh xa giá hồi cung và kết thúc nhạc.
Trọn một buổi chiều chủ nhật hôm nay tôi được xem múa, nghe hát, nghe nhạc, có sự giao lưu với Thanh Đồng cảm thấy tinh thần sảng khoái, vui vẻ, thoát tục. Ở đây tôi không nghe thấy Thánh phán đúng sai, không có gì phải nặng đầu suy nghĩ. Riêng tôi, thấy lại bóng hình của cha tôi từ 65 năm trước./.
Nhóm Câu lạc bộ chầu văn matico, thành viên tham gia: Ông Đoàn Đức Thành (Hà Nội), các chị: Vân (nhị), Huyền (Hà Đông); các anh: Tuấn Anh, Anh Khởi (Hải Phòng), Hoàng (MC), Ngọc Lâm (blog), Phúc (cô Chín ), Phúc bé (chúa Thác Bờ, offline 2 ), Hùng, Nhất (matico blog)
No comments:
Post a Comment