25 November 2010

Hữu Duy " say Quan Họ "


Hữu Duy “Say Quan họ”
bài viết : Mantico'Blog
----------------------------------------------

Sinh ra và lớn lên tuy không ở một làng Quan họ, gia đình cũng không có ai theo nghiệp hát hò nhưng từ nhỏ Duy đã mê Quan họ.
Hữu Duy tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Duy(sinh 1986), sinh ra và lớn lên tại thôn Đông, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Một vùng nông thôn gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước.

Cái duyên đến với Quan họ nói riêng cũng như các loại hình âm nhạc dân gian khác có lẽ bắt nguồn từ cái đài quay băng của bà nội. Duy kể lại: hồi còn nhỏ, bà nội có chiếc đài quay băng nên hay được nghe chương trình dân ca của đài tiếng nói Việt Nam, hồi đó cũng có một số băng casset Quan họ. Suốt ngày Duy mở đi mở lại mấy băng đó nghe và hát theo để rồi ngấm lúc nào không biết. Không những chỉ có những băng về Quan họ mà còn có một số vở Chèo cổ nữa, nghe đến nỗi thuộc hết cả hội thoại của từng nhân vật.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trưởng Tiểu học, Hữu Duy đã có mơ ước: “ước gì sau này mình được mặc bộ áo the khăn xếp, được hát Quan họ dưới thuyền như mấy chú ca sỹ đang biểu diễn kia…”. Và ý nghĩ đó cứ theo năm tháng trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường Phổ thông. Trong thời gian này, Duy đã sưu tầm nhiều băng đĩa Quan họ để nghe và chép lời, học hát theo băng và cũng có một số lượng lớn bài hát làm vốn (khoảng 70bài Quan họ cổ).

Ngay sau khi tốt nghiệp THPT Hữu Duy đã thi và đỗ vào trường Trung học Văn hoá Nghệ thuật Bắc Ninh, chuyên ngành Diễn viên Quan họ thuộc khoa Âm nhạc. Trong thời gian học tại đây, anh đã được NSƯT Khánh Hạ, NSƯT Qúy Tráng giảng dậy về chuyên môn và được về các làng Quan họ cổ học hát từ các cụ Nghệ nhân. Ba năm học tại trường đến khi tốt nghiệp ra trường (năm 2007), Duy cũng có một số lượng bài bản Quan họ tương đối, cũng như được hiểu biết thêm nhiều về Văn hoá Quan họ.

Duy tâm sự mặc dù mình hát không được hay nhưng Quan họ đã ngấm vào mình và không thể dứt ra được nữa, mình đã “say Quan họ” quá rồi.

Mặc dù công việc của ngành Văn hoá nghệ thuật tương đối vất vả nhưng anh vẫn giành thời gian để tham gia công việc xã hội, anh tham gia công tác Đoàn thanh niên ở địa phương (làm Bí thư Chi đoàn ở thôn, rồi được tín nhiệm bầu vào Ủy viên Ban thường vụ Đoàn xã). Hỏi tại sao anh lại tham gia công tác xã hội, anh trả lời: mình muốn làm chút gì đó cho phong trào ở địa phương mạnh lên, chứ không thì bây giờ các phong trào chìm quá…hì.

Nói về dự định sau này Hữu Duy nói: mình rất yêu dân ca, đặc biệt là Quan họ, nên sau này vẫn theo đuổi sự nghiệp ca hát. Anh tiết lộ trong “Liên hoan Đàn và hát Dân ca của tỉnh Bắc Ninh” vừa được tổ chức vào ngày 31 tháng 08 năm 2010 vừa qua, anh đã vinh dự giành được Huy Chương Vàng. Đó là điều khích lệ cho mình tiếp tục sự nghiệp âm nhạc dân tộc, anh cười và nói rằng mình đã “say Quan họ” quá rồi.

------------------------------------------------
mantico's Blog 

1 comment:

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991