17 April 2011

Hình ảnh giao lưu hát văn trà chanh 2 ( 16.4 .2011)

Địa điểm tham gia : Trà Chanh  Ngã Tư Sở
Thời gian : 20h  ( Ngày 16.4.2011 )

Có thể lần này do thời tiết nóng hơn hơn  lần trà chanh 1 nên số lượng thành viên tham gia cũng đông hơn so lần 1 rất nhiều  .  Lần nào kết thúc trà chanh cũng là hơn 12h đêm và mọi người ra về đều rất vui tươi . hii . Mọi người cùng xem một số hình ảnh buổi giao lưu trà chanh  lần 2 cùng blog nhé . Một số thành phần gạo cội của blog cũng nhiệt tình  tham gia trong buổi trà chanh (  Teen )  hát văn như  Chị Vân Nhị . Anh Trí Minh , Bảo Hoàng MC cùng rất nhiều bạn trẻ mới toanh


























Kết thúc  là một chuỗi các hàng cốc dài  trà chanh của các mem về trước , hii 

Đường trường thu rồi

ĐƯỜNG TRƯỜNG THU RỒI

Đây là bài hát nằm trong hệ thống Đường Trường. Thường được dùng hát trước khi mở màn và gọi là “ Vở nước” . “ Đường trường thu rồi” là một bài hát có tính chất vui vẻ lạc quan, có khí thế tưng bừng của những ngày hội. Nội dung là ca ngợi cảnh đẹp quê hương, mùa xuân. Thường dùng cho đồng ca
Bài hát có cấu trúc: Vỉa, trổ thân bài, trổ nhắc lại 1,2

LỜI THƠ
Via:
Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
Trổ thân bài:
Thu rồi, xuân đương tới
Tuyết hội hè qua …
Thu rồi …
Trổ nhắc lại 1:
Nương tình đương tới, tiết xanh vàng
Tình duyên cô phấp phới xuân tiên
Trổ nhắc lại 2:
Đào ngọt khoe tươi
Cành cây dương liễu khoe mềm
Cây khô già khéo bên nẩy nhị
Cành trồi mọc trồi lên


Đường Trường Thu  Rồi
Trình bày : Nghệ sĩ ưu tú Thanh Bình 


Trình bày : Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hải


KHI HÁT SẼ THÀNH

Vỉa: Quân bất kiến i í i i ì kiến í í hoàng i í i ỉ hà . Chi thủy í i thiên thượng i lai. Bôn lưu đáo i i đáo hải i í bất phục i í i ỉ ì hồi

Thu a rồi ì / ì xuân đương i / i đương tới i / i i i i / í i i ì (LK4)

A tiết i / í hội / mà hè qua i i i i / ì i ơi i / ới / i í thu i / i i i í / í i i ì / í i i ì / ì i a / ới i a (xt2) á / a a rồi / i ì i í / i í i i ì (LK4)

A bắc song í i i tình / tình đương tới í / i i i i / í i i ì a tiết í / xanh / i ỉ vàng này chứ tình duyên / cô / phấp phới í / ới a (xt2) a / à xuân / i i i ì / i ỉ ới i / ới i a / dậu mà xuân / í tiên / i i i ỉ / í i i ì (LK4)

A bắc cành ì bông / bông cây ì / dương ì liễu í i / i i i ới / ì í khoe i / i i i í / i i ì / í i i ì / ì i a / ơi í a / á / khoe i mềm ì / i ì i ỉ i / í i i ì ( LK4)
Ấy bắc đào ì / ngọt / khoe ì tươi i / cành / cây / dương / liễu / ới a (xt2) a / a khoe ì / i i ì ì / a / ới i a / ới / i í mềm song bên cây / khô í già / khéo í bên / nẩy í nhụy i / i i i í / i i ì / ỉ / í i i ì (LK4)

A bắc cành ì / chồi / mọc chồi lên / i i i / ì i i / ơi / i i ấm í / i i i i / i i ì / ì i a / ới a / á / a a chồi / nay / là bốn í / bốn / nức i phương i (xt2) a / á a a trời ì / ì i i i / í i ì

Bài viết  : Bảo Hoàng 
( Đang post nhạc  ..................................................)

14 April 2011

Các ban thờ trong hệ thống Trần Triều



Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ thì Trần triều là một ban thờ rất quan trọng và có nhiều các tín đồ tin tưởng vào sự linh ứng đặc biệt là việc trừ tà sát quỷ của đức Thánh Trần

Đức Thánh Trần tức Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân kiệt xuất của dân tộc đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới (Năm 1984, tại London, trong một phiên họp với các nhà bác học và quân sự thế giới do Hoàng gia Anh chủ trì đã công bố danh sách 10 đại nguyên soái quân sự của thế giới, trong đó có Trần Hưng Đạo)

Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác vào con hội đủ tài văn võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.

Lớn lên, Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình, Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùng cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ hai, thấy rõ nếu ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.

Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn đã mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xoá nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần. (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Trần Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi của chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng :

- Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thẳng nghịch tử, phản thần này nữa.

Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ ông giết vua. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân.
Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế, (Tổng tư lệnh quân đội), vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính vì vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tổng bí truyền thư để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết "Hịch tướng sĩ", truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng bại, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn chương của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.

Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu, là tướng dũng, ông xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo nên những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông sẽ gặp hoạ. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập được công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi:

- Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

Ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:

- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.


Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông lúc sinh thời.

Có một điều đặc biệt là khá nhiều vị vương công, danh tướng dưới triều Trần, phần lớn đều dưới trướng Trần Hưng Đạo, đều được hiển Thánh theo tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu và thờ Đức Thánh Trần.

Đặc biệt nữa là toàn gia nhà Ngài đều hiển thánh linh thiêng


1- Vương phi phu nhân : bà là vợ của Hưng Đạo Vương, con gái của Trần Nhân Hạo. Bà được tôn vinh là Nguyên từ Quốc mẫu Thiên Thành công chúa.
Vương.
2 - Nhị vị công chúa : là hai người con gái của Ngài
+ Đệ nhất Vương cô : Tức là Quyền Thạch công chúa : "Đệ nhất nương thần nữ tiến cung", bà được chọn làm hoàng hậu của Vua Trần Nhân Tông. Bà cũng được tôn vinh là Đệ nhất Khâm từ hoàng thái hậu Quyên Thanh.
+ Đệ nhị Vương cô : Con gái thứ 2 của Đại Vương là Đại Hoàng quận chúa, được làm vợ danh tướng Phạm Ngũ Lão. " Hậu quân nghìn dặm xa khơi - Xem như nội tướng thực tài phu nhân"Bà cũng được tôn vinh là Đệ nhị nữ Đại Hoàng Anh nguyên quận chúa.

3- Tứ vị vương tử : Là bốn người con trai của Ngài.
Tứ thành tử kiêm toàn văn võ
Cùng đan tay tam lược lục thao...
+ Hưng Vũ Vương ấy chân nguyên tử Trần Quốc Hiến
+ Hưng Quốc Vương đống lương hiền tài Trần Quốc Nghiễn
+ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Chính là Đức ông đệ tam Cửa Suốt, được nhân dân lập đền thờ riêng rất nổi tiếng tại Quảng Ninh : Đền Cửa Ông.
+ Hưng Hiến Vương Trần Quốc Hưng

4- Đức Thánh Phạm : Là danh tướng Phạm Ngũ Lão, con rể của Ngài. Ông có công trạng cao, đã tham gia đánh thắng quân Nguyên, vâng lệnh Trần Hưng Đạo diệt Phạm Nhan, rồi có chiến công dẹp nạn gây hấn của Chiêm Lào.Ông là vị linh thần của trần Triều, tại các phủ thờ Tứ phủ. Oai linh của ông có thể trừ được tà ma quỉ quái.

13 April 2011

Ý nghĩa đích thực của việc cúng tế

Đây là vấn đề: trong phụng vụ Công giáo cũng như trong lễ nghi Á đông, người ta vẫn xông hương hay đốt hương không những trước thi hài người quá cố, mà cả trước người còn sống nữa. Trong Thánh lễ, chủ tế, các thừa tác viên, lễ sinh và cộng đoàn đều được xông hương. Người xưa khi nghe đọc sắc chỉ của vua thì bày hương án, đốt hương và quỳ mà nghe sứ giả đọc. Nhưng không bao giờ cúng người sống.

I. NHỮNG Ý NGHĨA (CÓ THỂ GẶP THẤY) CỦA VIỆC CÚNG TẾ.

1- Việc cúng tế đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa.
Trường hợp thấy tận mắt: Bà chủ xe khách mỗi sáng bắc ghế, vói tay lên am lấy mấy cây hương tàn quăng xuống đống rác dưới am, hất ly nước lạnh vào đống rác (giẻ rách, vỏ chuối, tàn thuốc...), đặt lên am ly nước khác, thắp nén hương khác, thế là xong. Nhận xét: Ở đây, việc cúng tế hằng ngày (ly nước) đã mất hết ý nghĩa, vì đáng lẽ bà chủ phải uống ly nước đó. Chỉ còn là một nghi thức máy móc mà thôi.

2- Người chết hưởng hơi.
Trường hợp thường thấy: Trước quan tài, bày chén cơm quả trứng. Sau đó đem quăng (có thể đổ cho heo). Nhận xét: Đây là việc mê tín: tin rằng người chết hưởng của ăn vật chất. Nghịch đức tin.

3- Tỏ lòng hiếu kính.
Bày tỏ lòng mình muốn phụng dưỡng ông bànhư khi còn sống, tiếc rằng ông bà không còn để hưởng của ăn ngon béo đang bày ra. Thí dụ: Vua Minh Mạng vi hành ban đêm, nghe tiếng khóc than trong gia đình nọ. Vua vào, thấy thầy thư lại ngồi trước bàn thờ tổ tiên mà khóc. Vua hỏi duyên cớ, thầy kể: lương tiền ít quá, ngày giỗ ông bà không sắm được mâm cỗ để cúng ông bà. Nhận xét: Đây là quan niệm quá vật chất về hạnh phúc: phải có của ăn ngon béo mới tỏ lòng hiếu kính xứng đáng và đúng mức. Nghịch với đức cậy Phúc Âm: Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (x. Mt 6,32t).

4- Trình tổ tiên thức ăn từ sản phẩm.
Do mình làm ra hoặc do ông bà để lại và mình đã làm cho phát triển. Thí dụ: Sau khi thống nhất sơn hà, vua Gia Long làm lễ tế cáo tại nhà Thái miếu: trình tổ tiên nhà Nguyễn sản phẩm tượng trưng của giang sơn mà các tiên vương đã gầy dựng, và mình đã giành lại rồi mở mang thêm(Đàng Trong và Đàng Ngoài). Vua nước Ngô là Phù Sai bại trận về tay vua nước Việt là Câu Tiễn. Phù Sai xin tha, Câu Tiễn thương tình cấp cho một ấp 100 hộ để hưởng hoa lợi tại đất Việt. Phù Sai xin chết. Lý do: không còn gì để cúng tế tổ tiên, có cúng thì cúng vua nước Việt mà thôi, như lời nhắn với Câu Tiễn: "Tôi già rồi, không thờ đức vua được nữa".

Nhận xét: Đây là quan niệm coi vật chất là giá trị cao nhất: chỉ có sản phẩm vật chất mới làm cho tổ tiên được vẻ vang. Nghịch Phúc Âm vì: a/ giá trị con người không phải ở nơi vật chất, mà nơi đời sống công chính. Dụ ngôn người giàu khờ dại: "Làm giàu cho mình thay vì làm giàu trước mặt Thiên Chúa" (Lc 12,15tt). b/ trường hợp sản phẩm đó là do ông bà hoặc chính mình làm nghề bất lương mà gầy dựng nên: của cải vật chất trở thành bằng chứng ô nhục, không phải vinh dự cho cả ông bà lẫn con cháu.

5- Trình tổ tiên sản phẩm nhờ ơn tổ tiên mà có.
Đây là quan niệm cho rằng chính ông bà đã ban cho mình sản phẩm mình có ngày nay. Quan niệm này hiển nhiên nghịch với đức thờ phượng: đức thờ phượng dạy ta phải nhìn nhận mọi sự mình có là bởi Thiên Chúa mà ra. Đó là "đạo" Ông bà, thờ ông bà như Tạo Hóa. Kết luận phần này: những ý nghĩa có thể gặp thấy trong dân gian không thể chấp nhận được, vì nghịch với giáo lý Kitô giáo.

II. THỬ TÌM Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA VIỆC CÚNG TẾ.

Cúng tế là việc phổ biến trong hầu hết các tôn giáo (trong các tôn giáo lớn, chỉ Hồi giáo là không có cúng tế). Vì vậy, phải xem đó là hành vi tôn giáo sơ khai, mà ý nghĩa đích thực đã bị lệch lạc theo thời gian.

1- Tiêu chuẩn làm nên ý nghĩa đích thực của cúng tế.

Ý nghĩa đích thực phải đạt được tiêu chuẩn: a/ giải thích được việc cúng tế đối với mọi đối tượng cúng tế trong các tôn giáo: Trời, Phật, thần minh, ông bà... b/ giải thích được việc tế lễ trong Do thái giáo Cựu Ước và thánh lễ Kitô giáo.

2- Trình bày ý nghĩa đích thực của việc cúng tế.

a/ Con người là sinh vật có ý thức tôn giáo. Nhờ lý trí con người nhận thức rằng trong vũ trụ có một trật tự chung: vật lý, sinh lý, luân lý; muôn loài đều cùng một nguồn gốc và đều tuân theo trật tự chung tùy theo cấp bậc của mình: vật chất tuân theo trật tự vật lý, thảo mộc và cầm thú tuân theo trật tự sinh lý, con người tuân theo trật tự luân lý. Đây không đặt vấn đề: độc thần và đa thần, cái nào có trước? Ý thức trật tự chung có trước, và dù là đa thần đi nữa, thì các thần minh đều nằm trong trật tự đó.

b/ Do trật tự đó, thế giới hữu hình được ràng buộc (religare, religio) với thế giới vô hình. Con người nhận của cải vật chất để sinh sống; nhờ sự sống đó, con người mới hòa mình theo trật tự luân lý. Nói cách khác, con người tiếp thu sự sống sinh lý để từ đó phát sinh ra đời sống luân lý xã hội. Mọi sinh hoạt xã hội (quan hôn tang tế) chỉ có thể có nhờ sự sống sinh lý nhận được từ của cải vật chất.

c/ Chính trong khi ăn uống, con người thực hiện nhịp cầu (pontifex) từ trật tự sinh lý sang trật tự luân lý. Mọi sinh vật đều có một sinh hoạt chính yếu: ăn và dự trữ thức ăn. Nhưng nơi con người, cái sinh hoạt xem ra hèn hạ đó lại cung cấp cho con người sức sống để hòa mình theo trật tự trời đất. Như vậy, khi ăn uống và dự trữ thức ăn thức uống, con người làm một việc thiêng thánh: từ vật chất đi vào thế giới thần linh, thế giới của trật tự luân lý.

d/ Đó là ý nghĩa việc cúng tế: ăn uống với ý thức rằng mình nhờ thức ăn thức uống mà hòa mình vào trật tự thiêng thánh của trời đất. Ăn uống với ý thức đó là làm một việc thiêng thánh: sacrificium (cúng tế) là sacrum facere, làm sự thiêng thánh.

e/ Như vậy, cúng tế không phải là dâng cho thần minh (hay ông bà) lương thực, mà trái lại, là trình với thần minh phẩm vật đã nhận được từ thần minh, và ăn (hay để dành sau sẽ ăn) với ý muốn lấy từ đó sức sống để thực hiện trật tự luân lý, thực hiện đạo tự nhiên, đạo Trời đất.

III. ÁP DỤNG VÀO VIỆC CÚNG TẾ TRONG CÁC TÔN GIÁO

1- Trong đạo thờ Trời

Trong một nước, vua là người chịu trách nhiệm tế Trời. Sau đây là vài trường hợp điển hình:
a/ Nhà Chu (thế kỷ 12-3 trước CKT) phân chia thiên hạ cho chư hầu cai trị. Vua nhà Chu chỉ giữ một phần đất nhỏ trên sông Hoàng Hà, hàng năm tế trời thay mặt thiên hạ (tế giao). Ý nghĩa của việc cúng tế này là: Trời đã giao thiên hạ cho nhà Chu, vua nhà Chu nhận thực phẩm Trời ban, nhờ đó vua sống để tiếp tục duy trì trật tự thiên hạ theo ý Trời.
b/ Với chế độ thiên tử và chư hầu như trên, vua nhà Chu dần dần mất hết thực quyền. Chư hầu thôn tính lẫn nhau, thiên hạ loạn lạc. Thỉnh thoảng có một chư hầu nổi lên, như Việt Câu Tiễn (thế kỷ 5 trước CKT) lập trật tự trong vùng hạ lưu sông Dương Tử, các nước chư hầu trong vùng đều phục và tôn làm bá vương. Vua nhà Chu tế giao, gởi phần thịt cho Câu Tiễn, với ý nghĩa là Câu Tiễn nhận lấy thức ăn để tiếp lấy sức sống mà phụ lực với thiên tử duy trì trật tự theo ý Trời.

c/ Cuối thời Chiến quốc (thế kỷ 3 trước CKT), nước Tần diệt nhà Chu và mưu toan diệt luôn 6 nước chư hầu còn lại. Thái tử Đan nước Yên sai Kinh Kha đi giết vua Tần (sau này là Tần Thủy Hoàng), bày bàn thờ tế trên sông Dịch để tiễn Kinh Kha, ý nghĩa là: Kinh Kha nhận thức ăn để tiếp lấy sức sống mà thi hành kế hoạch của thái tử Đan, kế hoạch trừ bạo chúa để tái lập trật tự thiên hạ theo ý Trời.

2- Trong đạo Phật và đạo Ông bà. a/ Cúng Phật có nghĩa là: trình những thức ăn (hoa quả) mà thiện nam tín nữ và nhất là sư sãi sẽ dùng để sống theo giáo lý nhà Phật, giáo lý từ bi hỉ xả, diệt khổ, giác ngộ chúng sinh v.v...

b/ Cúng Ông bà theo đúng ý nghĩa là: trình phẩm vật mà mình sẽ dùng làm thức ăn, nhờ đó nhận được sức lực để tiếp tục cuộc sống theo trật tự trời đất mà Ông bà đã nhận rồi truyền lại cho con cháu.

3- Ý nghĩa biến dạng.

a/ Ý nghĩa đích thực đã trình bày ở trên (phần II) bắt đầu biến dạng khi có quan niệm: không phải thần minh (hay Trời, Ông bà) cho con người, mà con người cho thần minh thức ăn. Quan niệm lệch lạc tiếp theo sau đó là: con người có thể dùng của ăn mà mua chuộc thần minh, rồi: tai ương xảy đến là vì thiếu sót trong việc dâng cúng cho thần minh. Từ đó dẫn đến các ý nghĩa (sai lạc) đã trình bày ở phần I.
b/ Khi cúng tế loài động vật thì phải giết con vật. Từ đó nảy sinh ra quan niệm: thần minh khát máu, thần minh hài lòng khi thấy con vật đau đớn. Thí dụ: một dân tộc vùng cao có tục lệ khi tế thần thì cột con trâu nằm bẹp trên mặt đất, rồi lấy dao mà chặt lần từ mông lên, khiến con trâu phải đau đớn trăm lần mới được chết; làm thế, mới hả lòng thần.

c/ Biến dạng tồi tệ và ghê tởm nhất: tế người, có thể là tù binh nhưng cũng có thể là con ruột của vua quan; có khi quý tộc tranh giành nhau vinh dự được cúng con của mình. Thí dụ: dân Aztec (Mêhicô trước thế kỷ 15) ra trận cố bắt sống địch chứ không đả thương, để có thể trói sống trên bàn thờ, rồi rạch ngực, móc tim (còn đập) dâng lên thần. (Nhờ đó quân Tây Ban Nha liều chết, lấy ít thắng nhiều, tiêu diệt đế quốc Aztec).

KẾT LUẬN

Việc tham dự lễ nghi cúng bái Ông Bà Tổ Tiên chỉ có thể là chính đáng khi nắm vững được ý nghĩa đích thực của việc cúng tế. Hơn thế nữa, nếu ý nghĩa đó là đúng đắn, có thể tiếp nhận việc cúng bái vào trong phụng vụ Kitô giáo với kết quả phong phú. Đó là đề tài của một bài sau, nếu được phép và thuận tiện.


Nguồn: Hồ Văn Quý Tổng giáo phận Huế
Người gửi: hanhthien.net

Dâng văn thờ "Cảnh thư đường" tại phủ Tây Hồ ( 2011 )


Nguồn :  YOUTOBE

08 April 2011

OFFLINE nháp tại bản đền : Đống Nước ( Hà Nội - 07.04.2011 )

Nhằm đưa buổi offline 4 được diễn ra một cái có bài bản hơn , blog tổ chức giao lưu giữa các thành viên tham gia biểu diễn và những vị trí mod , để có thể thống nhất cơ bản về buổi offline 4 lần này . Tham gia buổi offline nháp tối qua có đông đủ các bạn biểu diễn , các cung văn và các bạn thành viên nhiệt tình tham gia trợ giúp mantico blog trong lần offline  . Thay mặt blog mantico trân thành cảm ơn sự đóp góp nhiệt tình của các thanh đồng , cung văn và các vị trí mod . Mong rằng buổi offline 4 "  Giao lưu Lên đồng - hát văn lần 4   "  sẽ thành công tốt đẹp .


Một số thông tin - hình ảnh buổi offline nháp 

Thời gian :  7h30 ngày 07.04.2011
Địa điểm : Đền Đống Nước - Ngõ 173 - Hoàng Hoa Thám
Thành phần tham gia : 20 thành viên   



















- Diệu hoa và admin  ( mantico )





07 April 2011

Chầu tám bát nàn - Hát văn ( traditional music)




Chầu là vị chầu bà giáng sinh dưới thời nước ta còn trong ách đô hộ của nhà Đông Hán, tên thật của bà là Vũ Thị Thục Nương, con gái thầy thuốc Vũ Chất, nguyên quán ở Phượng Lâu, Bạch Hạc (nay thuộc Vĩnh Phúc).Tương truyền, gia đình họ Vũ vốn thuộc dòng hào phú, một hôm ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ, thấy ngôi miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được lập từ thời thượng cổ, nay hoang tàn đổ nát, ông thành tâm liền huy động nhân dân quanh vùng góp tiền của công sức để tu sửa lại ngôi đền khang trang hơn. Khi về đến nhà chợt nằm mộng thấy có người tiên nữ đến xin làm con để trả ơn đã sửa đền. Liền đó, vợ ông thấy gió thu thổi, rồi có bóng người tiên nữ hiện ra trong làn hoa rơi trước cửa, kế đến thái bà thụ thai, đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh được chầu bà. Bà là người con gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm. Thái Thú Giao Châu lúc bấy giờ là Tô Định đem lòng si mê, muốn cùng bà kết duyên nhưng bà không chịu. Hắn bèn sai người giết hại cha bà cùng với lang quân của bà là Phạm Danh Hương. Thù nhà nợ nước, bà bèn tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa.

Vào năm 40 (SCN), chầu cùng với Hai Bà Trưng đánh đuổi được quân xâm lược Đông Hán (trong tích này còn lưu truyền câu chuyện, khi dấy binh ở Tiên La thì chầu bà đã nghe tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu, nhưng còn băn khoăn chưa biết có nên tập hợp nghĩa quân cùng Hai Bà không, thì vào đêm đó, chầu nằm mơ thấy nữ thần vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trao cho chầu bà lá cờ thần (cờ xan) và khuyên chầu nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc, và Chầu Bát đã làm theo ý trời, về Mê Linh tụ nghĩa), chầu được Bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân (còn có cách giải thích là chầu đã giúp dân thoát khỏi tám nạn của quân đô hộ nên có danh “Bát Nàn Tướng Quân” là do đọc chệch từ “bát nạn”), giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh Thiên Công Chúa) trấn giữ miền duyên hải (từ Hải Phòng đến Thái Bình).

Năm 43 (SCN), sau ba năm nước nhà độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta, bà cùng với Hai Bà Trưng kiên cường đánh trả, nhưng do thế yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, quân giặc đã dùng kế hiểm, biết binh sĩ ta toàn nữ giới, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vào, các bà không chống đỡ nổi phải rút lui), cuối cùng chầu cũng theo gương hai bà, trẫm mình để bảo toàn khí tiết (có tài liệu còn ghi lại khi bà kéo quân về đến ngã ba Nông thì đột nhiên có dải lụa hồng từ đâu bay tới, thế là quân giặc liền hò réo để bao vây bà, thi thể của bà xẻ làm tám mảnh, trôi về đâu, hiển ở đấy để nhân dân lập đền thờ).

Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng (nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về đền chầu). Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.

Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở rất nhiều nơi: nổi tiếng nhất có Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (tại đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu cũng là nơi di thể chầu trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La, nên cũng có khi gọi là Chầu Bát Tiên La), tại đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện: khi Chầu Bát đã thác ở trên ngàn, chầu còn hóa phép đốn cây rừng, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền. Tiếp đến là Đền Đồng Mỏ, thuộc thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hóa), ngoài ra còn có Đền tiên la ở Dốc Lã thuộc tỉnh Hưng Yên (là nơi chầu đóng quân) và Đền Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (cũng là nơi di hài chầu trôi về, tại đây bà còn được tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, và còn rất nhiều đền khác trong tỉnh Thái Bình và nơi quê nhà của bà ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày tiệc của Chầu Bát là ngày 17/3 âm lịch (là ngày chầu hóa).
----------------------------------------------------------------------bài viết : Duongminhduc






--------------------------------------------------------------------
Hát văn : Chầu Tám bát Nàn Trình bày : Đình Cương
--------------------------------------------------------------------


06 April 2011

Xin lộc trên phủ Tây Hồ trong ngày kỵ của Mẫu

Sáng sớm lên mạng online anh Khởi ( Hải phòng ) đã PM hôm nay là tiệc mẫu Phủ Dầy em đã đi lễ chưa . Vì vô tâm nên cũng không nhớ hôm nay mồng 3/3 là ngày kỵ của Mẫu ở Phủ Dầy . Trong tâm lúc đó đã thấp thỏm vì không có điều kiện về Phủ Dầy lễ Mẫu  .   Không dám hứa là đi đâu nên chỉ biết lúc nào rảnh việc công ty thì ghé qua đền phủ nào đó vái vọng . Hơn 10h sáng thì chị DIệu Hoa gọi điện thoại  rủ lên ngay Phủ Tây Hồ  cùng chị , hôm nay lên phủ xin lộc mẫu . Lúc đó không còn tâm trạng ngồi lì ở công ty , được cái rõ may sếp giao việc cho ra ngoài  . Thế là vội vàng lên phủ ......... Gặp Diệu Hoa , chị Vân Nhị , Trường  trên phủ thấy vui vui  . Năm nay là năm đầu tiên  nhất tâm muốn xin lộc Mẫu  , nhờ Mẫu thương cho buổi offline 4  diễn ra thuận lợi . Trong Lòng thấy thanh thàn vì được lên Phủ lễ mẫu vào đúng ngày này    



( Lộc sau khi lễ phủ buổi sáng tại Phủ Tây Hồ ) 


  Hai thành phần hóng hớt nhất hội - Chị vân Nhị / Thái ( Tuyên Quang )


-  Chưa kịp chụp ảnh con lợn quay thì  đã bị đệ nhất đao  hạ thủ con lợn từ lúc nào 


-  Thành phần hóng hớt bên canh Diệu Hoa  


 Cùng chén nào 
Thành phần blog tham gia :   Vân Nhị / Diệu Hoa / Thái ( Tuyên Quang ) / bạn Vân Nhị / admin ( mantico ) 
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991