Showing posts with label Việt nam tôi yêu. Show all posts
Showing posts with label Việt nam tôi yêu. Show all posts

24 February 2011

Đền Cảnh Xanh ( Tuyên Quang )

Đền ngự trong khuôn viên khoảng 600 m2, lưng tựa vào núi, xa xa sơn thuỷ uốn khúc, long hổ ôm quanh, hồ lớn trước mặt. Kiến trúc độc đáo của ngôi đền được tạo nên bởi lớp lớp cây xanh, cành lá xum xuê, rễ buông như xà long uốn khúc. Kỳ lạ là những chiếc lá của hàng cây bốn mùa đều non tơ, xanh thẫm. Người dân trong vùng kể lại: "Ban ngày đố ai nhìn thấy chiếc lá vàng rơi rụng dưới thềm sân, hoạ chăng chỉ có về đêm...".

Theo truyền thuyết, thời Hùng Vương thứ 18, Tản Viên Sơn Thánh (con rể Hùng Vương) có một người con gái thông minh, xinh đẹp, văn võ toàn tài, huý là La Bình hay còn gọi là Cô Bé. Cô đi đến đâu, mưa tạnh, rét ngừng, muông thú ùa đến giao duyên làm bạn. Vua đã phong hiệu cho nàng là "Thượng ngàn công chúa cai quản các cõi rừng của Nam Giao". Từ đó, Cô Bé trở thành bà chúa của rừng xanh. Một hôm, Thượng Ngàn công chúa hạ giá se mây thăm thú đại ngàn. Từ trên trời cao, nàng nhìn xuống Lô giang, dòng sông khúc quanh khúc lượn, ghềnh đá chênh vênh, trăng gác đầu non hắt hiu ánh vàng trải xuống dòng sông mềm như dải lụa. Thấy phong cảnh hữu tình, nàng hạ giá nghỉ lại nơi đây. Đêm ấy, người dân trong làng đều mộng thấy có một thần nữ dung nhan ngời ngợi, đầu đội mũ xanh, thắt lưng xanh, khoác áo choàng xanh lộng lẫy giáng ngự bên hồ, muông thú khắp nơi kéo về mở hội xao động cả vùng sơn cước. Sáng ra, ai cũng kể lại giấc mộng đêm qua, rồi cùng nhau đến nơi xem xét. Lạ thay, nơi đây chỉ còn lại một cây xanh, thân rễ đan xen, cành lá rủ xuống giống như động tiên thiên hình vạn trạng. Thấy sự kỳ lạ, mọi người mang hương hoa đến vái lạy, rồi lập một am nhỏ tại gốc cây để tuần rằm nhang khói. Thời gian trôi đi, cây xanh đã phủ kín am thiêng, thấy không tiện cho việc thờ phụng lâu dài, người dân trong vùng đã dâng lễ xin Bà chúa Thượng ngàn cho lập đền thờ trong khu vực cây xanh như hiện nay...

Đền Cảnh Xanh được dựng theo hình chữ Đinh, gồm toà tiền đường và hậu cung, mái được đắp nổi rồng chầu mặt nguyệt với bốn đầu đao cong vút cánh điệu. Trong đền hiện còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị, như quả chuông đồng cổ, 3 bức đại tự bằng chữ Hán và 5 đạo sắc thời Nguyễn. Lễ chính đền vào ngày 18 tháng Giêng âm lịch; ngày mùng 3 tháng Tư lễ vào hè; ngày 3 tháng Bảy lễ ra hè; ngày 20 tháng Tám giỗ Đức Thánh Trần; ngày 10 tháng Chạp lễ tất niên.

Một số hình ảnh đền cảnh xanh BLOG ghi lại
----------------------------------------------------------------------




Nguồn : Bản đền Cô bé Minh Lương 
Photo : mantico's BLOG 
BLOG đi dự hầu đồng : Trần Thái Hoàng ( Xuân 2011 )
Mantico trân thành cảm ơn anh  Trần Thái Hoàng  đã giúp mantico có chuyến đi xa đến Đền Cô bé Minh Lương và 12 Đền Khác ở Tuyên Quang


23 February 2011

Một số hình ảnh buổi biểu diễn lên đồng tại Hà Nội

Buổi biểu diễn lên đồng công khai lần đầu tiên tại trung tâm Hà Nội (tối 23/2) đã được tổ chức một cách bài bản, khoa học và nghiêm túc, có sự tham gia của các “thanh đồng” các vùng miền quanh thủ đô.
Một tiếng trước giờ khai mạc, hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền) đã chật kín. Quan tâm đến loại hình nghệ thuật  mang nặng yếu tố tín ngưỡng dân gian này không chỉ có những người lớn tuổi mà còn hiện diện rất đông những người trẻ. 
Không gian sân khấu tái hiện buổi lên đồng với dàn ca trù, thanh đồng, con nhang, phủ thờ…
Giá Đức Trần Triều do thanh đồng Lê Văn Hưu đến từ Nam Hà trình diễn
Thanh đồng Trần Đức Hạnh biểu diễn các giá Mẫu, giá Đệ Nhị, Ông Bảy, Bà chúa Thượng ngàn, Cô Bơ
Cô đồng không còn là mình khi các con nhang cổ vũ và hú họa
Giá Ông Hoàng Mười hút thuốc nghe hát chầu văn
Giá Cô Bơ Thác Hàn múa chèo qua sông
Thanh đồng Nguyễn Tiến Bình đang trình diễn màn múa đao của giá Quan lớn Tuần Tranh
Giá Cô Chín múa thêu thùa
Giá Cô Bé cửa suốt
Một điểm đặc biệt tại giá hầu Đức Trần Triều đó là tính “saman” nặng hơn khi thanh đồng dùng thanh sắt nhọn đâm xuyên qua má và xuyên qua quả cau lúc “nhập hồn”

Thực hiện: Nguyễn Hoàng

21 February 2011

Đền Cô Bé Minh Lương ( Tuyên Quang )

Ngôi đền toạ lạc trên một quả đồi, ba phía được bao bọc bởi 2 dòng suối có tên gọi là ngòi Lịch và ngòi Cơi. Hai dòng suối trong, mát này giao nhau trước cửa đền, chảy qua cầu Cơi ở km 10 rồi hoà vào sông Lô. 

Truyền thuyết kể rằng : Vào thời nhà Trần (thế kỷ XV), ở tổng Minh Lương, thuộc xã Lang Quán ngày nay có hai vợ chồng, ông chồng là người Dao, bà vợ là người Mường tuổi đã cao mà chưa có con. Ngày ngày ông bà ra ngòi Lịch xúc tôm tép sống lần hồi. Một hôm, ông ở nhà, bà đi xúc tép như mọi ngày, nhưng xúc mãi không được con gì mà chỉ được hai quả trứng lạ. Bực mình, bà xuống hạ nguồn rồi lên tận thượng nguồn ngòi Lịch xúc vẫn chỉ được hai quả trứng ấy. Bà đành mang về thả vào chum nước dưới cầu thang. Ít lâu sau, bà mang thai và sinh ra một cô bé bụ bẫm, đặt tên là Minh Lương. Cùng lúc đó, hai quả trứng thả trong chum nước dưới cầu thang nở ra hai con rắn. Hai con rắn và cô bé Minh Lương cùng lớn lên, quấn quýt làm bạn với nhau.

Một buổi chiều, ông bà đi làm về và nhìn thấy hai con rắn quấn chết cô bé. Sẵn con dao rựa đeo bên người, ông tức giận rút dao vừa chém, vừa nói “Mày hại tao à”. Hai con rắn sợ quá chạy trốn, nhưng một con chậm hơn đã bị chém đứt đuôi. Ông đuổi hai con rắn và nói: “Cụt đi hang Mang, Khoang đi hang Đồng”. Ông bà xót thương cô bé, không nỡ chôn, nên đặt cô nằm ở trên sàn. Đến sáng đã thấy mối đùn lên đắp mộ cho cô bé. Dân làng thấy vậy đều cho là cô đã linh hoá nên lập miếu thờ. Thời kỳ giặc Cờ đen, cô bé Minh Lương đã hiển linh giúp quan quân triều đình thoát khỏi rừng rậm, sau đó dũng mãnh dẹp sạch giặc Cờ đen. Sau đó Cô còn hiển linh bốc thuốc, giúp dân chữa bệnh thoát cơn hiểm nghèo.

Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền Minh Lương nay đã khang trang, bề thế, gồm các ban thờ Cô bé, thờ Phật, thờ Đức thánh Trần. Sân đền gồm hệ thống lầu cô, lầu cậu, quan sơn thần, chân nhang bản mệnh, mẫu cửu thiên; cạnh đền có hai gian nhà sắm lễ. Xung quanh đền được bao bọc bởi rất nhiều cây xanh. Ngay trước cửa đền có hai cây thiên tuế, một cây đực, một cây cái. Điều đặc biệt là cây cái mọc lên 8 nhánh và có nhánh phụ trông giống hệt bàn tay vái thiên. Một lần, các bô lão ở làng hoa Ngọc Hà (Hà Nội) lên thăm đền đã xác định tuổi thọ cây đã trên 500 năm và khẳng định, đây là cây thiên tuế độc nhất vô nhị. Dân làng xung quanh không ai dựng nhà cửa xung quanh gò đồi.

Có thơ rằng “ Đền Cô riêng một quả đồi/ Gió lùa hiu hắt mây trôi lững lờ”… Lễ chính đền vào các ngày mùng 10 tháng Giêng; mùng 4 tháng Tư; 24 tháng Sáu; mùng 10 tháng Chạp âm lịch.

Hiện nay, ở gần cầu Bợ còn hai hang động là hang Mang và hang Đồng. Dân chài đến gần hai hang đều thắp hương cầu khấn hai ông sà phù hộ cho thuyền được thuận buồm xuôi gió.

Còn ở đền Minh Lương thì không lúc nào ngớt khách đến tham quan, cầu nguyện. Bà Lộc Thị Nguộc, 69 tuổi, thủ nhang đền gần chục năm nay cho biết: Đền thờ cô mỗi năm một đông khách đến lễ hơn. Từ tết Nguyên đán Mậu Tý đến nay, đền đã đón gần 10 nghìn khách tham quan, du lịch tâm linh. Hiện nay, đền Minh Lương nằm giữa một quần thể du lịch tâm linh của xã Thắng Quân, gồm đền Lương Quán và Đầm Mây (nơi có lễ hội Đầm Mây nổi tiếng của huyện Yên Sơn). Cách quần thể du lịch tâm linh không xa là những ngôi làng nhỏ của đồng bào dân tộc Dao, Tày luôn hết lòng với khách, tạo nên một tua du lịch văn hoá, tâm linh hấp dẫn

Hát văn : Cô bé Minh Lương 



MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỀN CÔ BÉ MINH LƯƠNG
-----------------------------------------------------------------------








Nguồn : Bản đền Cô bé Minh Lương 
Photo : mantico's BLOG 
BLOG đi dự hầu đồng : Trần Thái Hoàng ( Xuân 2011 )
Mantico trân thành cảm ơn anh  Trần Thái Hoàng  đã giúp mantico có chuyến đi xa đến Đền Cô bé Minh Lương và 12 Đền Khác ở Tuyên Quang . 

Đền Cô Bé Mỏ Than ( Tuyên Quang )










Thuộc phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang. Đền thờ cô bé rừng xanh, ngoài ra đền còn thờ Hưng Đạo Đại Vương (Trần Quốc Tuấn). Đền được dựng trên lưng chừng núi. Khi chưa dựng đền, đây là mỏ than thực dân Pháp bắt dân ta khai Thác nhưng do sự cố đã làm sập hầm. Hàng chục con người đã bị chôn vùi dưới mỏ này. Nhân dân quan niệm rằng việc khai Thác đó đã động tới lãnh địa của chúa rừng xanh cho nên đã lập ngôi đền này tại đây.

Ngày lễ của đền gồm lễ đón xuân (từ mùng Một đến mùng Ba tháng Giêng), Lễ Thượng Nguyên (mùng 6 tháng Giêng), Lễ Tất Niên (mùng 9 tháng chạp )

Mỏ Than cô bé thấp cao
Mấy tầng lộng lẫy treo vào cây xanh
Xa xưa huyền thoại chuyển mình
Linh từ chốn ấy anh linh muôn đời
Hang rùa nước đọng đầy vơi
Vết chân còn đó muôn đời về sau...

14 February 2011

Blog dự hầu đầu xuân 2011 ( Hải phòng - P1 )







(  Huy - Nam Định )







Giá đồng :  Chúa Năm Phương ( thanh đồng :  Mai Đức Anh )


Giá đồng : Chầu Lục Cung ( Thanh đồng :  Mai Đức Anh )


Giá đồng : Chầu Tám Bát Nàn ( Thanh đồng :  Mai Đức Anh )



BLOG dự hầu đồng tại Vĩnh Bảo ( Hải Phòng )
Thời gian : Ngày 11/01/2011 ( âm lịch )
Tại bản đền : Phủ Triều Linh Từ 
Thanh đồng :  Nguyễn Văn Khởi ( member Blog ) 
Thanh đồng : Mai Đức Anh ( member Blog ) 
Thành viên BLOG : admin ( mantico ) / Chị Thanh ( Tuyên Quang ) / Chị Vân Nhị ( Hà Nội ) , Đức Anh ( Hà Nội ) / Lâm ( Gia lâm ) / Thái ( Tuyên Quang ) / Quân ( Đàn Nguyệt ) / Huy ( ngố / Đàn Nguyệt ) / Chị Thẩm ( Hải phòng )
-----------------------------------------------------
(  Còn tiếp phần 2 )

28 January 2011

Áo Dài hồn xưa











Áo dài : Việt Bảo
Địa điểm : Quốc học Huế
Mẫu : Lê Giang
Photo : Tui
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991