Showing posts with label hát xẩm. Show all posts
Showing posts with label hát xẩm. Show all posts

03 December 2010

Mục hạ vô nhân ( Văn Ty )


Từ nhỏ, Văn Ty đã ngấm "máu" văn nghệ từ hai cụ thân sinh, bố phụ trách đội chèo một làng quê ở Xuân Trường, Nam Định, mẹ mê hát văn. Nhà anh là nơi các cung văn nổi tiếng đất Nam Định, Hà Nội thường xuyên lui tới, trong đó có nghệ sĩ rất nổi tiếng như Thế Tuyền, NSƯT Kim Liên hay nghệ nhân Ba Ruông. 16 tuổi trúng tuyển đoàn chèo Nam Định sau đó tiếp tục được học tại Nhạc viện Hà Nội, anh vẫn lui tới nhà các nghệ nhân Hà thành học hát văn.

"Khổ lắm! Thời kỳ đó rất khó khăn. Mọi người lại có cái nhìn chưa thiện cảm với không chỉ hát văn, hầu như chẳng ai thích đi học nhạc cổ, nhưng tôi vẫn lặng lẽ đi học với cụ Ba Ruông, cụ Ban, cụ Du. Càng học càng thấy mê nên tôi nghĩ kiểu gì cũng phải giữ lối hát cổ mà các cụ đã truyền dạy" - Văn Ty kể.

MỤC HẠ VÔ NHÂN
Trình bày : Văn Ty



Mục Hạ Vô Nhân chúng anh đây Mục Hạ Vô Nhân
Nghe em nhan sắc, lòng thân anh có mấy dạt dào
dù em mặt phấn má đào
Mặt phấn má đào, dù em mặt phấn má đào
dửng dừng dưng cũng chẳng có thèm trông làm gì
Em lấy anh, anh có đi trước làm gì

Đi trước làm gì, em lấy anh, anh có đi trước làm gì
tay thì dắt díu, tay thì quàng vai, vén tay sờ chốn em ngồi
Sờ chốn em ngồi, vén tay sờ chốn em ngồi, 
em thì chẳng thấy, anh thời thở than, bâng khuâng như mất lạng vàng

Như mất lạng vàng, bâng khuâng như mất lạng vàng
Cái sênh cái trống, cái đàn ai mang
ai ơi thương kẻ dở rang miêng ca tay gẩy khúc đàn tương tư, 
chẳng yêu, chẳng nề, chẳng vì
Chẳng nề, chẳng gì, chẳng yêu, chẳng nề, chẳng gì,
cũng liều nhắm mắt bước đi cho đành một duyên, hai nợ, ba tình

hai nợ ba tình, một duyên, hai nợ ba tình
chữ duyên chia với chữ tình ai mang
kẻo còn đi nhớ về thương kẻo còn để mối tơ vương bên lòng
đôi ta chút nghĩa đèo bòng

chút nghĩa đèo bòng, đôi ta chút nghĩa đèo bòng
dẫu mòn con mắt, tấc lòng nhãn khai
ngại ngùng những bước chông gai

những bước chông gai, ngại ngùng những bước chông gai
Trần gian nhẫn nhục, nào ai biết gì
cái tình là cái chi chi....

đố ai.. lên trốn chợ.... trời..
dẫn anh... lên khoắng.. một vài.. các ả nàng tiên.

là cái chi chi, cái tình là cái chi chi
yêu nhau phải bảo đường đi lối về, đôi ta chót nặng lời thế

chót nặng lời thế đôi ta chót nặng lời thề
đường xa dắt diu, đi về có đôi
tới đâu người đứng ta ngồi
khi đàn khi hát, mọi người vây quanh
ai ơi ăn ở cho đành, ai ơi ăn ở cho đành


25 October 2010

Nghệ thuật Hát xẩm




Nghệ Thuật Hát Xẩm
----------------------------------------------------------------------------
Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. "Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống và do đó hát xẩm còn có thể coi là một nghề.
Truyền thuyết về nguồn gốc

Theo truyền thuyết, đời nhà Trần, vua cha có hai hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt rồi đem bỏ giữa rừng sâu. Tỉnh dậy, hai mắt mù loà nên Trần Quốc Đĩnh chỉ biết than khóc rồi thiếp đi. Trong mơ bụt hiện ra dạy cho ông cách làm một cây đàn với dây đàn làm bằng dây rừng và gẩy bằng que nứa. Tỉnh dậy, ông mò mẫm làm cây đàn và thật lạ kỳ, cây đàn vang lên những âm thanh rất hay khiến chim muông sà xuống nghe và mang hoa quả đến cho ông ăn. Sau đó, những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm thấy và đưa ông về. Trần Quốc Đĩnh dạy đàn cho những người nghèo, người khiếm thị. Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông lan đến tận hoàng cung, vua vời ông vào hát và nhận ra con mình. Trở lại đời sống cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người dân để họ có nghề kiếm sống.[1] Hát xẩm đã ra đời từ đó và Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ nghề hát xẩm nói riêng cũng như hát xướng dân gian Việt Nam nói chung. Người dân lấy ngày 22 tháng 2 và 22 tháng 8 âm lịch làm ngày giỗ của ông. Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã lập ra một giải thưởng mang tên Trần Quốc Đĩnh nhằm tôn vinh, hỗ trợ các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà sưu tầm, nghiên cứu, nhà báo có công lao, đóng góp cho lĩnh vực âm nhạc truyền thống và trao giải lần đầu tiên năm 2008.

Nhạc cụ

Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Có tài liệu cho rằng đàn bầu khởi thuỷ là nhạc cụ đặc trưng của hát xẩm, sau do đàn nhị dễ chơi hơn và có âm lượng tốt hơn (phù hợp với chỗ đông người) nên thường được sử dụng.[2] Để thay cho đàn nhị truyền thống, có thể dùng đàn gáo. Đây là loại đàn được phát triển từ đàn nhị nhưng to và dài hơn, thích hợp khi đệm cho giọng trầm. Sênh dùng đệm nhịp cho hát xẩm có thể là sênh sứa (gồm hai thanh tre hoặc gỗ) hoặc sênh tiền (có gắn thêm những đồng tiền kim loại để tạo âm thanh xúc xắc). Ngoài ra, đàn đáy, trống cơm, sáo và thanh la cũng có thể hiện diện trong hát xẩm.

Phân loại và làn điệu

Xẩm có hai làn điệu chính là xẩm chợ và xẩm cô đào. "Hát xẩm chợ, điệu hát mạnh, những tiếng đệm, tiếng đưa hơi đều hát nổi tiếng bằng lời hát chính và đệm đàn bầu hay nhị với sênh phách; còn hát xẩm cô đào thì điệu hát dịu dàng hơn, những tiếng đệm và tiếng đưa hơi lẫn vào lời chính, cốt giúp cho có nhiều dư âm và bắt khúc được dễ dàng. Hát xẩm cô đào đệm đàn đáy và sênh phách, không dùng đàn bầu và nhị."[3]. Ngoài ra xẩm còn sử dụng nhiều làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ khác như trống quân, cò lả, hát ví, ru em, quan họ, chèo,...hoặc ngâm thơ[4]. Các làn điệu dân ca khác khi được dùng trong hát xẩm đã được "xẩm hoá" theo phong cách đặc trưng của xẩm. Trên thực tế, cách gọi tên các loại xẩm không phải theo làn điệu mà theo một số tiêu thức khác:
  • Tên bài xẩm nổi tiếng: xẩm thập ân (theo tên bài xẩm ca ngợi công đức của cha mẹ), xẩm anh Khoá (theo tên bài thơ được hát theo điệu xẩm Tiễn chân anh Khoá xuống tàu của Á Nam Trần Tuấn Khải)...
  • Theo mục đích, nội dung bài xẩm: xẩm dân vận (được chính quyền khuyến khích sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng)...
  • Theo môi trường biểu diễn: ngoài xẩm chợ và xẩm cô đầu (hay còn gọi là xẩm nhả tơ, xẩm ba bậc, xẩm nhà trò, xẩm huê tình) sau này còn có một dòng xẩm của Hà Nội gọi là xẩm tàu điện thường được hát trên tàu điện.

Ca từ

Ca từ của xẩm là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận; nêu gương các anh hùng, liệt sỹ hay châm biếm những thói hư, tật xấu... hoặc trữ tình. Những bài thơ thường được diễn ca trong hát xẩm: thơ Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Nguyễn Bính...

Hát xẩm ngày nay

Từ khi ra đời cho đến giữa thế kỷ 20, hát xẩm được nhiều người khiếm thị sử dụng làm nghề kiếm sống nơi bến đò, chợ búa hay lang thang trên những nẻo đường... Họ tổ chức thành các phường hội để truyền nghề và giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống. Vào cuối năm 1954 đầu 1955, để chống lại việc người dân miền Bắc di cư vào miền Nam sau Hiệp định Genève, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tập trung nhiều nhóm hát xẩm (gồm nhiều nghệ nhân xẩm của các vùng Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội...), cử người viết bài và đến các vùng duyên hải phía Bắc biểu diễn nhằm vận động nhân dân không di cư. [5] Sau đó, khi Hội Người mù được thành lập, những người hát xẩm được dạy nghề về thủ công và chuyển sang sống bằng nghề mới này nên xẩm dần vắng bóng. Hát xẩm hiện nay chỉ đôi khi xuất hiện trên sóng phát thanh, sân khấu như một tiết mục văn nghệ thuần túy do những diễn viên chuyên nghiệp biểu diễn chứ hát xẩm không còn tồn tại với hình thái xã hội vốn có của nó. Gần đây, khi công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn dân ca được chú trọng, các nghệ nhân hát xẩm hiếm hoi còn lại như bà Hà Thị Cầu đã được tổ chức truyền lại cho thế hệ sau loại hình dân ca này. Sau mấy chục năm gián đoạn, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (22 tháng 2 âm lịch), lễ giổ tổ nghề hát xẩm cũng đã được phục hồi và tổ chức một cách trọng thể tại Quốc tử giám, Hà Nội.

Những nghệ nhân, nhà nghiên cứu
  • Nghệ nhân hát xẩm: Vũ Đức Sắc (Hà Nội), Thân Đức Chinh (Bắc Giang), NSUT Hà Thị Cầu (Ninh Bình), Nguyễn Văn Khôi (Hà Tây), Minh Sen, Tô Quốc Phương (Thanh Hoá)...
  • Nhà nghiên cứu: Vũ Ngọc Phan, Trần Văn Khê, Trần Việt Ngữ, Hoàng Kiều, Thao Giang...
Dấu ấn văn hoá
  • Thành ngữ: Lần như xẩm.
  • Ca dao:
Tham giàu lấy chú biện tuần Tuy rằng bóng bẩy nợ nần chan chan Thà rằng lấy chú xẩm xoan Công nợ không có hát tràn cung mây. Tối trời bắt xẩm trông sao Xẩm thề có thấy ông nào, xẩm đui.

Nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu : " Giời đày một kiếp "



Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu: “Giời đày một kiếp”

Một cách nào đó, tôi nhận thấy bà Hà Thị Cầu rất hạnh phúc. Vì những chuyện cuộc đời vướng vào bà thật đấy, nhưng dường như không để lại dấu vết bận tâm nào. Trên khắp các làng quê Việt Nam, có bao nhiêu người đàn bà được đi khỏi lũy tre làng mình, được sống trọn vẹn với niềm đam mê như bà?
Hôm nay vui vẻ làm vầy/ Thỏa lòng ta khao khát bấy nay”. Bà Cầu hoan hỉ với điệu Hà liễu, trong khi tôi phải tìm cách vượt qua một bức tường rào để vào nhà, vì cô Mận, con gái bà đi vắng. Cô Mận hễ đi đâu là phải khóa cổng, vì lo mẹ già cứ “sểnh một tí lại đi ra chợ ngồi hát”, trong lúc sức khỏe chẳng còn mấy giọt.

Bà Cầu bảo: “Tôi thèm được đi lắm. Đôi chân tôi đã lang bạt kỳ hồ suốt bao nhiêu năm rồi, mà bây giờ lại cứ phải ngồi thế này, khổ quá chị ơi”. Cứ nói xong một câu, bà Cầu lại hát. Mà lạ thay, câu nào cũng phù hợp với hoàn cảnh, với ý bà định diễn đạt, rất vần điệu và cũng rất tình tứ. Bà không thích nói, vì bà hay nói nhịu. Nhưng hát thì tuyệt nhiên không bao giờ nhầm lẫn chữ nào cả, rất tròn vành rõ chữ...


Xẩm là một loại hình ca nhạc rất thịnh ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX. Có rất nhiều điệu xẩm khác nhau như Huê tình, Hà liễu, Ba bậc, Thập ân, Cò lả, Trống quân, Thập sầu, Sa mạc, Hành vân, Ca nam... Những người hát xẩm là những nghệ sĩ của lớp người bình dân trong xã hội. Họ có thể đi theo các gánh hát và biểu diễn ở các nơi sinh hoạt cộng đồng như đình, chợ, bến
sông... Chính bà Cầu cũng không biết xẩm có từ bao giờ. Chỉ biết rằng từ nhỏ bà đã theo mẹ đi hát và thuộc tất cả các điệu xẩm mẹ dạy cho. Chưa từng được đến trường, bà Cầu hoàn toàn không biết chữ. Bà chỉ học hát bằng cách nhập tâm thôi.
Bà Cầu lấy chồng năm 16 tuổi. Bà bảo: “Khi ấy tôi xinh đẹp chả kém cạnh ai. Ông nhà tôi hồi đó làm trưởng 6 gánh hát ở Ninh Bình, ông tr
ùm Mậu đấy. Tôi đi hát xẩm thì gặp ông. Chẳng biết ông ấy bỏ bùa mê thuốc lú thế nào mà tôi đi theo, bằng lòng làm vợ, dù ông ấy cũng chẳng buồn giấu giếm, rằng tôi là người phụ nữ thứ 18 trong cuộc đời ông. Mà ông ấy đâu còn trẻ trung, lúc lấy ông ấy đã 49 tuổi rồi, là người to cao vạm vỡ, mặt có nhiều vết rỗ vì bệnh đậu mùa”.
Trong ký ức của bà Cầu thì ông chồng nhiều tuổi ấy vốn là một người rất tốt nhưng phải tội hay ghen. Bà Cầu theo chồng đi hát rong khắp đất nước. Trên khắp các ngả đường như vậy, bà lần lượt sinh 7 đứa con. Dường như lúc nào trên tay bà Cầu cũng
bồng một đứa con nhỏ đang bú mớm. Dọc đường lang thang như vậy, 4 trong 7 đứa con đã bỏ bố mẹ mà đi vì bệnh đậu mùa.

Nghĩ về những đau đớn mất mát ấy, đôi mắt bà Cầu ầng ậng nước: “Ông nhà tôi vốn là người lạnh tính. Ông thường không buồn lâu khi một đứa con nhỏ của chúng tôi ra đi. Nhưng tôi là một người mẹ. Tôi đã phải trải qua những nỗi đau dằng dặc, triền miên như vậy. Chỉ có điều, hình như, sau những khổ đau ấy, giọng hát của tôi ngày càng trở nên hay hơn, nhuyễn hơn...”.
Ông trùm Mậu mất năm ông 71 tuổi, trong lúc bà Cầu vẫn đang mang thai đứa con thứ 7. 38 tuổi, trở thành góa phụ, chật vật sinh nở đứa con gái út xong, bà Cầu tiếp tục một thân một mình ôm ba đứa con rong ruổi khắp miền Bắc, sinh nhai bằng giọng hát. Quá nghèo túng, bà Cầu đành dứt ruột cho đi đứa con út bé bỏng, với hy vọng may ra nó sẽ được người ta yêu thương, nuôi nấng nên người. Rồi một nách hai con, người phụ nữ khốn khổ ấy tiếp tục khăn gói gió đưa trôi dạt bốn phương trời cho tới khi trụ lại ở cái làng quê nghèo nàn của huyện Yên Mô đến tận bây giờ.
Gần ba chục năm sau, đứa con út của bà Cầu cũng đã lặn lội tìm đường về thăm mẹ. Người con trai duy nhất của bà Cầu lấy vợ, sinh con, nhưng cũng túng bấn, thành ra bà cũng ít có cơ hội cậy nhờ. Bà Cầu sống với người con gái cả là cô Mận mà ta vừa nhắc ở đầu bài báo. Số phận long đong, ngoài 40 tuổi, cô Mận mới có người đàn ông tới hỏi làm vợ. Nhưng gần đến ngày cưới cô phải nằm viện mổ u nang buồng trứng. Không còn khả năng sinh nở, người ta cũng thôi chuyện cưới hỏi.

Mấy năm trước, mỗi lần tôi về thăm bà Cầu, cô Mận buồn bã lắm. Cô nhờ cậy giúp đỡ để cô có một đứa con nuôi. Tôi có nhờ người tìm kiếm, liên hệ ở mấy trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, nhưng người ta đều ái ngại về hoàn cảnh kinh tế eo hẹp của cô Mận. Nhưng, thật mừng là giờ đây cô Mận đã có một gia đình riêng. Cô kết hôn với một người đàn ông góa vợ, làm nghề đánh cá, có 4 đứa con. Cô bảo: “Khỏi phải mong ước nhé, 4 đứa con, tha hồ mà nuôi nấng, yêu thương”. Còn bà Cầu thì vui lắm: “Bế con chồng hơn bồng con người, chị ạ. Mà cái thằng chồng của Mận tốt lắm đấy. Đêm tôi nằm giường bên này, nghe nó nói với vợ ở giường bên kia, em ơi bây giờ còn chút mẹ già, em đối đãi với mẹ làm sao để khỏi mang tiếng với người đời, rằng em nghe anh, không chu toàn với mẹ”. Cô Mận bây giờ đã là một bà mẹ bận bịu. Nhưng tôi biết cô hạnh phúc, không còn chán nản, buồn sầu như trước nữa.
Kể chuyện đời mình, bà Cầu không bao giờ quên nhắc về cây nhị. Bà yêu quý cây nhị lắm, nó bầu bạn với bà suốt nửa thế kỷ qua. Đó là cây nhị mà ông chồng bà đặt làm, những mong để con cái sau này kế nghiệp. Nhưng làm xong thì ông ấy mất. Cây nhị trở thành vật dụng duy nhất để mẹ con bà Cầu kiếm kế sinh nhai.
Bà Cầu kể, có lần, ông Sinh ở Hà Nội đổi cho bà một cây nhị mới để đưa cây nhị này vào bảo tàng. Nhưng khi mang cây nhị đi, bà bỗng ốm một trận thập tử nhất sinh. Lại phải cho người đi đòi nó về. Thế là bà Cầu khỏi bệnh. Vậy nên, bà không bao giờ rời cây nhị. Nó chính là ký ức sống động về người chồng yêu dấu của bà. Nó chứng kiến, sẻ chia những buồn vui cay đắng của một kiếp đàn bà “giời đày” hát rong gần suốt một thế kỷ. “Nó có linh hồn đấy”- Bà Cầu bảo, rồi chợt ôm lấy cây nhị vào lòng như ôm một đứa trẻ mà cưng nựng.

Tôi rót cho bà một chén rượu. Bà Cầu uống sạch một ngụm và bắt đầu kéo nhị. Âm thanh buồn da diết. Bà hát: “Bao năm dạt nước cánh bèo/ Đã từng lưu lạc nhiều điều gian truân/ Giời cao có thấu tình chăng/ Đời người mấy lúc gian truân mà già”. Như “đối lập” với gương mặt già nua, khắc khổ, giọng hát của bà Cầu tuy ở ngoài tuổi 80, nhưng vẫn cao thanh và tròn trịa. Buồn làm sao. Đó là lời than thở, tiếc nuối của một người đàn bà sắc nước hương trời một thuở, nhưng cuộc đời lại xô dạt quá nhiều thăng trầm, mất mát.

Thêm một chén rượu nữa, bà Cầu hát tiếp: “Cam lòng vất vả xa gần/ Ai vò mà rối, ai dần mà đau?”. Từ đôi mắt hấp háy xa xăm của bà Cầu, hai giọt nước mắt chợt vỡ ra, rơi xuống vạt áo. Tôi lặng lẽ rót thêm rượu vào cái chén nhỏ.
Uống rượu là một thú vui của bà Cầu. Hồi còn trẻ, con trai con gái ít ai địch nổi bà Cầu về tài uống rượu. Giờ yếu nên mỗi bữa bà chỉ uống một chén thôi. Rượu cho bà sức khỏe và giúp quên đi những nhọc nhằn vất vả của kiếp đời phiêu dạt.
Nhưng cũng nhờ giọng hát, bà Cầu có cơ hội được đứng trên nhiều sân khấu lớn của Hà Nội và từng được đi biểu diễn ở nước ngoài. Bà không nhớ mình có bao nhiêu huy chương, giải thưởng, cũng chẳng biết những mảnh giấy cô Mận trang trọng treo trên tường kia viết những gì về bà. Có dạo, mấy cô diễn viên ở Hải Phòng về thăm, bà đã tặng cho các cô mấy cái huy chương của bà “làm kỷ niệm”. Đối với bà Cầu, dường như những huy chương bà có được không mang nhiều ý nghĩa lắm. Nó không thể làm cho cuộc đời của bà khác đi. Vì hát xẩm là một thứ gì đó rất tự nhiên, như máu chảy trong cơ thể của bà.

Tôi nhìn lên chiếc khung kính lồng chiếc giấy chứng nhận mới nhất, phong tặng nghệ nhân dân gian cho nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, rồi cúi xuống nhìn đôi bàn chân nhăn nheo, gầy guộc của bà. Thật kỳ lạ, đôi bàn chân ấy đã đi khắp dải đất hình chữ S, đã đưa bà Cầu trở thành một nghệ sĩ đích thực của tầng lớp nông dân lao động. Như một con tằm đã xong kiếp nhả tơ, đôi chân mệt mỏi ấy giờ đã dừng lại, ngồi nghỉ ở chặng cuối cùng của đời người. Không ruộng vườn, không lương hưu, vẫn nghèo khổ như thuở ôm con đi hát rong khắp mọi miền, bà Cầu sống dựa vào tình thương yêu, sự giúp đỡ của những người yêu mến giọng hát của bà. Không một lời phàn nàn, đối với bà Cầu, tất cả đều là câu chuyện của số phận. Có lẽ từ nay trở về sau, chúng ta sẽ không gặp lại những người nghệ sĩ lang thang hát xẩm như một định mệnh, giống như bà Cầu nữa.
Mấy năm trước, bà Cầu thường ước ao được đi chơi xa một chuyến cuối đời, để thỏa đôi bàn chân “giang hồ”. Nhưng lần này thì bà Cầu không nhắc lại ước mơ đó. Có thể bà đã hiểu, đôi chân không cho phép bà rong ruổi nữa. Bà đứng trước giàn trầu xanh ngắt trước cửa nhà, dạy tôi kéo đàn nhị. Rồi bà Cầu muốn chụp ảnh, mà đứng không vững. Bà bảo tôi: “Cho bu dựa vào con một lát nhé”
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991