25 October 2010

Nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu : " Giời đày một kiếp "



Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu: “Giời đày một kiếp”

Một cách nào đó, tôi nhận thấy bà Hà Thị Cầu rất hạnh phúc. Vì những chuyện cuộc đời vướng vào bà thật đấy, nhưng dường như không để lại dấu vết bận tâm nào. Trên khắp các làng quê Việt Nam, có bao nhiêu người đàn bà được đi khỏi lũy tre làng mình, được sống trọn vẹn với niềm đam mê như bà?
Hôm nay vui vẻ làm vầy/ Thỏa lòng ta khao khát bấy nay”. Bà Cầu hoan hỉ với điệu Hà liễu, trong khi tôi phải tìm cách vượt qua một bức tường rào để vào nhà, vì cô Mận, con gái bà đi vắng. Cô Mận hễ đi đâu là phải khóa cổng, vì lo mẹ già cứ “sểnh một tí lại đi ra chợ ngồi hát”, trong lúc sức khỏe chẳng còn mấy giọt.

Bà Cầu bảo: “Tôi thèm được đi lắm. Đôi chân tôi đã lang bạt kỳ hồ suốt bao nhiêu năm rồi, mà bây giờ lại cứ phải ngồi thế này, khổ quá chị ơi”. Cứ nói xong một câu, bà Cầu lại hát. Mà lạ thay, câu nào cũng phù hợp với hoàn cảnh, với ý bà định diễn đạt, rất vần điệu và cũng rất tình tứ. Bà không thích nói, vì bà hay nói nhịu. Nhưng hát thì tuyệt nhiên không bao giờ nhầm lẫn chữ nào cả, rất tròn vành rõ chữ...


Xẩm là một loại hình ca nhạc rất thịnh ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX. Có rất nhiều điệu xẩm khác nhau như Huê tình, Hà liễu, Ba bậc, Thập ân, Cò lả, Trống quân, Thập sầu, Sa mạc, Hành vân, Ca nam... Những người hát xẩm là những nghệ sĩ của lớp người bình dân trong xã hội. Họ có thể đi theo các gánh hát và biểu diễn ở các nơi sinh hoạt cộng đồng như đình, chợ, bến
sông... Chính bà Cầu cũng không biết xẩm có từ bao giờ. Chỉ biết rằng từ nhỏ bà đã theo mẹ đi hát và thuộc tất cả các điệu xẩm mẹ dạy cho. Chưa từng được đến trường, bà Cầu hoàn toàn không biết chữ. Bà chỉ học hát bằng cách nhập tâm thôi.
Bà Cầu lấy chồng năm 16 tuổi. Bà bảo: “Khi ấy tôi xinh đẹp chả kém cạnh ai. Ông nhà tôi hồi đó làm trưởng 6 gánh hát ở Ninh Bình, ông tr
ùm Mậu đấy. Tôi đi hát xẩm thì gặp ông. Chẳng biết ông ấy bỏ bùa mê thuốc lú thế nào mà tôi đi theo, bằng lòng làm vợ, dù ông ấy cũng chẳng buồn giấu giếm, rằng tôi là người phụ nữ thứ 18 trong cuộc đời ông. Mà ông ấy đâu còn trẻ trung, lúc lấy ông ấy đã 49 tuổi rồi, là người to cao vạm vỡ, mặt có nhiều vết rỗ vì bệnh đậu mùa”.
Trong ký ức của bà Cầu thì ông chồng nhiều tuổi ấy vốn là một người rất tốt nhưng phải tội hay ghen. Bà Cầu theo chồng đi hát rong khắp đất nước. Trên khắp các ngả đường như vậy, bà lần lượt sinh 7 đứa con. Dường như lúc nào trên tay bà Cầu cũng
bồng một đứa con nhỏ đang bú mớm. Dọc đường lang thang như vậy, 4 trong 7 đứa con đã bỏ bố mẹ mà đi vì bệnh đậu mùa.

Nghĩ về những đau đớn mất mát ấy, đôi mắt bà Cầu ầng ậng nước: “Ông nhà tôi vốn là người lạnh tính. Ông thường không buồn lâu khi một đứa con nhỏ của chúng tôi ra đi. Nhưng tôi là một người mẹ. Tôi đã phải trải qua những nỗi đau dằng dặc, triền miên như vậy. Chỉ có điều, hình như, sau những khổ đau ấy, giọng hát của tôi ngày càng trở nên hay hơn, nhuyễn hơn...”.
Ông trùm Mậu mất năm ông 71 tuổi, trong lúc bà Cầu vẫn đang mang thai đứa con thứ 7. 38 tuổi, trở thành góa phụ, chật vật sinh nở đứa con gái út xong, bà Cầu tiếp tục một thân một mình ôm ba đứa con rong ruổi khắp miền Bắc, sinh nhai bằng giọng hát. Quá nghèo túng, bà Cầu đành dứt ruột cho đi đứa con út bé bỏng, với hy vọng may ra nó sẽ được người ta yêu thương, nuôi nấng nên người. Rồi một nách hai con, người phụ nữ khốn khổ ấy tiếp tục khăn gói gió đưa trôi dạt bốn phương trời cho tới khi trụ lại ở cái làng quê nghèo nàn của huyện Yên Mô đến tận bây giờ.
Gần ba chục năm sau, đứa con út của bà Cầu cũng đã lặn lội tìm đường về thăm mẹ. Người con trai duy nhất của bà Cầu lấy vợ, sinh con, nhưng cũng túng bấn, thành ra bà cũng ít có cơ hội cậy nhờ. Bà Cầu sống với người con gái cả là cô Mận mà ta vừa nhắc ở đầu bài báo. Số phận long đong, ngoài 40 tuổi, cô Mận mới có người đàn ông tới hỏi làm vợ. Nhưng gần đến ngày cưới cô phải nằm viện mổ u nang buồng trứng. Không còn khả năng sinh nở, người ta cũng thôi chuyện cưới hỏi.

Mấy năm trước, mỗi lần tôi về thăm bà Cầu, cô Mận buồn bã lắm. Cô nhờ cậy giúp đỡ để cô có một đứa con nuôi. Tôi có nhờ người tìm kiếm, liên hệ ở mấy trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, nhưng người ta đều ái ngại về hoàn cảnh kinh tế eo hẹp của cô Mận. Nhưng, thật mừng là giờ đây cô Mận đã có một gia đình riêng. Cô kết hôn với một người đàn ông góa vợ, làm nghề đánh cá, có 4 đứa con. Cô bảo: “Khỏi phải mong ước nhé, 4 đứa con, tha hồ mà nuôi nấng, yêu thương”. Còn bà Cầu thì vui lắm: “Bế con chồng hơn bồng con người, chị ạ. Mà cái thằng chồng của Mận tốt lắm đấy. Đêm tôi nằm giường bên này, nghe nó nói với vợ ở giường bên kia, em ơi bây giờ còn chút mẹ già, em đối đãi với mẹ làm sao để khỏi mang tiếng với người đời, rằng em nghe anh, không chu toàn với mẹ”. Cô Mận bây giờ đã là một bà mẹ bận bịu. Nhưng tôi biết cô hạnh phúc, không còn chán nản, buồn sầu như trước nữa.
Kể chuyện đời mình, bà Cầu không bao giờ quên nhắc về cây nhị. Bà yêu quý cây nhị lắm, nó bầu bạn với bà suốt nửa thế kỷ qua. Đó là cây nhị mà ông chồng bà đặt làm, những mong để con cái sau này kế nghiệp. Nhưng làm xong thì ông ấy mất. Cây nhị trở thành vật dụng duy nhất để mẹ con bà Cầu kiếm kế sinh nhai.
Bà Cầu kể, có lần, ông Sinh ở Hà Nội đổi cho bà một cây nhị mới để đưa cây nhị này vào bảo tàng. Nhưng khi mang cây nhị đi, bà bỗng ốm một trận thập tử nhất sinh. Lại phải cho người đi đòi nó về. Thế là bà Cầu khỏi bệnh. Vậy nên, bà không bao giờ rời cây nhị. Nó chính là ký ức sống động về người chồng yêu dấu của bà. Nó chứng kiến, sẻ chia những buồn vui cay đắng của một kiếp đàn bà “giời đày” hát rong gần suốt một thế kỷ. “Nó có linh hồn đấy”- Bà Cầu bảo, rồi chợt ôm lấy cây nhị vào lòng như ôm một đứa trẻ mà cưng nựng.

Tôi rót cho bà một chén rượu. Bà Cầu uống sạch một ngụm và bắt đầu kéo nhị. Âm thanh buồn da diết. Bà hát: “Bao năm dạt nước cánh bèo/ Đã từng lưu lạc nhiều điều gian truân/ Giời cao có thấu tình chăng/ Đời người mấy lúc gian truân mà già”. Như “đối lập” với gương mặt già nua, khắc khổ, giọng hát của bà Cầu tuy ở ngoài tuổi 80, nhưng vẫn cao thanh và tròn trịa. Buồn làm sao. Đó là lời than thở, tiếc nuối của một người đàn bà sắc nước hương trời một thuở, nhưng cuộc đời lại xô dạt quá nhiều thăng trầm, mất mát.

Thêm một chén rượu nữa, bà Cầu hát tiếp: “Cam lòng vất vả xa gần/ Ai vò mà rối, ai dần mà đau?”. Từ đôi mắt hấp háy xa xăm của bà Cầu, hai giọt nước mắt chợt vỡ ra, rơi xuống vạt áo. Tôi lặng lẽ rót thêm rượu vào cái chén nhỏ.
Uống rượu là một thú vui của bà Cầu. Hồi còn trẻ, con trai con gái ít ai địch nổi bà Cầu về tài uống rượu. Giờ yếu nên mỗi bữa bà chỉ uống một chén thôi. Rượu cho bà sức khỏe và giúp quên đi những nhọc nhằn vất vả của kiếp đời phiêu dạt.
Nhưng cũng nhờ giọng hát, bà Cầu có cơ hội được đứng trên nhiều sân khấu lớn của Hà Nội và từng được đi biểu diễn ở nước ngoài. Bà không nhớ mình có bao nhiêu huy chương, giải thưởng, cũng chẳng biết những mảnh giấy cô Mận trang trọng treo trên tường kia viết những gì về bà. Có dạo, mấy cô diễn viên ở Hải Phòng về thăm, bà đã tặng cho các cô mấy cái huy chương của bà “làm kỷ niệm”. Đối với bà Cầu, dường như những huy chương bà có được không mang nhiều ý nghĩa lắm. Nó không thể làm cho cuộc đời của bà khác đi. Vì hát xẩm là một thứ gì đó rất tự nhiên, như máu chảy trong cơ thể của bà.

Tôi nhìn lên chiếc khung kính lồng chiếc giấy chứng nhận mới nhất, phong tặng nghệ nhân dân gian cho nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, rồi cúi xuống nhìn đôi bàn chân nhăn nheo, gầy guộc của bà. Thật kỳ lạ, đôi bàn chân ấy đã đi khắp dải đất hình chữ S, đã đưa bà Cầu trở thành một nghệ sĩ đích thực của tầng lớp nông dân lao động. Như một con tằm đã xong kiếp nhả tơ, đôi chân mệt mỏi ấy giờ đã dừng lại, ngồi nghỉ ở chặng cuối cùng của đời người. Không ruộng vườn, không lương hưu, vẫn nghèo khổ như thuở ôm con đi hát rong khắp mọi miền, bà Cầu sống dựa vào tình thương yêu, sự giúp đỡ của những người yêu mến giọng hát của bà. Không một lời phàn nàn, đối với bà Cầu, tất cả đều là câu chuyện của số phận. Có lẽ từ nay trở về sau, chúng ta sẽ không gặp lại những người nghệ sĩ lang thang hát xẩm như một định mệnh, giống như bà Cầu nữa.
Mấy năm trước, bà Cầu thường ước ao được đi chơi xa một chuyến cuối đời, để thỏa đôi bàn chân “giang hồ”. Nhưng lần này thì bà Cầu không nhắc lại ước mơ đó. Có thể bà đã hiểu, đôi chân không cho phép bà rong ruổi nữa. Bà đứng trước giàn trầu xanh ngắt trước cửa nhà, dạy tôi kéo đàn nhị. Rồi bà Cầu muốn chụp ảnh, mà đứng không vững. Bà bảo tôi: “Cho bu dựa vào con một lát nhé”

No comments:

Post a Comment

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991