25 November 2010

Hình ảnh của buổi offline lần 1 ( ngày 22/08 tại Hà nội )


















PM : Mantico's BLOG

- Xin trân thành cảm ơn sự nhiệt tình của tất cả các thành viên đến tham buổi giao lưu
- Cảm ơn Hữu Duy , Huy và MC Bảo Hoàng cùng những người bạn đã giúp buổi giao lưu thành công tốt đẹp
- Cảm ơn chị Mai ( nick : meilcvn@yahoo.com.vn/0915.351.302 ) đã gởi thiệp hoa chúc mừng buổi offline .
- Cảm ơn quán Thiên Sơn trà ( 88 Thanh Nhàn ) đã nhiệt tình giúp đỡ buổi offline
--------------------------------------------------------
LINK XEM THÊM Từ BLOG ĐOÀN ĐỨC THÀNH : http://my.opera.com/doanducthanh/blog/show.dml/16106382

TÌM HIỂU VỀ LÊN ĐỒNG ( Bài viết : Đoàn Đức Thành )



TÌM HIỂU VỀ LÊN ĐỒNG

Bài và ảnh: Đoàn Đức Thành

Tôi lên bốn lên năm đã được cha dạy chữ nho trước khi học chữ quốc ngữ. Năm sáu tuổi đã theo cha đi cúng, hát văn, lên đồng ở các đền, phủ. tôi chỉ biết gõ trống đúng nhịp đàn nhịp sáo, thời gian đầu còn sai nhưng sau vài tháng thì nhập tâm, tôi gõ trống chuẩn như một cái máy.
Ấn tượng sâu sắc nhất đến nay tôi vẫn nhớ, cha tôi là thầy cúng cũng là cung văn, hát văn rất hay. Cha tôi còn lên đồng, lần nào lên đồng cũng làm tôi hoảng sợ, thường thì thắt những dải lụa vào cổ, hai đầu có người kéo căng, mặt đỏ gay, má phồng lên đáng sợ, nhưng cha tôi vẫn múa đao, múa kiếm, vẫn dậm chân thình thịch, thế mà không sao. Tôi nhớ, có những lần lên đồng, cha tôi xiên lình, một thanh sắt có đầu nhọn dài cán xiên thủng má, tại lỗ thủng còn cắm một bông hoa hồng, một người giữ cán cái xiên đó cho ngang bằng, cứ thế hai người chạy từ đền đến giữa phố Trùng Khánh (Cao Bằng), ai trông cũng lạy. Cha tôi còn giỏi đi chân đất lên rãnh than hồng mà không sao. Ấy vậy mà khi cách mạng tháng Tám thành công, thực hiện chính sách bài trừ mê tín dị đoan, cha tôi chuyển sang nghề cắt tóc, lại hoạt động cách mạng, bỏ hẳn nghề cúng bái từ đó.

Trưa nay, cơm nước xong tôi đến chùa Tứ Kỳ vào lúc 13h. Nghe theo tiếng đàn sáo tôi lên tầng 2, nơi thờ Mẫu thì đã thấy đang hầu đồng. Hỏi ra mới biết đã hầu được 4-5 giá rồi. Tôi nhận ra người đứng giá hầu đồng (Thanh Đồng) là “cậu” Nguyễn Hồng Phong (27 ngõ 252, phố Tây Sơn, Hà Nội), chúng tôi đã gặp nhau ở buổi sinh hoạt hát văn matico lần thứ 2, hôm mồng 3 tháng 10 vừa qua. 

Nghi lễ Thánh giáng theo thứ tự từ cao đến thấp. Mở đầu là Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Trong một buổi lên đồng có rất nhiều giá, nhiều nhất là 36 giá. Nhưng thường giảm đi chỉ còn hơn chục giá. Hôm nay tôi thấy bốn phụ đồng để giúp Thanh Đồng mọi việc trong quá trình thay giá, phát lộc,...

Mỗi lần thay giá, các phụ đồng phủ lên "cậu" một tấm khăn đỏ, sau đó mở ra để Thanh Đồng chuyển sang giá mới với bộ trang phục, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... đúng với nội dung giá hầu. 

Nhìn vào trang phục và nghe nội dung bài hát văn mà biết được đang hầu giá nào. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi là một quan lớn uy nghiêm oai vệ. Lúc lại hóa thân thành một cô bé, cậu bé đang tung tăng nhảy múa,...
Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của từng giá. Giá quan, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân ... 
Khi Thanh Đồng đang hoá thân thì các phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới và mọi người cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng theo nhịp câu hát. Thanh Đồng cầm từng tệp tiền lẻ tung ra ban phát cho những người xung quanh, đó là tiền lộc và được mọi người nhặt lấy cất giữ để lấy may. 

Dàn nhạc có người chuyên về đàn nguyệt, người chuyên về các loại sáo, người trống phách. Cung văn vừa đàn vừa hát theo điệu chầu văn. Tùy theo từng giá mà có bài hát văn thích hợp nhằm ca ngợi thần thánh, cảnh đẹp đất nước và cõi bồng lai tiên cảnh.
----------------------------------------------------------------------------
Một số hình ảnh 






























* Thánh Thăng.

Một giá đồng có có các trình tự:
- Thay Lễ phục: Mỗi vị thánh đều có lễ phục riêng phù hợp. Giá thỉnh Mẫu hay Đức ông Trần Triều thì mặc áo màu đỏ. Chầu ngũ hành: Giá Quan đệ Nhất màu đỏ, Quan đệ Nhị áo màu xanh, Quan đệ Tam áo màu trắng, Quan đệ Tứ áo màu vàng, Quan đệ Ngũ áo màu xanh nước biển. Giá chầu Lục áo màu xanh tràm, chầu Bé áo đen. Giá Quan Hoàng Bơ áo trắng, Hoàng Bảy xanh lam, Hoàng Mười màu vàng. Giá cô Bơ trắng hoa, cô Chín áo hồng, cô Bé áo xanh, v.v...
- Dâng hương hành lễ: Thanh Đồng tay trái cầm một bó nhang đã đốt sẵn, chân nhang bọc trong một chiếc khăn màu đỏ. Tay phải rút một nén nhang rồi huơ lên bó nhang trong tay làm phù phép xua đuổi tà ma.
- Lễ thánh giáng: Khi Thanh Đồng có thánh nhập vào thì buông bó nhang. Như vậy thánh đã giáng.
Khi thánh đã nhập, Thanh Đồng không còn là người phàm nữa, xuất thần, nhảy múa uyển chuyển. Đó chính là
 hứng khởi mang tính tâm linh.




- Múa đồng: Khi thần linh ứng nhập, mỗi vị thánh có điệu múa khác nhau. Các giá chầu phản ảnh con người thật của vị thánh giáng đồng. Một số lễ cụ như kiếm, đao, gậy, mái chèo, quạt hay cờ,...
- Nghe văn chầu văn và ban lộc: Các thánh ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Lúc này thánh hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu. Thánh vui vẻ ban lộc cho mọi người.
- Thánh thăng: Hai người phụ hầu đồng phủ khăn đỏ lên đầu Thanh Đồng, cung văn hát điệu thánh xa giá hồi cung và kết thúc nhạc.
Trọn một buổi chiều chủ nhật hôm nay tôi được xem múa, nghe hát, nghe nhạc, có sự giao lưu với Thanh Đồng cảm thấy tinh thần sảng khoái, vui vẻ, thoát tục. Ở đây tôi không nghe thấy Thánh phán đúng sai, không có gì phải nặng đầu suy nghĩ. Riêng tôi, thấy lại bóng hình của cha tôi từ 65 năm trước./.




Nhóm Câu lạc bộ chầu văn matico, thành viên tham gia: Ông Đoàn Đức Thành (Hà Nội), các chị: Vân (nhị), Huyền (Hà Đông); các anh: Tuấn Anh, Anh Khởi (Hải Phòng), Hoàng (MC), Ngọc Lâm (blog), Phúc (cô Chín ), Phúc bé (chúa Thác Bờ, offline 2 ), Hùng, Nhất (matico blog) 


Một số thành viên BLOG gặp gỡ

Buổi sáng ngồi rảnh post một số hình tối qua đi thác loạn , bia rượu cùng mọi người . 
Tham gia có : anh Phong ( khăn áo ) . anh Hoàng ( MC , Mantico , Phúc ( Cô sáu ) , Nguyên ( Tuyên Quang ), Tuân , Tùng , Huyền ( Hà Đông )





mantico's BLOG 




Trên rừng ba mươi sáu thứ chim - Quan họ Bắc Ninh



TRÊN RỪNG BA MƯƠI SÁU THỨ CHIM
Dân ca Quan họ cổ
Trình bày : Hữu Duy ( Trung tâm phát triển âm nhạc Việt Nam )
-----------------------------------------------------------

Trên rừng ba mươi sáu ấy mấy chim tôi mà thứ chim, thứ chim là chim chèo bẻo, thứ chim là chim chích choè, trông về nơi í i Quan họ có người trồng tre ớ dầy còn như í i.
Người trồng tre đôi tôi cũng í ơ ơ tre tôi mà trồng tre, thứ tre là tre đan nón, thứ tre là tre làm nhà, trông về nơi í i Quan họ có người trồng cà dầy còn như í i.
Người trồng cà đôi tôi cũng í ơ ơ cũng có trồng cà, thứ cà là cà tim tím, thứ cà là cà xanh xanh, trông về nơi í i Quan họ có người trồng chanh dầy còn như í i.

Người trồng chanh đôi tôi cũng í ơ ơ chanh tôi mà trồng chanh, thứ chanh là chanh ăn quả, .thứ chanh là chanh gội đầu, trông về nơi í i Quan họ có người trồng dâu dầy còn như í i.
Người trồng dâu đôi tôi cũng í ơ ơ dâu tôi mà trồng dâu, thứ dâu là dâu ăn quả, thứ dâu là dâu chăn tằm, một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín ới ả nén tơ. Trong Quan họ có người đồn rằng, ngoài Quan họ có người đồn vui dầy còn như í i

Lời thơ:
--------------------------------------------
Trên rừng ba mươi sáu thứ chim,
Thứ chim chèo bẻo, thứ chim chích choè.
Người trồng tre tôi cũng trồng tre,
Thứ tre đan non, thứ tre làm nhà.

Người trồng cà tôi cũng trồng cà,
Thứ cà tim tím, thứ cà xanh xanh.
Người trồng chanh tôi cũng trồng chanh,
Thứ chanh ăn quả, thứ chanh gội đầu.

Người trồng dâu tôi cũng trồng dâu,
Thứ dâu ăn quả, thứ dâu chăn tằm.
Một nong tằm là năm nong kén,
Một nong kén là chín nén tơ.
Trong Quan họ có người đồn rằng!
Ngoài Quan họ có người đồn vui.
Dầy còn như!

Vui Bốn Mùa - Dân Ca Quan họ bắc Ninh ( Lời cổ )





con ếch - Dân ca quan họ Bắc Ninh ( lời cổ )






Vào chùa - Dân ca quan họ



Hữu Duy " say Quan Họ "


Hữu Duy “Say Quan họ”
bài viết : Mantico'Blog
----------------------------------------------

Sinh ra và lớn lên tuy không ở một làng Quan họ, gia đình cũng không có ai theo nghiệp hát hò nhưng từ nhỏ Duy đã mê Quan họ.
Hữu Duy tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Duy(sinh 1986), sinh ra và lớn lên tại thôn Đông, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Một vùng nông thôn gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước.

Cái duyên đến với Quan họ nói riêng cũng như các loại hình âm nhạc dân gian khác có lẽ bắt nguồn từ cái đài quay băng của bà nội. Duy kể lại: hồi còn nhỏ, bà nội có chiếc đài quay băng nên hay được nghe chương trình dân ca của đài tiếng nói Việt Nam, hồi đó cũng có một số băng casset Quan họ. Suốt ngày Duy mở đi mở lại mấy băng đó nghe và hát theo để rồi ngấm lúc nào không biết. Không những chỉ có những băng về Quan họ mà còn có một số vở Chèo cổ nữa, nghe đến nỗi thuộc hết cả hội thoại của từng nhân vật.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trưởng Tiểu học, Hữu Duy đã có mơ ước: “ước gì sau này mình được mặc bộ áo the khăn xếp, được hát Quan họ dưới thuyền như mấy chú ca sỹ đang biểu diễn kia…”. Và ý nghĩ đó cứ theo năm tháng trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường Phổ thông. Trong thời gian này, Duy đã sưu tầm nhiều băng đĩa Quan họ để nghe và chép lời, học hát theo băng và cũng có một số lượng lớn bài hát làm vốn (khoảng 70bài Quan họ cổ).

Ngay sau khi tốt nghiệp THPT Hữu Duy đã thi và đỗ vào trường Trung học Văn hoá Nghệ thuật Bắc Ninh, chuyên ngành Diễn viên Quan họ thuộc khoa Âm nhạc. Trong thời gian học tại đây, anh đã được NSƯT Khánh Hạ, NSƯT Qúy Tráng giảng dậy về chuyên môn và được về các làng Quan họ cổ học hát từ các cụ Nghệ nhân. Ba năm học tại trường đến khi tốt nghiệp ra trường (năm 2007), Duy cũng có một số lượng bài bản Quan họ tương đối, cũng như được hiểu biết thêm nhiều về Văn hoá Quan họ.

Duy tâm sự mặc dù mình hát không được hay nhưng Quan họ đã ngấm vào mình và không thể dứt ra được nữa, mình đã “say Quan họ” quá rồi.

Mặc dù công việc của ngành Văn hoá nghệ thuật tương đối vất vả nhưng anh vẫn giành thời gian để tham gia công việc xã hội, anh tham gia công tác Đoàn thanh niên ở địa phương (làm Bí thư Chi đoàn ở thôn, rồi được tín nhiệm bầu vào Ủy viên Ban thường vụ Đoàn xã). Hỏi tại sao anh lại tham gia công tác xã hội, anh trả lời: mình muốn làm chút gì đó cho phong trào ở địa phương mạnh lên, chứ không thì bây giờ các phong trào chìm quá…hì.

Nói về dự định sau này Hữu Duy nói: mình rất yêu dân ca, đặc biệt là Quan họ, nên sau này vẫn theo đuổi sự nghiệp ca hát. Anh tiết lộ trong “Liên hoan Đàn và hát Dân ca của tỉnh Bắc Ninh” vừa được tổ chức vào ngày 31 tháng 08 năm 2010 vừa qua, anh đã vinh dự giành được Huy Chương Vàng. Đó là điều khích lệ cho mình tiếp tục sự nghiệp âm nhạc dân tộc, anh cười và nói rằng mình đã “say Quan họ” quá rồi.

------------------------------------------------
mantico's Blog 
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991