20 December 2010

Quan Đệ Tam Thoải Phủ



Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ. Hay còn gọi là Tam Phủ Vương Quan (Tam Phủ ở đây không phải là số lượng Phủ mà ý chỉ Thuỷ Phủ là phủ thứ ba trong hàng Tứ Phủ, vậy nên còn có thể gọi là Bơ Phủ Vương Quan). Quan lớn vốn là con trai thứ ba của Vua Cha Bát Hải Động Đình, là người rất được vua cha yêu quý nên giao quyền cai quản chốn Long Giai Động Đình, cận bên cạnh phụ vương. Dưới thời Hùng Vương, theo lệnh vua cha, ông cùng hai người em (có sách nói là hai người thân cận) lên giúp Vua Hùng chỉ huy thuỷ binh, lúc này ba vị giáng ở đất Hà Nam, được nhân dân tôn thành “Tam Vị Đại Vương”, trong đó, Quan Đệ Tam là người anh cả trong ba người. Nhưng lại có điển tích nói rằng, chỉ có một mình Quan Tam Phủ giáng trần vào nhà quý tộc dưới thời Hùng Vương, ông trở thành vị tướng quân thống lĩnh ba quân thuỷ lục. Sau đó trong một trận quyết chiến, ông hy sinh (phần thượng thân (đầu) và hạ thân (mình) trôi về hai bên bờ con sông Lục Đầu). Ông hoá đi, về chầu Long Cung, là người cầm cân nảy mực, thông tri Tam Giới, quyền cai các thanh đồng đạo quan (vậy nên có khi người ta còn gọi là Ông Cai Đầu Đồng). Khi thanh nhàn ông truyền ba quân tập hợp thuyền bè, dạo chơi khắp miền, trên sông dưới suối, phù hộ cho ngư dân.

Hầu như những người đã ra hầu Tứ Phủ, khi hầu hàng Quan Lớn, ai cũng phải hầu về Quan Đệ Tam. Có thể coi ông là vị Quan Lớn tài danh hàng đầu. Khi ngự đồng, ông mặc áo trắng thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp và ông múa đôi song kiếm. Khi có đại tiệc khai đàn mở phủ, người ta thỉnh quan về chứng đàn Thoải Phủ (gồm có long chu phượng mã, lốt tam đầu cửu vĩ…: tất cả đều màu trắng).

Trong hàng quan lớn, vì danh tiếng bậc nhất nên Quan Lớn Đệ Tam cũng được lập đền thờ phụng ở khắp nơi. Nhưng đầu tiên phải kể đến Đền Lảnh Giang ở Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam (gần Hưng Yên) tương truyền là nơi hạ thân của ông trôi về, sau đó phải nói đến Đền Xích Đằng cũng thuộc Hà Nam (hai ngôi đền này chỉ cách nhau cây cầu Yên Lệnh nối hai bờ sông Lục Đầu) là nơi thờ thượng thân của ngài. Ngoài ra còn có Đền Cửa Đông tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (gần Đền Mẫu Thoải), Đền Lâm Du thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội và Đền Tam Kì thuộc thành phố Hải Phòng (gần bến xe Tam Bạc). Ngày tiệc của Quan Bơ Phủ là ngày 24/6 âm lịch (tương truyền là ngày đản nhật giáng sinh của ông). Vậy nên trong văn hát câu rằng:

“Đản hai tư tháng sáu xưng thần
Khắp Trung, Nam, Bắc muôn dân đảo cầu”

Khi ông về ngự đồng, khai quang chứng đàn mã sớ điệp, văn thường hát đoạn:

"Lòng thành thắp một chiện nhang
Tấu về Thoải Phủ các ban các toà
Thiên Đình, Thoải Phủ, Diêm La
Tấu về Thoải Phủ Vua Cha Động Đình
Vốn xưa là chúa Thủy Tinh...”

Ngoài ra để ca ngợi tài đức, công lao của ông, văn cũng hát:

“Giáp bạc bao phen rực lửa hồng
Xông pha trăm trận cũng như không
Ra tay cứu nước trừ nguy biến
Tiếng để ngàn thu với non sông
[…] Gươm thần ba thước tay ngang dọc
Tài dậy trời Tây, chí lấp bể Đông”

Hay khi nói về những cuộc dạo chơi khắp sơn thoải đại giang của ông, văn thường hát theo điệu dọc:

“Chiếc thuyền nan nổi dòng Xích Bích
Đua mái chèo du lịch bốn phương
Có phen tuần thú sông Thương
Trở ra tỉnh Bắc qua giang Lục Đầu
[…] Có phen chơi ngã ba Bạch Hạc
Bạn loan ngồi đàn hát vui chơi
Dạo xem phong cảnh mọi nơi
Qua hang Anh Vũ sang chơi nước người”

Và còn có một đoạn rất hay nói về tài phép của quan:

“Hoá tức thì lâu đài điện các
Dâng nước về Thuỷ Quốc một khi
Có phen lấy ngọc lưu ly
Đùng đùng dâng nước phép thì ai đang”

Quan Hoàng Bơ

 
Ông Hoàng Bơ (thường gọi tắt là Ông Bơ) hay còn gọi là Ông Bơ Thoải. Ông là con trai thứ ba hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, con trai vua Long Vương Bát Hải Động Đình. Ông Hoàng Bơ thường ngự dưới tòa Thoải Cung, coi giữ việc trong Đền Vàng Thủy Phủ. Có khi ông biến trên mặt nước, hiện lên chân dung một vị Hoàng Tử có diện mạo phi phương, cưỡi cá chép vàng. Đôi lúc ông biến hiện, ngồi trên con thuyền, rong chơi khắp chốn, cùng các bạn tiên uống rượu, ngâm thơ, đàn hát, trông trăng, đánh cờ, hưởng thú vui của các bậc tao nhân mặc khách (có điển tích nói rằng, Ông Bơ cũng là người em trai thân cận bên Quan Lớn Đệ Tam, khi thanh nhàn các ông thường ngự thuyền rồng, cùng dạo chơi khắp chốn), nhưng thấy cảnh dân chúng còn lầm than, vua cha sai ông lên khâm sai cõi trần, mở hội Phúc Duyên, giáng phúc cho dân, độ cho kẻ buôn bán làm ăn, người học hành đỗ đạt.

Ông Bơ là một trong ba vị Ông Hoàng hay về ngự nhất. Khi giá ngự đồng, ông mặc áo trắng (có thêu rồng kết uốn thành hình chũ thọ), thắt đai vàng, đầu đội khăn xếp có thắt lét trắng, cài chiếc kim lệch màu trắng bạc. Có khi ông ngự về tấu hương, khai quang rồi một tay cầm mái chèo, một tay cầm quạt thong thả bẻ lái dạo chơi, cũng có khi ông cầm đôi hèo hoa, rong ruổi cưỡi ngựa đi ngao du sơn thủy.

Ông Hoàng Bơ không giáng sinh lên trần phàm nên không có đền thờ riêng. Ông thường được coi là ngự trong Đền Lảnh Giang (cùng với Quan Tam Phủ) và Đền Đồng Bằng (kề cận bên Đức Vua Cha Bát Hải). Khi thỉnh Ông Bơ, văn hay hát rằng:


Hát văn :  ÔNG HOÀNG BƠ 
 trình bày : Thành Long - Văn Chung  

“Trên Thượng Thiên mây bay năm vẻ
Dưới Thủy Tề nước rẽ làm đôi
Ông Bơ lịch sự tốt tươi
Biến trên mặt nước cưỡi đôi chép vàng”


Hay nói về tài mạo song toàn của ông, văn hát rằng:


“Biến lên mặt nước lạ lùng
Ông Hoàng Bơ Thoải chân dung khác thường
Ông Bơ Thoải đường đường dong mạo
Mặt nhường gương tiết tháo oai phong
Thanh xuân một đấng anh hùng
Toàn tài văn võ làu thông mọi đường
Sáng tựa gương trần ai chẳng bụi
Bầu rượu tiên thơ túi xênh xang
Khăn thêu, áo trắng, đai vàng
Võ hài chân bước, vai mang đôi hèo”


Hay khi ông thong thả ngự đồng nghe văn, thả hồn cùng gió trăng:


“Ngồi bên khe suối nảy cung đàn
Bồi hồi nhớ tới bạn chi loan
Tâm thơ Đỗ Phủ hồn theo gió
Gửi khách Tương Như khúc Phượng Hoàng”



bài viết : Dương Minh Đức 
mantico's BLOG trân thành cảm ơn nhưng góp ý , đóng góp từ tất cả các thành viên 

Đại tiệc tứ phủ hằng niên


Hát văn : Văn công Đồng 
TRình bày : Khắc Tư - Trọng Quỳnh 
- Tháng giêng: 





+ Ngày 9/1: Tiệc Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế và Cửu Thiên Huyền Nữ Công Chúa 
+ Ngày 12/1: Tiệc Trần Triều Đệ Nhất Vương Cô Quyên Thanh Công Chúa 
+ Ngày 15/1: Đại Lễ Thượng Nguyên 

- Tháng hai:

+ Ngày Mão đầu: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông 
+ Ngày 3/2: Tiệc Trần Triều Đức Ông Đệ Tam Đông Hải Đại Vương Cửa Đông Cửa Suốt Trần Quốc Tảng 
+ Ngày 6/2: Tiệc Tứ Vị Vua Bà Đền Cờn Môn 
+ Ngày 12/2: Tiệc Mẫu Tuyên Quang 
+ Ngày 14/2: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh 
+ Ngày 15-16/2: Tiệc Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ (Chúa Bói) 
+ Ngày 21/2: Tiệc Sòng Sơn Quốc Mẫu ( tiệc Mồng 2 /2 : sửa bởi hien_dongphu )

- Tháng ba:

+ Ngày 2/3: Tiệc Trần Triều Cô Bé Cửa Suốt Tĩnh Huệ Công Chúa Cặp Tiên Linh Từ 
+ Ngày 3/3: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Phủ Dày 
+ Ngày 7/3Tiệc Cậu Bé Quận Đồi Ngang 
+ Ngày 14/3: Tiệc Chầu Đệ Tứ Khâm Sai 
+ Ngày 17/3: Tiệc Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân

- Tháng tư:

+ Các ngày trong tháng: Đại Lễ Nhập Hạ 
+ Ngày 12/4 : Tiệc Chúa Thác Bờ

- Tháng năm:

+ Ngày 5/5: Tiệc Trần Triều Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa 
+ Ngày 10/5: Tiệc Đản Nhật Chầu Lục Cung Nương Chín Tư Hữu Lũng 
+ Ngày 25/5: Tiệc Quan Lớn Tuần Tranh Ninh Giang Kì Cùng

- Tháng sáu:

+ Ngày 10/6: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Tam Thoải Cung Thác Hàn 
+ Ngày 12/6: Tiệc Mẫu Thác Đền Hàn và Đản Nhật Cô Bơ Bông 
+ Ngày 16/6: Tiệc Chúa Bà Năm Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa Cấm Giang 
+ Ngày 24/6: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Tam Thuỷ Quốc Bơ Phủ Vương Quan Lảnh Giang Xích Đằng

- Tháng bảy:

+ Các ngày trong tháng: Đại Lễ Tán Hạ 
+ Ngày 7/7: Tiệc Đản Nhật Ông Hoàng Bảy Bảo Hà 
+ Ngày 13/7: Tiệc Quan Triệu Tường Tống Sơn Thanh Hoá 
+ Ngày 17/7: Tiệc Ông Hoàng Bảy Bảo Hà

- Tháng tám:

+ Ngày 20/8: Tiệc Trần Triều Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Kiếp Bạc Linh Từ 
+ Ngày 22/8: Tiệc Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thoải Phủ Đồng Bằng Linh Từ

- Tháng chín:

+ Ngày 2/9: Tiệc Cô Bé Suối Ngang Phố Vị Lạng Sơn 
+ Ngày 9/9: Tiệc Cửu Trùng Thiên Cung Vương Mẫu và Cô Chín Giếng Sòng Sơn Linh Từ 
+ Ngày 13/9: Tiệc Cô Đôi Cam Đường 
+ Ngày 19/9: Tiệc Cô Chín Đền Sòng 
+ Ngày 20/9: Tiệc Công Đồng Bắc Lệ và Tiệc Chầu Lục Cung Nương 

- Tháng mười:

+ Ngày 10/10: Tiệc Đản Nhật Ông Hoàng Mười Nghệ An

- Tháng mười một:

+ Ngày 1/11Tiệc Trần Triều Đức Ông Điện Suý Phù Ủng Đại Vương Phò Mã Phạm Ngũ Lão 
+ Ngày 10/11Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn Thanh Tra Giám Sát

- Tháng mười hai:

+ Các ngày trong tháng (trước ngày 23 tháng chạp)Đại Lễ Tất Niên 
+ Ngày 10/12: Tiệc Đản Nhật Đức Ông Trần Triều Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn 
+ Ngày 25/12: Tiệc Chúa Đệ Tam Lâm Thao (Chúa Ót, Chúa Chữa)

Nguồn : Blog Minh Đức

Đào Liễu - Quốc Trung

Đường xa vạn dặm
Nhạc sỹ : Quốc Trung

Đường xa vạn dặm được dàn dựng theo tích Người con gái Nam Xương trong bộ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, kịch bản được viết lại bởi nhà văn trẻ Phan Huyền Thư – rất nhiều chất thơ và vẫn giữ nguyên được sự hoài cổ. Chỉ cần nghe thôi là đã biết ngay đó là nhạc cổ truyền Việt Nam, dù rằng làm nền cho nó là cả một dàn nhạc phương Tâyvới đủ cả piano, keyboard, bộ gõ điện tử… Theo Quốc Trung, điều quan trọng là âm nhạc của anh phải có nhiều màu sắc, phải thể hiện được sự đa tiết tấu (multi-rhythm) và đặc biệt phải đạt đến mục đích cuối cùng là mang lại những cảm xúc đích thực cho người nghe, hay nói khác đi là để người nghe phải cảm thấy xúc động khi thưởng thức Đường xa vạn dặm. Và quả thật, sự pha trộn một cách rất vừa phải, rất chừng mực giữa các loại nhạc khí Đông – Tây đã mang lại những kết quả như ý. Nhiều khán giả đã hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng những làn điệu ca trù của Thanh Hoài “đi” cùng dàn nhạc điện tử lại réo rắt và có sức lay động tâm can mạnh mẽ đến kỳ lạ.

Người nghe có thể cảm nhận được bầu không gian mênh mang mở ra ở bản Đào liễu cũng như những tâm sự thầm kín về một cuộc sống lứa đôi êm ấm của người con gái đang tuổi xuân thì. Khúc dạo đầu của bản Vọng nguyệt thấm đẫm chất progressive và hơi làm chúng ta liên tưởng đến Pink Floyd. Dàn nhạc điện tử đã thể hiện quá xuất sắc trước khi các nhạc cụ dân tộc “vào cuộc”. Nhịp trống canh, tiếng tiêu đã vẽ nên một bức tranh đêm khuya thanh vắng dưới ánh trăng vằng vặc thật đẹp, thật nên thơ, từng giọt piano rơi rụng đẩy tâm trạng của người chinh phụ lên thành sự bay bổng, lãng mạn. Bản Lưu lạc mới thực sự độc đáo. Tiết tấu được đẩy nhanh tới miức sôi động. Tiếng đàn cò (đàn nhị) réo rắt đan xen trong nhịp trống trầm hùng, tiếng phách mõ dồn dập như thôi thúc… Làn điệu Xẩm chợ sử dụng ở đây thật “đắt”. ở bản Dòng sông một bờ, tiếng piano gần như chỉ chơi ở gam trầm thực sự làm cho toàn bộ mạch truyện chùng xuống, nỗi tuyệt vọng được tô điểm thêm bằng làn điệu Nam Ai… Còn ở bản Hạc trong sương, tiếng đàn bầu não nề, tiếng sáo vi vút càng làm tăng thêm vẻ cô liêu, u tịch…

Bản Đường xa vạn dặm sử dụng làn điệu chèo uẩn khúc, tiếng người vợ như vọng lại từ chốn xa xôi vạn dặm. Câu chuyện khép lại bằng tiếng hạc kêu rầu rầu trong sương mù… Độc thoại được coi như phần vĩ thanh, là màn tự vấn mang màu sắc sám hối của người chồng, sử dụng đàn đáy với những âm sắc trầm đục, ngắn, làm nổi rõ hơn tính bi kịch của câu chuyện Đường xa vạn dặm.

Có thể coi CD Đường xa vạn dặm là concept album (tổng thể là một câu chuyện hoàn chỉnh nhưng khi tách ra, mỗi ca khúc vẫn mang nội dung riêng) đầu tiên ở Việt Nam. So với chương trình biểu diễn tại Nhà hát lớn thì CD Đường xa vạn dặm ngắn hơn, không có hai bản Ngồi tựa song đào và Chiếc bóng, nên cũng thiếu luôn phần quan họ. Bù lại, vì đây là âm thanh phòng thu nên chắc chắn sẽ được trau chuốt, chỉnh sửa kỹ lưỡng hơn. Ngoài ra, thứ tự các bản nhạc cũng bị thay đổi. Hạc trong sương từ mở đầu chuyển xuống số 5, Đường xa vạn dặm vốn là kết lại bị đẩy lên số 6. Nhưng theo lời nhạc sĩ Quốc Trung, vì CD này là một dự án độc lập nên những sửa đổi đó đã được tính toán kỹ lưỡng và chắc chắn không gây “thiệt hại” gì cho người nghe. Anh cũng rất tin tưởng rằng Đường xa vạn dặm sẽ được công chúng đón nhận, bởi hiện nay, “gu thưởng thức âm nhạc của công chúng ngày một chuyên biệt, sâu sắc và khắt khe hơn”, đồng thời “nhu cầu về những sản phẩm âm nhạc mang dấu ấn riêng biệt của cá nhân nhạc sĩ, ca sĩ được quan tâm rất đặc biệt”. CD của Lê Minh Sơn, Ngọc Đại hay Tùng Dương là những ví dụ điển hình.

Không còn mang tính chất thử nghiệm như lần đầu ra mắt, Đường xa vạn dặm lần này được coi là lời khẳng định của Quốc Trung với công chúng, rằng anh đã gặt hái được những thành công đầu tiên trên con đường mà anh đã chọn. Con đường đó có thể khó khăn, gập ghềnh, nhưng với niềm đam mê, bản lĩnh và sự “dám” thể hiện mình, chắc chắn Quốc Trung sẽ nhận được nhiều quả ngọt từ hạt mầm mà anh đã gieo ngày hôm qua! "

Đào Liễu - NSUT Thanh Hoài


Nếu bạn là một người thích xem và nghe chèo, chắc chắn bạn chẳng lạ gì với giai điệu của "Đào liễu". Làn điệu chèo này được viết dựa trên đoạn thơ lục bát có tên là "Đào liễu một mình" (có nơi gọi là "Đường thư"), nguyên văn như sau:

Đi đâu đào liễu một mình
Hai vai gánh nặng, nhật trình đường xa
Áo nâu xếp ở trong nhà
Khăn vuông nhiễu tím phất phơ đội đầu
Yếm điều em vẫn còn mầu
Răng đen da trắng mái đầu còn xanh
Mà em ở vậy sao đành
Sao em chẳng kiếm chút tình cùng ai
Sách rằng xuân bất tái lai...

Chèo : Đào Liễu 
Trình bày : Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hoài 
Hầu như không vở chèo dân gian nào là không có giai điệu của "Đào liễu", cho dù lời ca có thể đã được cải biên sao cho phù hợp với nội dung của vở chèo ấy. Và trong một ước muốn đem âm nhạc dân tộc Việt Nam đến với bạn bè thế giới, nhạc sĩ Quốc Trung đã chọn "Đào liễu" để phối lại theo phong cách World Music, trong chương trình "Đường xa vạn dặm" khá thành công của anh vào năm 2005. Cùng cảm nhận giai điệu chèo " Đào Liễu " trong phong cách mới của Quốc Trung ( tại đây )


( Trích lời dẫn : exorcist  blog )

17 December 2010

Ba mươi tết - Chèo cổ


          “ Hề mồi ba mươi tết” là một làn điệu nằm trong hệ thống  làn điệu Hề mồi. Có nguồn gốc văn học từ ca dao quan họ 

ba mươi tết



Trình bày : NSUT Xuân Theo

Ba mươi tết, tết lại ba mươi
                   Vợ thằng Ngô, đốt vàng cho chú khách
                   Một  tay cầm cái dù rách
                   Em đứng bờ song
                   Em trông sang, bên nước người
                   Hỡi chú chiệc ơi là chú chiệc ơi
                   Một tay cầm quan tiền
                   Một tay em sách thằng bù nhìn, em ném xuống song
                   Quan tiền nặng thì quan tiền chìm
                   Bù nhìn nhẹ thì bù nhìn nổi
                   Ới ai ơi! Của nặng hơn người
                                                                    ( ca dao )


                   Ba mươi tết tệt lại ba mươi
                   Thằng bé Ngô con, đốt vàng cho chú khách
                   Nó khấn cho minh bạch
                   Cho rạch cho ròi
                   Đồng tiền thì chìm
                   Bù nhìn thì nổi
                   Ới, ới chú chiệc ơi! của nặng hơn người
                                                          ( Bài 30 tết – Quan họ Bắc Ninh )
          Làn điệu “ Hề mồi 30 tết” được dùng cho hề mồi kể chuyện với nhau hát, nó thuộc loài bài hát ngoài tích trò của chèo. Nó có tích chất châm biếm, chê kẻ lấy chồng ngoại lai, nhưng lại có âm điệu ngậm ngùi thương xót cho số phận những người đó. Làn điệu này có thể sử dụng theo hai hoàn cảnh: Buồn thảm: dùng cho số phận không may của minh hoặc là dùng để châm biếm có chút ái ngại cho số phận những kẻ tham vàng phụ ngãi… Làn điệu trên thuộc loại đa dùng và có cấu trúc gồm: vỉa, trổ mở đầu, trổ thân bài và trổ nhắc lại 1,2,3,4

LỜI THƠ
          Vỉa:
                   Anh về Bắc quốc tám chín mười đông
                   Anh bỏ mẹ con tôi chịu chốn phòng không đợi chờ
          Trổ mở đầu:
                   Hôm 30 tết
                   Tết lại tối hôm 30
          Trổ thân bài:
                   Tôi là vợ người Ngô
                   Đốt vàng cho chú khách
                   Khấn cho minh bạch
                   Anh mới để cho mẹ con tôi
          Trổ nhắc lại 1:
                    Anh mới để cho mẹ con tôi
                   Mỗi một trăm chiếc đĩa
                   Đôi ba trăm chiếc bát
                   Một cân đường cát
                   Đôi ba cân đường phèn
          Trổ nhắc lại 2:
                   Tay là tay tôi cầm
                   Một bên bàn đèn
                   Một bên dù rách
                   Đầu tôi đội tay tôi xách chiếc chăn bong
                    Ra đứng bờ song
                   Trông sang bên nước người
                   Khóc chàng ba tiếng
                   Ơi hỡi chàng ơi
                   Thiếp tôi khóc chàng ba bốn tiếng
                   Khóc nay thiếp tôi khóc chàng
          Trổ nhắc lại 3:
                   Dù chàng có đi đâu
                   Bẩy tám chín năm trời
                   Bỏ ba bốn mẹ con tôi
                   Bỏ nheo bò nhóc, lóc nha lóc nhóc
                   Tay tôi cầm hòn đất
                   Tay tôi cầm hòn đá
                   Tôi quăng tôi ném xuống song
                   Có phải cái đạo vở chồng
                   Hòn đất hòn đá nó nổi lên
          Trổ nhắc lại 4:
                    Tay tôi cầm một bên quan tiền
                   Một bên thằng bù nhìn
                   Tôi quăng tôi ném xuống song
                   Thằng bù nhìn nhẹ thì nó lại trôi ngược
                   Quan tiền nặng nó lại trôi xuôi
                   Hỡi trời đất ơi
                   Thế gian của nặng hơn người
                   Chung hỡi tình chung


MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN " BA MƯƠI TẾT " 





Trình bày : NSƯT Minh Thu

KHI HÁT SẼ THÀNH:
          Anh ơi … í í anh ơi … ới ơi anh ơi!
          Anh về bên bắc quốc tám chín mười, mười đông …
          Ối anh ơi … anh bỏ mẹ con tôi luống chịu chốn phòng không i … tôi đợi i i ì i chờ.
                  
          Hôm ba là / ba mươi tết tết ới lại tới đến hôm ba / mươi / i i i ỉ / í i ( LK4)
                  
           Tôi i / vợ / người Ngô i / đốt vàng thời đi / cho chú khách khấn i / cho / thời minh bạch. Anh mới để thì cho mẹ con / i ỉ tôi / i  i ỉ / í i ( LK4)
                  
          Anh mới để  thì cho / mẹ con tôi có mỗi / một / trăm / chiếc đĩa i i i đôi ba / trăm / thì chiếc bát một / cân / đường cát đôi ba cân ba bốn / cân đường / phèn / i i i ỉ / í i ( KL4)

          I tay cái tay tôi cầm một / bên  thằng bù nhìn một i / bên / thì dù rách đầu tôi đội tay tôi xách chiêc chăn bông ra i / đứng / đứng bờ / sông / i ỉ ( xt2) tôi trông sang tới / bên nước người khóc i / chàng / này ba tiếng ới i / ới / i trời / đất / ơi / i ỉ / Ba bốn tiếng thiếp / tôi khóc chàng / khóc than này / tôi khóc chàng bốn năm tiếng ơi anh chão chuộc i / ơi / i ì y ỉ / í i ( LK4)

          anh chàng mà / có đi đâu bẩy i / tám / tám năm trời tám i chín i / chín năm trời / bỏ ba bốn / mẹ con tôi i / nheo / bò nhóc / bò nheo bò nheo / bò nhóc // lóc nhóc lóc nhóc ấy tay tôi / cầm / i hòn đất tay tôi / cầm / i hòn đá / tôi quăng tôi / ném xuống sông / có phải cái đạo vợ chồng / i hòn đất kìa hòn đá nó nổi / i ì lên / i ì i ỉ / í  i ( LK4)

          Tay là cái / tay tôi cầm một i / bên / thì quan tiền một i / bên / thằng bù nhìn / tôi quăng tôi / ném xuống sông bù nhìn nhẹ thì nó lại trôi ngược quan tiền nặng thì nó lại trôi xuôi ới  / trời i / đất / ơi / i ỉ ( xt2 ) ấy thế gian / sao của nặng hơn người chung i / hỡi / tình / chung

bài viết : BẢO HOÀNG ( MC )

15 December 2010

Chung tay cùng BLOG ( offline 3 )


CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ BUỔI OFFLINE 3
( 02.01.0211 )

Sự chuẩn bị cho buổi offline diễn ra Đầu xuân 2011 cần có sự đóng góp nhiệt tinh từ tất cả các thành viên yêu thích “ Hát văn “ . Mong mọi người chung tay cùng blog để buổi offline 3 được thành công tốt đẹp .
Mantico lên một số kế hoạch chuẩn bị cho buổi offline ở một số vị trí / Mọi người thấy mình có khả năng hoàn thành tốt ở vị trí nào thì vui lòng PM lại cho mantico hoặc trưởng nhóm bộ phần của từng mảng / Giúp mantico hoàn thành kế hoạch buổi offline 3 thành công

Trân thành cảm ơn các bạn

( 01) Hậu cần : Công việc bao gồm / lên kế hoạch chi tiết cho số lượng các bạn đăng ký tham gia ngày 02.01/ sau đó chốt danh sách để làm bữa ăn nhẹ cho buổi trưa ngày OFFLINE
( 02 )  Loa đài : Bao gồm việc chỉnh âm thanh ở quán / phụ trách : Quang Duy ( nam định ) / Huy ( Nam định )
( 03 ) Đón tiếp : Lên danh sách số thành viên tham gia buổi OFFLINE / Buổi sáng ngày OFFLINE các bạn đến sớm , đón tiếp các thành viên đến dự offline ( bao gồm : Ghi danh / hướng dẫn mọi người vào vị trí / nhận đăng ký các tiết mục tham gia giao lưu / Thu lệ phí offline ) Phụ trách : Huyền ( hà đông ) / chị Xuân ( Hải phòng )
( 04 )  Trang trí không gian buổi OFFLINE : Để có một không gian OFFLine 3 gần gũi và ấm cúng / blog rất mong những bạn trẻ có những ý tưởng sắp xếp không gian để buổi offline có một không gian thân thiện cởi mở và mang đậm văn hóa dân gian Việt Nam / Phụ trách : Phúc ( hưng yên ) / anh Tuân ( Quảng cáo ) và Thái
( 05 ) Khăn áo : Blog  có một số tiết mục biểu diễn giá đồng  như ( Chầu đệ nhị / Cô bé đông cuông ,. Cô bé suối ngang …… Vì vậy bạn nào có khả năng lên khăn áo cho buổi biểu diễn thì cùng mantico phụ trách mảng này phụ trách :  anh Phong ( khăn áo offline 2 ) / Phúc ( hưng yên ) , Vũ ( lạng sơn )
(06) Dẫn chương trình và lên kế hoạch chương trình : ( phụ trách :  Hoàng MC / Đức Anh ( cô chín ) hỗ trợ chương trình anh Trí Minh
(07 )  Nhạc cụ cho buổi offline 3 : Những thành viên có trống , phách , đàn nguyệt , đàn tranh , tam thập lục . sáo , nhị xin vui lòng mang theo trong buổi offline 3 để  giao lưu / phụ trách : Chị vân ( đàn nhị )
(08) Phụ trách các tiết mục biểu diễn : Các bạn tham gia đăng ký biểu diễn các giá đồng xin vui lòng đăng ký để blog lên chương trình cũng như có sự chuẩn bị từ trước về khớp nhạc với phần biểu diễn của các bạn / Phụ trách : Lưu Công Anh Quân ( Đàn nguyệt ) / mantico’s BLOG /

Ở tất cả các vị trí mà mantico đã miêu tả công việc cụ thể các bạn thành viên có khả năng giúp mantico ở vị trí nào xin vui lòng liên lạc với vị trí mod ( trưởng nhóm các mục theo số ( 01 ) ( 02 ) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Mong nhận được giúp đỡ của tất cả các bạn ở tất cả các vị trí để buổi offline thành công tốt đẹp /  
 
( 01 ) : Chị Xuân : 0902008313/ Huyen ( ha dong   0936010369)
(02) : Quang Duy ( nam định ) / Huy ( nam định )
(03) : Huyền ( Hà Đông ) : 0936010369 /
( 04) : Phúc ( Hưng yên )
( 05) : Anh Phong ( khăn áo / 01639428974) hoặc anh Hoàng MC
(06): Anh Hoàng MC ( 0988612075 ) / Đức anh (0936576088 )
(07): Chị Vân ( nhị )
( 08 ) : Lưu công Anh Quân ( 0915304624)
  
BLOG xin trân thành cảm ơn sự đóng góp công sức của các bạn tham gia
Mantico’s BLOG
SDT : 0926919990
Mail : giothang4@yahoo.com

ĐỒ LỄ PHỦ ( NGÀY 02.01.2011 BUỔI SÁNG 7H CÓ MẶT Ở CỔNG PHỦ )
(Sau khi lễ phủ Tây hồ , Blog se trở về 88 Thanh Nhàn chuẩn bị cho buổi offline 3 lúc 9h ) 
phụ trách : Huyền ( hà đông 0936010369 )
- 01 : Đĩa xôi 
01: Con Gà ( gà trống nhé )
03 : 5 lon bia / 5 lon COCA / 5 bông hoa 
04 : Rượu / chè / thuốc lá  
( Phúc - Hưng yên chuânt bị 3 đĩa hoa quả ( lầu cô / sơn trang / lầu cậu )

QUÀ tặng CHO BUỔI OFFLINE
phụ trách ( gói quá / chọn quà ) : Bảo Hoàng ( MC )

DANH SÁCH ỦNG HỘ OFFLINE 3
------------------------------------------
01 : Phúc ( Hưng Yên ) - hoa quả cho buổi offline 3
02 :   Trần Thái Hoàng (tranthaihoang1985) : Bánh kẹo
03 : Huyền ( Hà Đông )/Anh Trí Minh: xôi chè buổi offline 3
05: Lương Hương Nguyên : Rượu Tuyên Quang

( Mọi đóng góp của các bạn ở buổi offline 3 . Mantico xin ghi nhận và trân thành cảm ơn tình cảm của các bạn .  )

Đền Và ( Sơn Tây )


Đền Và là tên một ngôi đền nằm cách thị xã Sơn tây chừng 2km về phía Tây Bắc,thuộc địa phận thôn Vân Già,xã Trung Hưng,thị xã Sơn Tây tỉnh Hà Tây.
Đền Và được xây dựng trên một khu đồi tĩnh mịch,giữa rừng lim cổ thụ,bốn mùa xanh tươi.
Đền được xây dựng từ đời Hùng Vương thứ 18.Tấm văn bia dựng vào đời Tự Đức năm thứ 36(năm trùng tu lớn nhất) cho biết:” Đền Và đã có từ thời nhà Đường đô hộ nước ta…”
Từ khi xây dựng đền đến nay,trải qua bao năm tháng,qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn.. Đền Và đều được trùng tu lại. Đặc biệt vào đời vua Duy Tân thứ nhất 1907, đền được xây như quy mô ngày nay.
Đền Và xây theo hướng Bắc-Nam,cửa đền có tam quan rộng,mái lợp ngói cổ,trên đỉnh đắp nổi hình lưỡng long triều nguyệt.Cổng nghi môn có ba cửa, cửa chính giữa chỉ mở trong những dịp hội lớn.
Qua cổng đền là một sân rộng lát gạch bát tràng,hai bên phía ngoài có gác chuông,gác trống.
Toà chính điện gồm năm gian với rất nhiều cột trụ chống mái.Mái ngói hình mũi hài.Bên trong toà bái đường bầy nhiều đồ thờ tự và treo rất nhiều hoành phi,câu đối.Bức hoành phi chính giữa,sơn son thiếp vàng có ghi bốn chữ đại tự “ Nam Thiên Thánh Tổ “
Trên hương án thờ chính ,có ba cỗ ngai thờ, ở giữa thờ Đức Thánh Tản,hai bên là hai vị tướng giỏi của Ngài là Cao Sơn và Quý Minh.
Bên trong cùng là hậu cung, được mở mang xây dựng vào đời vua Duy Tân năm thứ 9.Hậu cung là nơi thờ Mẹ Đức Thánh Tản Viên, mà dân ta tôn thờ là Đức Quốc Mẫu.
Theo Ngọc phả: Đức Thánh Tản tên là Nguyễn Tuấn,sinh ngày 15 tháng Giêng năm Đinh Hợi,thuộc đạo Hưng Hoá,xã Nam Sơn, nay là xã Trung Nghĩa,huyện Thanh Thuỷ ,tỉnh Vĩnh Phúc.Hai vị tướng giỏi là hai người em họ của Ngài.Tướng Cao Sơn tên là Nguyễn Hiển,tướng Quý Minh tên là Nguyễn Sùng.
Theo truyền thuyết: Đức Thánh Tản lấy công chúa Ngọc Hoa là con gái vua Hùng đời thứ 18. Người đã có công giúp nhà vua trong việc trị thuỷ,giữ gìn non sông đất nước,lập lại hoà bình.Sau đó Người cùng công chúa trở về sống ở núi Ba Vì.Ngưòi thường đi du ngoạn đây đó,giúp đỡ dân chúng,trị bệnh cứu người.
Một lần đến vùng đất này,Người thấy cảnh vật tốt tươi,muôn phần đẹp đẽ,trên có mây lành ngũ sắc che phủ.Người liền cho lập một hành cung gọi là Đông cung ( tức là chỗ đền Và ngày nay.)
Người đặt tên cho tên làng chỗ đó là Vân Già, nghĩa là có mây lành che phủ.
Sau khi Đức Thánh Tản hoá,dân nhớ đến công ơn Ngài,lập đền thờ ngay tại nơi đây.
Ngày nay xung quanh núi Ba Vì có bốn đền thờ lớn ,thờ Đức Thánh Tản gọi là bốn cung :
Đông cung (Đền Và)thuộc xã Trung Hưng,thị xã Sơn Tây.
Tây cung (Đền Hạ) thuộc xã Ninh Quang,Bát Bạt, Ba Vì.
Nam cung thôn Yên Quảng,Tản Ninh,Ba Vì.
Bắc cung thôn Thượng,Yên Lạc,tỉnh Vĩnh Phúc.
Hàng năm Đền Và mở hội vào ngày rằm tháng Giêng.Lệ xưa cứ ba năm một lần tổ chức Đại hội,vào các năm Tý-Mão-Ngọ -Dậu.Lễ rước tiến hành từ sáng sớm,từ Đền Và đi qua cổng thành Sơn,rồi đưa kiệu xuống thuyền qua sông đến đền Dội bên kia bờ bắc với các tuần tế lễ và diễn lại tích xưa,ca ngợi công đức của Đức Thánh Tản.
Hội vui kéo dài cho đến chiều,khi lá cờ hội to nhất gặp gió bắc phất bay, thì đó là lệnh triệu hồi. Sau đó về đến Đền Và là tuần tế đêm. Đại hội kéo dài trong ba ngày.
Đền Và là một khu di tích thiêng liêng từ hàng ngàn đời nay đối với người dân Việt. Với tấm lòng tôn kính vị Thánh nhân và đạo lý uống nước nhớ nguồn,cùng với lòng mong mỏi một cuộc sống thanh bình,no ấm.Những truyền thống tốt đẹp đó mãi mãi được lưu truyền trong các thế hệ của dân tộc Việt Nam ta. 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẾN VÀ ( SƠN TÂY )








Bài viết : Nguyễn Tài Đức 
Photo : Mantico's BLOG
Style : Bảo  Hoàng MC 
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991