27 December 2010

SƠ LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ



SƠ LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ
bài viết : Soạn Giả Phúc Yên 

1. MỞ ĐẦU

          Đã từ lâu tâm linh, tín ngưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt.Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục phổ biến và có từ lâu đời. Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như Mẹ ĐấtMẹ Nước, Mẹ Lúa… đến các vị nữ anh hùng , các vị Công Chúa, Hoàng Hậu, hay bà Tổ cô của dòng họ, bà Tổ nghề của một làng nghề… trong dân gian.Các vị  nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu .Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.




       Một tín ngưỡng có sức ảnh hưởng rộng rãi ở nước ta là tín ngưỡng thờ Mẫu và tam,tứ phủ với nghi lễ đặc trưng là hầu đồng (hầu bóng, lên đồng...).Trong tín ngưỡng này, Thánh Mẫu được tôn thờ là vị thần chủ quyền năng cai quản toàn vũ trụ.Theo quan điểm đó vũ trụ được chia ra làm ba miền (ứng với tam phủ) hoặc bốn miền (ứng với tứ phủ).

2.QUAN NIỆM VỀ TAM PHỦ , TỨ PHỦ:


QUAN ĐIỂM THỨ 1 :

         A - TAM PHỦ GỒM :

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ
2.     Đệ Nhị  Địa Phủ
3.     Đệ Tam Thoải Phủ
           B - TỨ PHỦ GỒM : 

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
2.     Đệ Nhị  Địa Phủ  ( cõi đất)
3.     Đệ Tam Thoải Phủ  ( miền sông nước)
4.  Đệ Tứ Nhạc Phủ ( miền núi rừng)

QUAN ĐIỂM THỨ 2 :



    Sự sắp xếp theo thứ tự trên của các phủ ( Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc) có lẽ theo lịch sử xuất hiện của tam, tứ phủ.Theo quan điểm đó thì tam phủ có truớc và tứ phủ có sau với sự ra đời của nhạc phủ.Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc.Song song với đó quan niệm tứ phủ với một trật tự khác cũng rất phổ biến đó là Thiên ,Nhạc ,Thuỷ , Địa với danh hiệu của bốn phủ như:

          A - TAM  PHỦ GỒM 

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ
2.     Đệ Nhị  Nhạc Phủ
3.     Đệ Tam Thoải Phủ
           
B- TỨ PHỦ GỒM:

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
2.     Đệ Nhị  Nhạc Phủ ( miền núi rừng)
3.     Đệ Tam Thoải Phủ  ( miền sông nước)
4.  Đệ Tứ Địa Phủ  ( cõi đất)

       Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa kia nữa.Quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý theo mặt không gian từ cao xuống thấp.Cao nhất là tầng trời (Thiên); sau đó đến vùng cao nguyên rừng núi ( Nhạc); sau đến vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải),rồi mới đến vùng địa phủ.




      Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu : Màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ) ; Màu trắng (thoải phủ) ; Màu vàng (địa phủ). Để dễ theo dõi ta lập bảng tổng hợp sau



Tín ngưỡng thờ tam phủ tứ phủ thật diệu kỳ, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng lại không hề mâu thuẫn bởi vì chung quy lại đó đều là tôn thờ Thánh Mẫu tôn thờ toàn vũ trụ . 


3.TAM TÒA THÁNH MẪU:
   Tam tòa Thánh Mẫu được coi là ba vị Thánh Mẫu quyền năng tối cao,tương ứng với tam phủ và tứ phủ như vừa trình bày . Xét quan điểm thứ nhất, trong các khoa cúng thưởng thỉnh danh hiệu các vị Thánh Mẫu như sau: 
1.     Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
2.     Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
3.     Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
4.     Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa

Có bốn vị thánh Mẫu tương ứng với bốn phủ nhưng tam tòa Thánh Mẫu thì chỉ nói về ba trong số bốn vị Thánh Mẫu mà thôi. Chính vì vậy nên có nhiều quan điểm về thứ bậc trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Ta thường gặp 2 quan điểm sau:


Hai quan điểm này dường như giống trong quan điểm về tam phủ đã nói ở trên (thiên - địa- thoải  thiên - nhạc -thủy). Có điều Mẫu Liễu Hạnh được coi là thần chủ là khởi nguồn của tín ngưỡng này nên cả trong hai quan điểm đều có nói đến ngài. Quan điểm thứ nhất thường thấy trong các bản văn cúng, các bản chầu văn. Quan điểm thứ hai lại rất thường gặp trong việc thờ tự. Mẫu Liễu Hạnh vừa là Mẫu Địa Tiên vừa được coi là Thiên Tiên Thánh Mẫu .Thần tượng của ngài thường được tôn trí với trang phục màu đỏ và ngự bên trái là Mẫu Thượng Ngàn ( trang phục màu xanh) và bên phải là Mẫu Thoải ( trang phục màu trắng):

Nhiều nơi thờ tam tòa Thánh Mẫu là tam thế giáng sinh của Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) ứng với ba lâng giáng trần của ngài : lần đầu ở Vỉ Nhuế, Đại Yên, Nam Định lần thứ hai ở Phủ Giày, Nam Định và lần thứ ba ở Đông Thành, Kẻ Sóc, Nghệ An  ( có ý kiến cho rằng lần thứ ba Mẫu giáng là ở Nga Sơn Thanh Hóa).Cụ thể như cung Mẫu trong phủ chính Tiên Hương, cung Mẫu đền Dâu ( Ninh Bình)... đều thờ tam thế Vân Hương Thánh Mẫu. Ta cũng thường gặp nhiều nơi ban thờ đề tam tòa Thánh Mẫu nhưung chỉ tôn trí một pho tượng Mẫu mà thôi.

       Xét về mặt lịch sử có lẽ tam toà Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ tam phủ ứng với ba vị Mẫu Thiên Địa Thoải, mặc dù tín ngưỡng sau này đổi thành tứ phủ nhưng tam toà Thánh Mẫu vẫn không đổi. Tam toà không chỉ nói về số lượng ,số đếm thông thường mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ mà người xưa đã xây dựng.Số ba có thể nói là một số thiêng chúng ta thấy có Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)…Ngoài ra thì người phương đông cũng thường dùng số lẻ trong việc thờ cúng .Với quan niệm số lẻ là sự cân bằng âm dương (số lẻ là tổng của số lẻ và số chẵn)….Tam tòa Thánh Mẫu  cũng ứng với tam thân Thánh Mẫu , là biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ , Bởi lẽ, xét về tâm linh thì bốn vị Mẫu chính là đại diện cho một vị Thánh Mẫu duy nhất đó là người mẹ của tâm linh.mà cũng có thể đơn giản đó là biểu tượng của người mẹ bất diệt trong lòng người dân Việt Nam   

4.HỆ THỐNG CHƯ THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG


            Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của Phật giáo và đạo giáo (Trung Hoa) tôn thờ chư Phật , Bồ Tát... và rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương….Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khá mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình).Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa và được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:
-  Tam Bảo: Chư Phật, Bồ Tát...
-  Các vị Vua cha như Ngọc Hoàng Đại Đế.,Vua Cha Bát Hải...

-  Tam Toà Thánh Mẫu 
-  Hàng Quan Lớn 
-  Hàng Thánh Chầu 
-  Hàng Thánh Hoàng 
-  Hàng Thánh Cô 
-  Hàng Thánh Cậu 
-  Các vị Thánh khác ( không được xét vào hàng tứ phủ)


- Thanh xà, bạch xà, ngũ hổ...


      Hệ thống chư vị thánh thần trong tín ngưỡng tứ phủ đã được xây dựng từ thời xưa. Nhiều khảo cứu dẫn đến kết luận khởi đầu là việc thờ Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) từ thời Hậu Lê, sau đó là sự phát triển đưa thêm nhiều vị nữa vào thờ và đưa Mẫu Vân Hương thành ngôi vị thần chủ cao nhất ( ứng với Tam Tòa Thánh Mẫu)  .Đến ngày nay  hệ thống chư thần tứ phủ đã được xem là cố định. Các vị thánh khác được  phối hợp  thờ  cùng tứ phủ , hay thậm chí được các thanh đồng hầu bóng giá đó nhưng vẫn được coi là vị thần ngoài tứ phủ .Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đa số các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu với quan điểm “tiền Phật, hậu Mẫu” .Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ còn kết hợp thờ với các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Trần Triều, thờ các vị thần địa phương (Chủ yếu là nữ thần), thờ ngũ hổ, thanh xà bạch xà,thổ công,thần núi, ….
       Nói đến tứ phủ (cũng như tam phủ) là nói đến toàn vũ trụ.Vì thế khi nói Tứ Phủ Thánh Chầu,Tứ Phủ Thánh Hoàng….người ta liên tưởng tới toàn bộ chư thánh Chầu,Thánh Hoàng…chứ không phải đích danh chỉ một vài vị.Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn linh muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu của tín ngưỡng thờ Mẫu
       Như vậy tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ có một quan niệm rất bao quát, không chỉ thờ cố định số lượng các vị thần mà là tôn thờ toàn vũ trụ.Và tất cả cũng có khi đơn giản gần gũi đó chỉ là một vị thần ,đó là Thánh Mẫu.Thánh Mẫu là  người mẹ luôn che chở dạy dỗ, thương yêu muôn loài.Tuỳ vào căn duyên mà biến hiện ,hóa thân phù đời giúp nước.Vì thế khi đặt câu hỏi có bao nhiêu vị Thánh Mẫu thì chúng ta có thể trả lời có muôn vàn vị Thánh Mẫu, nhưng cũng có thể trả lời là chỉ có một vị Thánh Mẫu duy nhất ,đó chính là điều kỳ diệu của tâm linh, như năm chữ : vạn pháp duy tâm tạo vậy

5.CÁC NGHI LỄ TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

1- Hành hương , đi lễ cầu an tại các đền phủ.


2- Lập đàn cúng lễ các nghi lễ như Tụng kinh , dâng sao giải hạn, di cung hoán số, trả nợ tào quan, thí thực..

3- Đội bát nhang (tôn nhang bản mệnh)



5- Hầu bóng
6- Các nghi lễ khác.....

6.GIỚI THIỆU CÁC VỊ THÁNH QUA MỘT SỐ BỨC TRANH THỜ

A/Tranh Tứ Phủ Công Đồng

Tứ phủ công đồng là bức tranh thờ chung tất cả các vị thánh tứ phủ ( công: chung, đồng là cùng).Tranh vẽ các vị thánh đại diện cho các hàng bậc như sau:
- Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu ( Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện
- Hàng thứ hai :  là Đức Ngọc Hoàng thượng đế ( ngồi giữa), hai bên là hai quan hầu cận ( thường là quan nam tào, bắc đẩu) .Có nhiều nơi thờ tam phủ ba vua (ba vị vua cha) là ba vị vua ứng với tam phủ thiên ,địa ,thoải là ngọc hoàng thượng đế ( thiên phủ), Diêm vương ( địa phủ), bát hải long vương( thoải phủ) , thông thường trong tam vị vua cha thì vua cha ngọc hoàng và vua bát hải là có ghi chú thích danh hiệu còn vị vua thứ ba thường để trống và không có chú thích gì, Theo phúc yên thì vị này có thể coi là địa phủ thần vương ( diêm vương) hay nhạc phủ thần vương ( nhạc phủ) đều được. Nhiều người cho rằng các vị vua này là xuất phát từ đạo giáo bên Trung Hoa ( có người còn cho rằng tam vị vua thờ là tam thanh: thái thanh, thượng thanh, ngọc thanh) nhưng rõ ràng Tam vị Vua Cha là các vị thần ứng với tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ và đã được Việt hóa khá nhiều. Vua Động Đình Hồ Bát Hải Long Vương được thờ ở đền Đồng Bằng Thái Bình, Vua cha Ngọc Hoàng được dân gian gọi với tên dân dà là ông trời ( ông giời)....Các vị Vua cha tuy có thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu nhưng lại không có sức ảnh hưởng và ngôi vị thực sự trong tâm linh người Việt.
- Hàng thứ ba :  là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).
- Hàng thứ tư :  là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất ( áo đỏ), Quan Đệ Nhị ( áo xanh), Quan Đệ Tam ( áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)
- Hàng thứ năm :  là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất ( áo đỏ), Chầu Đệ Nhị ( áo xanh), Chầu Đệ Tam ( áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục (  phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé ( phía ngoài cùng bên trái)
- Hàng thứ sáu:  là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả ( áo đỏ), Hoàng Bơ ( áo trắng), Hoàng Bảy ( áo xanh lam đậm). Hoàng Mười ( áo vàng)
- Hàng thứ bảy :  là tứ phủ thánh cô ( bên trái) và tứ phủ thánh cậu ( bên phải).        + Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ ( áo trắng), Cô Tư ( áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn ( áo chàm xanh).
+ Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả ( áo đỏ), Cậu Bơ ( áo trắng), Cậu Tư ( áo vàng), và Cậu Bé ( áo xanh)

Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối) :
Thiên phủ ( màu đỏ hoặc hồng)
Nhạc Phủ ( màu xanh lá cây, xanh chàm..)
Thoải Phủ ( màu trắng)
Địa Phủ ( màu vàng)

Tín ngưỡng thờ Mẫu , tam, tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ toàn vũ trụ ( thiên địa thủy nhạc) có thờ cả nam thần-nữ thần;    thiên thần- nhân thần  ; Các vị hiển tích ở miền xuôi cũng như miền ngược..... Cao hơn hết là Thánh Mẫu , người mẹ của tâm linh luôn có lòng bao dung độ lượng thương xót chúng sinh. Cửa Mẫu luôn rộng mở để chờ đón chúng ta, những khi vui hãy tìm đến Mẹ, lúc ta buồn hãy mở lòng tâm sự với Mẹ, Lúc khốn khó lại tìm đến mẹ để cầu xin mẹ che chở giúp đỡ chúng ta. Hãy an tâm trong cuộc sống bởi ta đã có mẹ, luôn có mẹ và mãi mãi có Mẹ. Mẹ là tất cả:

Mỗi người mỗi nước mỗi non
Đã về cửa mẹ như con một nhà...


B / TRANH TAM PHỦ CÔNG ĐỒNG 

Trong bức tranh:
- phía trên cùng là Quán Âm Bồ Tát ( dân gian hay gọi là Phật Bà Quán Âm), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận
- hàng thứ hai là tam phủ ba vua ( tam vị đức vua, ba vị vua cha..) gồm
  + Thiên Phủ Thần Vương ( áo đỏ)
  + Nhạc Phủ Thần Vương  ( áo xanh)
  + Thoải phủ long vương ( áo trắng)
      và hai vị quan hầu cận
- hàng thứ ba là tam tòa Thánh Mẫu:
  + Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( áo đỏ)
  + Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ( áo xanh)
  + Mẫu Đệ Tam Thoải Cung ( áo trắng)

Tam phủ gồm ba phủ ( thượng thiên- thượng ngàn -thoải phủ).

C / MỘT SỐ TRANH THỜ KHÁC 


Tranh tứ phủ công đồng 


 BA VỊ TAM THANH


 Thánh Hoàng cuỡi tam đầu cửu vĩ





Cô Bơ Thoải Cung  

26 December 2010

Làng cổ đường lâm

Làng cổ Đường Lâm 


Từ Hà Nội đến thị xã Sơn Tây khoảng chừng 40 km, từ đây bạn rẽ phải, lối đi Trung Hà,đi thêm 4km thì bạn sẽ thấy ở bên trái con đường một tấm biển lớn ghi rõ : Làng cổ Đường Lâm.

Chúng tôi rẽ theo con đường nhỏ đó để vào làng.
Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.
Đây là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Khâm sai đại thần- Bộ trưởng Nội vụ-Phó Thủ tướng Phan Kế Toại, Thám hoa Kiều Mậu Hãn, Họa sĩ Phan Kế An... 
Chính vì vậy, Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua : Ngô Quyền và Phùng Hưng.
Đường Lâm gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng ở đây gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay .

Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình chúng ta sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.

















23 December 2010

Chèo : Quạt Màn

Quạt Màn là một bài hát có nguồn gốc văn học từ “ Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Bài hát này được sử dụng trong vở chèo “ Kiều” khi mà Kiều quạt màn cho Thúc Sinh ngủ. Bài hát này có tính chất êm ả, đằm thắm, tha thiết nhưng có chút ngậm ngùi, than vãn. Điệu hát này thường được dùng trong các cảnh yêu đương đằm thắm hay trong các cảnh sum họp lứa đôi. Nhưng cũng có thể dùng trong cảnh vui tưng bừng múa hát ca ngơi… Dùng cho dàn đồng ca và đơn ca đều được. Điệu hát này có cấu trúc gồm Thổ thân bài, Trổ nhắc lại 1, 2, 3, 4

Quạt Màn
trình bày : NSUT Thanh Bình

LỜI THƠ
                                                                                                                                             Trổ thân bài:
                        Quạt màn giải chiếu dắt tay lên nằm
                        Phù dung lấy muối thiếp tôi xoa chân.
            Trổ nhắc lại 1:
                        Lấy bát nước lã thanh tân vã đầu
                        Đôi tay thiếp nâng lấy bát nước thiếp tôi vã lên đầu
            Trổ nhắc lại 2:
                        Chờ cho đức anh chồng ngủ ngồi quạt hầu cho êm
                        Ban nửa đêm nâng lấy đức anh chàng lên
            Trổ nhắc lại 3:
                        Lại đặt đức anh chồng xuống hỏi có êm chăng là
                        Chén trà thang cháo đậu thiếp bưng ra
            Trổ nhắc lại 4:                        
                        Mời chàng xơi một bát gọi là của tôi
                        Thân chúng tôi phận gái thiếp tôi nuôi chồng.
Lời :  
Quạt màn thiếp í tôi / mà giải chiếu ì / i i / í i i ( xt2 ) ơi / i í dắt i / ì ì  tay í i / lên i nằm ơi / ới anh ơi í dung ì / dung / phù i dung ( xt2) dầu / mà lấy í / ơi i muối thời / thiếp i tôi / xoa / ì i chân ơi / ới anh ơi í dung ì / i dung / phù dung ( xt2 ) thời / mà lấy í / ơi ì muối thời / thiếp i tôi / xoa / ì i chân i / i ì i í / ì i (LK4)
Lấy bát này / bát nước lã ì / i i / í i i ( xt2 ) ơi / i í thanh i / ì ì tân i í i / em vã đầu ơi / ới anh ơi í tay í này / tay / thiếp tôi nâng ( xt2 ) thời / là bát i / ơi nước lã thời / thiếp i tôi / vã / lên / i đầu ơi / ới anh ơi í tay thời / tay / thiếp tôi nâng ( xt2 ) thời / là i bát i / ơi nước lã thời / này thiếp i tôi / vã lên / i ỉ đầu / i ì i ỉ / í i ì ( LK4)
Chờ cho là / anh chồng nghỉ ì / i i / í i i ( xt2 ) ơi / i i ngồi  i / í i i ỉ hầu hầu i / là một bên ơi / ới anh ơi í ban này / ban / nửa đêm ( xt2 ) thời / mà i nâng i / ới ì lấy thời / đức i anh / chồng ì i lên ơi / ới anh ơi í ban này / ban / nửa đêm ( xt2 ) thời / mà nâng i / ơi i lấy thời / đức i anh / chồng / ì i lên i / i ì i í / ì i i ( LK4 )
Đánh thức là / anh chồng dậy ì / i i / í i i ( xt2 ) ơi / i i có i / ì êm í i / chăng là ơi / ới anh ơi í thang này / thang / trà thang ( xt2 ) thời / là bát i / ới cháo đậu thời / này thiếp i tôi / dâng / ì i ra ơi / ới anh ơi í thang này / thang / trà thang ( xt2 ) thời / là bát ì / ơi cháo đậu thời / này thiếp i  tôi / dâng / ì i ra i / i ì i í / ì i i (LK4 )
Chàng sơi rồi / sơi một i bát ì / i i / í i i ( xt2 ) ơi / i í cho i / ì i qua í i / cơn rượu nồng ơi / ới anh ơi i công này / công / lênh í tôi ( xt2 ) dầu / mà này phận i / ơi ì gái thời / này thiếp i tôi / nuôi / i ỉ chồng ơi / ới anh ơi í công thời / công chứ / lênh tôi ( xt2 ) thời / mà này phận i / ơi ì gái thời / này thiếp i tôi / nuôi / i ỉ chồng ì / i ì i ỉ / í i ì

Nguồn : Bảo Hoàng ( MC )
Trình bày : Mantico's BLOG  

21 December 2010

Hình ảnh phật giáo


 

















Quan Hoàng Mười - trình bày : Quang Duy



Văn Quan Hoàng Mười
Trích :
----------------------------------------------
Vắng người vắng cả mùa Xuân .
Nhớ người vì Nước , vì Dân , vì Đời .
Thế gian nhớ miệng Hoàng cười
Nhớ khăn Hoàng chít , nhớ lời Hoàng ban .
Khi phố Cát , lúc đồi Ngang ,
Nón kinh vó ngựa , dăm ngàn tiêu dao .
Đường đường cung kiếm anh hào ,
Túi thơ , bầu rượu sớm chiều sênh sang .
Hèo hoa chảy hội Tiên hương
Chấm đồng nhận lính khắp miền Đông Tây .
Khi nương gió , lúc cưỡi mây .
Khi rung khánh ngọc , khi lay chuông vàng .
Hoàng về gối xếp ai mang ,
Hèo hoa ai vác ngựa vàng ai trông .
Lệnh truyền cô Quế , cô Hồng ,
Hèo hoa , gối xếp , đèn lồng tay mang .
Cô Lan , cô Huệ xếp hàng ,
Gióng yên , dắt ngựa lên đàng vân du .
Thuyền Rồng thấp thoáng chèo đưa ,
Tinh kỳ nhã nhạc Hoàng về Nghệ An




--------------------------------------
Hát văn : Quan Hoàng Mười
Trình bày : Quang Duy

20 December 2010

Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh


Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh. Hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình. Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống giặc Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.



Trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, cùng với Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ cũng là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân xa gần tôn kính phụng thờ. Tuy trong hàng Năm Toà Ông Lớn, ông được thỉnh cuối cùng nhưng lại hay ngự về đồng nhất (bất cứ ai hầu Tứ Phủ, bất cứ dịp tiệc, đàn lễ nào đều phải thỉnh Quan Tuần Tranh về ngự). Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.

Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ ở rất nhiều nơi nhưng phải kể đến hai nơi nổi tiếng bậc nhất: đầu tiên là Đền Ninh Giang hay



Đền Quan Lớn Tuần Tranh lập bên bến sông (bến đò) Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích) và Đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng, qua cầu Kì Lừa (là nơi ông bị lưu đày). Ngày tiệc chính của quan là ngày 25/5 âm lịch (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này), ngoài ra vào ngày 14/2, các đền thờ ông cũng mở tiệc đón ngày đản sinh của quan.


Văn QUAN ĐỆ NGŨ TUẦN TRANH 
Trình bày : Khắc Tư
Trong khi thỉnh ông về, văn thường hát:

“Uy gia lẫm liệt tung hoành
Trừ tà sát quỷ nên danh tướng tài
Ninh Giang chính quán quê nhà
Dấu thiêng ghi để ngã ba Kì Cùng”

Hay nói về nỗi oan của ông, văn hát sử oán rằng:

“Nào ngờ đâu đất trời thay đổi
Người anh hùng mang tội xiềng gông
Tháng năm đày chốn Kì Cùng
Oan vì tuyết nguyệt đổi lòng ái ân
Trước cung điện triều đình tra xét
Bắt long hầu truyền hết mọi nơi
Oan vì bướm lả ong lơi
Triết hoa đoạt vũ tội trời không dung
Lệnh viễn xứ sơn cùng thuỷ kiệt

Nỗi oan này có thấu cao minh
Áo bào đã nhuộm chàm xanh
Tấm thân bách chiến tử sinh lẽ thường”


Hoặc có cả những đoạn ca ngợi công lao, tài đức của ông:



“Loa đồng hỏi nước sông Tranh

Đao thiêng dẹp giặc, anh hùng là ai

Sông Tranh đáp tiếng trả lời
Anh hùng lừng lẫy là người Ninh Giang”


Hát văn : Quan Lớn Tuần Tranh

Trình bày : Thành Long - Văn Chung

Thể loại : Nhạc dân tộc

--------------------------------------
.
Còn khi quan ngự đồng, khai quang chứng sớ điệp, ra oai giúp dân trừ tà thì văn hát rằng:

“Ông về truyền phán các quan
Tả cơ hữu đội lưỡng ban đáo đàn
Quân thuỷ quân bộ đôi hàng
Chư binh vạn mã hằng hà kéo ra
Lệnh truyền thiên đội vạn cơ
Quan Tuần bây giờ trắc giáng anh linh
Trước là bảo hộ gia đình
Sau ra thu tróc tà tinh phen này
Ra oai trần thế biết tay
Ngự lên đồng tử cứu rày nhân gian
Cứu đâu thời đấy khỏi oan…”

Quan Đệ Tam Thoải Phủ



Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ. Hay còn gọi là Tam Phủ Vương Quan (Tam Phủ ở đây không phải là số lượng Phủ mà ý chỉ Thuỷ Phủ là phủ thứ ba trong hàng Tứ Phủ, vậy nên còn có thể gọi là Bơ Phủ Vương Quan). Quan lớn vốn là con trai thứ ba của Vua Cha Bát Hải Động Đình, là người rất được vua cha yêu quý nên giao quyền cai quản chốn Long Giai Động Đình, cận bên cạnh phụ vương. Dưới thời Hùng Vương, theo lệnh vua cha, ông cùng hai người em (có sách nói là hai người thân cận) lên giúp Vua Hùng chỉ huy thuỷ binh, lúc này ba vị giáng ở đất Hà Nam, được nhân dân tôn thành “Tam Vị Đại Vương”, trong đó, Quan Đệ Tam là người anh cả trong ba người. Nhưng lại có điển tích nói rằng, chỉ có một mình Quan Tam Phủ giáng trần vào nhà quý tộc dưới thời Hùng Vương, ông trở thành vị tướng quân thống lĩnh ba quân thuỷ lục. Sau đó trong một trận quyết chiến, ông hy sinh (phần thượng thân (đầu) và hạ thân (mình) trôi về hai bên bờ con sông Lục Đầu). Ông hoá đi, về chầu Long Cung, là người cầm cân nảy mực, thông tri Tam Giới, quyền cai các thanh đồng đạo quan (vậy nên có khi người ta còn gọi là Ông Cai Đầu Đồng). Khi thanh nhàn ông truyền ba quân tập hợp thuyền bè, dạo chơi khắp miền, trên sông dưới suối, phù hộ cho ngư dân.

Hầu như những người đã ra hầu Tứ Phủ, khi hầu hàng Quan Lớn, ai cũng phải hầu về Quan Đệ Tam. Có thể coi ông là vị Quan Lớn tài danh hàng đầu. Khi ngự đồng, ông mặc áo trắng thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp và ông múa đôi song kiếm. Khi có đại tiệc khai đàn mở phủ, người ta thỉnh quan về chứng đàn Thoải Phủ (gồm có long chu phượng mã, lốt tam đầu cửu vĩ…: tất cả đều màu trắng).

Trong hàng quan lớn, vì danh tiếng bậc nhất nên Quan Lớn Đệ Tam cũng được lập đền thờ phụng ở khắp nơi. Nhưng đầu tiên phải kể đến Đền Lảnh Giang ở Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam (gần Hưng Yên) tương truyền là nơi hạ thân của ông trôi về, sau đó phải nói đến Đền Xích Đằng cũng thuộc Hà Nam (hai ngôi đền này chỉ cách nhau cây cầu Yên Lệnh nối hai bờ sông Lục Đầu) là nơi thờ thượng thân của ngài. Ngoài ra còn có Đền Cửa Đông tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (gần Đền Mẫu Thoải), Đền Lâm Du thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội và Đền Tam Kì thuộc thành phố Hải Phòng (gần bến xe Tam Bạc). Ngày tiệc của Quan Bơ Phủ là ngày 24/6 âm lịch (tương truyền là ngày đản nhật giáng sinh của ông). Vậy nên trong văn hát câu rằng:

“Đản hai tư tháng sáu xưng thần
Khắp Trung, Nam, Bắc muôn dân đảo cầu”

Khi ông về ngự đồng, khai quang chứng đàn mã sớ điệp, văn thường hát đoạn:

"Lòng thành thắp một chiện nhang
Tấu về Thoải Phủ các ban các toà
Thiên Đình, Thoải Phủ, Diêm La
Tấu về Thoải Phủ Vua Cha Động Đình
Vốn xưa là chúa Thủy Tinh...”

Ngoài ra để ca ngợi tài đức, công lao của ông, văn cũng hát:

“Giáp bạc bao phen rực lửa hồng
Xông pha trăm trận cũng như không
Ra tay cứu nước trừ nguy biến
Tiếng để ngàn thu với non sông
[…] Gươm thần ba thước tay ngang dọc
Tài dậy trời Tây, chí lấp bể Đông”

Hay khi nói về những cuộc dạo chơi khắp sơn thoải đại giang của ông, văn thường hát theo điệu dọc:

“Chiếc thuyền nan nổi dòng Xích Bích
Đua mái chèo du lịch bốn phương
Có phen tuần thú sông Thương
Trở ra tỉnh Bắc qua giang Lục Đầu
[…] Có phen chơi ngã ba Bạch Hạc
Bạn loan ngồi đàn hát vui chơi
Dạo xem phong cảnh mọi nơi
Qua hang Anh Vũ sang chơi nước người”

Và còn có một đoạn rất hay nói về tài phép của quan:

“Hoá tức thì lâu đài điện các
Dâng nước về Thuỷ Quốc một khi
Có phen lấy ngọc lưu ly
Đùng đùng dâng nước phép thì ai đang”

Quan Hoàng Bơ

 
Ông Hoàng Bơ (thường gọi tắt là Ông Bơ) hay còn gọi là Ông Bơ Thoải. Ông là con trai thứ ba hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, con trai vua Long Vương Bát Hải Động Đình. Ông Hoàng Bơ thường ngự dưới tòa Thoải Cung, coi giữ việc trong Đền Vàng Thủy Phủ. Có khi ông biến trên mặt nước, hiện lên chân dung một vị Hoàng Tử có diện mạo phi phương, cưỡi cá chép vàng. Đôi lúc ông biến hiện, ngồi trên con thuyền, rong chơi khắp chốn, cùng các bạn tiên uống rượu, ngâm thơ, đàn hát, trông trăng, đánh cờ, hưởng thú vui của các bậc tao nhân mặc khách (có điển tích nói rằng, Ông Bơ cũng là người em trai thân cận bên Quan Lớn Đệ Tam, khi thanh nhàn các ông thường ngự thuyền rồng, cùng dạo chơi khắp chốn), nhưng thấy cảnh dân chúng còn lầm than, vua cha sai ông lên khâm sai cõi trần, mở hội Phúc Duyên, giáng phúc cho dân, độ cho kẻ buôn bán làm ăn, người học hành đỗ đạt.

Ông Bơ là một trong ba vị Ông Hoàng hay về ngự nhất. Khi giá ngự đồng, ông mặc áo trắng (có thêu rồng kết uốn thành hình chũ thọ), thắt đai vàng, đầu đội khăn xếp có thắt lét trắng, cài chiếc kim lệch màu trắng bạc. Có khi ông ngự về tấu hương, khai quang rồi một tay cầm mái chèo, một tay cầm quạt thong thả bẻ lái dạo chơi, cũng có khi ông cầm đôi hèo hoa, rong ruổi cưỡi ngựa đi ngao du sơn thủy.

Ông Hoàng Bơ không giáng sinh lên trần phàm nên không có đền thờ riêng. Ông thường được coi là ngự trong Đền Lảnh Giang (cùng với Quan Tam Phủ) và Đền Đồng Bằng (kề cận bên Đức Vua Cha Bát Hải). Khi thỉnh Ông Bơ, văn hay hát rằng:


Hát văn :  ÔNG HOÀNG BƠ 
 trình bày : Thành Long - Văn Chung  

“Trên Thượng Thiên mây bay năm vẻ
Dưới Thủy Tề nước rẽ làm đôi
Ông Bơ lịch sự tốt tươi
Biến trên mặt nước cưỡi đôi chép vàng”


Hay nói về tài mạo song toàn của ông, văn hát rằng:


“Biến lên mặt nước lạ lùng
Ông Hoàng Bơ Thoải chân dung khác thường
Ông Bơ Thoải đường đường dong mạo
Mặt nhường gương tiết tháo oai phong
Thanh xuân một đấng anh hùng
Toàn tài văn võ làu thông mọi đường
Sáng tựa gương trần ai chẳng bụi
Bầu rượu tiên thơ túi xênh xang
Khăn thêu, áo trắng, đai vàng
Võ hài chân bước, vai mang đôi hèo”


Hay khi ông thong thả ngự đồng nghe văn, thả hồn cùng gió trăng:


“Ngồi bên khe suối nảy cung đàn
Bồi hồi nhớ tới bạn chi loan
Tâm thơ Đỗ Phủ hồn theo gió
Gửi khách Tương Như khúc Phượng Hoàng”



bài viết : Dương Minh Đức 
mantico's BLOG trân thành cảm ơn nhưng góp ý , đóng góp từ tất cả các thành viên 

Đại tiệc tứ phủ hằng niên


Hát văn : Văn công Đồng 
TRình bày : Khắc Tư - Trọng Quỳnh 
- Tháng giêng: 





+ Ngày 9/1: Tiệc Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế và Cửu Thiên Huyền Nữ Công Chúa 
+ Ngày 12/1: Tiệc Trần Triều Đệ Nhất Vương Cô Quyên Thanh Công Chúa 
+ Ngày 15/1: Đại Lễ Thượng Nguyên 

- Tháng hai:

+ Ngày Mão đầu: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông 
+ Ngày 3/2: Tiệc Trần Triều Đức Ông Đệ Tam Đông Hải Đại Vương Cửa Đông Cửa Suốt Trần Quốc Tảng 
+ Ngày 6/2: Tiệc Tứ Vị Vua Bà Đền Cờn Môn 
+ Ngày 12/2: Tiệc Mẫu Tuyên Quang 
+ Ngày 14/2: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh 
+ Ngày 15-16/2: Tiệc Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ (Chúa Bói) 
+ Ngày 21/2: Tiệc Sòng Sơn Quốc Mẫu ( tiệc Mồng 2 /2 : sửa bởi hien_dongphu )

- Tháng ba:

+ Ngày 2/3: Tiệc Trần Triều Cô Bé Cửa Suốt Tĩnh Huệ Công Chúa Cặp Tiên Linh Từ 
+ Ngày 3/3: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Phủ Dày 
+ Ngày 7/3Tiệc Cậu Bé Quận Đồi Ngang 
+ Ngày 14/3: Tiệc Chầu Đệ Tứ Khâm Sai 
+ Ngày 17/3: Tiệc Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân

- Tháng tư:

+ Các ngày trong tháng: Đại Lễ Nhập Hạ 
+ Ngày 12/4 : Tiệc Chúa Thác Bờ

- Tháng năm:

+ Ngày 5/5: Tiệc Trần Triều Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa 
+ Ngày 10/5: Tiệc Đản Nhật Chầu Lục Cung Nương Chín Tư Hữu Lũng 
+ Ngày 25/5: Tiệc Quan Lớn Tuần Tranh Ninh Giang Kì Cùng

- Tháng sáu:

+ Ngày 10/6: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Tam Thoải Cung Thác Hàn 
+ Ngày 12/6: Tiệc Mẫu Thác Đền Hàn và Đản Nhật Cô Bơ Bông 
+ Ngày 16/6: Tiệc Chúa Bà Năm Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa Cấm Giang 
+ Ngày 24/6: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Tam Thuỷ Quốc Bơ Phủ Vương Quan Lảnh Giang Xích Đằng

- Tháng bảy:

+ Các ngày trong tháng: Đại Lễ Tán Hạ 
+ Ngày 7/7: Tiệc Đản Nhật Ông Hoàng Bảy Bảo Hà 
+ Ngày 13/7: Tiệc Quan Triệu Tường Tống Sơn Thanh Hoá 
+ Ngày 17/7: Tiệc Ông Hoàng Bảy Bảo Hà

- Tháng tám:

+ Ngày 20/8: Tiệc Trần Triều Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Kiếp Bạc Linh Từ 
+ Ngày 22/8: Tiệc Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thoải Phủ Đồng Bằng Linh Từ

- Tháng chín:

+ Ngày 2/9: Tiệc Cô Bé Suối Ngang Phố Vị Lạng Sơn 
+ Ngày 9/9: Tiệc Cửu Trùng Thiên Cung Vương Mẫu và Cô Chín Giếng Sòng Sơn Linh Từ 
+ Ngày 13/9: Tiệc Cô Đôi Cam Đường 
+ Ngày 19/9: Tiệc Cô Chín Đền Sòng 
+ Ngày 20/9: Tiệc Công Đồng Bắc Lệ và Tiệc Chầu Lục Cung Nương 

- Tháng mười:

+ Ngày 10/10: Tiệc Đản Nhật Ông Hoàng Mười Nghệ An

- Tháng mười một:

+ Ngày 1/11Tiệc Trần Triều Đức Ông Điện Suý Phù Ủng Đại Vương Phò Mã Phạm Ngũ Lão 
+ Ngày 10/11Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn Thanh Tra Giám Sát

- Tháng mười hai:

+ Các ngày trong tháng (trước ngày 23 tháng chạp)Đại Lễ Tất Niên 
+ Ngày 10/12: Tiệc Đản Nhật Đức Ông Trần Triều Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn 
+ Ngày 25/12: Tiệc Chúa Đệ Tam Lâm Thao (Chúa Ót, Chúa Chữa)

Nguồn : Blog Minh Đức

Đào Liễu - Quốc Trung

Đường xa vạn dặm
Nhạc sỹ : Quốc Trung

Đường xa vạn dặm được dàn dựng theo tích Người con gái Nam Xương trong bộ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, kịch bản được viết lại bởi nhà văn trẻ Phan Huyền Thư – rất nhiều chất thơ và vẫn giữ nguyên được sự hoài cổ. Chỉ cần nghe thôi là đã biết ngay đó là nhạc cổ truyền Việt Nam, dù rằng làm nền cho nó là cả một dàn nhạc phương Tâyvới đủ cả piano, keyboard, bộ gõ điện tử… Theo Quốc Trung, điều quan trọng là âm nhạc của anh phải có nhiều màu sắc, phải thể hiện được sự đa tiết tấu (multi-rhythm) và đặc biệt phải đạt đến mục đích cuối cùng là mang lại những cảm xúc đích thực cho người nghe, hay nói khác đi là để người nghe phải cảm thấy xúc động khi thưởng thức Đường xa vạn dặm. Và quả thật, sự pha trộn một cách rất vừa phải, rất chừng mực giữa các loại nhạc khí Đông – Tây đã mang lại những kết quả như ý. Nhiều khán giả đã hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng những làn điệu ca trù của Thanh Hoài “đi” cùng dàn nhạc điện tử lại réo rắt và có sức lay động tâm can mạnh mẽ đến kỳ lạ.

Người nghe có thể cảm nhận được bầu không gian mênh mang mở ra ở bản Đào liễu cũng như những tâm sự thầm kín về một cuộc sống lứa đôi êm ấm của người con gái đang tuổi xuân thì. Khúc dạo đầu của bản Vọng nguyệt thấm đẫm chất progressive và hơi làm chúng ta liên tưởng đến Pink Floyd. Dàn nhạc điện tử đã thể hiện quá xuất sắc trước khi các nhạc cụ dân tộc “vào cuộc”. Nhịp trống canh, tiếng tiêu đã vẽ nên một bức tranh đêm khuya thanh vắng dưới ánh trăng vằng vặc thật đẹp, thật nên thơ, từng giọt piano rơi rụng đẩy tâm trạng của người chinh phụ lên thành sự bay bổng, lãng mạn. Bản Lưu lạc mới thực sự độc đáo. Tiết tấu được đẩy nhanh tới miức sôi động. Tiếng đàn cò (đàn nhị) réo rắt đan xen trong nhịp trống trầm hùng, tiếng phách mõ dồn dập như thôi thúc… Làn điệu Xẩm chợ sử dụng ở đây thật “đắt”. ở bản Dòng sông một bờ, tiếng piano gần như chỉ chơi ở gam trầm thực sự làm cho toàn bộ mạch truyện chùng xuống, nỗi tuyệt vọng được tô điểm thêm bằng làn điệu Nam Ai… Còn ở bản Hạc trong sương, tiếng đàn bầu não nề, tiếng sáo vi vút càng làm tăng thêm vẻ cô liêu, u tịch…

Bản Đường xa vạn dặm sử dụng làn điệu chèo uẩn khúc, tiếng người vợ như vọng lại từ chốn xa xôi vạn dặm. Câu chuyện khép lại bằng tiếng hạc kêu rầu rầu trong sương mù… Độc thoại được coi như phần vĩ thanh, là màn tự vấn mang màu sắc sám hối của người chồng, sử dụng đàn đáy với những âm sắc trầm đục, ngắn, làm nổi rõ hơn tính bi kịch của câu chuyện Đường xa vạn dặm.

Có thể coi CD Đường xa vạn dặm là concept album (tổng thể là một câu chuyện hoàn chỉnh nhưng khi tách ra, mỗi ca khúc vẫn mang nội dung riêng) đầu tiên ở Việt Nam. So với chương trình biểu diễn tại Nhà hát lớn thì CD Đường xa vạn dặm ngắn hơn, không có hai bản Ngồi tựa song đào và Chiếc bóng, nên cũng thiếu luôn phần quan họ. Bù lại, vì đây là âm thanh phòng thu nên chắc chắn sẽ được trau chuốt, chỉnh sửa kỹ lưỡng hơn. Ngoài ra, thứ tự các bản nhạc cũng bị thay đổi. Hạc trong sương từ mở đầu chuyển xuống số 5, Đường xa vạn dặm vốn là kết lại bị đẩy lên số 6. Nhưng theo lời nhạc sĩ Quốc Trung, vì CD này là một dự án độc lập nên những sửa đổi đó đã được tính toán kỹ lưỡng và chắc chắn không gây “thiệt hại” gì cho người nghe. Anh cũng rất tin tưởng rằng Đường xa vạn dặm sẽ được công chúng đón nhận, bởi hiện nay, “gu thưởng thức âm nhạc của công chúng ngày một chuyên biệt, sâu sắc và khắt khe hơn”, đồng thời “nhu cầu về những sản phẩm âm nhạc mang dấu ấn riêng biệt của cá nhân nhạc sĩ, ca sĩ được quan tâm rất đặc biệt”. CD của Lê Minh Sơn, Ngọc Đại hay Tùng Dương là những ví dụ điển hình.

Không còn mang tính chất thử nghiệm như lần đầu ra mắt, Đường xa vạn dặm lần này được coi là lời khẳng định của Quốc Trung với công chúng, rằng anh đã gặt hái được những thành công đầu tiên trên con đường mà anh đã chọn. Con đường đó có thể khó khăn, gập ghềnh, nhưng với niềm đam mê, bản lĩnh và sự “dám” thể hiện mình, chắc chắn Quốc Trung sẽ nhận được nhiều quả ngọt từ hạt mầm mà anh đã gieo ngày hôm qua! "
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991