25 March 2011

Lễ hầu Thánh tại Chầu Bát - Đồng Mỏ Chi Lăng


Ai về Đồng Mỏ Chi Lăng
        Viếng thăm Chầu Bát rồi sang Chầu Mười!
           IMG_4488.JPG
                  Xe ôm khấp khởi nói cười
       Lòng thành đường khó gấp mười cũng qua!
                 Mận trắng đào đỏ đơm hoa
           IMG_4512.JPG
       Đào phai thanh thoát kiêu sa hải đường
          IMG_4500.JPG
          IMG_4551.JPG
             Trình khăn trình giầu Mẫu thương
          IMG_4495.JPG
       Sở cầu như nguyện vẹn đường gia trung!
           IMG_4492.JPG
             Chầu Bát lộng lẫy các cung
           IMG_4497.JPG
           IMG_4520.JPG
           IMG_4519.JPG
           IMG_4518.JPG
     Đào dâng khấn nguyện khoe lung linh màu!
          IMG_4548.JPG
               Thanh bông quả thực sớ cầu
          IMG_4533.JPG
        Chắt chiu tinh túy tình sâu nghĩa đầy!
          IMG_4525.JPG
               Đồng Thầy hầu chứng tấu hay
           IMG_4555.JPG
           IMG_4562.JPG
      Con nhang đĩnh đạc rồng bay phượng chầu!
          IMG_4587.JPG
                Cung văn réo rắt bổng sâu
         Thăng hoa thoát xác các Chầu vui say!
               Chầu Năm xinh đẹp ngất ngây
          IMG_4599.JPG
        Chầu Lục...Chầu Bát chứng ngay cho Đồng
          IMG_4608.JPG
              Chầu Mười kho lẫm nhất công
          IMG_4602.JPG
         Vinh danh hiển đạt thật không hổ gì!
             Khăn chầu áo ngự uy nghi
     Các Quan Hoàng chứng...cầu gì cũng qua!
          IMG_4579.JPG
              Xin cho con được thuận đà
       Thỉnh "chú ngựa sắt" để mà vu vi!
              Cỗ Cô xinh đẹp nhất nhì
          IMG_4549.JPG
         Các Cô xiêm áo quạt thi vẻ "Kiều"
              Cô Đôi xinh đẹp mỹ miều
       Khăn thêu cô bán yếm điều cô mang
           IMG_4620.JPG
             Cô Bơ thanh thoát đò ngang
           IMG_4628.JPG
          Cô Sáu cô Chín rỡ ràng vẻ hoa
           IMG_4629.JPG
           Cô xinh cô đẹp nhất Tòa
          IMG_4633.JPG
       Bản Hội ngây ngất quạt hoa cô xòe!
          IMG_4640.JPG
           Cô Bé nhí nhảnh màu mè
          IMG_4644.JPG
       Gừng cay chanh ớt Cô khoe bày hàng
            Một Tòa lộng lẫy sơn trang
          IMG_4498.JPG
      Bản Hội sung sướng bạc vàng nào hơn?
             Dập đầu cúi lạy tạ ơn
     Cầu mong Phật độ muôn dân an bình!
          IMG_4531.JPG
           Có gốc có ngọn mưu sinh
    Chúng con hầu Thánh muôn hình tốt tươi!!!

23 March 2011

Mẫu Thượng Ngàn


Mẫu Thượng Ngàn là hóa thân Thánh mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi , nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số .  Vào thời Hùng Định Vương ( một trong số 18 vị vua thời Hùng Vương ) , nhà vua có một hoàng hậu mang thai mãi mà không đẻ , lúc đầu mọi người rất lo sợ , nhưng sau thấy quen dần . Vào năm thứ 3 , một hôm hoàng hậu đi chơi trong rừng , bất ngờ cơn đau ập đến , những người hầu không biết lo liệu ra sao . Hoàng hậu đau quá chỉ còn biết ôm chặt lấy thân cây quế , cuối cùng cũng sinh hạ được cô con gái .  Nhưng vì quá kiệt sức Hoàng hậu An Nương qua đời , để lại cho nhà vua cô con gái yêu quý đặt tên là Mỵ Nương Quế Hoa . Mỵ Nương Quế Hoa lớn lên vừa ngoan ngoãn vừa xinh đẹp , tới tuổi cập kê mà không màng tới chuyện chồng con , chỉ luôn nhắc nhớ tới người mẹ đã sinh ra mình 

Sau khi rõ ngọn ngành , Công chúa quyết chí đi vào rừng tìm mẹ không từ những gian lao nguy hiểm . Công chúa đã chứng kiến cảnh tượng đói nghèo cơ cực của nhân lành trong những bản làng sơ xác nơi nàng đã đi qua . Những lúc như vậy công chúa Mỵ Nương luôn trăn trở tìm cách nào đó giúp những người dân lành cơ cực lam lũ . Một đêm giữa núi rừng âm u , nàng linh cảm thấy hơi ấm người mẹ , Nàng thốt lên tiếng gọi " Mẹ ơi ....Mẹ ơi " Như đồng cảm được với nỗi lòng của nàng , một ông tiên bỗng hiện lên trao cho nàng phép thần thông , có thể dời núi , lấp sông , cứu dân lành , học phép trường sinh . Có được sách tiên , Công chúa cùng 12 thị nữ ra sức học phép thần thông , chẳng mấy họ đã biết cách dời núi khai sông ,đưa nước về tưới cho ruộng đồng tươi tốt , mang lại sự ấm no cho dân làng . Sau khi có được cuộc sống âm no , bản làng trù phú , một hôm có đám mây ngũ sắc xuống đón Mỵ Nương cùng 12 thị nữ bay lên trời . Nhân dân lập đền thờ , tôn vinh Mỵ Nương là Bà Chúa Thượng Ngàn  hàng năm mở hội 

 Sau này bà lại linh ứng giúp vua Lê Thái Tổ nên được gia phong là: “Lê Mại Đại Vương”. Trong văn thỉnh mời Đức Thánh Mẫu có hát rằng:

“Thỉnh mời Đệ Nhị Chúa Tiên
Vốn xưa giá ngự trên đền Đông Cuông
Hình dung nhan sắc khác thường
Giá danh đổi một hoa vương khôn bì
Biết đâu lá thắm thơ bài
Lòng trinh chẳng động một vài giá xuân”

Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng, nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng. Nhưng nổi tiếng bậc nhất vẫn là cụm di tích Đền Đông Cuông, Đền Vọng ĐôngĐền Tuần Quán tại Yên Bái (là nơi Mẫu giáng làm con gái nhà tù trưởng họ Cao). Tiếp nữa có Đền Công Đồng Bắc LệĐền Thất Khê tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tương truyền là nơi vua Lê Thái Tổ lập để ghi nhớ công ơn Mẫu giúp vua. Ngoài ra còn có Đền Suối Mỡ thuộc Bắc Giang (xưa thuộc Hà Bắc, là nơi dấu tích của Mẫu khi xưa học đạo), Đền Tam Cờ trên tỉnh Tuyên Quang, Đền Mẫu Thượng thuộc thị xã Lào Cai.

Ngày hội chính của Mẫu Đông Cuông thường tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của năm theo âm lịch. Còn trên Đền Bắc Lệ lại tổ chức hội vào ngày 20/9 âm lịch.

Nguồn : 
- Cuốn sách : Đạo mẫu / Ngô Đức Thịnh 
- Ghi chép : Dương Minh Đức
- bài viết : mantico ' s BLOG  



14 March 2011

Dự lễ lên đồng tại bản đền Đông Kết ( P1 )













BLOG DỰ HẦU ĐỒNG TẠI ĐÔNG KẾT - HƯNG YÊN  ( NGÀY 13/03/2011 )
Thanh đồng  : Nguyễn  Thị Liên 
Bản Đền  : Đông Kết - Khoái Châu - Hưng  Yê
Hình ảnh : mantico
Tham gia :  Phúc ( cô chín ) / Thái ( tuyên quang ) / mantico ( admin ) /  
Giá đồng :  Chầu Bé ( Bắc lệ ) / Quang Hoàng Bảy / Cô Chín ( Đền Sòng Sơn) 

Lễ rước kiệu Đình làng Phương Trù











Lễ hội đình làng Phương Trù - Khoái Châu - Hưng Yên  (8 đến 10 tháng 2 âm lịch)
Hình ảnh :  Mantico 

12 March 2011

Vãn canh ( Chèo )



VÃN CANH

Vãn canh” là một bài hát có tính chất nhớ nhung, buồn thảm, than thân trách phận… Được dùng trong các trường hợp bộc lộ tâm sự nhớ nhung người yêu chờ đợi và hi vọng hoặc là than thở cho hoàn cảnh tình không may mắn trong tình yêu trắc trở, nói lên tình yêu chung thủy một lòng chờ đợi. Dùng cho đơn ca hoặc đồng ca.
Bài hát có cấu trúc: Trổ mở đầu, trổ thân bài, trổ nhắc lại 1,2 và trổ kết
                                   
LỜI THƠ

Trổ mở đầu:
            Liều đi dẫu có gian nguy
            Cũng theo chồng  đâu có nài chi
Trổ thân bài:
            Trời ơi! Kìa gió thổi ngoài xa muôn lá rơi
            Xa nhìn ngoài khơi khiến xui nhớ bóng người
            Đi phương nào hỡi anh chồng tôi ơi
Trổ nhắc lại 1:
            Chốn phòng thu
            Em quyết khép cánh cố chờ mong anh
Trổ nhắc lại 2:
            Từ lâu mỏi mắt em chờ đợi
            Em đớn đau khi xa lìa nhau
            Chứa chan muôn nỗi sầu      
            Như gieo lòng biết bao nhiêu buồn đau
Trổ kết:
            Dù lầm than   
            Em đâu có quản phong  trần
            Ra đi lặn lội suối với trèo non         
            Đành cam lòng

KHI HÁT SẼ THÀNH

Liều đi i ì / dậu i i / í i gian nguy i / cũng í / theo i chồng ì / i i i đâu có / nài ì chi i / i ỉ / í i ì (LK4)

Ơi i / ới í  trời ơi i / kìa ì gió i i / thổi í / i xa trông muôn / lá i rơi (xt2) xa / xa ỉ nhìn ì / ì ngoài khơi / khiến sui i / nhớ bóng người ì / i i i  đi / phương í nào / hỡi / í anh / chồng tôi í ơi i / i i i ỉ / í i ì (LK4)

A / nay phòng ì / chốn / phòng thu i / em i quyết i / khép i  cánh i / cố i mong i / i / i chờ i / i i i mong / chờ ì anh i / i i i ỉ / í i ì (LK4)

Thôi đã i / đã / í từ lâu i / ì ì mỏi i / mắt i  em đây / chờ ì đợi i / i i i  em / đớn i  đau (xt2) khi / xa ỉ lìa ì / ì lìa nhau / chứa chan muôn / nỗi i sầu ì / i i i như / reo ỉ lòng / biết í  bao nhiêu / buồn ì đau i / i i i ỉ / í i ì (LK4)

A / nay i  dù i / dù / lầm ì than / em đâu / có í quản í / phong i trần ra  đi  lặn lội suối / với trèo  non đành cam i ì lòng


Vãn Canh - Trình bày NSUT Thanh Bình 





Vãn Canh - Trình bày NSUT Xuân Theo




Vãn Canh - Trình bày NSUT Thanh Hoài






Biên soạn : Bảo Hoàng 
Blog : mantico ( hatvan.tk )


Văn mừng blog ( soạn giả : Phúc Yên )


VĂN MỪNG CÂU LẠC BỘ HÁT VĂN

Mỗi người mỗi nước mỗi non
Về đây tụ hội như con một nhà
Đường dài muôn dặm chẳng xa
Chung tay góp sức ấy mà dựng xây
Ươm hoa đợi tháng đợi ngày
Mong sao hoa nở hương bay ngát lừng
Đó đây khôn xiết vui mừng
Bước thêm mỗi bước lên tầng mây xanh
Đàn ca trống phách tập tành
Câu ca điệu hát tâm tình nước non
Văn chầu dâng tiến chư tôn
Tâm linh hiển hiện trường tồn mai sau
Cầm ca mấy khúc văn chầu
Chữ tâm một dạ nguyện cầu thọ khang
Tốt tươi lá ngọc cành vàng
Chồi non nẩy lộc vẻ vang sau này
Người người góp sức chung tay
Đồng tâm hiệp lực dựng xây mái nhà
Quế lan sum họp mặn mà
Ngâm nga điệu hát câu ca ấm lòng
Trước sau tâm thuận hiệp đồng
Chúc câu trường thọ hưng long muôn đời

Soạn giả : Phúc Yên gửi tặng BLOG



09 March 2011

Dự lễ mở phủ tại Bản đền Mẫu Đầm Sen




Đền Mẫu Đầm Sen 
-----------------------------------------------------------------------------
Đền Mẫu đầm Sen trước đây nằm kề bên dòng sông Tô, bên này là đầm nước rộng lớn thuộc làng Định công Thượng -  xã Định Công (xưa thuộc hạt Thường Tín) nay là quận Hoàng Mai. Tên gọi đền Mẫu đầm Sen là bởi ngôi đền này là chốn cung thờ Đức Thánh Mẫu Bàn Cảnh chốn đầm sen, quanh năm sen mọc tươi tốt, mùa hạ sen nở hoa, hương thơm toả ra ngào ngạt. Ngôi đền được xây dựng từ thời vua Hùng vương thứ 17. Tương truyền, trong một chuyến vi hành, vua Hùng vương thứ 17 đã gặp một người con gái tài sắc tại làng Định Công và lấy nàng về làm vợ, chính là vị Hoàng hậu thứ 5. Trải qua thời gian, cho đến nay ngôi đền vẫn tồn tại và trở thành một trong những ngôi đền thờ Mẫu linh thiêng. Mùa xuân đến, người người lại trở về đền làm lễ cầu may, cầu phúc, hưởng lộc của Thánh mẫu


Một số hình ảnh lên đồng tại Bản đền Mẫu Đầm Sen
Đồng thầy : Phùng Minh Trí  khai đàn mở phủ cho con nhang tại bản đền Mẫu Đầm Sen ( Hà nội 04.02 âm lịch )
- Giá Quan lớn Đệ Ngũ  Tuần : Chứng đàn tiễn mã Tứ phủ
- Giá Chầu Lục Cung :  Chứng đàn sang khăn

photo :  mantico











Một số hình ảnh Đồng tân linh mới  hầu đồng  sau lễ Mở  phủ
Thanh đồng : Dương Minh Tuấn 
Giá đồng : Chầu bé Bắc Lệ / Cô bơ thoải cung / Cô Chín ( Đền Sòng
Hình ảnh : mantico
---------------------------------------------------------------------------------------













07 March 2011

BLOG dự hầu đồng Tuyên Quang ( Đền Dùm )








Đền Thượng (xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang), thờ Ngọc Lân Công chúa  mà dân gian vẫn thường gọi với lòng thành kính là Mẫu Thoải. Đền tọa lạc trên thế “Gối sơn nghênh thuỷ”, trước đền là sông Lô hùng vĩ, sau đền là núi Dùm.

Đền Thượng được xây dựng vào thời hậu Lê. Trải qua thời gian mưa nắng, ngôi đền bị hư hỏng, được trùng tu lại nhiều lần. Hiện nay phần kiến trúc cơ bản, những bức trạm trổ, đường nét hoa văn, hiện vật... còn giữ lại được tại đền đều thuộc thời Nguyễn.

Đền Thượng còn lưu giữ được 5 đạo sắc của các triều vua phong tặng cho thần. Hiện vật cổ nhất còn giữ được là sắc phong của vua Cảnh Hưng năm thứ 4 (1743). Nội dung các sắc phong của vua ban vừa mang dấu ấn lịch sử vừa mang tính chất văn chương, ca ngợi phẩm chất cao quý và sức mạnh linh thiêng của các nương thần phù trợ cho nước, cho dân. Văn bia và sử sách còn ghi rõ: Trong cuộc đánh dẹp khởi nghĩa của Nùng Văn Vân, Tổng đốc Lê Văn Đức đã làm lễ cầu đảo ở đền Thượng và đền Hạ. Dẹp loạn xong, nhà vua ban cấp sắc phong cho hai ngôi đền và dùng những mỹ từ cao quý nhất phong tặng cho các nương thần.

Đền Thượng nổi tiếng linh thiêng, quanh năm không chỉ người dân vùng Tuyên Quang đến lễ bái, cầu xin phúc lộc, mà khách từ bốn phương cũng về đây đông như chảy hội, nhất là vào những kỳ lễ hội chính 12-2 và 12-7 âm lịch hằng năm. Bà Nguyễn Thị Hoà, tổ trưởng tổ quản lý đền Thượng cho biết: Đền Thượng là một trong ba ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của thị xã Tuyên Quang. Hàng năm, đền thu hút rất đông khách đến tham quan, vãn cảnh. Năm 2007, đền Thượng đã đón 41.812 lượt khách. Các hiện vật do khách thập phương đến công đức từ đầu năm đến nay trị giá 74 triệu đồng, bao gồm: ngựa gỗ, hạc gỗ, giá vàng...

Tục rước Mẫu của người dân thị xã Tuyên Quang đã có từ lâu đời. Vàongày 12-2 và 12-7 âm lịch hằng năm, lễ rước bắt đầu từ đền Ỷ La ra đền Hạ rồi từ đền Thượng về đền Hạ. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân thị xã Tuyên Quang. Đến thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, do loạn lạc, tục rước Mẫu đã bị lãng quên. 2 năm gần đây, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, đồng thời khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương, UBND thị xã Tuyên Quang đã khôi phục tổ chức lễ hội đền Hạ, rước Mẫu từ đền Thượng về đền Hạ vào ngày 12-2 âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, trò chơi dân gian như: Chọi gà, kéo co, cờ tướng, hát chầu văn...

Nguồn bài viết : Báo Tuyên Quang
Photo : mantico blog

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991